Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo
Nam-Mô Đại Bảo-Tích Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
KINH
ĐẠI BẢO TÍCH
QUYỂN 137
PHÁP HỘI BỬU TRÀNG
THỨ NĂM MƯƠI TÁM
PHẨM ĐIỀU PHỤC MA
Lúc ấy có vô thượng hằng hà sa đồng tử Bồ Tát khác miệng đồng lời nói rằng : “Chúng tôi
cũng muốn nói đà la ni, nếu có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc. Ưu Bà Di trước nên tắm gọi thân tâm sạch sẽ, mặc y phục mới, dáng điệu hương hoa cúng dường Tam bửu rồi lên pháp tòa nói
đà la ni. Tứ chúng như vậy không có chúng
sanh nào có thể khởi ác sự làm hại được. Người ấy thân tâm chẳng ô trược tứ đại thanh tịnh, các bịnh khổ nơi thân thảy đều xa lìa. Pháp sư ấy nếu có quá khứ nghiệp nhơn duyên bịnh thảy đều tiêu diệt. Người nghe pháp ấy cũng diệt trừ quá khứ nghiệp nhơn duyên bịnh”.
Lúc ấy Nguyệt Quang đồng tử Bồ Tát hướng lên thập phương chư Phật tại hội Đại Tập, qùy dài chấp tay mà nói chú rằng :
“Ma đề a tam ma lộ ti, mế la tố ma bà dẫn,y hi na gía ni, na bà cửa gía ni, na gía ni, mâu la thâu đà ni, bà đồ khê, bà đồ khê, tu la la ni,
na bà tu la la ni, phục đa câu tri, ba lợi xa đà, xà la khê, xà la khê bà di, xà la khê na, ma xoa khê,
ca ca khê, ba ha, ha ha, hưu hưu hưu, bát thi tỳ đà na
lợi xa đà, a ma ma, khê ma, mâu đà la, a đà la khê bà, tán ca la
ni, ba lợi xa đà bồ đề sa xí đề tỉ ma, tỉ tỉ ma, ma ha tỉ tỉ ma, phục đa câu tri, a ca xa giới bà bà ba lợi xa đà, sá ha”.
Nguyệt Quang Bồ Tát nói chú rồi, Ta Bà thế giới thập mươi chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thanh Văn, Đế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương, Thiên Long Bát Bộ đồng thanh xướng rằng : “Lành thay lành thay ! Bồ Tát đồng tử khéo có thể nói đại đà la ni ấy đề phá ma nghiệp và ác tri thức cùng các bịnh nơi thân tâm, đây là
thượng huệ ấn”.
Trong đại hội có một Phạm Vương tên là Bồ đề Tự Tại biến thân mình làm
hình nữ nhơn đoan nghiêm xinh
đẹp hơn hàng nhơn thiên, dùng diệu anh lạc để tự trang nghiêm, ở trước Tây phương Phật A Di Đà Như Lai chắp tay bạch rằng : “Duy nguyện đức Như Lai gia thần lực cho tôi làm cho tôi một âm thanh vang khắp Ta Bà thế giới nầy. Nay tôi muốn nói đà la ni chú để hộ trợ người thuyết pháp và người nghe pháp. Cũng làm cho sau lúc Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ không ai có thể ỡ nơi người nói pháp nầy mà khởi ác sự gây hại được, hoặc là ma vương, hoặc là ma vương cha mẹ con cái quyến thuộc, hoặc là Thiên, Long, A Tu La, Dạ Xoa, Ca Lâu La, Càn Thát Bà, Khẩn Na La, Ma Hầu La Gìa, Nhơn và Phi nhơn, hoặc Cưu Bà Trà, hoặc Phú Đơn Na, Ca Đa Phú Đơn Na, Lệ Lê Đa, Tì Xá Xà, Dạ Xoa, La Sát, cùng
cha mẹ con cái quyến thuộc, tất cả ác qủy thần chẳng có thể ở nơi Pháp sư ấy gây hại được nhẫn đến chẳng thể động được một sợi lông của Pháp sư ấy.
Duy nguyện Như Lai gia thần lực cho tôi, khiến âm thanh nói chú
của tôi vang khắp thế giới nầy”.
Có một Thiên Đế Thích tên là Cao Trì lên tiếng bảo Bồ Đề Tự Tại rằng : “Nầy đại tỷ ! Chớ nên ở chỗ đức Như Lai mà sanh tâm
đùa giỡn, tại sao, vì đùa giỡn là pháp phàm phu, Như Lai đã dứt sự nghiệp phàm phu, tất cả pháp hữu vi đều là vô thường, Như Lai chẳng tăng pháp hữu vi mà chỉ tăng pháp không, dứt các âm thanh tự cú. Như Lai ở nơi đại tỷ chẳng sanh tranh tụng, chỉ thấy bình đẳng nhứt tướng vô tướng dường như hư không. Luận về hư không thì không có
ba hữu vi không có giác quán chẳng rời hữu vi không có chướng ngại. Như Lai Thế Tôn cũng như vậy nơi tất cả pháp không có chướng ngại, nơi dục nơi giác quán thọ mạng sĩ phu ấm giới nhập âm thanh tự cú thảy đều vô ngại. Nầy đại tỷ ! Nay sao lại ở nơi đức Như Lai mà sanh tâm
đùa giỡn ?”.
Vô Lượng Thọ Phật bảo Thiên Đế Thích rằng : “Nầy Thiên Đế ! Nên tư duy trước rồi sau sẽ phát ngôn chớ được lúc sau sanh lòng hối hận. Tại sao vậy ? Nữ nhơn nầy là đại trượng phu đã ở chỗ vô lượng chư Phật tu các căn lành, vì muốn trang nghiêm đại chúng nầy mà hiện thân nữ thiệt chẳng phải là nữ vậy, đây tức là thân đại Bồ Tát. Sao Thiên Đế lại gọi là đại tỷ ?”.
Nghe Phật nói, Đế Thích đến trước Bồ Đề Tự Tại sám hối.
Bồ Đề Tự Tại Phạm Vương nói : “Ta thọ ngươi sám hối để ngươi khỏi bị quả ác khẩu”.
Phạm Vương bạch Phật Vô Lượng Thọ rằng : “Bạch đức Thế Tôn! Nếu Thiên Đế Thích Cao Trì ấy mà không sám hối thì sẽ bị quả báo ác khẩu thế nào ?”.
VôLượng Thọ Phật nói : “Nầy Phạm Vương ! Nếu Thiên Đế ấy mà chẳng sám hối thì sẽ thường thọ thân nữ nhơn trong tám vạn bốn ngàn đời thân thể xấu xí hôi dơ bất tịnh. Vì vậy nên chúng sanh phải giữ gìn nơi miệng”.
Vô Lượng Thọ Phật bảo Phạm Vương Bồ Đề Tự Tại rằng : “Nay Phật ban cho ông oai thần đạo lực bèn được nói đà la ni
chú”.
Phạm Vương cung kính bạch Phật thập phương chư Phật, chư Bồ Tát và tất cả nhơn thiên : “Duy nguyện lắng nghe. Nếu ai muốn khiến chánh pháp Như Lai còn lâu tại thế giới, ai muốn ủng hộ người thuyết pháp và người nghe pháp. Duy nguyện chư Phật ban cho tôi thỏa mãn chí nguyện”.
Nói lời ấy rồi, âm thanh của Phạm Vương liền vang khắp Ta Bà thế giới. Tất cả Phạm Vương Thiên tất cả Đế Thích đều nói rằng : “Ta cho ông toại nguyện và cũng muốn thọ trì”.
Bồ Đề Tự Tại Phạm Vương nói chú rằng : “A ma lê, tỉ ma lê, gìa na sa
tri, ba lê chiến tri, ma ha chiến tri, gía di, ma ha gía di, tố mế, đa di, a bà ha, tỉ bà ha, tu gìa xà ni ra khê bà, mâu la ba lợi xa đà. DạXoa chiến tri, tỉ xá gía chiến đồ, a bà a đa ni, tam
bà la đá ni, sa gìa la ni, chiêm bà ni, mộ ha ni, úc ma gía tra ni, ha ha ma ma ha ha, a đa gía ni, khê
gìa xá bà, a ma la, a mâu la, mâu la ba lợi bạt dẫn, a sá la khê bà, sá ha”.
Nghe chú xong, tất cả nhơn thiên đều tán thán rằng : “Lành thay
lành thay, đà la ni nầy bất khả tư nghị không có gì hơn được”.
Phạm Vương lại nói rằng : “Nếu ai chẳng điều phục được ác quỉ nghe tổng trì nầy rồi thì có thể điều. Nếu ai thọ trì thần chú nầy mà ở quốc độ nào có tín tâm quốc vương, thì tất cả nam nữ hoặc lớn hay nhỏ hoặc chư Thiên hay thế nhơn đối với quốc vươngấy chẳng thể khởi sự ác làm hại được. Nếu ai khởi ác tâm gây ác sự thì đầu kẻ ấy sẽ bể làm bảy phần, tâm họ khô cháy, thận bị bịnh lại, kẻ có thần thông thì bị thối thất, gió dữ thổi thân họ sa vào địa ngục. Tùy xứ nào có thần chú nầy lưu bố thí tôi cũng tự sẽ thủ hộ khiến được xa lìa tất cả các ác sự, người thọ trì người nghe chú chẳng thiếu y phục, ngọa cụ, y dược, các vật cần dùng”.
Lúc ấy trong đại hội có một Phạm Thiên tên là Chánh Ngữ cũng hiện thân mình làm hình nữ nhơn thề rằng : “Nay tôi ở Ta Bà thế giới trước chư Phật đây chí tâm hộ pháp cho đến sau lúc Thích Ca
Như Lai diệt độ cũng sẽ hộ trì chánh pháp,
tùy thần chú nầy được lưu bố ở xứ nào tôi sẽ hộ quốc độ ấy, người thuyết người nghe đều làm cho xa lìa ma nghiệp và tất cả sự ác. Nếu có Pháp sư muốn thuyết pháp để điều chúng sanh thì trước nên đọc tụng đà la ni nầy”.
Liền nói chú rằng : “A bà mế, tỉ ma mế, am bà la, am bà ngâm, ba lợi đồ, phú sa ba la bà ha, xà lưu ca, ma khê la xà,
y lợi di lợi, ký lợi di lợi, kỳ đề gía la mâu xà ly, mâu đà la mục xí, sá ha”.
Nếu có Pháp sư trước khi thuyết pháp mà đọc tụng tổng trì ấy, tôi do thiên nhĩ sẽ đến nghe pháp. Nghe rồi tôi đến tại pháp hội ấy làm cho người dự hội xa lìa các ác sự chì tâm thính thọ. Trì chú như vậy nếu tôi nghe rồi mà chẳng tự đến đó, thì là khi dối quá khứ vị lai hiện tại thấp phương vô lượng chư Phật Thế Tôn, cũng sẽ ở vị lai tôi chẳng được thành Vô thượng Bồ đề. Nếu lúc tôi đến đó thì làm cho
Pháp sư được vô ngại biện được vô sở úy, người nghe pháp thì xa lìa bịnh khổ và lòng nghi hoặc, cũng xa lìa đói khát lạnh nóng binh đao oán thù hổ sói độc trùng tất cả các sự ác.
Duy nguyện thập phương tất cả chư Phật gia thần lực cho tôi”.
Thích Ca Mâu Ni Như Lai bạch chư Phật rằng : “Nay ta sẽ ban thần chú cho Phạm Thiên nầy để hộ chánh pháp”.
Liền nói chú rằng : “Giá mộ tri, mộ đồ ba lợi xa đà, a mâu ma, a mâu ma, a mâu ma, sa la xoa, sa la cứu tư, di khê ba lợi bà ha, gía la ma, xà đá bà, tu tỉ khê, a mâu la ba lợi xa đề, tát bà Phật đà a đề sất dẫn, sá ha”.
Nói thần chú ấy rồi, Thế Tôn bảo Phạm Thiên rằng : “Nầy Phạm Thiên ! Sức trì thần chú ấy có thể điều phục tất cả chúng sanh”.
Phạm Thiên bạch Phật rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi sở dĩ hiện thân nữ nầy để điều phục tất cả nữ nhơn. Nếu có nữ nhơn muốn sanh nam tử thì nên đọc tổng trì nầy. Đọc rồi liền được sanh nam tử. Nếu nhàm con cái liền chẳng còn sanh sản nữa. Nếu có người thọ trì đọc tụng chú nầy thì tôi sẽ chí tâm vệ hộ người ấy”.
Bấy giờ trong đại hội có một Bồ Tát tên là Thiện Hệ Ý đứng trước Phật Bửu Quang Công Đức hiện thân như Phạm Thiên, hoặc như Thiên Đế Thích, hoặc như Tự Tại Thiên, hoặc hiện hình Tha Hóa Tự Tại Thiên, hoặc Đâu Suất Thiên, hoặc Dạ Ma Thiên, hoặc hiện hình Đề Đầu Lại Tra, hoặc Tỳ Lâu Lặc Xoa, hoặc Tỳ Lâu Bắc Xoa, hoặc Tỳ Sa Môn Thiên Vương, hoặc hiện hình vua Rồng, hình vua A Tu
La, hình vua Khẩn Na La, hình vua Ca Lâu La, hình vua Dạ Xoa, hình vua La
Sát, hình vua Tất Lực Ca, hình vua Tỳ Xá Xà, hình vua Cưu Bàn Trà, hình Sát Đế Lợi, hình Bà La Môn,
hình Thủ Đà, hình Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, hình Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, hoặc hiện hình sư tử, hổ, sói, độc xà, bò, ngựa, voi, hoặc hình các loài chim, trong một thời gian có thể thị hiện tám vạn bốn ngàn thân hình các loài.
Tôn giả Phú Lâu Na Di Đà La Ni Tử bạch Phật Thích Ca Như Lai rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Có nhơn duyên gì mà Bồ Tát ấy thị hiện tám vạn bốn ngàn các thân hình như vậy ?”.
Đức Phật nói : “Nầy Phú Lâu Na ! Thiện Hệ Ý Bồ Tát ấy nhập tam muội bất khả tư nghị chẳng phải là cảnh giới của hàng Thanh Văn
Duyên Giác. Bồ Tát ấy dùng các thiện phương tiện như vậy để điều phục chúng sanh. Tùy theo thân hình của chúng sanh, ý sắc tam muội đều có thể hiện làm như vậy.
Nếu có chúng sanh tôn thờ Phạm Thiên kính niệm Phạm Thiên liền hiện hình Phạm Thiên vì họ nói pháp tam thừa, cho đến kính thờ Phật liền hiện thân Phật mà vì họ nói tam thừa pháp.
Nếu có chúng sanh tôn thờ súc loại chim loại liền hiện thân súc thân chim ấy mà vì họ thuyết pháp.
Nếu có chúng sanh tôn thờ thân sơn cốc sông khe cây rừng trăm giống thảo mộc liền hiện thân như vậy để thuyết pháp điều phục.
Nếu có chúng sanh tham tài lợi thì trước dùng của cải ban thí rồi sau nói pháp tam
thừa để phá lòng tham.
Nếu người có bịnh thì ban cho y dược, hoặc cho lúc thức, hoặc cho lúc chiêm bao, làm cho người bịnh được lành mạnh rồi vì họ thuyết pháp để điều phục họ.
Nầy Phú Lâu Na ! Bồ Tát Thiện Hệ Ý ấy có thể trong thời gian một ngày đêm, đem pháp tam thừa điều phục hằng hà sa số các chúng sanh”.
Tôn giả Phú Lâu Na hỏi : “Bạch đức Thế Tôn ! Bồ Tát Thiên Hệ Ý từ lúc phát tâm Vô thượng Bồ đề đến nay được bao lâu ?”.
Đức Phật nói : “Nầy Phú Lâu Na ! Bồ Tát ấy đã phát tâm trong vô lượng hàng hà sa số kiếp. Từ khi Bồ Tát ấy được tam muội điều phục chúng sanh đến nay đã trải qua sáu vạn bốn ngàn ức a tăng kỳ kiếp”.
Tôn giả Phú Lâu Na hỏi : “Bạch đức Thế Tôn ! Bồ Tát Thiện Hệ Ý bao lâu sẽ được vô thượng đạo, lúc thành Phật ở tại quốc độ nào ?”.
Đức Phật nói : ‘Nầy Phú Lâu Na ! Trong thế giới nầy quá sáu đại kiếp, kiếp ấy tên là Tinh Tú kiếp. Trong kiếp ấy sẽ thành Chánh Giác hiệu Bửu Man Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, lúc ấy chúng sanh thọ bốn vạn tuổi, đa số ác nghiệp có đủ ngũ trược. Phật ấy thành đạo rồi trong bốn mươi năm tuyên nói ba
thừa bèn nhập Niết bàn”.
Tôn giả Phú Lâu Na hỏi : “Bạch đức Thế Tôn ! Lúc ấy các chúng sanh chưa được điều phục thì sẽ thế nào ?”.
Đức Phật nói : “Nầy Phú Lâu Na ! Chúng sanh lúc ấy không có một người nào là chưa được điều phục.
Nầy Phú Lâu Na ! Bồ Tát Thiện Hệ Ý thường lập thệ rằng : mười phương đều riêng ngàn Phật thế giới có bao nhiêu
chúng sanh, nếu còn một người chẳng điều phục, tôi trọn chẳng thành Vô thượng Bồ đề. Nếu tôi chẳng có thể tỏ rõ thấy biết chư Phật nơi các thế giới như vậy thì tôi sẽ chẳng thành Vô thượng Bồ đề. Mười phương ngàn thế giới các chúng sanh nếu có một người chẳng phải là tôi điều phục thì tôi cũng chẳng thành Vô thượng Bồ đề. Nếu thế giới khác có kẻ ác muốn sanh vào nước tôi, lúc sanh rồi tôi sẽ dùng pháp tam thừa điều phục họ.
Nầy Phú Lâu Na ! Bồ Tát Thiện Hệ Ý có đủ những sự bất tư nghị như vậy”.
Tôn giả Phú Lâu Na nói : “Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi được lợi ích rất lớn, nhẫn đến thấy nghe đại Bồ Tát như vậy. Nếu có ai hay chí tâm thính thọ kinh Đại Tập thì cũng được lợi ích như vậy”.
Lúc bấy giờ đức Phật A Súc Bệ Như Lai bảo đại chúng rằng : “Nay trong đại chúng nầy, hàng Phạm, Thích,Tứ Vương, A Tu La Vương. Nhơn Vương, Phi Nhơn Vương, các chúng như vậy tập hội rất là khó. Hôm nay mọi người mà được gặp gở nên phải chí tâm ở trước chư Phật tùy ý thích mà phát nguyện thâm trọng”.
Có Ma vương tên là Trang
Nghiêm Hoa hiện đầu thất bữu mà làm thân hình nữ nhơn đeo các thứ vi diệu anh lạc lên tiếng thệ rằng : “Nay tôi chí
tâm ở trước chư Phật lập đại thệ nguyện : tôi nguyện ở Hiền kiếp Ta Bà thế giới đem thân nữ nhơn nầy thường ban thí chúng sanh các thứ hương hoa quả ngọt mà điều phục họ, do nhơn duyên ấy khiến họ thành tựu Vô thượng Bồ đề”.
Chư Phật đồng khen rằng : “Lành thay
lành thay, nầy thiện nam tử ! Người có lòng vui tin
mà ngày nay làm Phật sự lớn. Sẽ tuỳ theo lời nguyện của người đều được thành tựu”.
Ma vương lại nói : “Bạch đức Thế Tôn ! Tùy ờ quốc độ nào, chỗ có người thọ trì đọc tụng thơ tả tư duy phân biệt đà la ni ấy, tôi thường ở trong xứ ấy làm các thứ hoa quả rừng cây suối nguồn ao tắm ngũ cốc, khiến họ chẳng thiếu món cần dùng. Nếu có ai ở nơi kinh nầy mà diễn nói sai : nghĩa nói phi nghĩa cò phi nghĩa thì nói nghĩa, tôi
sẽ trừng trị người đó, hoặc làm cho họ bị bịnh khổ cuồng loạn lầm lộn bị quốc chủ đuổi sân hại.
Lời thệ nầy nếu hư thì là khi dối đại chúng mười phương, cũng chớ khiến tôi ở đời vị lai thành Vô thượng Bồ đề.
Nếu đệ tử chư Phật thế giới nầy và thế giới khác mà chẳng được cúng dường lợi ích an lạc thì không có lẽ ấy. Trừ người có nghiệp qúa khứ quyết định phải thọ khổ.
Như chỗ tôi bố thí những hoa quả ao tắm suối nguồn ngũ cốc tức là Đàn Ba la mật của tôi. Thọ tôi bố thí rồi chứng được tâm từ thiện vô thượng tức là Thi la Ba la mật của tôi. Thọ tôi bố thí rồi có thể nhẫn tất cả thân khẩu ý ác tức là nhẫn nhục Ba la mật của tôi. Thọ tôi bố thí rồi siêng tu tinh tiến tập họp các thiện pháp tức là Tinh tiến Ba la mật của tôi. Thọ tôi bố thí rồi thâm quán các
pháp tướng vô thường tức là Thiên Ba la mật của tôi. Thọ tôi bố thí rồi quán các pháp không vô tướng vô nguyện tức là Bát Nhã Ba la
mật của tôi.
Như vậy tôi thành tựu đầy đủ sáu Ba la mật.
Duy nguyện vô lượng chư Phật mười phương khiến tôi được đó”.
Thập phương vô lượng chư Phật yên lặng hứa khả.
Huệ Tràng Như Lai khen Trang
Nghiêm Hoa : “Lành thay lành thay ! Nầy thiện nam tử ! Như chỗ thệ nguyện của ngươi sẽ khiến ngươi toại nguyện. Ngươi đã toại nguyện rồi sẽ được lợi ích cho vô lượng chúng sanh”.
Ma vương Trang Nghiêm Hoa
với thân hình nữ nhơn nói chú rằng: “Giá di khê,
gía mế khê, gía mế khê, niết phục đa a đề, bà ha, bà ha, bà ha mạt la, mạt ca, bà la tri, tỉ bà tỉ bà,sa la bà la sa lợi địa ly, sa la ma hi địa ly, sa la sa thì ly, địa ly đa ba xà mạt ca, hưu hưu hưu, a sa gìa xà tỳ,
đa khê, đa khê, đa khê, bà du bà hê, ô ba na xà, tát đa ba xà, tần xà phá la, phú bồ sa đà, đà na đà
ninh na, gía cự ly xí di, xà la bà ha ni, mạt la mạt ca, tam miệu ba la đề ba na bà diêm, tát đa ba đà, tần xà phá la, phú bồ sa đà, đà na đà ninh na gía cư ly xí di, xà la bà
ha ni, mạt la mạt ca. tam miệu ba la đề ba na bà diên, tát đa ca lợi xà ma mế ma mế ma mế xà bà la, sá ha.
Bạch đức Thế Tôn ! Đà la ni nầy lưu bố xứ nào, hoặc quốc độ đô ấp tụ lạc thôn xóm, tôi sẽ ở trong đó điều phục chúng sanh đều làm cho họ có đủ Phật đạo vô thượng”.
Bấy giờ thập phương chư Phật, vô lượng Bồ Tát, Phạm Thích, Tứ Vương , A Tu La, Càn Thát Bà, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La, Già, Nhơn và Phi Nhơn đồng thanh khen rằng : “Lành thay
lành thay, nầy thiện nam tử ! Ông có thể dùng thân nữ nhơn ấy mà hộ trì chánh pháp vô
thượng của Như Lai, điều phục chúng sanh tu hành đầy đủ sáu Ba la mật, diễn nói vô lượng công đức của chư Phật”.
Thích Ca Mâu Ni Phật bảo các đại chúng rằng : “Nầy các đại chúng ! Ai có thể cùng đây đồng tâm hộ pháp ?”.
Trong đại hội có vô lượng chúng sanh đều nói rằng : “Chúng tôi có
thể cùng thiện nam tử nầy đồng cùng nhau hộ pháp chẳng bỏ rời nhau như bóng theo hình.
Nguyện Bồ Tát nầy thành đạo vô thượng rồi sẽ lại thọ ký Phật đạo cho tôi”.
Trang Nghiêm Hoa bạch đức Thích Ca Như Lai rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Sau khi Thế Tôn nhập diệt, tôi sẽ ở đây hộ trì chánh pháp vô
thượng của Như Lai và người thọ pháp. Duy nguyện Như Lai vì thương xót tôi mà thọ ký vô thượng Bồ đề cho tôi”.
Đức Phật nói : “Nầy Trang Nghiêm Hoa ! Lúc ngươi được Vô thượng Bồ đề, thế giới tên Pháp Hạnh, Phật hiệu Công Đức Ý”.
Nghe Phật thọ ký rồi, Trang Nghiêm Hoa dâng hương hoa cúng dường Phật.
Trong đại hội có một Bồ Tát tên là Cát Ý bạch Ta Bà thế giới thập phương chư Phật rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Người nầy đã ở thuở đầu Hiền kiếp chỗ Phật Ca La Cưu Tôn Đà phát đại nguyện dùng thân nữ nhơn giáo hóa thành tựu vô lượng chúng sanh, cũng vì khiến họ xa lìa bốn trăm lẻ bốn bịnh khổ mà nói bốn trăm lẻ bốn thiện phương tiện những là rễ thuốc, trái thuốc, thuốc tán, thuốc hoàn, thuốc xổ, thuốc ói, thuốc a gìa đà, thuốc dầu, thuốc tô, thuốc nước, đều riêng có bốn trăm lẻ bốn thứ. Dùng thiện phương tiện như vậy điều phục chúng sanh. Ông ấy lại còn trong thời gian bốn vạn bốn ngàn năm cúng dường cung kính Phật Ca La Cưu Tôn Đà Như Lai và chúng Tăng.
Cúng dường xong liền được thọ ký. Đức Phật ấy bảo rằng : Nầy thiện nam tử ! Đời vị lai lúc chúng sanh thọ trăm tuổim sẽ có Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni do đại nguyện lực Ta Bà thế giới nầy sẽ có mười phương vô lượng chư Phật chư Bồ Tát tập hội, lúc đại hội Đại Tập ấy, ông sẽ ở trong đó sẽ được thọ ký Vô thượng Bồ đề, các đức Như Lai Ca Na Ca Mâu Ni và Ca Diếp Phật cũng như vậy. Thuở đó người ấy bạch Phật Ca La Cưu Tôn Đà rằng : Bạch đức Thế Tôn ! Tôi vì bổn nguyện lực nên thường dùng thân nữ nhơn mang các thứ thuốc cấp thí cho chúng sanh bịnh khổ, do bổn nguyện ấy của tôi và phước đức lực làm cho tất cả cây cỏ hoa quả đều sản xuất vị cam lộ, nếu có ai ăn thứ ấy tức là nhơn Đàn Ba la mật của tôi, nếu có ai ăn các thứ hoa quả vị cam lộ ấy liền bỏ trừ phá giới mà thọ trì tịnh giới tức là nhơn Thi la Ba la mật của tôi, có ai ăn các
thứ ấy liền siêng năng tinh tiến tu tập thiện pháp tức là nhơn Tinh tiến Ba la mật của tôi, ai ăn các thứ ấy liền kham nhẫn khổ nhục trì giới tu thiện tức là nhơn Sằn đề Ba la mật của tôi, có ai ăn các thứ ấy rồi mà thâm quán tướng vô thường của các pháp tức là nhơn Thiền Ba la mật của tôi, có ai ăn các
thứ ấy mà quán sát pháp khổ không vô thường vô ngã tức là nhơn Bát Nhã Ba la mật của tôi. Như ở thế giới nầy dùng thân nữ nhơn giáo hóa điều phục chúng sanh, thập phương thế giới cũng như vậy”.
Cát Ý Bồ Tát lại bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Tôi thuật việc quá khứ ấy để cho Trang Nghiêm Hoa tăng trưởng thành tự thế lực tinh tiến. Sau khi Thế Tôn diệt độ, tôi sẽ cùng ông ấy đồng hộ chánh pháp. Duy
nguyện đức Thế Tôn ở trong đại chúng nầy thọ ký cho tôi”.
Thập phương vô lượng chư Phật đồng khen rằng : “Lành thay
lành thay ! Nầy Cát Ý ! Thích Ca Mâu Ni Như Lai sẽ thọ ký cho ông”.
Đức Thế Tôn nói : “Nầy Cát Ý ! Đời sau ở Liên Hoa thế giới ông sẽ thành Phật hiệu là Thiện Kiến”.
Đức Thế Tôn lại nói với đại chúng : “Nầy đại chúng ! Như Cát Ý nữ, tất cả thân nữ những là địc thiên, thủy thiên, hỏa thiên, phong
thiên, hư không thiên, chủng tử thiên, hoa thiên,
quả thiên, sơn thiên, thọ thiên, thảo thiên, đề thiên, giản thiên, bửu thiên, tứ thiên hạ thiên, nhẫn đến sáu vạn bảy ngàn thần thiên cũng như vậy, đều là Bồ Tát hiện thọ hình nữ để điều phục chúng sanh. Các nữ thiên ấy đều được thọ ký sẽ thành Vô thượng Bồ đề. Sở dĩ hiện hình nữ để giáo hóa điều phục chúng sanh ấy, là vì khiến chúng sanh chuyển đổi thân nữ vậy. Nếu chuyển đổi thân nam làm thân nữ thì dễ, còn chuyển đổi thân nữ làm thân nam thì khó, do đó nên dùng thân nữ giáo hóa chúng
sanh”.
Sáu vạn bảy ngàn nữ thiên ấy được thọ ký rồi, có trăm ức Long Vương, trăm ngàn ức Dạ Xoa, trăm vạn ức A Tu La, bảy vạn ức chư Thiên chín ngàn vạn ức Ma Vương, hàng hà sa số thế nhơn như là Sát Lợi, Bà La Môn, Tỳ Xá, Thủ Đà, vô số Cưu Bàn Trà đều phát tâm Vô thượng Bồ đề, vô số chúng sanh được chẳng thối chuyển tâm Bồ đề, vô số chúng sanh được Bồ đề tam muội, vô số chúng sanh được Vô sanh nhẫn, vô số chúng sanh được Đà la ni, vô số chúng sanh được Bồ Tát địa, vô số chúng sanh được thành tựu nhẫn nhục, vô số chúng sanh được Sa Môn quả, vô số chúng sanh được tận lậu, vô số chúng sanh được chẳng thối tâm Thanh Văn, vô
số chúng sanh được chẳng thối tâm Duyên Giác,
vô số chúng sanh được chẳng thối tâm Bồ đề Vô thượng.
Lúc bấy giờ đức Thích Ca Như Lai bạch chư Phật rằng : “Chư Phật Thế Tôn vì thương xót tôi mà tập họp tại Ta Bà thế giới nầy. Trang Nghiêm Hoa và Cát Ý Bồ Tát vì hộ pháp mà phát nguyện thâm trọng như nguyện liền được”.
Lúc ấy thập phương chư Phật vì hai Chánh Sĩ ấy phát đại thệ nguyện nên liền đồng nói chú rằng : “Thọ đề bà bà, trì luật đề bà bà, mâu ni bà bà, tát đa bà bà, phú nhã lăng gìa bà bà, trương na bà bà, ma ha ca lưu na bà bà, ma ha phục luật đa bà bà, a mộ ha bà bà, lưu đề bà bà, xí đề bà bà, sa lợi la bà bà, khước gìa bà bà, ba do
bà bà, bạt đa bà bà, a đề trác na bà bà, a ma bà bà, a phả na bà bà, đa tha đa bà bà, phục đa câu trí bà bà, ni đề đề bà bà, lê cứu xá la bà bà, lê dưỡng na bà bà, lê đà
đâu bà bà, lê tỉ mục xoa bà bà, lê thủ cư la bà bà, lại tra đề na bà bà, bà bà,
bà bà, bà bà ma đa, a na nhã tam ma đa, tra tra tra tra tra tra tra tra tra, sa
tra tư đề, tát bà Phật đà uyển xá la mâu la a đề trác na, sá ha”.
Nói chú ấy rồi, thập phương chư Phật còn bảo hai Chánh Sĩ rằng : “Các thiện nam tử ! Nếu các ông muốn giáo hóa chúng sanh thì phải nên thọ trì thần chú ấy”.
Trang Nghiêm Hoa cùng chư Bồ Tát số đến mười vạn đồng nói rằng : “Thập Phật chư Phật Như Lai vì chúng sanh mà nói thần chú ấy, chúng tôi sẽ phải chí tâm thọ trì. Nếu tôi hiện nay ở trước thập phương chư Phật lập thệ nguyện rồi nghe thần chú ấy mà chẳng thể thọ trì được thì là khi dối chư Phật Như Lai, cũng đừng khiến tôi được Vô thượng Bồ đề. Nếu có trời hay người trì chú ấy, gỉa sử có ai đối với họ mà khởi ác tâm mà tôi chẳng thủ hộ họ cũng khiến tôi chẳng thành đạo Vô thượng. Nếu có Tỳ Kheo, Tỳ
Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, thọ trì chú ấy cũng không có ai đối với hàng tứ chúng ấy khởi ác tâm được”.
Thập phương chư Phật đồng thanh khen rằng : “Lành thay lành thay, các thiện nam tử có thể thọ trì pháp vũ Vô thượng như vậy !”.
Bấy giờ Thích Ca Mâu Ni Phật Thế Tôn bảo Ba Tuần : “Ngươi nên sanh tín tâm ở nơi Phật pháp. Do nhơn duyên ngươi sẽ làm cho vô lượng vô số chúng sanh được quả giải thoát. Nay ngươi đã mất lìa tất cả bè bạn, còn có ai sẽ cùng ngươi làm sự ác nữa. Phật vì thương xót nên ân cần khuyên bảo ngươi. Vậy ngươi phải mau phát tâm Vô
thượng Bồ đề’.
Ba Tuần nói : “Bạch Thế Tôn ! Nay tôi nhẫn đến không có một niệm tâm phát Vô thượng Bồ đề.
Nầy Cù Đàm ! Nay chưa dứt hẳn Dục giới chúng sanh thì
làm sao khiến ta mất lìa hết bạn bè. Ta trọn chẳng có thể quy y Tam bửu được”.
Lúc ấy trong đại hội có Phật hiệu là Mạn Đà La Hoa Vi Diệu nói với Thích Ca Mâu Ni Phật rằng : “Quá khứ thế, thập phương chư Phật vì thương xót nên đều tập hội thế giới ngũ trược để hộ chánh pháp để phá ma oán, vì thương mến chúng sanh, để ban bố đuốc đại trí, để nói chánh đạo. Nay hiện tại thập phương vô lượng chư Phật cũng như vậy, đều đến tập hội Ta Bà thế giới ngũ trược nầy. Vậy ai là người có thể giao phó pháp của Thích Ca Như Lai ?”.
Thích Ca Như Lai nói : “Chánh
pháp của ta có thể giao phó cho Tần Bà Sa La các vị Quốc Vương, Tứ Thiên Vương, Thiên Đế Thích, Phạm Thiên Vương v.v… Các đại chúng như vậy có thể hộ trì chánh pháp của ta. Nếu có ai phát tâm Bồ đề thì nên biết là người có thể hộ trì chánh pháp”.
Bấy giờ trong đại hội tất cả hàng Thiên Vương, Phạm Vương, Long Vương khác miệng đồng thời nói rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Chúng tôi cần phải chí tâm hộ trì chánh pháp. Tại sao, vì chánh
pháp Như Lai khó được, khó gặp. Trong một Phật thế giới có thập phương vô lượng chư Phật đến tập hội cũng là khó gặp. Tập phương chư Phật còn vì chúng sanh
ngũ trược mà đến tập hội, chúng tôi tại sao lại chẳng hộ trí chánh pháp !”.
Thập phương chư Phật Phật đồng khen rằng : “Lành thay lành thay! Nầy cá thiện nam tử ! Nếu có Quốc Vương hay hộ trì chánh pháp thì
toàn cả nước ấy các sự suy ác và các bịnh tật đều làm chi tiêu diệt. Cả nước ấy có những cây cối hoa quả lúa gạo đều sum suê được mùa, cả nước ấy nhơn nhân dân thân
thích quyến thuộc khiến lìa xa các sự ác, nếu trong nước ấy có hàng tứ chúng cũng sẽ được hộ trì. Tại sao, vì quá khứ chư Bồ Tát được thành Vô thượng Chánh giác đều do nhơn duyên ủng hộ chánh pháp. Vị lai và hiện tại cũng như vậy.
Nếu có thể thủ hộ người học người nghe chánh pháp thì nên biết là chánh pháp còn lâu tại thế gian. Vì vậy nên Ta Bà thế giới chư Thiên Vương Nhơn Vương nên thủ hộ chánh pháp để còn tại thế giới lâu chẳng đoạn tuyệt vậy.
Nầy các thiện nam tử ! Nếu có thiện nam thiện nữ muốn cho Phật pháp còn lâu tại thế gian mà chẳng diệt tận thì phải nên cúng dường kinh Đại Tập và người học người giảng thuyết kinh nầy. Tại sao, vì kinh Đại Tập nầy là ấn phong của thập phương chư Phật. Nếu có thể cúng dường Đại Tập như vậy tức là cúng dường thập phương chư Phật.
Sau khi Thích Ca Như Lai diệt độ, chỗ nào có kinh nầy lưu bố, nếu có ai nghe thọ trì đọc tụng giải thuyết thơ tả nhẫn đến một bài kệ một câu một chữ, cõi nước ấy tất cả ác sự đều tiêu diệt. Các loại cây hoa quả cây cỏ thuốc các loại ngũ cốc nhờ Tứ Đại Thiên Vương mưa tốt nên đều được tươi tốt. Phép nước của quốc độ ấy được tăng trưởng. Các quốc vương lân bang đều cầu hòa đồng đều có tâm hỉ tâm từ, tất cả chư Thiên và Phật đệ tử đều đến ủng hộ quốc độ như vậy, các vương tử, phu nhơn, các đại thần đều có lòng từ mẫn trung thực, lúa gạo dư nhiều, nhơn dân no ấm ít bịnh khổ, cũng không có tranh tụng binh cách nổi dậy, không có ác thú độc trùng gió mưa xấu, mọi người được xa lìa ác nghiệp quá khứ. Nếu các chúng sanh mà
có nữ nghiệp thì các hiện thọ hoặc sanh thọ hay hậu thọ có thể làm cho dứt, trừ người phạm tội ngũ nghịch, hủy báng kinh Đại thừa và Thánh nhơn, người phạm tử trọng cấm, hạng nhứt xiển đề, còn các ác nghiệp khác dầu lớn như núi Tu Di đều có thể xa lìa tất cả, có thể tăng trưởng thiện pháp đầy đủ các căn, thân khẩu ý đều thiện, xa lìa ác kiến phá hoại phiền não tu tập chánh đạo, cúng dường chư Phật đầy đủ thiện pháp và nội ngoại sự, có thể làm cho chúng sanh
thọ mạng tăng trưởng, thành tựu niệm huệ”.
Lúc bấy giờ, Di Lặc Bồ Tát v.v… chín vạn bảy ngàn ức Bồ Tát đã được Vô sanh pháp nhẫn đồng nói rằng : “Sau khi Phật diệt độ, chúng tôi cũng có
thể hộ trì chánh pháp, vì thương mến chúng sanh vậy. Chúng tôi sẽ ở nơi quốc ấp tụ lạc rộng kinh điển nầy”.
Ta Bà thế giới vô lượng chư Phật đồng thanh khen rằng : “Lành thay lành thay ! Các thiện nam tử có thể phát thệ nguyện hộ pháp như vậy”.
Ta Bà thế giới tất cả Nhơn Thiên tại đại hội cũng đồng thanh nói rằng : “Chúng tôi
cũng có thể sau khi Phật diệt độ hộ trì chánh pháp và hộ trì những người thọ trì kinh điển nầy”.
Thập phương vô lượng chư Phật khen rằng : “Lành thay
lành thay ! Các thiện nam tử có thể chơn thiệt hộ trì chánh pháp. Nếu muốn hộ trì chánh pháp,
hàng Nhơn Thiên phải nên cúng dường vô lượng chư Phật đây”.
Chúng Nhơn Thiên lại bạch rằng : “Bạch chư Thế Tôn ! Chúng tôi cần phải ủng hộ chỗ kinh nầy lưu bố, hoặc là tụ lạc đô ấp thôn xón những nhơn dân quyến thuộc và người thọ trì kinh điển nầy, cũng làm cho các
xứ ấy lúa gạo dư nhiều cây cỏ thuốc tươi tất. Tại sao, vì xứ nào được kinh điển nầy lưu bố thì chúng tôi ở đó có thế lực lớn, do có thế lực nên chúng tôi mới có thể ủng hộ khiến lìa tất cả sự suy họa, cũng làm cho chúng sanh ở xứ ấy xa lìa ác sự sanh lòng tàm quí lành tốt”.
Thập phương chư Phật đồng thanh khen rằng : “Lành thay lành thay ! Nay các thiện nam tử chơn thiệt có thể hộ trì chánh pháp và người thọ trì người nghe học, cũng có thể cúng dường thập phương chư Phật”.
Thích Ca Mâu Ni Phật bảo chư Phạm Thiên, Đế Thích, Tứ Thiên Vương rằng : “Nầy các thiện nam tử ! Phật vì các ác chúng sanh như vậy, vì bổn nguyện lực, vì rất thương mến mà ở xứ ác nầy thành Vô thượng Bồ đề để lợi ích cho những chúng sanh vô
minh tối tâm khát ngưỡng chánh pháp, vì
các chúng sanh thường thích tăng trưởng phiền não mà phá ma nghiệp kiến lập pháp tràng ban bố pháp vũ khiến các chúng sanh lìa phiền não khổ, làm cho vô lượng vô số chúng sanh phát
tâm Vô thượng Bồ đề.
Nầy các thiện nam tử ! Vô lượng chư Phật và chư Bồ Tát đều đến đây tập hội để phá vô lượng ác nghiệp cho chúng sanh, để nối giống Tam bửu. Sau khi Phật nhập Niết bàn chánh pháp nầy giao phó cho các ông. Các ông nên thâm tâm ủng hộ. Nếu có Bồ Tát thành tựu phước đức cũng có thể ủng hộ chánh pháp của Phật. Nếu có chúng sanh ở chổ chư Phật gieo trồng thiện căn, lúc pháp sắp diệt còn lại năm mươi năm, các người nầy thủ hộ chánh pháp tín
kinh thọ trì đọc tụng thơ tả giải thuyết nghĩa thú. Các
Pháp sư như vậy, ở nơi đô ấp tụ lạc thôn xóm, nếu muốn lợi ích nhiều vô lượng chúng sanh, nên tắn gội sạch sẽ mặc y phục mới tốt trang nghiêm hương hoa ở trên một bàn đặt các thứ nước mùi thơm ngọt để trước tòa cao. Lúc ấy nếu các ông chẳng đến đó tập họp để thủ hộ Pháp sư ngăn các sự ác và nghe học chánh pháp để tự lợi lợi tha thì là các
ông khi dối thập phương chư Phật”.
Chư Phạm Thiên bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Xứ nào kinh điển nầy được lưu bố, hoặc là đô ấp thành thôn tụ lạc, chúng tôi sẽ chí tâm ủng hộ. Hoặc trong hàng tứ chúng mà có người muốn giảng thuyết kinh điển nầy, thì nên tắm gội sạch sẽ mặc y phục mới tốt, sắp đặt các hương hoa thơm ngọt để trước tòa cao, tôi cùng
quyến thuộc quyết định đến họp tại chỗ ấy, nếu chúng tôi không đến thì là khi dối thập phương chư Phật.
Bạch đức Thế Tôn ! Trong thế giới nầy, tùy xứ nào có kinh điển nầy lưu bố, chúng tôi sẽ làm cho xứ ấy không có binh
cách và các sự ác.
Nay tôi ở trước chư Phật chí thành lập thệ thâm trọng”.
Liền nói chú rằng :
An cừu ha, đăng gìa, phú la na ha, xà mế, khê khê khê, bà
khê, bà khê bà, cư ly na khê bà, sá
ha.
Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn nói chú rằng :
Khê bà mật xa, ma xa mật xa, na la khê, a mâu nhã, a mâu bà ha, a khê tra, a khê, a gìa
khê thì phục luật xí, sá ha.
Đông phương Thiên Vương Đề Đầu Lại Tra nói chú rằng:
Tần đầu xà na, khê bà xà na, la mâu khê, xoa sa la, phú na bà ha, a mạc gìa bà tra, sá
ha.
Nam phương Thiên Vương Tỳ Lâu Lặc Xoa nói chú rằng:
Úc khê na bà xà đồ, tam mâu đà tư nhã, đa đa châu
đa, bà lã na bà, bà lã xà, sá ha.
Tây phương Thiên Vương Tỳ Lưu Bác Xoa nói chú rằng :
Xà lộ gìa, a úc gìa, a ma mộ gìa, a ma bà lã xà, bà tỳ dã mau xà, sá ha.
Bắc Phật Thiên Vương Tỳ Sa Môn nói
chú rằng :
Thu địa ly, thu thu thu địa ly, khê thu địa ly, a ni thu địa ly, hi lực đa thu địa ly, sa kiệt lã hi lực đa thu địa ly, tán cứu sa thu địa ly, đà ma xoa địa ly, sá ha.
Thập phương vô lượng chư Phật khen Phạm Thiên, Đế Thích và Tứ Thiên Vương rằng : “Lành thay lành thay ! Nay các ông chơn thiệt có thể hộ trì Phật pháp”.
Ta Bà thế giới có một vạn hai ngàn Đại Quỉ Tướng Quân thủ hộ thế giới nầy, còn có bốn vạn bốn ngàn Tiểu Tướng Quân thành tựu đại lực và đại công đức, đồng thanh nói rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Chúng tôi cũng sẽ ở đời vị lai ủng hộ xứ nào có kinh điển nầy lưu bố, lúc thuyết pháp chúng tôi
cũng thường đến, có người nghe pháp, chúng tôi sẽ vì họ mà phá hoại các ma nghiệp, thủ hộ người thuyết pháp làm cho được tăng trưởng tất cả thiện pháp , chúng tôi
sẽ khuyến hóa các quốc vương đại thần, trưởng gỉa cúng thí y thực và các món vật cần dùng, chúng tôi cũng làm cho quốc độ ấy không có binh cách những sự giặc cướp tai nạn và ác phong vũ. Nếu không như vậy thì là chúng tôi khi dối thập phương chư Phật”.
Lúc ấy Ta Bà thế giới nầy có một Bồ đề tên là Nghi Tâm bạch Phật Thích Ca Mâu Ni rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Trong Ta Bà thế giới nầy có trăm ức ma vương , chẳng biết họ có đền tập họp tất cả chẳng ?”.
Đức Phật nói : “Họ đã đến tập hội tất cả”.
Nghi Tâm Bồ Tát hỏi : “Bạch đức Thế Tôn ! Tất cả có tín tâm chẳng ?”.
Đức Phật nói : Đều có tín tâm tất cả. Chỉ trừ Ba Tuần và một ngàn quyến thuộc sẽ ở đời vị lai phá hoại Phật pháp ta, họ thường tìm tội lỗi. Ma vương Ba Tuần và quyến thuộc một ngàn ấy phá hoại Tam bửu. Tại sao, vì đều là quá khứ ác nhơn duyên, quá khứ họ chẳng gieo trồng thiện căn nhơn duyên.
Nầy Nghi Tâm ! Lúc chánh pháp ta diệt, sau đó ma vương Ba Tuần ấy và ngàn quyến thuộc ở nơi chánh pháp mới sanh tín tâm gieo giống Bồ đề tu Bồ Tát đạo nhẫn đến thành Vô thượng Bồ đề”.
Lúc ấy trong đại hội có một Ma Thiên tên là Thái Bạch đã ở chỗ vô lượng chư Phật thành tựu công đức, được tín căn không gì
lay động được, phụng trì Tam bửu. Đã ở chỗ chư Phật được thọ ký Vô thượng Bồ đề. Ma Thiên Thái Bạch tự hiện thân mình thành hình nhơn từ chỗ ngồi dậy quỳ ài chắp tay dùng âm thanh
lớn vang đến các Phật quốc độ mà bạch Phật rằng : “Bạch chư Thế Tôn ! Thích Ca Như Lai vì bổn nguyện nhơn duyên sanh lòng
thương xót nên ở thế giới đủ ngũ trược nầy trong những chúng sanh hủy báng chánh pháp mà thành Vô thượng Bồ đề, do đại từ bi nói pháp tam thừa giải thoát ba ác đạo. Phật lại vì vô lượng vô biên Bồ Tát nói vô sanh pháp nhẫn chẳng dứt chủng tánh thập phương chư Phật. Vì vậy nên ở đời vị lai tôi sẽ chí tâm ủng hộ cho chánh pháp của Thích Ca Như Lai còn lâu tại thế gian, khiến các ma chúng chẳng được tiện lợi trọn chẳng thể gây ma nghiệp.
Chánh pháp Như Lai nếu không có người thọ trì thì Phật pháp diệt mất. Nếu trong hàng tứ chúng không có người thuyết không có người nghe thì chánh pháp suy diệt. Đời vị lai nếu có thiện nam thiện nữ tu lập tam nghiệp nối tánh Tam bửu, vì phá hoại các ác phiền não tam giới mà tu hành chánh đạo thì có thể phá hoại chúng sanh ba ác đạo khổ, tất cả chúng ma không làm gì được.
Duy nguyện thập phương chư Phật ban bố cho tôi công đức và trí huệ hai lực thế. Tôi muốn tụng chú để phá tất cả ác ma quyến thuộc”.
Thập phương chư Phật đồng thanh khen rằng : “Lành thay ! lành thay !”.
Ma Thiên Thái Bạch liền nói chú rằng : A ma lê, a bán khê mế, a xà bà bà, a xà bà bà, a xà bà bà, mâu la bà lê, tỳ đã khê sa
xí, xà ma sa lê, ha ha, ha ha, ha ha, gìa la sa tra, xà nan khước gìa, nhã xà khước gìa, tỉ nhã xà sa khê gìa,
a mâu xoa lã, xoa xoa, xoa xoa, xoa xoa, mâu la bà ha khê ca, sa khê nhã, sa ba
lợi bà đa, mâu la, nhã nhã, chiến đà tu lợi xà nhã nhã, sa đề nhã nhã, na bà ha nhã nhã, khê lã xoa nhã nhã, na ba la nhã
nhã, phục đa câu tri nhã nhã, đá đá đá nhã nhã, tát bồ bà tỉ nhã nhã, lã đề tất đa nhã nhã, gía cư lã ma tần bà đa xoa bà, xoa ma ma, xoa ba nhã, nhã tỉ đa, ma la tỉ sa xà, sá ha.
Lúc nói chú nầy đại địa chấn động sáu cách, tất cả chúng ma lòng sanh bố úy, tất cả Nhơn Thiên nhẫn đến Phú Đơn Na đều lìa rời khủng bố được bất thối chuyển tâm Bồ đề.
Lúc ấy ma vương Ba Tuần hỏi Kiên Ý Bồ Tát rằng : “Thưa Đại sĩ ! Thái Bạch Ma Thiên ấy từ xứ nào đến đây vậy. Có thể lực gì mà hay phá hoại tất cả ma chúng và các ác nghiệp, làm tăng trưởng pháp đoạn diệt của Cù Đàm. Nay ta
nhìn thấy pháp ấy mà trong lòng ta muốn nôn ói bốn phía đều tối tăm thân tâm ta đều đau đớn, nhưng Ma Thiên ấy thấy pháp của Cù Đàm lại vui thích ưa muốn. Mong Đại sĩ vì thương xót ta mà nói
cho ta được biết”.
Kiên Ý Bồ Tát nói : ‘Nầy Ba Tuần ! Đều là sức oai thần của chư Phật khiến Ma Thiên Thái Bạch ấy có thế lực như vậy. Do thế lực ấy nên có thể phá hoại các ma chúng làm tăng trưởng chánh pháp vô thượng của Như Lai.
Phước lực của Thái Bạch Bồ Tát, tất cả Nhơn Thiên không ai phá hoại được.
Nầy Ba Tuần ! Nơi Tam bửu ông phải nên sanh lòng tin
phát Bồ đề tâm xa lìa tất cả thân khẩu ý ác”.
Ba Tuần nói : “Thưa Đại Sĩ ! Nay ta đang
muốn tạo thành các thứ thân khẩu ý ác thiệt chẳng thể phát tâm Bồ đề vậy”.
Lúc bấy giờ Khoáng Dã Bồ Tát liền hiện thân quỉ, Tán Chỉ Bồ Tát liền hiện thân nai, Huệ Cự Bồ Tát liền hiện thân khỉ, Ly Ai Bồ Tát liền hiện thân dê, Tận Lậu Bồ Tát liền hiện thân người ấy vương, năm trăm Bồ Tát đều riêng hiện các loại thân hình. Các thân ấy đều phát ra đại hương quang minh. Mỗi mỗi Bồ Tát đều tay cầm đèn sáng muốn để cúng dường thập phương vô lượng chư Phật.
Nghi Tâm Bồ Tát chí tâm quán sát năm trăm hình loại ấy liền biết tất cả đều là Bồ Tát Đại Sĩ, mới hỏi Khoáng Dã quỉ rằng : “Cớ chi các Ngài hiện thân hình như vậy để cúng dường chư Phật ?”.
Khoáng Dã quỉ nói : “Thưa Đại Sĩ ! Về quá khứ thuở xa xưa chín mươi mốt kiếp có Phật Thế Tôn hiệu là Tì Bà Thi Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Trị, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. Thuở ấy ta cùng các Đại sĩ nầy làm anh em đồng một cha một mạ thọ trì ngũ giới siêng tu tinh tiến thông minh trí huệ lòng ưa pháp lành mang
các thứ vật cúng dâng lên cúng dường Phật. Cúng dường xong chúng ta đề phát tâm Vô thượng Bồ đề, vì muốn điều phục tất cả chúng sanh. Đến thời kỳ các đức Phật Thi Khí Như Lai, Tỳ Xá Phù Như Lai, Cưu Lâu Tôn Đà Như Lai cũng như vậy đều dâng phẩm vật cúng dường.
Tán Chỉ Bồ Tát ở trước Phật ấy lập đại thệ nguyện rằng : đời vị lai tôi dùng thân
quỉ thần giáo hóa chúng sanh, nếu có chúng sanh ác quỉ tệ ác tôi sẽ nói pháp tam thừa để giáo hóa họ cho họ được điều phục. Nhẫn đến vô lượng hàng hà sa số ác quỉ ác thú tôi làm cho họ được điều phục rồi sau tôi sẽ thành Vô thượng Bồ đề. Cũng có một vạn hai ngàn đại quỉ ở thế giới. Ta Bà nầy phát đại thệ nguyện điều phục chúng sanh.
Còn tôi lúc ấy phát đại thệ nguyện rằng : Nếu có ác quỉ muốn phá hoại chánh pháp vô thượng của Như Lai tôi sẽ trừng trị nó. Vì thế nên tôi thọ thân quỉ nầy.
Nếu có ác quỉ có thể giết hại chúng sanh làm họ loạn tâm. Ac quỉ ấy ác tâm muốn sát hại sân chấp tà kiến làm cho hàng Sát Lợi, Bà La Môn, Tì Xá, Thủ Đà loạn tâm làm sự ác. Ac quỉ ấy ở trong quốc độ di chuyển nhựt nguyệt, đổi lộn năm tháng, làm cho cõi nước hoang loạn, hàn thử không chừng, biến đổi thời tiết, làm mưa gió xấu, lúa gạo thất mùa và phá hư những cây cối bông trái. Tôi
nguyện sẽ điều phục giáo hóa khiến họ an trụ trong tam thừa. Với các hạng ác quỉ ấy, tôi chẳng giết hại họ mà đồng thọ thân hình như họ, dùng lời dịu dàng nói luận cười đùa với họ rồi dùng pháp Tam thừa giáo hóa họ làm cho họ lìa ác đạo.
Nếu có chúng sanh xa lìa pháp lành mà thân khẩu ý làm ác nghiệp, bỏ thân hiện tại rồi sẽ sanh vào ác đạo. Hoặc người tạp làm các nghiệp thiện nghiệp ác, người nầy xã mạng sẽ thọ thân quỉ. Vì thế nên lúc ấy ác quỉ đông nhiều mà thiên quỉ kém ít, do đó mà
tôi muốn điều phục các ác quỉ nên hiện thọ thân quỉ nầy, cũng làm cho mọi người xa lìa ác tâm
tăng trưởng nghiệp lành.
Thưa Đại Sĩ ! có thần chú Kim Cương Chùy, do sức chú nầy tất cả ác quỉ không thể làm sự ác hại nhơn dân được. Nếu những đô thành thôn ấp tụ lạc nơi nào có thần chú nầy thì tất cả ác quỉ không làm gì được. Chúng sanh trong xứ ấy đều tu tâm từ xa lìa tất cả những sự bất thiện, không có những bịnh dữ mưa xấu khô hạn đấu tranh, cho đến các loài thú chim
đều sanh lòng lành xa lìa tất cả ác bố úy.
Nay tôi ở trước thập phương chư Phật phát đại thệ nguyện muốn nói thần chú ấy”.
Thích Ca Mâu Ni Như Lai bảo Khoáng Dã quỉ rằng : “Nầy Khoáng Dã ! Nay
thập phương chư Phật đồng ban cho ông sức thần thông, ông được nói chú ấy”.
Khoáng Dã quỉ đứng chấp tay nói chú Kim Cương Chùy :
Đậu ma, đậu ma, đà ma, đà ma, đậu ma, đậu ma, na na la, ni la, ni la, cứu tra ni, ma ha cứu tra ni, tra tra tra mạt, ma ha tra tra tra, a sa bà, a tỉ, lợi ni, lợi ni, ma ha lợi ni lợi ni, lợi di, lợi di, lợi di, đà lợi tỉ, ma ha lợi tỉ, thủ lưu thủ lưu, ma ha thủ lưu thủ lưu, thủ lưu đa, ma ha thủ lưu thủ lưu, úc cứu ma, cừu ma, cừu ma, cừu ma na, lợi di lợi di, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, ni di ni di, hi ni, hi ni, mâu ni, mâu ni, mâu đề ni, bà lã bà lã bà
lã tra, bạt ca na lợi dã, kỳ nĩnh, thì nĩnh lực sa bà, thời na, thời na, thời na lã sa bà, sá ha.
Bạch đức Thế Tôn ! Tùy ở quốc độ xứ nào tụng chú Kim Cương Chùy nầy, các ác quỉ ở xứ ấy dầu nghe chú nầy mà đối với chúng sanh còn có
ác tâm hung bạo khó điều phục chẳng thọ pháp giáo chẳng sanh lòng từ, tôi vì các ác quỉ ấy lại nói thần chú sau đây để điều phục họ. Liền nói chú rằng :
A xa, a xa, mâu ni, mâu ni, ni hưu hưu, mâu ni, mâu ni, ma na la sa bà , hưu hưu, a ni la na đồ, a đa đản đồ, a đa a đề, lưu tra, hi ni, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, hi lợi, úc cừu ma, cừu ma, cừu ma, hi lợi, hi lợi, hi lợi, ni lợi, ni lợi, ma ha ni lợi, mâu đà mế khê, a tra, a tra,
a tra, đà la mế khê, xoa bà khê, xoa bà khê, ti lợi si tỉ, a ba dẫn xà, bà do, a ca
xa, trác trác trác, cứu tì, bà cùng tì, a xoa cùng tì, thị hoa cùng tì, tát
đa gìa cùng tì, lã xà cùng tì, tát đa đâu cùng tì, sá ha.
Lúc bấy giờ thập phương vô lượng chư Phật đều muốn trở về bổn độ, đại địa liền chấn động sáu cách, hư không mưa các thứ hương hoa, kỹ nhạc vi diệu chẳng trỗi tự kêu để cúng dường. Tất cả đại chúng đều chấp tay lễ kính chư Phật.
Lúc ấy Phạm Thiên bạch Phật Nguyệt Hương rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Ai có thần lực gieo trồng thành tựu bao nhiêu phước đức ở đời vị lai có thể tin thọ trì đọc tụng thơ tả kinh điển như vậy ?”.
Đức Nguyệt Hương Phật nói : “Nầy Phạm Thiên ! Đều do thập phương chư Phật bổn nguyện lực phá hoại ma chúng trừ những ác tướng gió dũ mưa xấu hộ trì chánh pháp để điều phục chúng ma tuyên dạy chánh đạo. Cũng do chư Phật bổn nguyện lực mà vị lai chúng sanh nào thành tựu mươi pháp lành thì có
thể ở đời vị lai hộ trì chánh pháp, chúng sanh ấy cũng được chư Thiên thủ hộ.
Nầy Phạm Thiên ! Nếu có ai đầy đủ được niệm tâm thiện ý phương tiện , người nầy có thể ủng hộ chánh pháp, chẳng tham ngũ dục, thường tu không nhẫn, được thâm pháp nhẫn dùng pháp tứ nhiếp nhiếp thủ chúng sanh mình người vô ngại, tu hành thanh tịnh Bồ đề đạo hạnh bửu tràng tam muội. Người như vậy ở đời vị lai có thể ủng hộ chánh pháp thơ tả thọ trì đọc tụng giải thuyết. Người ấy xả thân được thấy hiện tại thập phương chư Phật và chư Bồ Tát cùng Tỳ Kheo Tăng. Cũng được nghe chư Phật nói diệu pháp, nghe rồi liền được hỉ lạc bực Thánh nhơn, diệt trừ tất cả pháp bất thiện được sanh quốc độ thanh tịnh của chư Phật, thường nghe diễn nói kinh điển Đại thừa, trọn chẳng còn sanh nơi quốc độ ngũ trược, thường được thân cận vô lượng chư Phật nơi Ta Bà thế giới như đây. Người ấy ở năm mươi năm tối hậu do Phật thần lực có thể hộ trì chánh pháp Như Lai”.
Thích Ca Mâu Ni Phật bảo Phạm Thiên rằng : “Nầy Phạm Thiên ! Tùy sứ nào có kinh điển nầy lưu bố, xứ ấy không có tất cả sự ác mưa xấu bịnh ác. Người nói người nghe kinh điển nầy thân không bịnh khổ y thực không thiếu”.
Hoa tràng Như Lai bảo đại chúng rằng : “Nếu có người đem thất bửu đầy cả Đại Thiên thế giới nầy cúng dường chư Phật mười phương, chẳng bằng có người sai khi Phật diệt độ năm mươi năm rốt sau thọ trì đọc tụng thơ tả kinh điển nầy, người trì kinh được phước đức nhiều hơn người cúng dường chư Phật”.
Phật Hoa Tràng lại bảo đại chúng rằng : “Giả sử có người đem thượng diệu thất bửu đầy hàng hà sa thế giới cúng dường tất cả chư Phật mười phương được phước đức vẫn chẳng bằng người thọ trì đọc tụng thơ ca kinh điển nầy lúc sau khi Phật diệt độ còn dư năm mươi năm sau rốt. Người nầy được phước đức rất nhiều”.
Phật nói kinh nầy rồi, chư Thiên thế nhơn tất cả chúng hội nghe rồi đều hoan hỉ tín thọ phụng hành.
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Đại Bảo-Tích
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
(1.080 CÂU)
PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
(Sau khi trì danh đủ số, đến quỳ trước bàn Phật, chắp tay niệm)
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (3 câu)
(Vẫn quỳ, chí tâm đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
( Bài kệ trên tuy đơn giản, song đầy đủ tất cả ý nghĩa. Hành giả có thể đọc nguyện văn khác mà mình ưa thích, nhưng phải đúng với ý nghĩa phát nguyện hồi hướng. Xong đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư, Pháp giới Tạng thân A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Vạn Đức đường thượng, từ Lâm Tế Gia Phổ, tứ thập nhất thế, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng TRÍ hạ TỊNH thùy từ minh chứng (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng (1 lạy)
HÒA NAM THÁNH CHÚNG
NIỆM PHẬT
LỜI KHAI THỊ.- Tất cả pháp của Phật dạy đều có tông chỉ, y theo tông chỉ mà thực hành mới có kết quả. Tông chỉ của môn niệm Phật là TÍN, NGUYỆN và HẠNH.
Thế nào là TÍN ? - Tin chắc cõi Cực Lạc thanh tịnh trang nghiêm ở cách đây mười muôn ức Phật độ về phương Tây là chỗ mình nguyện sẽ về. Tin chắc nguyện lực của Phật A Di Đà, nhiếp thọ người niệm Phật văng sinh. Tin chắc mình niệm Phật đây quyết sẽ được vãng sinh về Cực Lạc thế giới ở bậc Bất thối chuyển Bồ Tát. Được như vậy gọi là TIN SÂU.
Thế nào là NGUYỆN ? - Mong mỏi được về Cực Lạc thế giới như viễn khách nhớ cố hương. Mong mỏi được ở gần Phật A Di Đà như con thơ nhớ từ mẫu, ngày ngày ngưỡng vọng Tây phương mà lòng mãi ngậm ngùi. Phút phút trông chờ Từ phụ mà mắt luôn trông ngóng. Nguyện rời cõi trược ác. Nguyện về Tịnh độ an lành. Nguyện thành Phật. Nguyện độ chúng sinh. Như trên đây gọi là NGUYỆN THIẾT.
Thế nào là HẠNH? - Dùng lòng tin và chí nguyện ở trên mà xưng niệm hồng danh “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT". Niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng hay niệm thầm đều được cả miễn là khi niệm phải đủ bốn điều dưới đây mới gọi là thực hành đúng pháp.
1) RÀNH RÕ.- Rành là từng chữ, từng câu rành rẽ không lộn lạo. Rõ là mình tự nhận lấy tiếng niệm rõ ràng không trại không mờ.
2) TƯƠNG ỨNG.- Tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng. Tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.
3) CHÍ THIẾT.- Chí thành tha thiết nhớ tưởng đến Phật. Như con thơ mắc nạn mà kêu cầu từ mẫu cứu vớt.
4) NHIẾP TÂM.- Để tâm vào tiếng niệm Phật, không cho tạp niệm xen vào. Nếu xao lãng thời liền thâu lại, chăm chú nhận rõ lấy tiếng niệm Phật của minh.
Lòng tin sâu chắc và nguyện vọng tha thiết mà niệm Phật chuyên cần như trên, đó là NIỆM PHẬT ĐÚNG PHÁP. Niệm Phật đúng pháp rồi chí tâm hồi hướng cầu sinh, thời quyết định vãng sinh Tịnh độ Cực Lạc thế giới ở chung với chư Bồ Tát thượng thiện nhân, gần gũi Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, trụ bậc Bất thối chuyển, một đời sẽ thành Phật.
Kệ rằng :
Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
(Hạ Thủ Công Phu)
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ
(Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
(Sự Nhất Tâm)
Nhất tâm Phật hiện tiền
Tam-muội sự thành tựu
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
(Lý nhất Tâm)
Chứng lý pháp thân hiện
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
(Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)
Cầu đài sen thượng phẩm.
(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)
Tâm Nguyện Của Dịch Giả
Trích cuối tập 9 Kinh Ðại-Bửu-Tích
…
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại VÀI DÒNG NÀY, CHÍNH TÔI, PHẢI CHÍNH TÔI, KHÔNG DÁM ngửng mặt tự xưng là Tỳ Kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát.
Chùa Vạn Ðức
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tỵ .
(08-10-1989)
Thích Trí Tịnh
Cẩn Chí
Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-Di.
Về cách trì niệm, Bút-giả lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – KÝ SỐ NIỆM: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là KÝ SỐ.
2 – CHỨNG SỐ NIỆM: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là CHỨNG SỐ. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 – CHỈ QUÁN NIỆM: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là CHỈ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là QUÁN. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép CHỈ, hôn trầm dùng phép QUÁN.
4 – TỊCH TĨNH NIỆM: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là TỊCH TĨNH NIỆM.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, Bút-giả đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.
Có lời khen rằng:
Hạ bối căn non, kém hiểu biết,
Ngũ nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp
Phá giới, phạm trai, trộm của Tăng,
Không tin Ðại Thừa, báng Chánh Pháp.
Lâm chung tướng khổ hội như mây,
Ưng đọa A Tỳ vô lượng kiếp.
Thiện hữu khuyên xưng niệm Phật danh
Di Đà hóa hiện tay vàng tiếp.
Mười niệm khuynh tâm đến bảo trì,
Luân hồi từ ấy thoát trường kỳ.
Mười hai đại kiếp hoa sen nở
Đại nguyện theo với tiếng đại bi.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
Tế Tỉnh Đại Sư, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường
27.
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!
Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi niệm Phật dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
Comments
Post a Comment