Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo
Nam-Mô Đại Bảo-Tích Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
KINH
ĐẠI BẢO TÍCH
QUYỂN 68
PHÁP HỘI BỒ TÁT KIẾN THIỆT
THỨ MƯỜI SÁU
PHẨM GIÁ LA CA BA LỢI BÀ LA XÀ CA NGOẠI ĐẠO
Bấy giờ có tám ngàn người ngoại đạo Giá La Ca Ba Lợi Bà La Xà Ca thấy A Tu La nhẫn đến Tịnh Cư Thiên cúng dường được thọ ký, và nghe tiếng tán thán, họ sanh lòng hi hữu. Họ nghe pháp môn ấy, pháp mà họ chưa hề được nghe, họ sanh nghi tự bạch đức Phật rằng : « Thưa Cù Đàm ! Chúng tôi nghe
pháp mà từ trước chưa được nghe, nghe xong chúng tôi
không thích Giá La Ca Ba Lợi Bà la Xà Ca ngoại đạo, cũng chẳng thích tại gia. Ở nơi pháp nầy, chúng tôi lại nghĩ lự chẳng kính tin, do vì từ trước chưa hề được nghe. Chúng tôi ở chỗ Cù Đàm Sa Môn cũng có nhơn duyên, do
nơi Cù Đàm làm thần thông biến hóa như vậy, chúng tôi được thấy chư Thiên chư Thần được thân vi diệu, và thấy đại chúng qui phục Cù Đàm rất đông , nên biết vì Cù Đàm rất khéo thuyết pháp. Do đó ở nơi Cù Đàm chúng tôi có chút
lòng tin.
Cù Đàm lại vì chúng trời Quảng Quả nói pháp rằng : « Tất cả pháp là Như Lai ». Nơi pháp thuyết ấy chúng tôi rất nghi lự : thế nào tất cả pháp gọi là Như Lai ?
Chúng tôi ở nơi Cù Đàm sanh lòng tin như vậy : chỉ có Cù Đàm biết được ý chúng tôi như vậy như vậy. Xin Cù Đàm vì chúng tôi mà giải nói cho chúng tôi hiểu nghĩa của pháp ngữ ấy hầu được lìa lưới nghi ’’.
Đức Thế Tôn bảo chúng ấy rằng : “ Nay Phật hỏi lại các ông, tùy ý các ông đáp ”.
Chúng ngoại đạo thưa : “ Lành thay Cù Đàm !
Ngài có hỏi chúng tôi xin nói ”.
Đức Thế Tôn hỏi: “ Các ông có biết thế nào thai nhập bụng mẹ chăng? ”.
- Thưa Cù Đàm !
trong luận của phái tôi có nói ba thứ nhơn duyên hòa hiệp thai nhập bụng mẹ. Đó là cha mẹ gần nhau sanh tham nhiễm nghĩ đến sự dục, do nghĩ mà hành dục nên thai nhập mà thành thai
Nầy các ông ! Theo ý các ông thế nào, lúc cha mẹ nghĩ tưởng, tham nhiễm ấy có phải từ nơi tâm mẹ mà phát khởi chăng ?
- Thưa Cù Đàm !
không phải.
- Nầy các ông ! Có phải từ mẹ nghĩ tưởng sanh khởi chăng ?
- Thưa Cù Đàm !
Không phải.
- Nầy các ông ! Có phải từ nơi tâm cha phát khởi chăng ?
- Thưa Cù Đàm !
Không phải.
- Nầy các ông ! Có phải từ cha nghĩ tưởng sanh khởi chăng ?
- Thưa Cù Đàm !
Không phải.
- Nầy các ông !Tham dục ấy của cha có vào bụng mẹ chăng ?
- Thưa Cù Đàm !
Không phải.
- Nầy các ông ! Tâm người cha có vào bụng mẹ chăng ?
- Thưa Cù Đàm
!Không phải.
- Nầy các ông ! Sự phân biệt của cha có vào bụng mẹ chăng ?
- Thưa Cù Đàm !
Không phải.
- Nầy các ông ! Thai ấy có phải từ thân trời chết rồi xuống vào bụng mẹ chăng ?
Thưa Cù Đàm !
Chúng tôi chẳng biết được.
- Nầy các ông ! Thai ấy có phải từ thân địa ngục chết rồi đến vào bụng mẹ chăng ?
- Thưa Cù Đàm !
Chúng tôi chẳng biết được.
- Nầy các ông ! Thai ấy có phải từ súc sanh chết rồi đến vào bụng mẹ chăng ?
- Thưa Cù Đàm !
Chúng tôi chẳng biết được.
- Nầy các ông ! Thai ấy có phải từ ngạ quỉ chết rồi đến vào bụng me chăng ?
- Thưa Cù Đàm !
Chúng tôi chẳng biết được.
- Nầy các ông ! Thai ấy có phải từ thân A Tu La chết rồi đến vào bụng mẹ chăng?
- Thưa Cù Đàm !
Chúng tôi chẳng biết được.
- Nầy các ông ! Thai ấy có phải là phi sắc đến vào bụng mẹ chăng ?
- Thưa Cù Đàm !
Chúng tôi chẳng biết được.
- Nầy các ông ! Thai ấy có phải là sắc đến vào bụng mẹ chăng ?
- Thưa Cù Đàm !
Chúng tôi chẳng biết được.
- Nầy các ông ! Thai ấy có phải là thọ tưởng hành và thức đến vào bụng mẹ chăng ?
- Thưa Cù Đàm !
Chúng tôi chẳng biết được.
Đức Thế Tôn bảo chúng ngoại đạo : “ Nầy các ông ! Pháp ấy thậm thâm tịch diệt vi diệu
Khó lường, khó hiển thị được, chẳng phải cảnh giới tư lương, chẳng phải các ông biết được. Các phái ngoại đạo dị kiến dị nhẫn, ưa muốn dị chủng. Nơi pháp chẳng chánh thì tinh tấn tu hành, nơi trong dị kiến thì quyết định xu hướng.
- Nầy các ông ! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn gặp được thiện tri thức thì ở trong pháp thậm thâm sanh được mắt sáng tỏ.
Ví như có người đau mắt lòa tối gặp được lương y chữa lành, họ do nơi mắt lành sáng ấy mà hiện đời được thấy những hình sắc từ trước chưa hề thấy.
Cũng vậy, nầy các ông ! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn chẳng có đủ các căn tính v.v…, họ gặp thiện tri thức nên huệ nhãn thanh tịnh, do huệ nhãn nên thấy được thâm pháp.
Hàng ngoại đạo các ông từ đêm dài xa xưa bị tà luận dối phỉnh mà sanh dị kiến, ở nơi phi pháp lại cho là thiện pháp, nơi phi giải thoát lại cho là giải thoát, nơi phi xuất thế lại cho là xuất thế.
Thấy các ông tự hư hỏng lại làm các ông hư hỏng. Như có người mù bảo người mù khác rằng tôi dẫn anh đi. Người có trí nên biết hai người mù ấy chắc sẽ trụy lạc nơi phi đạo mà bị khổ.
Cũng vậy, nầy các ông ! Hoặc Sa Môn, hoặc Bà La Môn thiệt chẳng phải Đạo Sư mà tự xưng Đạo Sư, thiệt chẳng phải chánh giác mà tự xưng chánh giác, thiệt chẳng biết đạo xuất thế mà tự xưng là biết, thiệt chẳng thấy đạo xuất thế mà tự xưng là thấy, thiệt chẳng biết chỗ cạn qua mà tự xưng là biết, thiệt chẳng phải giáo sư mà tự xưng là giáo sư, điều họ dạy bảo là tà giáo, là tá giác, là tà xuất, là tà đạo, chẳng biết chỗ cạn tự xưng là biết rồi đưa người , người được đưa qua trở lại càng khốn khổ hơn.
Nầy các ông ! Ví như kẻ chăn bò chẳng biết chỗ cạn lùa bầy bò xuống nước, đưa đến chỗ nước sâu giữa dòng bị khốn không ai cứu hộ. Đó là do kẻ chăn bò chẳng biết chỗ nước cạn vậy.
Cũng vậy, Hàng ngoại đạo các ông chẳng phải Đạo Sư mà tưởng mình là Đạo Sư, người được độ trở lại bị khốn khổ.
Nầy các ông ! Phật là Đạo Sư thiệt có khả năng hóa đạo, người được hóa độ đều chánh được độ. Phật là chánh giác lời nói chẳng hư, người được Phật giác ngộ đều được chánh ngộ. Phật là năng xuất lời nói chẳng hư, người được dạy xuất thì được chánh xuất. Phật thấy đạo dạy đường chánh cho người. Phật biết chỗ cạn lời nói chẳng hư , người được Phật độ thì được chánh độ. Phật biết pháp giáo hóa hay giáo hóa người. Phật biết Phật pháp hay giác ngộ người. Phật biết pháp xuất khiến người được xuất. Do vì Phật chánh kiến nên hay chánh chỉ bảo người. Phật biết chỗ độ qua được nên hay độ người, người được dắt qua đều được đường tốt.
Ngoại đạo các ông, người ưa giải thoát. Phật là Đạo Sư nay ở trước các ông đây, các ông nên đến. Phật là chánh ngộ hiểu rõ pháp xuất ly, khéo thấy đạo xuất ly nên làm chỗ cạn qua.
Các ông nhứt tâm lắng nghe kỹ khéo suy nghĩ đều sanh ưa muốn chánh niệm hiện tiền tâm sẽ lưu chú phát cần tinh tấn, vì chưa chứng pháp khiến được chứng, vì chưa dến được pháp khiến đến được., vì xưa chưa hành đạo khiến tiến hành , vì xưa chưa đến chỗ khiến đến chỗ, vì chưa phục ma khiến hàng phục, vì xưa chưa tìm bạn khiến cầu bạn lữ, vì chưa được pháp phương tiện khiến được pháp phương tiện.
Nầy các ông ! Như Phật đã nói ba pháp hòa hiệp được thọ thai. Nay sẽ nói , các ông phải nhứt tâm nghe kỹ pháp môn thọ thai.
Nầy các ông ! Phật nói mẹ đó là quá khứ tác nghiệp ấy làm duyên. Phật nói cha , đó là quá khứ tác nghiệp ấy làm nhơn. Phật nói Càn Thát Bà, đó là
nghiệp chiêu vời thức. Phật nói Ca La Lã, đó là nghiệp an trí. Phật nói bụng mẹ, đó là chỗ nơi mà nghiệp an trí thức. thức ở nơi bụng rồi thì sanh mạng được tăng trưởng lần lần lớn rộng.
Nầy các ông ! Vì như có thuốc rừng rậm nương đại địa mà được tăng trưởng lần lần lớn rộng. Cũng vậy, thức ấy vào bụng mẹ rồi tăng trưởng lớn rộng. Trong bụng mẹ ấy, hài nhi trưởng thành mới được sản sanh , sanh rồi lần tăng, đã được trưởng thành hành tánh thuở đời trước theo chỗ đã chết mà đến, chỗ sở hành quá khứ kia, quen tập phát khởi hiện tại đây. Cái ấy phải là trí mới biết , chẳng phải ngu rõ được. Kết bạn cùng ở thường quan sát luôn mới biết tánh ấy.
Các ông lắng nghe đây ! Người ấy nếu từ địa ngục chết rồi đến sanh trong loài người đây sẽ có tướng nầy mà người trí phải biết : tiếng họ ré lên ồ ề, như tiếng con la, tiếp gấp rút , tiếng kinh sợ, tiếng to tiếng nhỏ lòng thường sợ sệt, luôn luôn run rẩy nổi ốc dựng lông trong chiêm bao phần nhiều thấy lửa cháy lớn, hoặc thấy chạy trên núi, hoặc thấy khối lửa, hoặc thấy nồi chảo nước sôi trào, hoặc thấy có người cầm gậy gộc mà chạy, hoặc thấy thân mình bị mâu xóc đâm, hoặc thấy la sát nữ, hoặc thấy bầy chó dữ, hoặc thấy bảy voi dữ rượt, hoặc thấy mình chạy bốn phương mà không có chỗ nương về, lòng họ ít tin, không có thân hữu.
Nầy các ông ! Vô lượng tướng cảnh như vậy nay Phật nói lượt bấy nhiêu, đây gọi là từ địa ngục chết đến sanh trong loài người, chẳng phải ngu lường được mà chỉ có trí mới biết.
Nầy các ông ! Người ấy nếu từ súc sanh chết rồi đến sanh trong loài người, họ sẽ có những tướng dạng nầy, mà người trí phải biết, họ ám độn ít trí lười biếng ăn nhiều, thích ăn bùn đất, tánh họ khiếp nhược, ngôn ngữ chẳng rành, họ thích làm bạn với kẻ ngu, ưa chỗ tối tăm , mến thích nước đục, ưa nhăn cỏ cây, ưa lấy ngón chưn đào khoét đất cát, ưa động đầu xua đuổi ruồi lằn, thường cất cao đầu ngáp nhai không, thường ưa có chưn tùy nghi nằm trên đất chẳng tránh ô uế, ưa ngửi không, ưa trần truồng, ưa dối trá, nói khác làm khác ưa nói thêm
bớt, họ thường chiêm bao thấy lấy bùn trét lên mình, hoặc mộng thấy mình ở đồng ruộng ăn cỏ, hoặc mộng thấy mình bị rắn quắn, hoặc mộng thấy muình vào trong hang núi rừng rậm. Có vô lượng tướng cảnh như vậy nay Phật nói lược các tướng ấy, đây gọi là từ súc sanh chết đến sanh trong loài người. Trí mới biết chẳng phải ngu lường được.
Nầy các ông ! Người ấy nếu từ ngạ quỉ chết đến sanh trong loài người thì sẽ có các tướng sau đây mà người trí phải biết. Tóc họ vàng, giận trợn mắt nhìn, thường ưa nhịn đói nhịn khát, tham lam bỏn xẻn ghen ghét, ưa tham ăn tham uống, ưa nói lén người, thân nhiều lông, tròng mắt sáng đỏ, nhiều nghĩ tưởng các thức ăn, ưa muốn tích tụ chẳng muốn chia cho, chẳng thích thấy người lành tốt, thấy tài vật liền sanh lòng trộm cắp nhẫn đến được chút ít cũng liền mừng vui, thường cầu tài lợi, ưa ăn dơ, thấy người có của cải liền ganh ghét, lại ở nơi của người tưởng là của mình, thấy người thọ dùng thì tiếc lẫn, nghe nói ăn ngon thì
lòng chẳng ưa, nhẫn đến nơi xóm nơi đường thấy trái cây rụng hay lúa đậu liền sanh lòng tham lượm hái. Có vô lượng tướng cảnh như vậy nay Phật chỉ nói lược các tướng ấy, đây gọi là từ ngạ quỉ chết đến sanh trong loài người chẳng phải ngu lường được, chỉ trí mới biết.
Nầy các ông ! Nếu người ấy từ A Tu La chết đến sanh trong loài người sẽ có những tướng sau đây mà người trí phải biết :
Họ cao ngạo ngã mạn, ưa giận dữ đấu tranh, oán hận chẳng quên, khởi tăng thượng mạng, thân họ to mạnh, mắt trắng như mắt chó, răng dài lộ ra ngoài, dũng kiện nhiều sức lực hay chiến trận, cũng ưa lưỡng thiệt phá hoại kẻ khác, lòng họ cao ngạo khinh miệt sách luận của người, người khác dầu biết mà họ khéo dùng lời lẽ kín sâu, họ cũng có trí lực và phiền não lực, thích tự dưỡng thân thể. Có vô lượng tướng cảnh như vậy nay Phật nói lược những tướng ấy, đây gọi là từ A Tu La chết đến sanh trong loài người, chẳng phải ngu lường được, chỉ trí mới biết.
Nầy các ông ! Nếu từ loài người chết rồi sanh trở lại trong loài người thì có những tướng như sau mà người trí phải biết : Người ấy hiền trực ưa gần người lành, chê trách kẻ ác, mến tiếc dang vọng nhà mình , đốc hậu thủ kín, ưa thích tiếng tâm và lời khen tặng, mến ưa nghề khéo, kính trọng trí huệ, có tâm tàm sĩ, tâm tánh nhu nhuyến, biết ơn dưỡng nơi các thiện hữu, lòng thuận không trái, ưa xả thí, biết người hay dở, giỏi quan sát người có ích hay vô ích, giỏi đối đáp lãnh hội ngôn nghĩa ấy, giỏi hòa hiệp cùng giỏi trái lìa, giỏi làm sứ giả tuyên truyền ngôn ngữ, nơi các thứ ngôn ngữ giỏi thông đạt ghi nhớ chẳng quên, cũng biết được thị xứ phi xứ. Có vô lượng tướng như vậy nay Phật nói lược các tướng ấy, đây gọi là người từ loài người chết trở lại sanh trong loài người. Chẳng phải ngu lường được, chỉ trí mới biết.
Nầy các ông ! Nếu người ấy từ thân trời chết rồi sanh trong loài người sẽ có các tướng sau đây mà người trí phải biết. Người ấy đoan chánh thích thanh tịnh, hay mang vòng hoa và ướp hương thoa hương nơi thân, thích tắm gội, thọ ngũ dục thì chọn thứ đẹp tốt mà chẳng ưa thứ xấu, ưa âm thanh và ca vũ, thuần giao hữu với các thượng nhơn , chẳng kết bạn với hạ nhơn, ưa lầu các nhà cao phòng rộng, lòng từ hòa mỉm cười không giận, lời nói dịu dàng đẹp hay khiến người nghe đẹp dạ vui lòng, thích chuổi ngọc và y phục trang sức, thường ưa đi ra vào, bước đi thong dong nhàn nhã,
làm việc chuyên cần chẳng biếng lười. Có vô lượng tướng như vậy, nay Phật nói lược các tướng ấy, đây gọi là người từ thân trời chết rồi sanh trong loài người, chẳng phải ngu lường được, chỉ trí mới biết.
Nầy các ông ! Nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn muốn siêu thoát các tướng ấy thì phải gần gũi thiện tri thức, thuận theo ý và làm theo chỗ làm của thiện tri thức. Thiện tri thức ấy sẽ thuyết pháp để họ được siêu độ.
Nầy các ông ! Người từ địa ngục chết sanh trong loài người ấy, trước đời địa ngục lúc họ làm thân người họ tạo những tội ác, vì họ sân khuể nên giết hại, do nghiệp giết hại ấy dắt họ đọa địa ngục thọ nhiều thứ khổ, sau đó sanh trong loài người vẫn còn tập khí.
Người ấy đã biết tướng dạng như vậy rồi cần phải tự biết là mình từ địa ngục đến sanh trong loài người. Vì bỏ lìa nhơn duyên địa ngục, người ấy phải tìm thiện tri thức. Gặp được thiện tri thức rồi cung kính thưa sự. Thiện tri thức ấy vì trừ nghiệp sân hại mà dạy nói từ bi và trợ đạo tương ưng từ bi. Do các pháp hành ấy trừ được tập khí tàn thừa nhơn duyên địa ngục của người ấy. Thiện tri thức ấy hoặc vì họ nói Thi la Ba la mật tương ưng từ bi để trừ tội ác sân hại cho người ấy. Lúc người ấy tu từ bi, sáu Ba la mật sẽ đầy đủ thêm lớn phước đức.
Nầy các ông ! Người từ súc sanh chết, sanh trong loài người, trước đời súc sanh, lúc làm thân người, họ thật hành quen tập pháp ngu si, do quen tập ngu si bèn làm ác nghiệp, do ác nghiệp ấy sanh trong loài súc sanh, ăn ở chung chạ lâu ngày với các súc sanh, hành động nghi thức súc sanh, nên nay làm thân người vẫn còn những tướng theo tập khí súc sanh. Người ấy phải tự biết sau khi thấy hành tưởng của mình, tôi từ súc sanh chết đến sanh trong loài người đây. Vì bỏ rời nhơn duyên súc sanh, họ phải tìm thiện tri thức. Vì trừ tập khí ngu si. Thiện tri thức dạy họ mười hai nhơn duyên. Do pháp nhơn duyên ấy mà trừ được ngu si. Thiện tri thức ấy hoặc vì họ mà dạy Bát Nhã Ba la mật, do đó ngu si thể tánh tự lìa dứt, bèn sanh trí huệ.
Nầy các ông ! Người từ ngạ quỉ chết đến sanh trong loài người, trước đời làm ngạ quỉ, lúc làm thân người, họ thật hành chứa quen pháp xan tham, do nghiệp lực xan tham sanh trong loài ngạ quỉ, cùng chung với các ngạ quỉ ăn ở, hành động theo nghi thức ngạ quỉ. Người ấy quan sát thấy hành động của mình phải tự biết rằng tôi vốn là ngạ quỉ chết rồi đến sanh trong loài người nầy. Vì muốn bỏ rời hành nghiệp ngạ quỉ, người ấy phải tìm thiện tri thức. Vì trừ nghiệp xan tham của người ấy nên thiện tri thức dạy họ pháp bố thí. Nhờ pháp bố thí mà nghiệp xan tham được trừ. Hoặc thiện tri thức dạy họ pháp trợ Bồ đề tương ưng với bố thí, hoặc dạy họ Đàn na Ba la mật. Người ấy tu Bàn na Ba la mật mà được đủ sáu Ba la mật. Thiện tri thức hoặc dạy họ tất cả pháp đều bình đẳng. Người ấy tu pháp bình đẳng nên được đủ Bát Nhã Ba La mật. Vì tu Bát Nhã ba la mật nên lưu chú xu hướng Nhứt thiết trí.
Nầy các ông ! Người từ A Tu La chết đến sanh trong loài người, trước đời A Tu La, lúc làm thân người, họ làm nhiều căn lành mà kiêu mạn, do kiêu mạn mà tạo các nghiệp , do sức nghiệp kiêu mạn tích tập mà sanh trong A Tu La cùng chung ăn ở với chư A Tu La làm những nghiệp A Tu La. Từ A Tu La chết họ sanh trong loài người đây nhưng tập khí nghiệp A Tu La vẫn còn. Người ấy nghe pháp như vậy, quan sát hành động của mình phải tự biết rằng tôi vốn từ A Tu La chết rồi sanh trong loài người. Vì muốn bỏ rời hành nghiệp A Tu La nên người ấy phải tìm thiện tri thức. Vì trừ nghiệp kiêu mạn cho người ấy, thiện tri thức dạy họ thánh trụ xứ, do pháp môn nầy khiến họ trừ được nghiệp kiêu mạn. Hoặc dạy họ không pháp môn, do đây trừ được nghiệp kiêu mạn ngô ngã mà được trí vô ngã. Hoặc dạy họ nhơn duyên hòa hiệp mà có các pháp, do hòa hiệp mà có sở tác. Nếu không hòa hiệp thì không sở tác. Quan sát như vậy thì kiêu mạn và nghiệp đều tiêu trừ. Hoặc dạy các pháp nhứt tướng, tu theo đây thì được đủ Bát Nhã Ba la mật mau chứng Nhứt thiết trí trọn chẳng thối chuyển.
Nầy các ông ! Người từ thân người chết rồi lại sanh trong loài người, lúc đời trước làm thân người, họ tu hành tích tập mười nghiệp đạo lành, do nghiệp lực luôn luôn tu hành tích tập nghiệp đạo lành ấy mà lại sanh trong loài người đây. Người ấy nghe pháp như vậy phải tự biết rằng tôi vốn từ thân người chết rồi lại sanh trong loài người nầy. Vì muốn siêu tập khí nghiệp người , họ phải tìm thiện tri thức. Vì trừ tập khí ấy, thiện tri thức dạy họ vô thường tưởng để trừ tập khí. Hoặc dạy họ sanh từ lỗi khổ, Niết bàn rất vui. Nghe pháp ấy rồi, người ấy được nhàm sanh tử lỗi khổ mà ưa thích Niết bàn vui. Hoặc dạy họ sáu Ba la mật, do đó hoặc họ có thể phát tâm Vô thượng Bồ đề. Hoặc dạy họ thiện phương tiện, do đó họ có thể kiên trì sáu Ba la mật mau chứng Nhứt trí trọn chẳng thối chuyển.
Nầy các ông ! Người từ thân trời chết rồi đến sanh trong loài người, trước đời làm thân trời, lúc làm thân người tu phạm hạnh bố thí trì giới đều mong phước báu tương lai. Tu hành tích tập thiện nghiệp như vậy dài lâu xong trọn, do nghiệp lực ấy sanh thân trời, cùng chư Thiên chung ăn ở quen nghi thức chư Thiên , từ thân trời chết, tập khí pháp hành chư Thiên vẫn còn, khi được thân người rồi, nghe pháp như vậy quan sát hành động của mình phải tự biết rằng tôi vốn quyết từ thân trời chết đến sanh trong loài người. Vì muốn siêu tập khí chư Thiên, người ấy phải tìm thiện tri thức. Thiện tri thức ấy dạy họ tu trì phạm hạnh chẳng cầu báo tương lai, dạy cho họ biết cầu phước báu là lầm lỗi, dạy rõ tịnh tu phạm hạnh không chỗ y trước thì được phước vô lượng. Dạy họ tu bố thí chẳng cầu phước báu, nói cầu báo là lỗi lầm, dạy rõ bố thí không chỗ y trước thì được phước vô lượng. Dạy họ tu trì giới chẳng cầu phước báu tương lai, nói cầu báo là lỗi lầm, dạy rõ trì giới không chỗ y trước thì công đức vô lượng. Hoặc dạy họ thiện xảo phương tiện, do đó người ấy có hành lục Ba la mật, đầy đủ lục Ba la mật mau chứng Nhứt thiết trí trọn chẳng thối chuyển.
Nầy các ông ! Người từ địa ngục chết đến sanh trong loài người phải nương tựa thiện tri thức để được nghe pháp tam thế chư Phật bình đẳng. Được nghe pháp bình đẳng rồi phải phát cần tinh tấn y thành ấp tụ lạc cùng đại chúng chung ở nơi đủ cả bốn bộ chúng cùng nhau luận lượng Phật pháp học vấn nạn đáp, pháp tam thế bình đẳng được hiện ra trước, hiểu tất cả pháp không có tự tánh. Do tu trí hiểu nầy mà phiền não lần trừ.
Nầy các ông ! Người từ súc sanh chết sanh trong loài người ấy phải nương tựa thiện tri thức gần gũi người đa văn, do gần người đa văn mà trừ lần ngu si. Người ấy dầu gần người đa văn và các kinh luận mà quán tưởng chẳng phải có. Người ấy quán tưởng chẳng phải có rồi tự nhiên hiểu chứng pháp không tự tánh, do đây mà pháp tam
thế bình đẳng tự nhiên hiện tiền mau chứng Nhứt thiết trí chẳng có thối chuyển.
Nầy các ông ! Người từ ngạ quỉ chết sanh trong loài người ấy phải nương tựa thiện tri thức tu hành bố thí để trừ xan tham và làm các công đức. Do vì tu xả thí nên tâm họ chằng tich tụ, do đó pháp tam thế bình đẳng tự nhiên hiện tiền được nhứt tướng, tức là vô tướng. Người ấy do tu trí hiểu vô tướng nầy nên mau chứng Nhứt thiết trí trọn chẳng thối chuyển.
Nầy các ông ! Người từ A Tu La chết đến sanh trong loài người phải nương tựa thiện tri thức để cùng chiến đấu với phiền não ma, đó là kiêu mạn. Bấy giờ người ấy nên quán sát “ gì là mạn, ai mạn, ai bị khinh mạn, ai do mạn nầy mà khởi phiền não xứ, ai bỏ mạn ấy ?”. Suy tìm như vậy không có mạn để được, cũng chẳng thấy có ai nhiếp thọ mạn ấy. Người ấy do quán sát nghĩa như vậy nên không có mạn để được, không có người mạn, cảnh giới tương ưng với mạn cũng chẳng có được, cũng chẳng thấy có ai bỏ kiêu mạn. Quan sát như vậy, không một pháp có thể được. Người ấy lại quan sát như vậy : “Do ác nhiếp thọ tự phỉnh thân mình cũng phỉnh thân người ”. Lúc quan sát như vậy có thể thấy các pháp không có tự tánh. Do thấy các pháp đều không có tự tánh nên thấy pháp chẳng phải có, do chẳng phải có nên biết chẳng thành tựu, do biết chẳng thành tựu nên biết là chẳng sanh, vì biết là chẳng sanh nên biết là chẳng diệt, đã chẳng sanh diệt thì đó là bất khả thuyết. Nếu hiểu được bất khả thuyết thì nó chẳng phải quá khứ chẳng phải hiện tại chẳng phải vị lai tam thế bất khả đắc. Các pháp đã là tam thế bất khả đắc thì nên biết chưa hề có được có mất, đây là tất cả pháp bình đẳng. Do tất cả pháp bình đẳng nên biết tất cả pháp là chơn như bất biến bất dị, Như Lai cũng là chơn như bất biến bất dị, vì tất cả pháp tức là chơn như.
Do đó nên quan sát kiêu mạn được biết người ấy từ thân người đời trước chết rồi lại sanh trong loài người, vì họ có sức tập khí kiêu mạn. Nhẫn đến từ địa ngục chết đến sanh trong loài người do có tập khí kiêu mạn nên biết được tướng ấy. Nếu không tập khí kiêu mạn thì không thể nói được là người ấy từ thân người đến hay nhẫn đến từ trong địa ngục đến.
Nầy các ông ! Đây gọi là trí huệ lìa rời kiêu mạn. Tướng ấy phải do đủ xảo phương tiện mới có thể biết được. Lại do Bát Nhã Ba la mật gia trì nên người ấy mới biết được ”.
Lúc ấy, tám ngàn người ngoại đạo được nghe đức Phật thuyết pháp liền được vô sanh pháp nhẫn. Chúng ấy được vô sanh pháp nhẫn rồi liền đứng dậy đảnh lễ chưn Phật. Họ đảnh lễ chưn Phật rồi đứng qua một phía khác miệng đồng lời nói kệ tán thán đức Phật :
“Đạo Sư kiến lập sức trí huệ
Biết các đạo thú chẳng do người
Biết các chúng sanh đi các thú
Như thấy trái cây cầm trong tay
Do các kiến thủ trược thế gian
Thí như mây mù chướng hư không
Do đây bầy ngu thường lưu chuyển
Như bọn người mù lạc đường chánh
Thế gian là thường là vô thường
Lại nói cũng thường cũng vô thường
Lại nói phi thường phi vô thường
Họ như voi đui đi vào thành
Nói đời hữu biên hay vô biên
Nói cũng hữu biên cũng vô biên
Nói phi hữu biên phi vô biên
Do đây lưu chuyển như chim lồng
Lại nói tức thân là thần ngã
Hoặc nói ly thân có thần ngã
Bị vọng tưởng phân biệt trói buộc
như chim sa lưới lòng sanh khổ
Lại nói Trời Tự Tại hóa ra
Lại nói sanh chẳng phải do nhơn
Chúng sanh bị kiến thủ che lấp
Ví như mây mù che
khuất trăng
Như trứng trong lồng nở ra chim
Theo các lỗ trống thường muốn ra
Chúng sanh bị kiến thủ làm ngu
Họ chẳng giải thoát như chim lồng
Lại để Phạm Vương và Thiên chúa
Lại để đồng hài và phụ nhơn
Lại để phương hải Tỳ Sa Môn
Như giặc bị bắt cầu thần linh
Dường như kẻ nghèo gặp chủ nợ
Cầu lập bảo chứng cùng chủ nợ
Như vậy người đời chấp kiến thủ
Ngu si cầu trời mong dục lạc
Phật thấy chúng sanh y chơn thiệt
Như thấy năm ngón trên bàn tay
Ở trong các thú chịu trăm khổ
Như bọn giặc cướp vào lao ngục
Với họ Thế Tôn lòng thương xót
Tu các đạo hạnh biết các thú
Thế Tôn đã dạy pháp xuất ngục
Như vua sanh
trai phóng đại xá
Thương đời chẳng kể vô số kiếp
Tu các khổ hạnh được Bồ đề
Kiến thủ phá hoại bọn ngu si
Phật dạy cho họ được giải thoát
Do đây Thiện Thệ Thiên Nhơn Sư
Ở trong các pháp được tự tại
Chúng tôi kiến thủ nên lạc đường
Nơi kiến thủ Phật cứu chúng tôi
Do đây Thế Tôn có đại lực
Có đủ vô úy không oán đối
Giữa chúng đại hống như sư tử
Chúng tôi cũng nguyện được pháp ấy
Vì nó hay động cõi Đại Thiên
Cũng dùng pháp ấy chiếu khắp chốn
Dùng nó thọ ký các chúng sanh
Cũng nguyện chúng tôi gặp gỡ họ”.
Đức Thế Tôn biết chư ngoại đạo đã thâm tín nên hiện tướng mỉm cười phóng ánh sáng.
Huệ Mạng Mã Thắng nói kệ bạch hỏi đức Phật :
“Phật thương thế gian hiện mỉm cười
Vì thấy các chúng ngoại đạo ấy
Ngưỡng mong Như Lai nói cớ cười
Phật hiện mỉm cười có nghĩa chi
Đấng khéo hiểu nhơn chẳng không nhơn
Mà hiện mỉm cười phóng ánh sáng
Lành thay đấng hiện sáng mỉm cười
Đại chúng chiêm ngưỡng mong Phật nói
Đại chúng tại hội đều hoài nghi
Vì thấy Phật hiện ánh sáng cười
Tất cả đều như nhìn trăng tròn
Nhìn Phật chờ nói cớ mỉm cười
Ai tại hôm nay dâng cúng dường
Ai ngày nay làm vui từ phụ
Nay ai có được Phật công đức
Lành thay Đại Trí xin diễn nói
Đại chúng nghe nói chắc mừng vui
Đều do ngoại đạo được thọ ký
Ngưỡng mong Đạo Sư thương nói cho
Ở trong thừa nào họ đắc đạo
Lành thay Mâu Ni trừ chúng nghi
Do đây đại chúng được mừng vui
Một bề đến Phật không thối chuyển”.
Đức Thế Tôn nói kệ đáp Mã Thắng Tỳ kheo :
“ Lành thay Mã Thắng khéo biết giờ
Hay hỏi Như Lai hàng ma oán
Thương xót thế gian nói lời ấy
Hay hỏi Đạo Sư Vô Thượng Sĩ
Phật sẽ nói sự hiện mỉm cười
Ông phải nhứt tâm nghe duyên cớ
Ông phải vui mừng nghe Phật nói
Nay nói nghĩa cớ Phật mỉm cười
Tám ngàn ngoại đạo đều điều phục
Bỏ các ác kiến trụ thiện kiến
Thấy thế gian bị kiến thủ não
Họ khởi bi tâm cầu Bồ đề
Tất cả kiến thủ đều được bỏ
Vì họ đã biết chánh kiến vậy
Từ Phật được nghe ký vô ngại
Họ đều ưa cầu Nhứt thiết trí
Chỗ Phật quá khứ được ký rồi
Cúng dường Đại bi Lưỡng Túc Tôn
Đầy đủ chỗ hai ức chư Phật
Để được lên Vô thượng Bồ đề
Chỗ Phật tu thí cũng chẳng thiếu
Tu trì tịnh giới tu thiền định
Tịnh tu trí huệ phát tinh tấn
Nơi c ác quần sanh tu nhẫn nhục
Thường tu tập sáu Ba la mật
Lựa chọn trí huệ cầu Bồ đề
Mã Thắng thỉnh hỏi đấng hàng ma
Phát tâm thích cầu Phật Bồ đề
Những khổ não ấy do đảng ác
Y chỈ trong chỗ có kiến thủ
Chúng ấy nay thấy Thắng Đạo Sư
Bỏ các ác kiến đều không thừa
Do được thiệt hiểu lời Phật dạy
Tùy thuận Phật pháp khởi thâm tín
Họ có nhiều ức Phật vị lai
Đều siêng cúng dường cầu Bồ đề
Ở đời vị lai kiếp Tinh Tú
Đều được làm Phật đồng một hiệu
Hiệu Phổ Văn Phật danh tiếng lớn
Phật ấy đại trí độ thế gian
Quốc độ Phật ấy rất thanh tịnh
Nhiều thứ trang nghiêm không đâu bằng
Cõi ấy chúng sanh không ác kiến
Thuần cầu Bồ đề quả hiền thánh
Cõi ấy chúng sanh không ác thú
Thuở ấy cũng không tất cả nạn
Tất cả Phật ấy thọ mạng lâu
Đồng trụ thế gian tám vạn tuổi
Chúng sanh nghe được danh Phật ấy
Đều được bất thối thượng Bồ đề
Nếu những người nữ nghe hiệu Phật
Tất cả đều được thân nam nhi
Như vậy Thế Tôn đấng hàng ma
Đã thọ ký cho chúng ngoại đạo
Tất cả Trời Người nghe thọ ký
Thảy đều mừng vui sanh kính tin”.
PHẨM LỤC GIỚI SAI BIỆT
Bấy giờ Tịnh Phạn Vương và quyến thuộc thấy A Tu La nhẫn đến trời Quảng Quả cúng dường Phật được thọ ký, cũng nghe trời Tịnh Cư nói kệ tán thán Phật, lại thấy ngoại đạo cũng được thọ ký, nhà vua suy nghĩ rằng : Việc ấy hi hữu chẳng nghĩ bàn được. Đức Thế Tôn rất khéo nói như vậy, tất cả thế gian rồi đều vui mừng.
Do ái luyến con trai mình nên Tịnh Phạn Vương đối với đức Phật tình ý rất ân cần. Đức Thế Tôn nói với Tịnh Phạn Vương rằng : “Pháp của Phật nói, trước giữa sau đều thiện cả, nghĩa ấy sâu xa, vị ấy thuần thiện thanh tịnh không xen tạp thanh bạch không ô nhiễm, nói rõ pháp phạm hạnh. Những phạm hạnh gì ? Đó là pháp môn phân biệt lục giới.
Nay vua nên lắng nghe khéo suy nghĩ sẽ vì vua mà nói ”.
Vua nói : “ Lành thay, nay tôi nghe kỹ xin Phật nói cho”.
Đức Phật nói : “ Nầy Đại Vương ! Gì là pháp môn phân biệt lục giới ?
Nầy Đại Vương lục giới được nói đó là trượng phu, lục xúc nhập cũng là trượng phu, thập bát ý thức cảnh giới cũng là trượng phu.
Nầy Đại Vương ! Cớ gì Phật nói lục giới tức là trượng phu ? Những gì là lục giới ? Đó là địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới và thức giới.
Nói rằng lục giới là trượng phu đó là đây vậy.
Cớ gì Phật nói lục xúc nhập gọi là trượng phu? Nhũng gì là lục xúc nhập ? Đó là vì nhãn xúc nhập thấy các sắc, nhĩ tỷ thiệt thân cũng như vậy, nhẫn đến vì ý xúc nhập biết các pháp.
Nói rằng lục xúc nhập là trượng phu đó là đây vậy
Có gì Phật nói mười tám ý thức cảnh giới là trượng phu ? Gì là mười tám ý thức cảnh giới ? Đó là nhãn thấy được sắc khả ý do ức
Tưởng phân biệt mà sanh tư giác, thấy sắc bất khả ý cũng ức tưởng phân biệt mà sanh tư giác, thấy sắc xả ý cũng ức tưởng phân biệt mà sanh tư giác. Nhĩ tỷ thiệt thân cũng như vậy. Nhẫn đến ý biết pháp khả ý, biết pháp xả xứ ý đều ức tưởng phân biệt.
Nói rằng thập bát ý thức cảnh giới là trượng phu đó là đây vậy.
Nầy Đại Vương địa giới có hai thứ : đó là nội và ngoại.
Nội địa giới là trong tự thân được có những thứ cứng rắn có được có lấy như là tóc long móng răng da
thịt gân xương tủy não ngũ tạng lục phủ đại tiện
ngoại địa giới là ngoài thân có những thứ cứng rắn chẳng được chẳng lấy.
Nầy Đại Vương ! địa giới trong thân, lúc nó sanh
không từ đâu đến, lúc nó diệt cũng không đi đâu.
nầy Đại Vương : Có lúc nữ nhơn tự phân biệt tôi là nư’ nhơn, thấy nam tử kia lại sanh phân biệt kia là nam tử, bèn sanh ý tưởng dục ưa muốn hòa hiệp mà sanh ái nhiễm nơi nam tử ấy.
Có lúc nam tử ấy tự phân biệt tôi là nam tử, thấy nữ nhơn kia bèn sanh phân biệt kia là nữ nhơn rồi sanh ái nhiễm.
Nam tử và nữ nhơn ấy đều sanh ái nhiễm mà cùng hòa hiệp. Do hòa hiệp mà có ca la lã.
Nầy Đại Vương ! Nam tử phân biệt ấy và sự được phân biệt, cả hai đều bất khả đắc, nam tử và tánh nam tử cũng bất khả đắc, do đó chẳng tương tục mà sanh phân biệt. Phân biệt ấy tự tánh cũng bất khả đắc. Như phân biệt tự tánh bất khả đắc, hòa hiệp và hòa hiệp tư( tánh cũng bất khả đắc, ca la lã và ca la lã tư( tánh cũng
bất khả đắc.
Nếu tự tánh bất khả đắc thì nó làm sao sanh được yết bồ đàm ?
Nầy Đại Vương ! Nhơn phân biệt mà sanh ra có thứ cứng rắn ấy. Thứ cứng rắn lúc sanh không có từ đâu đến.
Nầy Đại Vương ! Có lúc thân nầy rốt cuộc làm tử thi. Tử thi cứng rắn ấy lúc biến hoại nó chẳng về phương Đông cũng chẳng về phương Nam phương Bắc phương Tây bốn cạnh trên dưới.
Như trên ấy, đó là nội thân địa giới.
Nầy Đại Vương ! Có lúc thế gian đây đều trống rỗng, lại sanh Phạm Thiên cung điện thất bửu. Tướng cứng rán của cung điện ấy lúc sanh không từ đâu đến.
Tướng cứng rắn của cung điện thất bửu trời Tha Hóa Tự Tại, trời Hóa Lạc, trời Đâu Suất, trời Dạ Ma, trời Đao Lợi, trời Tứ Thiên Vương, lúc sanh không từ đâu đến.
Núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi cứng rắn,lú sanh không từ đâu đến. Nhẫn đến núi Tu Di, khắp cõi tam thiên Đại Thiên , tất cả thứ cứng rắn trong ấy, lúc sanh không từ đâu đến.
Đại địa nầy dày một trăm sáu mươi vạn do tuần, lúc sanh không từ đâu đến.
Nầy Đại Vương ! Có lúc thế giới nầy hư hoại. Lúc sắp hoại, đại địa hoặc bị lửa cháy nát, hoặc bị nước trôi rã, hoặc bị gió thổi tan. Lúc lửa cháy đại địa nầy cho đến khói tro không còn thấy, như dầu tô bị lửa cháy tan biến không sót thừa, như lấy muối bỏ vào nước tiêu tan hết cả. Lúc bị gió thổi hoại cũng không còn sót thừa, như gió mạnh tỳ lam thổi tan mất bầy phi điểu không còn sót thừa. Địa giới trong ấy lúc tan diệt cũng không đi đâu.
Nầy Đại Vương ! Đúng vậy đúng vậy, nội thân địa giới và ngoại thân địa giới, lúc nó sanh không từ đâu đến, lúc nó diệt cũng chẳng đi đâu. Lúc nó sanh cũng
không lúc nó trụ cũng không. Sanh và trụ hai thời gian thể tánh đều không.
Nầy Đại Vương ! Thủy giới cũng có hai thứ : nội và ngoại.
Nội thân thủy giới là những thứ nước, tánh nước, thể nước, hoặc nhuần, tánh nhuần, thể nhuần ở trong thân, như nước mắt, nước mũi, mồ hôi, nước miếng, mủ, máu, đàm, mỡ, tủy, sữa, tiểu tiện.
Ngoại thân thủy giới là những nước tánh nước thể nước và nhuần tánh nhuần thể nhuần mà thân chẳng được chẳng nhiếp.
nầy Đại Vương ! Thủy giới trong thân ấy, lúc nó sanh không từ đâu lại, lúc nó diệt cũng chẳng đi đâu. Như líc thấy người yêu thương thì trong mắt chảy nước mà lúc bị khổ trong mắt cũng chảy nước, lúc nghe pháp kính tin nước mắt chảy ra mà bị phong hàn cũng chảy nước mắt, lúc mắt nhặm đỏ cũng vậy.
Nước mắt ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng chẳng đi đâu.
Nầy Đại Vương có lúc thủy giới trong thân tăng trưởng quá nhiều có thể diệt hỏa giới trong thân. Lúc hỏa giới ấy diệt, nó không đi đến đâu. Có lúc hỏa giới trong thân quá tăng thạnh hay làm khô cạn thủy giới trong thân. Lúc bị đốt cạn, thủy giới ấy đi không đến đâu.
Nầy Đại Vương ! Hỏa giới và thủy giới trong thân ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó chẳng đi đâu. Lúc sanh nó cũng
không, thể tánh nó tự không.
Nầy Đại Vương !Có lúc thế giới nầy hư hoại. Lúc thế giới nầy sắp hoại, trong không gian nổi lên ba mươi hai lớp mây đầy trùm trắp tam thiên Đại Thiên thế giới đến năm trung kiếp mưa lớn không dứt, giọt mưa như tượng vương đái. Sau đó lại trải qua năm trung kiếp mưa thật to lớn, nước ngập đầy đến Phạm Thiên.
Nầy Đại Vương ! Thủy giới to lớn ấy, lúc đầu sanh không từ đâu đến.
Nầy Đại Vương ! Lại có lúc thế giới nầy hư hoại. Lúc sắp hoại, trong thế giới nầy có hai mặt nhựt xuất hiện, bấy giờ suối nguồn sông nhỏ đều khô cạn.
Kế đến có bốn mặt nhựt xuất hiện, bấy giờ nguồn nước của các sông lớn đều khô hết.
Kế đến có năm mặt nhựt xuất hiện, bấy giờ nước trong đại hải lần lần khô cạn từ một do tuần, lần lần khô cạn đến mười do tuần, trăm do tuần, ngàn do tuần, vạn do tuần, đến bốn vạn bốn ngàn do tuần đều khô cạn.
Bấy giờ nước còn thừa trong đại hải từ bốn vạn do tuần, lần lần còn ba vạn, hai vạn, một vạn, chín ngàn, tám ngàn đến còn một ngàn do tuần, lần lần cạn còn thừa chín trăm tám trăm đến một trăm do tuần, lần lần cạn còn thừa chín mươi đến còn mười do tuần, cạn lần còn thừa chín đến một do tuần, cạn lần còn thừa năm dặm đến mười đa la thọ , chín đến còn một đa la thọ, cạn lần cho đến chỉ còn vũng ướt như dấu chơn.
Bấy giờ trong đại hải chỉ còn chút tướng ẩm ướt như lúc tròi mưa thoạt ướt thoạt khô.
Lần đến lúc trong đại hải hơi nước chỉ còn thắm mặt ngón tay.
Nầy Đại Vương ! Thủy giới ấy lúc lần lần diệt, nó đi chẳng đến đâu, mười phương đều không đến, lúc sanh nó cũng không, lúc trụ nó cũng không, lúc diệt nó cũng không. Tánh thủy giới ây bất khả đắc chỉ có riêng tác dụng thôi. Nhưng tác dụng ấy chẳng phải nam chẳng phải nữ không có tướng để được. Nầy Đại vương hỏa giới cũng có hai thứ : : nội và ngoại.
Nội hỏa giới là trong thân chỗ có hỏa, hỏa thể, hỏa tướngvà nhiệt, nhiệt thể, nhiệt tướng. Đó là trong thân có hơi ấm nóng hay làm tiêu hóa thức uống ăn nhập vào số nhiệt độ ấy.
Ngoại hỏa giới là những hỏa, thể hỏa, tướng hỏa và hơi ấm nóng ở ngoài thân chẳng lấy chẳng thọ ấy.
Nầy Đại Vương ! Có lúc ca la lã trong
bào thai, thân nội hỏa giới tăng thạnh làm thủy giới lần kém nên ca la lã đặc lần cứng lần. Như,đồ kim khí do hỏa lực mà lần cứng rắn. Ca la lã cứng đặc thì gọi là yết bồ đàm. Yết bò- đàm do hỏa lực mà thành tên là ty thi
ca. Ty thi ca do hỏa lực mà thành tên là kiên cố.kiên cố do hỏa lực mà thành mọc ra năm nhánh.
Đúng vậy, nầy Đại Vương ! Thủy giới ấy do hỏa giới thành thục như vậy như vậy. Thủy giới ấy lần đặc lần cứng mà thành khối thịt.
Nầy Đại Vương! Lúc hỏa giới ấy sanh, nó không từ đâu lại, mà có thể đốt tiêu thủy giới.
Nầy Đại vương ! Có lúc trong thân người hỏa giới lần diệt tận. Vì hỏa giới diệt tận nên đồ ăn uống không tiêu hóa mà người bệnh ấy không thể ăn uống được. Vì không ăn uống được nên ho”a giới diệt hết mà người bệnh phải chết.
Nầy Đại Vương! Hỏa giới lúc diệt, nó chẳng đi đến mười phương. Lúc sanh nó cũng không, lúc diệt nó cũng không, mà hỏa giới ấy từ nào thể tánh nó tự không.
Nầy Đại Vương! Có thời kỳ thế giới hư hoại. Lúc thế giới hoại hỏa giới ngoài thân tăng thạnh cháy đỏ suốt khắp cả tam thiên Đại Thiên thế giới.
Nầy Đại Vương ! Lửa ngoài thân ấy, lúc sanh không tưé đâu đến.
Nầy Đại vương ! Lại có lúc khối lửa lớn ấy cháy khắp cõi Đại Thiên rồi tắt. Lúc lửa ấy diệt, nó chẳng đến đâu, chẳng đến mười phương.
Nầy Đại Vương ! Hỏa giới ngoài thân ấy, lúc sanh cũng không, lúc
diệt cũng không, thể tánh nó tự không, chẳng phải có, chẳng thể được. Chỉ là riêng dụng, nhưng riêng dụng ấy chẳng phải nam chẳng phải nữ.
Nầy Đại Vương ! Phong giới cũng có hai thứ : nội và ngoại.
Gì là phong giới trong thân ? Trong thân mình và trong thân người được có phong giới bị thọ bị lấy, thể phong, danh phong, tốc tật, thể tốc tật,, danh tốc tật. Đó là ở nơi tứ chi là phong, ở nơi tỳ vị là phong đi nơi năm vóc là phong, đi nơi lóng đốt chi phần là phong, hơi thở ra vào cũng là phong. Nói tóm lại, đi khắp trong thân thể đều là phong.
Có lúc phong giới trong thân ấy tăng thạnh tập hiệp có thể làm cho thủy giới khô khan, cũng có thể làm tổn giảm hỏa giới, do đó thân người không nhuận trạch cũng không ấm nóng, bụng phình trướng, tay chưn co cúng, các mạch máu căng đầy, gân nóng rút giựt rất đau khổ hoặc phải chết.
Nầy Đại Vương ! Phong giới trong thân ấy, lúc sanh không từ đâu đến.
Nầy Đại vương !
Người bịnh phong ấy hoặc gặp lương y cho đúng thuốc hay nên bịnh phong dứt hết. Lúc phong giới ấy diệt, cũng không đi đâu. Lúc
nó sanh cũng không, lúc nó diệt cũng không, thể tánh nó tự không.
Gì là phong giới ngoài thân ?
Nầy Đại Vương ! Ngoài thân được có , thân chẳntg thủ chẳng thọ, thể phong, danh phong, tốc tật, danh tốc tật, đây gọi là phong giới ngoài thân.
Nầy Đại Vương ! Có lúc ngoại phong giới ấy tăng thạnh tập hiệp làm rụng lá gãy nhánh, gãy cây trốc gốc, lở non ngã núi, tan nátthành
vi trần, cả cõi Đại Thiên nầy bị gió mạnh ấy thổi lăn chuyển xoay tròn. Như thợ gốm lấy gậy xoay chuyển vòng khuôn, cõi Đại Thiên nầy bị gió thổi xoay tròn cũng vậy. Như chút ít bột mịn bị gió thổi tan khó thấy được, cõi Đại Thiên nầy bị gió mạnh thổi tan thành vi trần cũng khó thấy được . Như lúc có gió lớn lấy nắm đất rải theo gió bay tan khó thấy được, cõi Đại Thiên nầy lúc bị gió mạnh thổi tan cũng khó thấy được như vậy.
Nầy Đại Vương phong giới ngoài thân ấy, lúc sanh không từ đâu đến.
Lại như đầu mùa hạ không gió cây cỏ khô héo.
Nầy Đại Vương ! Ngoại phong giới ấy, lúc diệt nó không đi đâu.
Phong giới ấy lúc sanh cũng không, lúc diệt cũng không, thể tánh nó tự không.
Nầy Đại Vương !Nội phong giới và ngoại phong giới ấy cả hai đều không. Thể tánh nó tự ly, tướng cũng tự ly, tánh cũng bất khả đắc, tướng diệt cũng ly.
Tại sao ? Vì phong giới ấy chẳng phải tác, không có tác giả vậy.
Nầy Đại Vương ! Gì là hư không giới ? Nó cũng có hai thứ : nội và ngoại.
Gì là nội hư không giới ? Hoặc trong thân mình, hoặc trong thân người được thọ được lấy, đó là hư không, thể hư không, danh hư không, trong thân sanh ra ấy nhập vào số các ấm các xứ và các giới bao nhiêu những lỗ huyệt. Đây gọi là nội hư không giới.
Gì là ngoại hư không giới ? Đó là ngoài thân có chẳng phải sắc, rỗng không nhẫn đến không có lông nhỏ ấy gọi là hư không. Đây gọi laé ngoại hư không giới.
Nầy Đại Vương có lúc do nghiệp nhơn duyên nên sanh các nhạ-p. Các nhập ấy được sanh rồi vây quanh không giới, bấy giờ được gọi là vào số nội hư không giới.
Nầy Đại Vương trong mỗi mỗi pháp như vậy suy cầu không một nhãn nhập có thể được, chỉ có tác dụng.
Nầy Đại Vương do có gì mà không ? Vì địa giới thanh tịnh vậy. Như địa giới thanh tịnh nên không, thủy hỏa phong giới thanh tịnh nên cũng không như vậy, nó không từ đâu đến.
Nầy Đại Vương ! Có lúc tất cả các sắc đều hoại diệt làm hư không. Tại sao ? Vì hư không giới vô tận vậy.
Nầy Đại Vương ! Chỉ nội hư không giới an trụ bất động.
Như vô vi Niết bàn giới an trụ bất động, phải biết hư không giới khắp tất cả chỗ cũng vậy.
Nầy Đại Vương !Như có người ở đồng hoang trống đào đất làm ao làm giếng. Ý Đại Vương thế nào, hư không ấy từ đâu đến ?
Bạch Thế Tôn ! Nó không từ đâu đến.
- Nầy Đại Vương ! Nếu người ấy lấy đất đắp lại. Ý Đại Vương thế nào, hư không ấy đi đến đâu ?
- Bạch Thế Tôn ! Nó không đi đến đâu. Tại sao ? Bạch Thế Tôn ! Hư không giới ấy không đến không đi. Tại sao ? Vì hư không giới ấy chẳng phải nam chẳng phải nữ vậy
- Nầy Đại Vương ! Ngoại hư không giới cũng bất động tánh nó không biến đổi. Hư không giới rỗng không chẳng phải là pháp có. Tại sao ? Vì hư không giới chẳng phải nam chẳng phải nữ vậy.
Nầy Đại Vương ! Gì là thức giới ?
Như nhãn làm
chủ phan duyên nơi sắc, vì đối sắc mà biết nên thức sanh ra hoặc biết được xanh vàng đỏ trắng các màu sắc, cũng biết được dài vắn to nhỏ các hình sắc. Tất cả những vật sắc mà nhãn thức thấy được ấy gọi là nhãn thức giới.
Cũng vậy, hoặc biết tiếng , biết hương, biết vị, biết xúc, hoặc biết pháp, hoặc biết sáu căn ssở duyên sở tri thì gọi đó là nhĩ thức giới đến gọi là ý thức giới.
Nầy Đại Vương ! Lại thức giới ấy chẳng y nương các căn, cũng chẳng y nương nơi giới. Tại sao ? Vì chẳng phải địa tịnh sắc làm nhãn nhập, chẳng phải thủy hỏa phong tịnh làm nhãn nhập. Tại sao ? Chẳng phải địa giới thanh tịnh và các pháp khác làm nhãn nhập và người có đủ nhãn nhập, chẳng phải thủy hỏa phong giới thanh tịnh sắc và các pháp khác làm nhãn nhập và người có đủ nhãn nhập. Tại sao ? Vì các pháp vô tri vô liễu biệt vậy, không kham năng vậy, chẳng phải sơ trung hậu vậy, chẳng phải nội ngoại trung gian vậy.
Nầy Đại Vương : Thức giới ấy biết cảnh trước rồi liền dứt mất chẳng còn sanh lại. Thức ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không chỗ đến.
Nầy Đại Vương ! Gì gọi là nhãn nhập ?
Đó là bốn đại chủng cấu thành sắc thanh tịnh. Các pháp thể tánh nếu là tự không, thì có gì là thanh , có gì là trược. trong các pháp không có
tịnh uế thì sao lại ở trong các pháp mà thấy có tịnh uế.
Như vậy, nầy Đại Vương ! Vì thế nên biết nhãnh nhạ-p quyết định thể tánbh cứu cánh không tịch, tiền tế hậu tế đều bất khả đắc. Tại sao ?
Vì vị lai chưa đến nên bất khả đắc, quá khứ đã diệt nên cũng bất khả đắc. Vị lai và sự vị lai bất khả đắc. Nhãn xứ ấy cũng bất khả đắc, vì tự tánh ly vậy. Nếu thể tánh bất khả đắc thì cũng không có được tánh nam và tánh nữ. Đã không có tánh nam và
tánh nữ thì nào có ngã ngã sở.
Nầy Đại Vương ! Nếu có ngã ngã sở, đó là cảnh giới ma . Không ngã không ngã
sở thì gọi là cảnh giới chư Phật Như Lai. tại sao ? Vì tất cả pháp ly ngã ngã sở vậy.
Nầy Đại Vương ! Như thiệt biết rõ nhãn nhập không, nhãn nhập tự tánh không, tại sao ? Vì nhãnh nhập ấy tướng nó bất khả đắc, thế nên nhãn nhập ấy thể tánh nó không tịch. Tánh không ấy ly tướng nhãn nhập, đây gọi là vô tướng. Ở nơi tướng không mong cầu nên gọi là vô nguyện. Đây là ở nơi nhãn nhập ba môn giải thoát hiện ra trước.
Nầy Đại Vương ! Gì là nhĩ nhập giới đến thân nhập giới ?
Nầy Đại Vương! Tất cả pháp ấy đối ba giải thoát môn, hiện tiền quyết định đến pháp giới cứu cánh khắp hư không, chẳng gọi được, chẳng nói được, chẳng dùng được, chẳng chỉ được, không tranh luận, không ngữ ngôn, chẳng đo lường được.
Nầy Đại Vương ! Đem nhãn đối sắc gọi là điên đảo, nhĩ đối thanh, tỷ đối hương, thiệt đối vị, thân đối xúc, ý đối pháp, gọi là điên đảo. Vì thế các pháp gọi là ý cảnh giới.
Nầy Đại Vương ! Nhãn nhập đối sắc qua thấy lấy dính có ba thứ ngại : ngó thấy cảnh thuận sanh ý tưởng ái luyến, nếu thấy cảnh trái sanh ý tưởng sân khuể, thấy cảnh trung dung sanh ý tưởng không tham không sân,
năm nhập kia đối cảnh cũng có ba thứ ngại như vậy, nếu duyên cảnh thuận sanh tâm ái, duyên cảnh nghịch sanh tâm sân, duyên cảnh trung dung sanh tâm ngu
hoặc. Cảnh giới như vậy là chỗ sở hành của ý. Vì ý đi khắp nên gọi là ý cảnh giới.
Nầy Đại Vương ! Ý ấy hành nơi sắc thuận thì sanh tham dục, hành nơi ssác trái thì khởi sân nộ, hành sắc trung dung thì khởi ngu si. Như vậy, ý hành nơi thanh hương vị xúc cũng đều có ba sự khởi tham sân si. Nghĩa là ý duyên cảnh thuận ý pháp sanh tham dục, ý duyên cảnh trái ý pháp sanh sân khuể, ý duyên cảnh trung dung ý pháp sanh khởi vô minh ngu si.
Nầy Đại Vương !Phải như vậy mà biết nơi các căn dường như ảo hóa, biết cảnh giới ấy như mộng.
Nầy Đại Vương ! Như người trong mộng cùng các thể nữ và đại chúng vui vầy. Người ấy sau khi thức dậy ghi nhớ sự việc trong mộng nào đại chúng nào các thể nữ. Ý Đại Vương thế nào, sự việc được thấy trong mộng có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Không có thiệt
- Nầy Đại Vương ! Người ấy đang lúc ở trong mộng cho là thiệt, có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Không phải trí. Tại sao ? Đại chúng và thể nữ được thấy trong mộng cứu cánh là không, cũng là bất khả đắc, huống lại cùng nhau vui vầy. Người ấy chỉ tự khổ nhọc, trọn không có thiêt.
- Nầy Đại Vương ! Các phàm phu ngu si
không học chánh pháp, thấy sắc khả ý, mắt thấy sắc rồi sanh lòng chấp trước, sanh chấp trước rồi khởi lòng ái trọng, khởi ái trọng rồi sanh tâm nhiễm trước,sanh nhiễm trước rồi làm nghiệp trước, đó là thân ba nghiệp, khẩu bốn nghiệp và ý ba nghiệp, tạo nghiệp rồi liền dứt mất, nghiệp ấy dứt rồi nó chẳng y nương
Ở mười phương, nghiệp ấy nhẫn đến lúc lâm chung thức tối hậu diệt thấy việc từ trước hiện ra trong tâm tưởng.
Nầy Đại Vương ! Người ấy, tự phần nghiệp dứt hết, nghiệp khác hiện ra, giống như từ mộng thức dậy rồi nhớ sự việc trong mộng.
Nầy Đại Vương ! Như vậy, thức tối hậu làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai duyên ấy mà trong phần sanh thức tâm bắt đầu khởi hoặc sanh địa ngục, hoặc sanh súc sanh, hoặc sanh giới diêm ma la, hoặc sanh A Tu La, hoặc sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước đã diệt, sanh phần thức sanh, sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! không có một pháp nào từ đời nầy đến đời khác, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả ba 1o đều chẳng hư mất. Không có người tác nghiệp, cũng không người thọ báo.
Nầy Đại Vương ! Lúc tối hậu thức ấy diệt gọi là tử số, nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.
Nầy Đại Vương ! Hậu thức ấy lúc khởi không từ đâu đến, lúc nó diệt cũng không đến đâu. Duyên ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu. Nghiệp ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt không đến đâu. Tử ấy lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu. Sơ thức lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu. Sanh ấy không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu. Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức ấy, thể tánh hậu thức không. Duyên ấy, thể tánh duyên không. Nghiệp ấy, nghiệp thể tánh không. Tử ấy, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ, thể tánh thọ không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không.Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Nầy Đại Vương ! Như vậy, tác nghiệp và quả báo không hư mất, không có người tác nghiệp, cũng không có người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không ấy là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã không có tướng thì cũng không có nguyện cầu gọi là vô nguyện giải thoát môn.
Nầy Đại Vương ! Như vậy tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát, cùng với không đi chung, đường trước là Niết bàn, xa rời các tướng, xa rời nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương! Nên biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng, tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người trong mộng đấu với kẻ oán thù. Người ấy thức dậy rồi ghi nhớ cùng kẻ địch đấu nhau. Ý Đại Vương thế nào, sự thấy trong mộng có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn! Không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy ở trong mộng cho sự ấy là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Không phải là trí . Tại sao ? Vì trong mộng cứu cánh không có kẻ oán địch, huống là chiến đấu. Người ấy huống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si
không học chánh pháp, mắt thấy sắc bát khả ái, lòng họ chẳng vui thích mà sanh chấp trước rội khởi tâm sân khuể làm cho tâm trược loạn mà tạo nghiệp sân nơi thân ba, miệng bốn, ý ba thứ nghiệp. Nghiệp ấy được tạo xong liền dứt mất. Nghiệp ấy dứt rồi chẳng nương ở mười phương. Nghiệp ấy đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy việc làm từ trước hiện ra trong tâm tưởng.
Nầy Đại Vương ! Người ấy thấy nghiệp ấy hiện rồi, lòng họ kinh sợ, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như lúc thức dậy nhớ sự trong mộng.
Nầy Đại Vương ! Như vậy tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên. Do hai duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm bắt đầu khởi, hoặc sanh địa ngục súc sanh ngạ quỉ, hoặc sanh A Tu La Nhơn Thiên. Thức trước diệt rồi, sanh phần thức sanh. Sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! Không có một pháp nào từ đời nay đến đời sau nhưng mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng hư mất. Không có người tác nghiệp cũng không có người thọ báo.
Nầy Đại Vương ! Hậu thức ấy lúc diệt thì gọi là tử số, nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.nầy Đại Vương ! Hậu thức ấy lúc khởi , nó không từ đâu đến, đến lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử cũng không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức lúc sanh không từ đâu đến , lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức ấy, thể tánh hậu thức không. Duyên ấy, thể tánh duyên không. Nghiệp á-y, thể tánh nghiệp không. Tử ấy, thể tánh tử không. Sơ thức ấy, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh ấy, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi , thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Nầy Đại Vương !Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư. Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không ấy là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không nên là vô tướng giải thoát môn.Nếu đã vô tướng thì không có nguyện cầu nên gọi là vô nguyện giải thoát môn. Tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không, Niết bàn là con đường trước, xa lìa các tướng, xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng, tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như có người ở trong chiêm bao bị quỉ nhiễu não lòng họ kinh sợ. Thức dậy, người ấy ghi nhớ quỉ trong mộng. Ý Đại Vương thế nào, quỉ được thấy trong mộng có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn ! Không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy ở trong mộng cho là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Không phải là trí. Tại sao ? Vì trong mộng quỉ còn không có huống là sợ. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Đại vương ! Cũng vậy hàng phàm phu ngu si
không học chánh pháp, mắt thấy xả xứ sắc lòng họ chấp trước rồi tạo nghiệp chấp trước nơi thân ba miệng bốn ý ba thứ nghiệp. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt mất. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương.
Nghiệp ấy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy nghiệp đã tạo từ trước hiện ra trong tâm tưởng.
Nầy Đại Vương ! Người ấy thấy rồi lòng họ kinh sợ, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác sanh ra, giống như thức dậy nhớ sự việc trong mộng.
Nầy Đại Vương ! Như vậy tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v… đến sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước diệt, sanh phần thức sanh, sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Đại Bảo-Tích
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
(1.080 CÂU)
PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
(Sau khi trì danh đủ số, đến quỳ trước bàn Phật, chắp tay niệm)
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (3 câu)
(Vẫn quỳ, chí tâm đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
( Bài kệ trên tuy đơn giản, song đầy đủ tất cả ý nghĩa. Hành giả có thể đọc nguyện văn khác mà mình ưa thích, nhưng phải đúng với ý nghĩa phát nguyện hồi hướng. Xong đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư, Pháp giới Tạng thân A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Vạn Đức đường thượng, từ Lâm Tế Gia Phổ, tứ thập nhất thế, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng TRÍ hạ TỊNH thùy từ minh chứng (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng (1 lạy)
HÒA NAM THÁNH CHÚNG
NIỆM PHẬT
LỜI KHAI THỊ.- Tất cả pháp của Phật dạy đều có tông chỉ, y theo tông chỉ mà thực hành mới có kết quả. Tông chỉ của môn niệm Phật là TÍN, NGUYỆN và HẠNH.
Thế nào là TÍN ? - Tin chắc cõi Cực Lạc thanh tịnh trang nghiêm ở cách đây mười muôn ức Phật độ về phương Tây là chỗ mình nguyện sẽ về. Tin chắc nguyện lực của Phật A Di Đà, nhiếp thọ người niệm Phật văng sinh. Tin chắc mình niệm Phật đây quyết sẽ được vãng sinh về Cực Lạc thế giới ở bậc Bất thối chuyển Bồ Tát. Được như vậy gọi là TIN SÂU.
Thế nào là NGUYỆN ? - Mong mỏi được về Cực Lạc thế giới như viễn khách nhớ cố hương. Mong mỏi được ở gần Phật A Di Đà như con thơ nhớ từ mẫu, ngày ngày ngưỡng vọng Tây phương mà lòng mãi ngậm ngùi. Phút phút trông chờ Từ phụ mà mắt luôn trông ngóng. Nguyện rời cõi trược ác. Nguyện về Tịnh độ an lành. Nguyện thành Phật. Nguyện độ chúng sinh. Như trên đây gọi là NGUYỆN THIẾT.
Thế nào là HẠNH? - Dùng lòng tin và chí nguyện ở trên mà xưng niệm hồng danh “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT". Niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng hay niệm thầm đều được cả miễn là khi niệm phải đủ bốn điều dưới đây mới gọi là thực hành đúng pháp.
1) RÀNH RÕ.- Rành là từng chữ, từng câu rành rẽ không lộn lạo. Rõ là mình tự nhận lấy tiếng niệm rõ ràng không trại không mờ.
2) TƯƠNG ỨNG.- Tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng. Tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.
3) CHÍ THIẾT.- Chí thành tha thiết nhớ tưởng đến Phật. Như con thơ mắc nạn mà kêu cầu từ mẫu cứu vớt.
4) NHIẾP TÂM.- Để tâm vào tiếng niệm Phật, không cho tạp niệm xen vào. Nếu xao lãng thời liền thâu lại, chăm chú nhận rõ lấy tiếng niệm Phật của minh.
Lòng tin sâu chắc và nguyện vọng tha thiết mà niệm Phật chuyên cần như trên, đó là NIỆM PHẬT ĐÚNG PHÁP. Niệm Phật đúng pháp rồi chí tâm hồi hướng cầu sinh, thời quyết định vãng sinh Tịnh độ Cực Lạc thế giới ở chung với chư Bồ Tát thượng thiện nhân, gần gũi Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, trụ bậc Bất thối chuyển, một đời sẽ thành Phật.
Kệ rằng :
Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
(Hạ Thủ Công Phu)
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ
(Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
(Sự Nhất Tâm)
Nhất tâm Phật hiện tiền
Tam-muội sự thành tựu
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
(Lý nhất Tâm)
Chứng lý pháp thân hiện
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
(Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)
Cầu đài sen thượng phẩm.
(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)
Tâm Nguyện Của Dịch Giả
Trích cuối tập 9 Kinh Ðại-Bửu-Tích
…
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại VÀI DÒNG NÀY, CHÍNH TÔI, PHẢI CHÍNH TÔI, KHÔNG DÁM ngửng mặt tự xưng là Tỳ Kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát.
Chùa Vạn Ðức
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tỵ .
(08-10-1989)
Thích Trí Tịnh
Cẩn Chí
Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-Di.
Về cách trì niệm, Bút-giả lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – KÝ SỐ NIỆM: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là KÝ SỐ.
2 – CHỨNG SỐ NIỆM: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là CHỨNG SỐ. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 – CHỈ QUÁN NIỆM: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là CHỈ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là QUÁN. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép CHỈ, hôn trầm dùng phép QUÁN.
4 – TỊCH TĨNH NIỆM: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là TỊCH TĨNH NIỆM.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, Bút-giả đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.
Có lời khen rằng:
Hạ bối căn non, kém hiểu biết,
Ngũ nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp
Phá giới, phạm trai, trộm của Tăng,
Không tin Ðại Thừa, báng Chánh Pháp.
Lâm chung tướng khổ hội như mây,
Ưng đọa A Tỳ vô lượng kiếp.
Thiện hữu khuyên xưng niệm Phật danh
Di Đà hóa hiện tay vàng tiếp.
Mười niệm khuynh tâm đến bảo trì,
Luân hồi từ ấy thoát trường kỳ.
Mười hai đại kiếp hoa sen nở
Đại nguyện theo với tiếng đại bi.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
Tế Tỉnh Đại Sư, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường
27.
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!
Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi niệm Phật dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
Comments
Post a Comment