Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo
Nam-Mô Đại Bảo-Tích Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
MỤC LỤC
Lời Nói Đầu Của Dịch Giả
Trong khế Kinh Đức Phật nói chỉ vì một đại sự nhơn duyên mà Đức Phật xuất hiện thế gian đó là muốn mọi người mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như đức Phật.
Lời đức Phật thật đơn giản mà ý nghĩa thật tột cùng sâu rộng.
Trong lời nói đó có nghĩa cứu cánh bình đẳng, Phật và chúng sanh không sai
khác, còn có nghĩa là hiện tại mỗi chúng sanh đều có đủ tánh đức đồng như Phật.
Cũng có nghĩa là nếu chúng sanh có lòng tin thanh tịnh, y giáo phụng hành thì
quyết định sẽ thành Phật như trong đại thừa kinh thường có câu chính đức Phật dạy
: “Các người là Phật sẽ thành, còn chư Phật là Phật đã thành”
Vì thấy rõ tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật nên đức
Phật ra đời, dùng nhân khẩu truyền cho đời những phương cách, những pháp môn
làm điều kiện cụ thể để bước lên đường Phật, để rồi đến quả Phật, thành Phật.
Những phương pháp cụ thể đó là Phật Pháp.
Vì các chúng sanh căn trí không đồng nhau, tánh không đồng nhau,
ý thức cùng sự mong muốn v.v… cũng không đồng nhau, nên đức Phật phải theo cớ
mà dạy rất nhiều pháp môn, nhiều đến phải dùng từ “Vô lượng pháp môn”.
Dầu là vô lượng, nhưng nếu mỗi chúng sanh y theo một pháp môn,
đúng với tâm tánh thích nghi của chính mình, rồi quyết tâm học hiểu, hành trì
thật đúng, thật bền, thật sâu, thì nhứt định đạt thành đạo quả.
Như trên nói : mọi chúng sanh đều có đủ đức tánh đồng như Phật,
chỉ vì điên đảo vọng tưởng, hư vọng phân biệt, dục tham phiền não che chướng,
nên những tánh đức trong sáng sẵn có ấy không hiện thật.
Tất cả những pháp môn của Phật dạy, những phương pháp mà lúc Đức
Phật hành đạo đã thật hành đã hiểu rõ đã kinh nghiệm và do đó đã đạt kết quả cứu
cánh, nay đem truyền dạy lại cho mọi người, đều nhằm vào việc phải trừ những đảo
tưởng phân biệt, những dục tham phiền não, để cho tánh đức sẵn có phát hiện tác
dụng. Vì đó là sẵn có nên đức Phật tự nói : “Ta không có một chính pháp cụ thể
thành vô thượng Bồ đề cả”.
Phật pháp là phương tiện để đưa người vào đạo, là phương thuốc
chữa bệnh hư vọng phiền não, là cách thức rửa lau những đảo tưởng như lau bụi
trên mặt gương, mà tuyệt đối không có một chút gì là có, là được, vì đạo là
tánh đức sẵn đủ vậy. Phật pháp vô lượng môn cô đọng lại trong ba môn vô lậu :
giới, tịnh và huệ, vô lậu giới để phòng ngừa để ngăn đảo vọng, vô lậu tịnh để
chặn đứng để đối trừ đảo vọng, vô lậu huệ dứt sạch đảo vọng. Và tùy theo giai
đoạn mà đảo vọng từng phần được dứt trừ, thì tánh đức sẵn có của hành giả cũng
từng phần thể hiện, đó là các bực Hiền, các bực Thánh, các bực Bồ Tát. Cho đến
lúc tất cả đảo vọng sạch trọn vẹn thì tánh đức thể hiện trọn vẹn, đó là quả Phật
là thành Phật.
– Trong bộ kinh Đại Bảo Tích nầy, nội dung không ngoài những điều
đã nêu ở trên, đều là rất nhiều, rất rộng.
– Trong thập niên năm mươi, tôi được đọc tụng bộ kinh nầy từ bổn
phương sách của bắc bộ Việt Nam ta, bản hán văn, tôi đã có hoài bão phiên dịch
ra Việt văn để được thông dụng theo thời đại.
– Mãi đến năm 1979 mới hoàn thành bộ Việt văn và đến nay ngót mười
năm mới có đủ duyên để đem ra ấn hành lần đầu tiên. Mong rằng sự ấn loát và lưu
hành đều tốt đẹp như ý muốn.
Cầu nguyện tất cả mọi người, mọi thí chủ, hoặc thiện chí, hoặc
công đức, hoặc tịnh tai đều tròn đầy phước lạc.
Viết tại chùa Vạn Đức
Mùa an cư ngày 12 – 07 – 1987. PL.2531
TỲ KHEO THÍCH TRÍ TỊNH
PHỤ CHÚ:
Bộ Đại Bửu Tích kinh này vào những năm 1987-1988-1989 được ấn
hành lần đầu tiên. Vì sự sơ sót của ban ấn loát nên có rất nhiều sai sót chẳng
những chư độc giả không hài lòng mà mỗi khi nhớ đến lòng tôi luôn ray rứt.
May mắn thay vào đầu năm nay có cư sĩ Bảo Đăng phát tâm Bồ đề khởi
sướng tái bản, đem nguyên bản thảo chụp ảnh giao cho ban ấn loát để mong khỏi
sai sót trong lần in lại này.
Tôi mò mẫm với đôi mắt đã bệnh lòa chép lại lời nói đầu và thêm
phần phụ chú đây trong niềm vui mừng vô hạn với lần tái bản đúng y nguyên bản
thảo mà tôi đã mấy năm mong muốn.
Cầu nguyện cho người phát khởi cũng như toàn ban ấn loát, tất cả
thí chủ được vô lượng công đức Pháp Thí.
Chùa Vạn Đức, ngày rằm tháng sáu Quý Dậu 1993
HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
KINH
ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
THỨ 1. PHÁP HỘI TAM TỤ LUẬT NGHI
Hán dịch: Nhà Đường, Tam Tạng Pháp Sư Bồ đề Lưu Chi
THỨ 2.
PHÁP HỘI VÔ BIÊN TRANG NGHIÊM
Hán dịch: Nhà Đường, Tam Tạng Pháp Sư Bồ đề Lưu Chi
1. PHẨM VÔ THƯỢNG ĐÀ LA
NI
2. PHẨM XUẤT LY ĐÀ
LA NI
3. PHẨM THANH TỊNH ĐÀ LA
NI
THỨ 3. PHÁP
HỘI MẬT TÍCH KIM CANG LỰC SĨ
Hán dịch: Tây Tấn, Nguyệt Thị, Pháp Sư Trúc Pháp Hộ
THỨ 4. PHÁP HỘI TỊNH CƯ THIÊN
TỬ
Hán dịch: Tây Tấn, Nguyệt Thị, Pháp Sư Trúc Pháp Hộ
THỨ 5. PHÁP HỘI VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI
Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải
THỨ 6. PHÁP HỘI BẤT ĐỘNG NHƯ LAI
THỨ SÁU
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
1. PHẨM THỌ KÝ
TRANG NGHIÊM
2. PHẨM PHẬT SÁT TRANG NGHIÊM
3. PHẨM THANH VĂN CHÚNG
4. PHẨM BỒ TÁT CHÚNG
5. PHẨM NIẾT BÀN CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM
6. PHẨM NHÂN DUYÊN VÃNG SANH
THỨ 7. PHÁP HỘI MẶC GIÁP TRANG NGHIÊM
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 8. PHÁP HỘI PHÁP GIỚI THỂ TÁNH VÔ PHÂN BIỆT
Hán Dịch: Nhà Lương, Pháp Sư Mạn Đà La
THỨ 9. PHÁP HỘI ĐẠI THỪA THẬP PHÁP
Hán Dịch: Nhà Nguyên, Pháp Sư Phật Đà Phiến Đa
THỨ 10. PHÁP HỘI VĂN THÙ SƯ LỢI PHỔ MÔN
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 11. PHÁP HỘI XUẤT HIỆN QUANG MINH
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 12. PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG THỨ MƯỜI HAI
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Huyền Trang
1. PHẨM KHAI HOÁ TRƯỞNG GIẢ
2. PHẨM KIM TỲ LA THIÊN THỌ KÝ
3. PHẨM THÍ NGHIỆM BỒ TÁT
4. PHẨM NHƯ LAI BẤT TƯ NGHÌ TÁNH
5. PHẨM TỨ VÔ LƯỢNG
6. PHẨM ĐÀN NA BA LA MẬT ĐA
7. PHẨM THI LA BA LA MẬT
8. PHẨM SẰN ĐỀ BA LA MẬT
9. PHẨM TỲ LÊ GIA BA LA MẬT
10. PHẨM TĨNH LỰ BA LA MẬT
11. PHẨM BÁT NHÃ BA LA MẬT
12. PHẨM ĐẠI TỰ TẠI THIÊN THỌ KÝ
THỨ 13. PHÁP HỘI PHẬT THUYẾT NHÂN XỬ THAI
Hán Dịch: Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 14. PHÁP HỘI PHẬT THUYẾT NHẬP THAI TẠNG
Hán Dịch: Pháp Sư Nghĩa Tịnh
THỨ 15. PHÁP HỘI VĂN THÙ SƯ LỢI THỌ KÝ
Hán Dịch: Thiết Xoa Nan Đà
THỨ 16. PHÁP HỘI BỒ TÁT KIẾN THIỆT
Hán Dịch: Cao Tế, Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá
1. PHẨM TỰ
2. PHẨM TỊNH PHẠN VƯƠNG ĐẾN PHẬT
3. PHẨM A TU LA VƯƠNG THỌ KÝ
4. PHẨM BỔN SỰ
5. PHẨM CA LÂU LA VƯƠNG THỌ KÝ
6. PHẨM LONG NỮ THỌ KÝ
7. PHẨM LONG VƯƠNG THỌ KÝ
8. PHẨM CƯU BÀN TRÀ THỌ KÝ
9. PHẨM CÀN THÁT BÀ THỌ KÝ
10. PHẨM DẠ XOA THỌ KÝ
11. PHẨM KHẨN NA LA VƯƠNG THỌ KÝ
12. PHẨM HƯ KHÔNG HÀNH THIÊN THỌ KÝ
13. PHẨM TỨ THIÊN VƯƠNG THỌ KÝ
14. PHẨM TAM THẬP TAM THIÊN THỌ KÝ
15. PHẨM DẠ MA THIÊN THỌ KÝ
16. PHẨM ĐÂU XUẤT ĐÀ THIÊN THỌ KÝ
17. PHẨM HOÁ LẠC THIÊN THỌ KÝ
18. PHẨM THA HOÁ TỰ TẠI THIÊN THỌ KÝ
19. PHẨM CHƯ PHẠM THIÊN THỌ KÝ
20. PHẨM QUANG ÂM THIÊN THỌ KÝ
21. PHẨM BIẾN TỊNH THIÊN THỌ KÝ
22. PHẨM QUẢNG QUẢ THIÊN THỌ KÝ
23. PHẨM TỊNH CƯ THIÊN TỬ TÁN KỆ
24. PHẨM GIÁ LA CA BA LỢI BÀ LA XÀ CA NGOẠI ĐẠO
25. PHẨM LỤC GIỚI SAI BIỆT
26. PHẨM TỨ CHUYỂN LUÂN VƯƠNG
THỨ 17. PHÁP HỘI PHÚ LÂU NA
Hán dịch : Dao Tần, Pháp Sư Cưu Ma La Thập
1. PHẨM BỒ TÁT HẠNH
2. PHẨM ĐA VĂN
3. PHẨM BẤT THỐI
4. PHẨM CỤ THIỆN CĂN
5. PHẨM THẦN THÔNG LỰC
6. PHẨM ĐẠI BI
7. PHẨM ĐÁP NẠN
8. PHẨM PHÚ LÂU NA
THỨ 18. PHÁP HỘI HỘ QUỐC BỒ TÁT
Hán dịch: Tùy, Bác Thiên Trúc, Pháp Sư Xà Na Quật Đà
THỨ 19. PHÁP HỘI ÚC GIÀ TRƯỞNG GIẢ
Hán dịch: Tào Nguy, Pháp Sư Khương Tăng Khải
THỨ 20. PHÁP HỘI VÔ TẬN PHỤC TẠNG
Hán dịch: Đường, Pháp Sư Bồ đề Lưu Chí
THỨ 21. PHÁP HỘI THỌ KÝ ẢO SƯ BẠT ĐÀ LA
Hán dịch: Đường, Pháp Sư Bồ đề Lưu Chí
THỨ 22. PHÁP HỘI ĐẠI THẦN BIẾN
Hán dịch: Đường, Pháp Sư Bồ đề Lưu Chí
THỨ 23. PHÁP HỘI MA HA CA DIẾP
Hán dịch: Nguyên Nguỵ, Nước Ưu Thiền Ni, Vương Tử Nguyệt Bà Thủ Na
THỨ 24. PHÁP HỘI ƯU BA LY
Hán dịch: Đường, Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 25. PHÁP HỘI PHÁT THẮNG CHÍ NGUYỆN
Hán dịch: Nhà Đưòng, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 26. PHÁP HỘI THIỆN TÝ BỒ TÁT
Hán Dịch: Dao Tần, Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
THỨ 27. PHÁP HỘI THIỆN THUẬN BỒ TÁT
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 28. PHÁP HỘI DŨNG MÃNH THỌ TRƯỞNG GIẢ
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 29. PHÁP HỘI ƯU ĐÀ DIÊN VƯƠNG
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 30. PHÁP HỘI DIỆU HUỆ ĐỒNG NỮ
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 31. PHÁP HỘI HẰNG HÀ THƯỢNG ƯU BÀ DI
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 32. PHÁP HỘI VÔ ÚY ĐỨC BỒ TÁT
Hán Dịch: Nguyên Ngụy, Pháp Sư Phật Đà Phiến Đa
THỨ 33. PHÁP HỘI VÔ CẤU THÍ BỒ TÁT ỨNG HIỆN
Hán Dịch: Tây Tấn, Thanh Tín Sĩ Nhiếp Đạo Chân
1. PHẨM TỰ
2. PHẨM THANH VĂN
3. PHẨM BỒ TÁT
4. PHẨM BỒ TÁT HẠNH
5. PHẨM THỌ KÝ
THƯ 34. PHÁP HỘI CÔNG ĐỨC BỬU HOA PHU BỒ TÁT
Hán dịch : Đường Phap Sư Bồ đề Lưu Chi
THỨ 35. PHÁP HỘI THIỆN ĐỨC THIÊN TỬ
Hán dịch : Nhà Đường Pháp Sư bồ Đề Lưu Chi
THỨ 36. PHÁP HỘI THIỆN TRỤ Ý THIÊN TỬ
Hán dịch : Pháp sư Đạt ma cấp đa
1. PHẨM DUYÊN KHỞI
2. PHẨM KHAI TRIỆT NGHĨA
3. PHẨM VĂN THÙ THẦN BIẾN
4. PHẨM PHÁ MA
5. PHẨM BỒ TÁT THÂN HÀNH
6. PHẨM PHÁ BỒ TÁT TƯỚNG
7. PHẨM PHÁ NHỊ THỪA TƯỚNG
8. PHẨM PHÁ PHÀM PHU TƯỚNG
9. PHẨM THẦN THÔNG CHỨNG THUYẾT
10. PHẨM XƯNG TÁN PHÓ PHÁP
THỨ 37. PHÁP HỘI A XÀ THẾ VƯƠNG TỬ
Hán dịch : Nhà Đường Pháp Sư Bồ đề Lưu Chi
THỨ 38. PHÁP HỘI ĐẠI THỪA PHƯƠNG TIỆN
Hán dịch : Đông Tấn Thiên Trúc cư sĩ Trúc Nan Đề
THỨ 39. PHÁP HỘI HIỀN HỘ TRƯỞNG GIẢ
Hán dịch :Tuỳ, Bắc Thiên Trúc, Pháp Sư Xà Na Quật Đa
THỨ 40. PHÁP HỘI TỊNH TÍN ĐỒNG NỮ
Hán dịch : Nhà Đường Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 41. PHÁP HỘI DI LẶC BỒ TÁT VẤN BÁT PHÁP
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 42. PHÁP HỘI DI LẶC BỒ TÁT SỞ VẤN
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 43. PHÁP HỘI PHỔ MINH BỒ TÁT
Hán Dịch: Nhà Đường, Ma Ha Pháp Sư
THỨ 44. PHÁP HỘI BỬU LƯƠNG TỤ
Hán Dịch: Bắc Lương, Sa Môn Thích Đạo Củng
1. PHẨM SA MÔN
2. PHẨM TỲ KHEO
3. PHẨM CHIÊN ĐÀ LA SA MÔN
4. PHẨM DOANH SỰ TỲ KHEO
5. PHẨM A LAN NHÃ TỲ KHEO
6. PHẨM TỲ KHEO KHẤT THỰC
7. PHẨM PHẤT TẢO Y TỲ KHEO
THỨ 45. PHÁP HỘI VÔ TẬN HUỆ BỒ TÁT
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 46. PHÁP HỘI VĂN THÙ THUYẾT BÁT NHÃ
Hán Dịch: Nhà Lương, Pháp Sư Mạn Đà La Tiên
THỨ 47. PHÁP HỘI BỬU KẾ BỒ TÁT
Hán Dịch: Tây Tấn, Tam Tạng Trúc Pháp Hộ
THỨ 48. PHÁP HỘI THẮNG MAN PHU NHƠN
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 49. PHÁP HỘI QUẢNG BÁC TIÊN NHƠN
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
THỨ 50. PHÁP HỘI NHẬP PHẬT CẢNH GIỚI
TRÍ QUANG MINH TRANG NGHIÊM
Hán Dịch: Tây Tấn Lưu Tống Sa Môn Pháp Hộ và Duy Tịnh
THỨ 51. PHÁP HỘI TỰ TẠI VƯƠNG BỒ TÁT
Hán Dịch: Bắc Lương, Tạm Tạng Đàm Vô Sấm
THỨ 52. PHÁP HỘI BỬU NỮ
Hán dịch: Tam Tạng Đàm Vô Sấm
THỨ 53. PHÁP HỘI BẤT THUẤN BỒ TÁT
Hán dịch: Bắc Lương, Tam Tạng Đàm Vô Sấm
THỨ 54. PHÁP HỘI HẢI HUỆ BỒ TÁT
Hán dịch : Tam Tạng Đàm Vô Sấm
THỨ 55. PHÁP HỘI HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT
Hán dịch: Tam tạng Đàm Vô Sấm
THỨ 56. PHÁP HỘI VÔ NGÔN BỒ TÁT
Hán dịch: Tam tạng Đàm Vô Sấm
THỨ 57. PHÁP HỘI BẤT KHẢ THUYẾT BỒ TÁT
Hán dịch: Bắc Lương, Tam Tạng Đàm Vô Sấm
THỨ 58. PHÁP HỘI BỬU TRÀNG
Hán dịch: Bắc Lương, Tam Tạng Đàm Vô Sấm
THỨ 59. PHÁP HỘI HƯ KHÔNG MỤC
Hán dịch: Bắc Lương, Tam Tạng Đàm Vô Sấm
THỨ 60. PHÁP HỘI NHỰT MẬT BỒ TÁT
Hán dịch: Bắc Lương, Tam Tạng Đàm Vô Sấm
THỨ 61. PHÁP HỘI VÔ TẬN Ý BỒ TÁT
Hán dịch: Lưu Tống, Sa Môn Trí Nghiêm và Bửu Vân
THỨ 62. PHÁP HỘI QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT
Hán dịch: Tam Tạng Cương Lương Gia Xá
TRỌN BỘ 62 PHÁP HỘI
Lời Ghi Nhận Sau Kinh
Của Người Dịch
Tôi từ bé đôi mắt đã bịnh yếu lại thêm càng ngày càng cận. Lúc
tôi cầm viết ghi mấy dòng nầy là lúc đôi mắt đã bịnh nhiều suốt hơn một năm, kể
từ đầu tháng Tám năm ngoái. Năm Mậu Thìn (1988) , nay nhìn chữ chỉ thấy lờ mờ.
Hồi nhớ lại từ ngày vào đạo, theo nghĩa thế tục, đến nay đã hơn
nữa thế kỷ, luôn luôn thấy việc học kinh, tụng kinh, niệm Phật, dạy kinh, giảng
kinh và phiên dịch kinh từ Hán tạng ra Việt văn làm chánh hạnh của đời mình.
Năm 1947, bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bộ kinh đầu tiên được ấn
hành, kế đến là Phổ Hiền Hạnh Nguyện v.v… Đến năm 1953 bộ Đường về Cực Lạc hai
tập được ra đời, do bộ này mà hai năm sau, năm 1955, hội Cực Lạc Liên Hữu được
thành lập, lấy chùa Vạn Đức ở Thủ Đức làm trung tâm và ngày mùng Sáu tháng Tám,
ngày khánh lễ Tổ Huệ Viễn là ngày đại hội thường niên. Nhớ lại biết bao đạo
tình đạo nghĩa của bao nhiêu Hoà Thượng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, bao
nhiêu Tăng Ni cùng các Đạo hữu cư sĩ từ các tỉnh miền Nam nước Việt, có các vị
từ Nam Vang (Cambodge) cũng về dự đại hội, tiếng niệm hồng danh đức Phật, sổ
ghi công đức niệm Phật được lan rộng gần xa…
Tôi ghi vài dòng trên đây là có ý ghi lại ảnh hưởng của bộ Đường
về Cực Lạc.
Rồi các năm sau, những bộ kinh khác do tôi phiên dịch được tiếp
tục ấn hành, như là bộ kinh Hoa Nghiêm, bộ kinh Đại Bát Niết Bàn, bộ kinh Đại
Bát Nhã. Những năm 1970, tôi dịch xong bộ kinh Đại Bửu Tích, và mãi đến năm
1987 mới được bắt đầu ấn hành. Vì những năm trước đó điều kiện ấn hành không được
thuận lợi, nên cũng làm uể oải tinh thần dịch kinh, nên tôi không sốt sắng
phiên dịch thêm, để thời gian quí báu tuần tự trôi qua trong lúc tuổi già thật
là điều đáng tiếc. Nhờ vào sự ấn hành bộ kinh Đại Bửu Tích, thúc đẩy tôi phấn
khởi, nên trong ba tháng liền an cư năm 1988, tôi dịch xong bộ kinh Đại Tập, và
nó được ấn hành tiếp nối bộ kinh Đại Bửu Tích, Hán tạng bộ Hạ.
Bộ kinh Đại Bửu Tích Hán văn được lưu hành từ xưa nay, vì thể
theo ba môn Vô lậu học Giới Định Huệ, nên Ngài Bồ Đề Lưu Chí để pháp hội Tam Tụ
Tịnh Giới ở đầu bộ kinh. Bộ Việt văn nầy, tôi thể theo Tam bửu Phật Pháp Tăng
nên tôi để pháp hội Vô Lượng Thọ Phật khởi đầu, và cũng có ý muốn cho người đọc
lúc mở kinh ra đã kết duyên với đức Phật A Di Đà, đức Phật đã được giới thiệu
trong nhiều bộ kinh Đại thừa, và cũng là hồng danh mà phần lớn Phật tử ta luôn
trì niệm. Nếu các pháp hữu muốn so với bộ Hán văn, chỉ giản đơn sửa tập I Việt
văn thành tập II, và sửa tập Việt văn tập II thành tập I là hai bộ Hán và Việt
ăn khớp nhau.
Nội dung bộ Đại Bửu Tích Hán văn đến pháp hội Quảng Bác Tiên
Nhơn là hết, nhưng hết với nửa chừng. Trong bộ Việt văn nầy, tôi sưu tầm trong
Đại tạng, bổ sung phần cuối trọn vẹn cho pháp hội nầy. Và cũng từ Đại tạng tôi
dịch thêm pháp hội Diệu Cát Tường Bồ Tát .
Tíêp theo đó, nếu các pháp hữu thấy pháp hội nào có câu đức Phật
ngự tại giữa khoảng cõi Dục và cõi sắc trong Đại Bửu Phường Đình thì đó chính
là kinh Đại Tập. Cũng từ trong Đại tạng, tôi phiên dịch thêm pháp hội Vô Tận Ý
Bồ Tát nối sau bộ kinh Đại Tập Hán văn đã lưu hành và để kết thúc toàn bộ kinh
Đại Bửu Tích Việt văn, tôi đặt pháp hội Quán Vô Lượng Thọ Phật.
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ nầy để gọi tất
cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ
nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những
ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là
người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời nầy và mãi mãi những đời sau, cùng
nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để
được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại
chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm
bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn
thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc
ghi lại vài dòng này, chính tôi, phải chính tôi, không dám ngửng mặt tự xưng là
Tỳ Kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương
pháp giới.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát
Chùa VẠN ĐỨC
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tỵ
(08 – 10 – 1989)
THÍCH TRÍ TỊNH
Cẩn Chí
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
NGHI THỨC SÁM HỐI
TRƯỚC KHI TỤNG KINH
(Dùng ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh mà tụng kinh, thời phước đức vô-lượng, nên trước khi tụng kinh cần phải sám hối, sám hối tức là làm cho ba nghiệp thanh tịnh)
Nam-mô thập phương tận hư không giới nhứt thiết Chư Phật (1 lạy)
Nam-mô thập phương tận hư không giới nhứt thiết Tôn Pháp (1 lạy)
Nam-mô thập phương tận hư không giới nhứt thiết Hiền Thánh Tăng (1 lạy)
(Quỳ tay cầm hương cúng-dường phát nguyện)
Nguyện mây hương mầu này
Khắp cùng mười phương cõi
Cúng-dường tất cả Phật
Tôn Pháp, các Bồ-Tát,
Vô-biên chúng Thanh-văn
Và cả thảy Thánh-hiền
Duyên khởi đài sáng chói
Trùm đến vô-biên cõi,
Khắp xông các chúng-sanh
Ðều phát lòng bồ-đề,
Xa lìa những nghiệp vọng
Trọn nên đạo vô-thượng.
(Cầm hương lạy 1 lạy)
(Ðứng chắp tay xướng) :
Sắc thân Như-Lai đẹp
Trong đời không ai bằng
Không sánh, chẳng nghĩ bàn
Nên nay con đảnh lễ.
Sắc thân Phật vô-tận
Trí huệ Phật cũng thế,
Tất cả pháp thường-trú
Cho nên con về nương.
Sức trí lớn nguyện lớn
Khắp độ chúng quần-sanh,
Khiến bỏ thân nóng khổ
Sanh kia nước mát vui.
Con nay sạch ba nghiệp
Quy-y và lễ tán
Nguyện cùng các chúng-sanh
Ðồng sanh nước An-Lạc.
Án phạ nhựt ra vật (7 lần)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Thường-tịch quang tịnh-độ
A-Di-Ðà Như-Lai
Pháp-thân mầu thanh-tịnh
Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Thật báo trang-nghiêm độ
A-Di-Ðà Như-Lai
Thân tướng hải vi-trần
Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Phương-tiện thánh cư độ
A-Di-Ðà Như-Lai
Thân trang-nghiêm giải-thoát
Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi An-Lạc phương tây
A-Di-Ðà Như-Lai
Thân căn giới đại-thừa
Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi An-Lạc phương tây
A-Di-Ðà Như-Lai
Thân hóa đến mười phương
Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi An-Lạc phương tây
Giáo hạnh lý ba kinh
Tột nói bày y-chánh
Khắp pháp-giới Tôn-Pháp (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi An-Lạc phương tây
Quan-Thế-Âm Bồ-Tát
Thân tử-kim muôn ức
Khắp pháp-giới Bồ-Tát (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi An-Lạc phương tây
Ðại-Thế-Chí Bồ-Tát
Thân trí sáng vô-biên
Khắp pháp-giới Bồ-Tát (1 lạy)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi An-Lạc phương tây
Thanh-tịnh đại-hải-chúng
Thân hai nghiêm : Phước, trí
Khắp pháp-giới Thánh-chúng (1 lạy)
(Ðứng chắp tay nguyện) :
Con nay khắp vì bốn ơn ba cõi cùng chúng-sanh 'trong pháp-giới, đều nguyện dứt trừ ba chướng (1) 'nên qui mạng (2) sám-hối (3).
(1 lạy, quỳ chắp tay sám hối) :
Chí tâm sám-hối :
Ðệ tử ... và chúng-sanh trong pháp-giới, từ đời vô-thỉ nhẫn đến ngày nay, bị vô-minh che đăy nên điên đảo mê-lầm, lại do sáu căn ba nghiệp (4) quen theo pháp chẳng lành, rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô-gián (5) và tất cả các tội khác, nhiều vô-lượng vô-biên nói không thể hết. Mười phương các đức Phật thường ở trong đời, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn, phóng ánh sáng sạch trong chếu soi tất cả. Lý mầu thường trụ đầy dẫy hư-không.
Con từ vô-thỉ đến nay, sáu căn che mù, ba nghiệp tối-tăm, chẳng thấy chẳng nghe chẳng hay chẳng biết, vì nhơn duyên đó trôi mãi trong vòng sanh tử, trải qua các đường dữ (6), trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc nào ra khỏi. -- Kinh rằng : 'Ðức Tỳ-Lô-Giá-Na thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường-tịch-quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều là Phật-Pháp, mà con không rõ lại theo giòng vô-minh vì thế trong trí bồ-đề mà thấy không thanh-tịnh, trong cảnh giải-thoát mà sanh ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ nay mới chừa bỏ ăn-năn, phụng đối trước các đức Phật và A-Di-Ðà Thế-Tôn mà phát lồ (7) sám-hối, làm cho đệ-tử cùng pháp-giới chúng-sanh, tất cả tội nặng do ba nghiệp sáu căn, gây tạo từ vô-thỉ, hoặc hiện-tại cùng vị-lai, chính mình tự gây tạo hoặc biểu người, hay là thấy nghe người gây tạo mà mà vui theo, hoặc nhớ hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi hoặc chẳng nghi, hoặc che giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt-ráo thanh-tịnh.
Ðệ-tử sám-hối rồi, sáu căn cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu-tập cũng trọn thanh-tịnh, thảy đều hồi-hướng dùng trang-nghiêm Tịnh-độ, khắp với chúng-sanh, đồng sanh về nước An-Dưỡng.
Nguyện đức A-Di-Ðà Phật thường đến hộ-trì, làm cho căn lành của đệ-tử hiện-tiền tăng-tấn, chẳng mất nhơn-duyên Tịnh-độ, đến giờ lâm-chung, thân an-lành niệm chánh vững-vàng, xem nghe đều rõ-ràng, tận mặt thấy đức A-Di-Ðà cùng các Thánh-chúng, tay cầm đài hoa tiếp-dẫn đệ-tử, trong khoảng sát-na sanh ra trước Phật, đủ đạo-hạnh Bồ-Tát, rộng độ khắp chúng-sanh đồng thành Phật đạo.
Ðệ-tử sám-hối phát-nguyện rồi quy-mạng đảnh-lễ : Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Ðà Như-Lai, biến pháp-giới Tam-bảo. (1 lạy)
BÀI TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương vừa ngún chiên-đàn
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa
Lòng con kính ngưỡng thiết tha
Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN
ÁN LAM (7 lần)
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN
Tu rị Tu rị ma ha tu rị tu tu rị ta-bà-ha (3 lần)
TỊNH BA NGHIỆP CHƠN NGÔN
Án ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ,
đạt mạ ta phạ bà phạ thuật độ hám (3 lần)
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần)
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Đại Bảo-Tích
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (3 lần)
BÀI KỆ KHAI KINH
Phật-pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện tỏ Như-Lai nghĩa nhiệm mầu
Nam-Mô Đại Bảo-Tích Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
KINH
ĐẠI BẢO TÍCH
BỔ KHUYẾT CHƠN NGÔN
Nam-Mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá- Na Phật (3 lần)
MA HA BÁT NHÃ BA LA
MẬT ĐA TÂM KINH
Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã
Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu tam bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha.
BẠT NHỨT THIẾT NGHIỆP CHƯỚNG CĂN BỔN
ĐẮC SANH TỊNH ĐỘ ĐÀ RA NI
NAM-MÔ A DI ĐA BÀ DẠ, ĐA THA DÀ ĐA DẠ, ĐA ĐIỆT DẠ THA.
A DI RỊ ĐÔ BÀ TỲ, A DI RỊ ĐA TẤT ĐAM BÀ TỲ, A DI RỊ ĐA TỲ CA LAN ĐẾ, A DI RỊ ĐA TỲ CA LAN ĐA, DÀ DI NỊ DÀ DÀ NA, CHỈ ĐA CA LỆ TA BÀ HA.
Khể chủ tây phương An-Lạc quốc
Tiếp dẫn chúng-sanh đại đạo sư
Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh
Duy nguyện từ-bi ai nhiếp thọ
Ngã kim phổ vị tứ ân tam hữu, cập pháp-giới chúng-sanh cầu ư chư Phật, nhứt thừa vô-thượng bồ-đề đạo-cố, chuyên tâm trì niệm A-Di-Đà-Phật vạn đức hồng danh kỳ sanh tịnh-độ. Duy nguyện Từ-Phụ A-Di-Đà Phật ai lân nhiếp thọ từ-bi gia hộ.
A-Di-Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang-minh vô đẳng luân,
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu-Di.
Hám mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa bồ-tát chúng diệc vô-biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (10 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (10 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (10 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (10 câu)
(Quỳ, chí
tâm đảnh lễ và đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT (3 lần 3 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
NAM MÔ VẠN ỨC TỪ KIM THÂN ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
NAM MÔ VÔ BIÊN QUANG TRÍ THÂN ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT. (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
NAM MÔ PHƯỚC TRÍ NHỊ NGHIÊM THÂN THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI LIÊN TRÌ HẢI HỘI PHẬT BỒ TÁT HIỀN THÁNH CHÚNG CHƯ THƯỢNG THIỆN NHÂN (1 lạy)
Đệ tử chúng đẳng, hiện thị sanh tử phàm phu tội chướng thâm trọng luân hồi lục đạo, khổ bất khả ngôn; kim ngộ tri thức, đắc văn A Di Đà danh
hiệu, bổn nguyện công-đức, nhứt tâm xưng niệm cầu nguyện vãng sanh, nguyện Phật từ bi bất xả, ai lân nhiếp thọ, đệ tử chúng đẳng, bất thức Phật thân, tướng hảo quang-minh, nguyện Phật thị hiện, linh ngã đắc kiến, cập kiến Quan Ấm Thế Chí Bồ Tát chúng bỉ thế-giới trung, thanh-tịnh trang-nghiêm,
quang-minh diệu tướng đẳng, linh ngã liễu liễu đắc kiến A Di Đà Phật.
Ngã kim trì niệm A-Di-Đà.
Tức phát bồ-đề quảng đại nguyện
Nguyện ngã định huệ tốc viên minh
Nguyện ngã công-đức giai thành tựu
Nguyện ngã thắng phước biến trang-nghiêm
Nguyện cộng chúng-sanh thành
Phật đạo.
Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thỉ tham sân si
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh
Nhứt thiết ngã kim giai sám
hối.
Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời
Tận trừ nhứt thiết chư chướng ngại
Diện kiến ngã Phật A-Di-Đà
Tức đắc vãng-sanh Cực-Lạc sát
Ngã ký vãng-sanh Cực-Lạc dĩ
Hiện tiền thành tựu thử đại nguyện
Nhứt-thiết viên mãn tận vô dư
Lợi lạc nhứt thiết chúng-sanh giới
Ngã Phật chúng hội hàm thanh-tịnh
Ngã thời ư thẳng liên-hoa sanh
Thân đỗ Như-Lai Vô-Lượng-Quang
Hiện tiền thọ ngã bồ-đề ký.
Mong ngã Như-Lai thọ ký dĩ
Hóa thân vô-số bá cúng-dường-chi
Tri lực quảng đại biến thập phương
Phổ lợi nhứt thế chúng-sanh giới.
Chúng-sanh vô-biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật-đạo vô-thượng thệ nguyện thành.
Nguyện sanh tây phương tịnh-độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi-trần phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ-Tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thử công-đức
Trang-nghiêm Phật tịnh-độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ
Nhược hữu kiến văn giả
Tức phát bồ-đề tâm
Tận thử nhứt báo thân
Đồng sanh Cực-Lạc quốc.
Tận thử nhứt báo thân
Đồng sanh An-Dưỡng-Quốc.
NGUYỆN
A-Di-Đà Phật, thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhơn, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thinh phân minh,
diện phụng Di-Đà, dữ chư thánh-chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã.
Nhứt sát na khoảnh, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ-Tát đạo, quảng độ chúng-sanh đồng thành chủng-trí.
Chí tâm đảnh lễ : Nam-Mô A-Di-Đà Phật Thế-Tôn.
Nguyện ngã Tội chưóng tất tiêu diệt (1 lạy)
Nguyện ngã Thiện căn nhựt tăng trưởng (1 lạy)
Nguyện ngã Thân tâm hàm thanh-tịnh (1 lạy)
Nguyện ngã Nhứt tâm tảo thành tựu (1 lạy)
Nguyện ngã Tam muội đắc hiện tiền (1 lạy)
Nguyện ngã Tịnh nhơn tốc viên mãn (1 lạy)
Nguyện ngã Liên đài dự tiêu danh (1 lạy)
Nguyện ngã Kiến Phật ma đảnh ký (1 lạy)
Nguyện ngã Dự tri mạng chung thời (1 lạy)
Nguyện ngã Vãng sanh Cực Lạc Quốc (1 lạy)
Nguyện ngã Viên mãn Bồ tát đạo (1 lạy)
Nguyện ngã Quảng độ chư chúng-sanh (1 lạy)
(Xong đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
Thích Nghĩa Sám Pháp:
(1) : Phiền-não, nghiệp nhơn, quả-báo, ba món đều hay làm chướng ngại đường giải thoát nên gọi : 'ba món chướng'.
(2) : Ðem thân mạng về nương, giao phó cho Phật, Pháp, Tăng, chính là nghĩa của hai chữ 'Nam-mô'.
(3) : Nói đủ là Sám-ma hối-quá, 'Sám-ma' là tiếng Phạm, nghĩa là 'hối quá' tức là ăn-năn tội trước, ngừa giữ lỗi sau.
(4) : Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý sáu căn và ba nghiệp thân - khẩu - ý.
(5) : Giết cha, giết mẹ, giết thánh-nhơn, ác tâm làm thân Phật ra máu, phá hòa-hiệp Tăng, gọi là năm tội nghịch, nếu phạm sẽ bị đọa vào ngục Vô-gián nên gọi là tội Vô-gián - Ngục Vô-gián là chỗ thọ khổ không có lúc nào ngừng ngớt.
(6) : A-tu-la, Súc-sanh, Ngạ-quỉ, Ðịa-ngục, các đường đó vui ít khổ nhiều, do nghiệp dữ cảm ra.
(7) : Bày tỏ tội-lỗi ra trước Chúng Nhơn không chút giấu che thời gọi là phát lồ, trái với phú-tàng (che-giấu), Có phát-lồ thời tội mới tiêu, như bịnh cảm mà đặng phát hạn (ra mồ hôi).
Comments
Post a Comment