Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo
Nam-Mô Đại Bảo-Tích Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
KINH
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
QUYỂN 33
PHÁP HỘI
XUẤT HIỆN QUANG MINH
THỨ MƯỜI MỘT
Lại dùng nhiều tiếng hay
Của Tỳ Sa Môn Vương
Đề Đầu Lại Tra thảy
Nói chú pháp chơn thiệt
Vô lượng tiếng như vậy
Phật thần thông tuyên nói
Thần thông đã vô lượng
Sở thuyết cũng vô biên
Hoặc ở cõi không Phật
Sức thần thông biến hóa
Thân Phật và thánh chúng
Như việc thấy hôm nay
Trong bất tư nghị cõi
Hiện vô lượng biến hóa
Mới sanh đi bảy bước
Bỏ ngôi vua xuất gia
Đạo tràng thành chánh giác
Suy gẫm pháp đã được
Vì chúng chuyển pháp luân
Thị hiện nhập Niết Bàn
Và dùng sức thần thông
Diễn thuyết các thứ pháp
Khiến vô lượng chúng sanh
Thành tựu trí thù thắng
Lúc ấy đức Phật hiện
Chúng Phạm Thiên vây quanh
Diễn nói pháp tứ nhiếp
Thêm sáng hạnh tứ nhiếp
Lúc ấy đức Phật hiện
Chúng Long Vương vây quanh
Diễn nói lỗi giận thù
Khiến họ bỏ lòng giận
Bấy giờ đức Phật hiện
Chúng Dạ Xoa vây quanh
Diễn nói lỗi tổn hại
Khiến bỏ lòng tổn hại
Bấy giờ đức Phật hiện
A Tu La vây quanh
Vì nói lỗi đấu tranh
Khen ngợi tu nhẫn nhục
Lúc ấy đức Phật hiện
Ca Lâu La vây quanh
Diễn nói lỗi sai trái
Khen ngợi lòng hòa hợp
Lúc ấy đức Phật hiện
Càn Thát Bà vây quanh
Dùng vô biên ái ngữ
Ca ngợi đức Như Lai
Bấy giờ đức Phật hiện
Ma Hầu La vây quanh
Quở trách pháp ngoại đạo
Khen ngợi lời Phật dạy
Bấy giờ đức Phật hiện
Chúng quỷ thần vây quanh
Cùng ca ngợi Như Lai
Những công đức hi hữu
Đức Phật hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nói nhãn tận biên
Rốt ráo hay thông đạt
Thế Tôn hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nói nhãn sanh biên
Rốt ráo hay thông đạt
Như Lai hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nói nhãn biên tế
Rốt ráo hay thông đạt
Đạo Sư hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nói nhãn lưu chuyển
Rốt ráo hay thông đạt
Đại Hùng hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nói nhãn tịch tịnh
Rốt ráo hay thông đạt
Đại Lực hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nói nhãn vô sanh
Rốt ráo hay thông đạt
Đại Từ hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nói nhãn vô hữu
Rốt ráo hay thông đạt
Đại Bi hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nói nhãn tịch diệt
Rốt ráo hay thông đạt
Ứng Cúng hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nói nhãn vô ngã
Rốt ráo hay thông đạt
Biến Trí hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nói nhãn vô nhơn
Lưỡng Túc hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nhãn không chúng sanh
Rốt ráo hay thông đạt
Thiện Thệ hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nhãn không thọ mạng
Rốt ráo hay thông đạt
Vô Thượng hiện thần biến
Khiến trăm ngàn chúng sanh
Nghe nhãn không dưỡng dục
Rốt ráo hay thông đạt
Điều Ngự hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Quở trách nơi thế trí
Chẳng cho ưa mến nó
Thế Đăng hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Quở trách nơi thế lợi
Khen công đức vô vi
Đức Phật hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Quở trách trí hữu lậu
Khen ngợi huệ vô lậu
Như Lai hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Quở trách thế gian thiền
Khen ngợi định xuất thế
Thế Tôn hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Quở trách giới hữu lậu
Khen học xứ vô lậu
Đạo Sư hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Quở trách lỗi tâm nhỏ
Khen ngợi đức tâm lớn
Đại Hùng hiện thần biến
Khen ngợi tu thân giới
Tu tâm và tu huệ
Vô lậu cùng vô y
Đại Lực hiện thần biến
Khen ngợi đạo diệt khổ
Người ham mê hí luận
Bị chư Phật quở trách
Đõi Từ hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Phân biệt nhãn dứt lỗi
Khai thị tướng tịch diệt
Nhĩ tỷ thiệt thân ý
Sắc thanh hương vị xúc
Nhẫn đến âm thanh danh
Tất cả đều như vậy
Đại Bi hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Người tuổi trẻ khỏe mạnh
Chỉ dạy vô biên lỗi
Đại Bi hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Người sanh xứ kiêu dật
Chỉ dạy vô biên lỗi
Chỉ dạy vô biên lỗi
Đại Bi hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Người thọ dụng phóng dật
Chỉ dạy vô biên lỗi
Chỉ dạy vô biên lỗi
Đại Bi hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Người tự tại phóng dật
Chỉ dạy vô biên lỗi
Chỉ dạy vô biên lỗi
Đại Bi hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Người phóng dật nơi sắc
Chỉ dạy vô biên lỗi
Chỉ dạy vô biên lỗi
Đại Bi hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Những người nữ phóng dật
Chỉ dạy vô biên lỗi
Đại Bi hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Phóng dật nơi y phục
Chỉ dạy vô biên lỗi
Đại Bi hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Phóng dật nơi rượu say
Chỉ dạy vô biên lỗi
Đại Bi hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Làm vua mà phóng dật
Chỉ dạy vô biên lỗi
Đại Bi hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Nơi giới luật phóng dật
Chỉ dạy vô biên lỗi
Đại Bi hiện thần biến
Rộng vì các chúng sanh
Phóng dật nơi trí huệ
Chỉ dạy vô biên lỗi
Như vậy Phật thần biến
Thiện, xảo, tăng thượng mạn
Giàu, nói giỏi, quyến thuộc
Âm nhạc và ca vịnh
Danh xưng cùng tán thán
Cúng dường với lợi dưỡng
Mỹ diệu, cuống, siểm, kiêu
Vô tàm và vô quý
Cống cao đầy khinh mạn
Phóng dật, tham cũng vậy
Đại Bi hiện thần biến
Khai thị các chúng sanh
Người tâm ý hạ liệt
Dạy họ tưởng thù thắng
Đại Bi hiện thần biến
Khai thị các chúng sanh
Kẻ tự khinh lui bỏ
Dạy họ sức tinh tiến
Đại Bi hiện thần biến
Khai thị các chúng sanh
Kẻ tham chấp của cải
Dạy họ pháp tri túc
Lại hóa cung điện thơm
Cũng hóa cung điện đẹp
Đều có lầu gác tốt
Hóa Phật ngồi trong ấy
Lại hóa các Thiên nữ
Ở điện hoa chiêm bặc
Đều hiện nửa thân mình
Cầm vòng hoa cúng dường
Lại hóa các Thiên nữ
Ở điện hoa bà sư
Đều hiện nửa thân mình
Cầm vòng vàng cúng dường
Lại hóa Tu La nữ
Ở cung hoa ma lợi
Đều hiện nửa thân mình
Cầm vòng hoa cúng dường
Lại hóa các Thiên nữ
Ở điện hoa thanh liêm
Đều hiện nửa thân mình
Ca ngợi Phật công đức
Lại hóa các Phạm Thiên
Ngồi cung điện chơn kim
Mà hiện cả toàn thân
Tiếng từ ca ngợi Phật
Lại hóa các Thiên nữ
Nhiều thứ trang nghiêm thân
Vòng nhọc khua chạm nhau
Vang tiếng khua vi diệu
Nòi các pháp hữu vi
Dời đổi không kiên cố
Người ngu vọng phân biệt
Chẳng biết được như thiệt
Đồ trang sức phát thanh
Chẳng từ thân tâm ra
Không đến cũng không đi
Cũng không có phương sở
Nhẫn đến nơi sắc tâm
Tất cả đều như vậy
Người ngu chẳng suy được
Sanh nghi hoặc nơi ấy
Đồ trang sức như vậy
Phát ra âm thanh hay
Vang đến trăm ngàn cõi
Giải thoát vô lượng chúng
Các người phải quán sát
Trí tự nhiên của Phật
Thân vô biên công đức
Vượt khỏi ái, hí luận
Tịch tịnh không các lỗi
Rời chấp trị tâm lòa
Dùng tướng hảo trang nghiêm
Thân ý đều thanh tịnh
Các người xem đức Phật
Bước như sư tử đi
Như ngỗng chúa voi chúa
Thỏa mãn chúng sanh nguyện
Thành tựu phước thù thắng
Tướng chơn thiệt trang nghiêm
Khiến khắp các chúng sanh
Chiêm ngưỡng không chán đủ
Các người xem đức Phật
Đấng đủ đại từ bi
Dầu đem chút vật thí
Cũng được phước vô lượng
Có thể khiến chúng sanh
Trong trăm ngàn ức kiếp
Nhẫn đến chứng Niết Bàn
Phước quả không cùng tận
Các người xem đức Phật
Thành tựu giới vô lậu
Khiến các loài chúng sanh
Đều cung kính đảnh lễ
Vô lượng chúng chư Thien
Rời bỏ cung điện mình
Chẳng còn ham vui chơi
Đến thân cận Thế Tôn
Các người xem quần ma
Kính tin nơi đức Phật
Hoặc cầm quạt cán vàng
Đứng hầu hai bên Phật
Trăm ngàn ma tử nữ
Đem hoa trời duyệt ý
Rải lên trên đức Phật
Mong cầu huệ vô thượng
Đã từng khen và cúng
Chư Phật thuở quá khứ
Ngày nay gặp Thế Tôn
Tất cả đều mừng rỡ
Cũng dùng vô lượng lời
Ca ngợi đức Như Lai
Bấy giờ có ma tử
Tên gọi là Xả Ái
Đầu tiên ca ngợi Phật
Biết được nhãn tận biên
Cũng rõ nhãn sanh biên
Nhẫn đến nhãn tịch diệt
Lại biết nhãn tận thảy
Vô biên danh nghĩa cú
Dùng ngôn từ thiện xảo
Diễn thuyết cho chúng sanh
Mà ở trong danh nghĩa
Không chấp không nghi hoặc
Biết rõ không khứ lai
Không thủ cũng không xả
Tự tánh thường không tịch
Xa rời nơi văn tự
Cũng không người thọ trì
Đọc tụng vá tu hành
Thuở xưa chư Như Lai
Đã từng chỉ dạy rộng
Chỉ dùng danh tự giả
Mà thiệt không chỗ nói
Tự tánh không như vậy
Vượt khỏi uẩn xứ giới
Không vọng cũng không chơn
Không xứ không phi xứ
Nhẫn đến ngôn ngữ dứt
Tâm hành xứ cũng dứt
Những kẻ ngu chấp tướng
Thấy Phật có vào thành
Đức Phật rời các tướng
Mà người ngu vọng nhận
Lúc Thế Tôn vào thành
Nếu có người vui mừng
Đó là nhận thấy tướng
Tất sẽ phải lo buồn
Nếu rời phân biệt tướng
Thì chẳng thấy vào thành
Chẳng thấy tướng hành động
Được huệ vô phân biệt
Nếu dùng tướng thấy Phật
Thì thấy có vào thành
Chuyển pháp dạy chúng sanh
Đều phân biệt tất cả
Nếu dùng tướng thấy Phật
Nhẫn đến lòng vui mừng
Người nầy ở ma hạnh
Ma cảnh thường hiện tiền
Nếu dùng tướng thấy Phật
Sẽ thấy tướng đổi khác
Người nầy tất lo buồn
Được người trí xót thương
Nơi pháp nếu thấy được
Thì có lo mất pháp
Nơi Phật nếu thấy sanh
Thì có thấy Niết Bàn
Nếu tu hành nhiều kiếp
Biết rõ tất cả tướng
Chẳng phân biệt nhập thành
Cũng không tưởng Niết Bàn
Nếu biết tâm tướng không
Thì ở chỗ Phật đi
Chẳng phân biệt vào thành
Cũng không tưởng Niết Bàn
Nếu người biết như vậy
Thì thấy được chư Phật
Cũng rõ được tánh không
Rốt ráo không sanh diệt
Trải qua vô lượng kiếp
Phật tu tập khổ hạnh
Để chứng nơi tánh không
Người ngu chẳng biết được
Lúc Thế Tôn vào thành
Trăm ngàn chúng vây quanh
Nhơn và phi nhơn thảy
Tịnh tâm mà cúng dường
Nếu trong khoảng sát na
Suy gẫm nhãn tận biên
Thấu rõ các tướng không
Được phước hơn phước trên
Trăm phần đến số phần
Đều không thể bằng được
Như vậy nhãn sanh biên
Biên tế và lưu chuyển
Tịch tịnh vô sanh hữu
Tịch diệt cũng như vậy
Nhĩ tỷ thiệt thân tâm
Sắc thanh hương vị xúc
Nhẫn đến âm thanh danh
Tất cả đều như vậy.
Đương lúc Thế Tôn
Đi vào trong thành
Ngón chưn ấn đất
Khắp nơi chấn động
Các núi đều nghiêng
Hướng về phía Phật
Trời Người vì pháp
Đều đến khính lễ
Đương lúc Thế Tôn
Đi vào trong thành
Thiên Vương Nhơn Vương
Chúng A Tu La
Cùng chúng Dạ Xoa
Đều bỏ bổn thành
Đến chỗ đức Phật
Vui vẻ cúng dường
Đương lúc Thế Tôn
Đi vào trong thành
Lại có vô lượng
Loài chim giống lạ
Anh vũ khổng tước
Ca lăng tần già
Thấy đức thù thắng
Của Phật Như Lai
Vui mừng bay liệng
Trong khoảng hư không
Đều hót những tiếng
Âm thanh vi diệu
Đương lúc Thế Tôn
Đi vào trong thành
Do sức công đức
Oai thần của Phật
Làm cho vô lượng
Trăm ngàn chúng sanh
Người đui được thấy
Kẻ điếc được nghe
Những người tàn phế
Khiến được toàn vẹn
Người chẳng an vui
Khiến được an vui
Đương lúc Thế Tôn
Đi vào trong thành
Ở trong hư không
Nghe nói như vầy
Nếu đem các tường
Để thấy đức Phật
Chẳng gọi là người
Cúng dường đức Phật
Cũng chẳng biết rõ
Tánh nhãn tận biên
Nếu rời các tướng
Để trồng cội đức
Thì biết rõ được
Tánh nhãn tận biên
Vì biết rõ được
Tánh nhãn tận biên
Thì biết rõ được
Công đức chư Phật
Nơi nhãn tận biên
Không có chấp tành
Nơi nhãn sanh biên
Không có y chỉ
Nơi nhãn tịch tịnh
Không có dộng niệm
Người nầy chính là
Thấy được Như Lai
Nơi nhãn sanh biên
Không có phân biệt
Nơi nhãn biên tế
Không có ý gọi
Nơi nhãn diệt hoại
Không có biểu thị
Người nầy chính là
Thấy được Như Lai
Nơi nhãn vô hữu
Không có nhiễm trước
Nơi nhãn vô sanh
Không có nhiếp thọ
Nơi nhãn tịch diệt
Không có chấp trước
Người nầy chính là
Thấy được Như Lai
Vì biết nhãn tận
Nơi căn tu tập
Vì biết nhãn biên
Nơi căn quyết định
Vì biết nhãn sanh
Nơi căn tự tại
Người nầy chính là
Thấy đức Như Lai
Biết nhãn vô hữu
Nên thông đạt sắc
Biết nhãn diệt hoại
Nên quan sát pháp
Biết nhãn vô sanh
Nên tu tập đạo
Người nầy chính là
Thấy đức Như Lai
Vì biết đúng thiệt
Nhãn tận biên tế
Nên cũng biết rõ
Nơi nghiệp sai biệt
Vì biết rõ được
Nơi nghiệp sai biệt
Người nầy chính là
Thấy đức Như Lai
Vì biết đúng thiệt
Nơi nhãn sanh biên
Nên cũng biết rõ
Nơi khổ sai biệt
Vì biết rõ được
Nơi khổ sai biệt
Người nầy chính là
Thấy đức Như Lai
Vì biết đúng thiệt
Nơi nhãn diệt hoại
Nên cũng biết rõ
Nơi khổ diệt hoại
Vì biết rõ được
Nơi khổ diệt hoại
Người nầy chính là
Thấy đức Như Lai
Vì biết đúng thiệt
Nơi nhãn vô hữu
Nên cũng biết rõ
Nơi rời các tướng
Vì biết rõ được
Rời lìa các tướng
Người nầy chính là
Thấy đức Như Lai
Vì biết đúng thiệt
Nơi nhãn vô sanh
Nên cũng biết được
Rời lìa tập khí
Vì biết rõ được
Rời lìa tập khí
Người nầy chính là
Thấy đức Như Lai
Lại biết đúng thiệt
Nhãn tánh vô thường
Nên cũng biết rõ
Nơi rời chướng ngại
Vì biết rõ được
Rời lìa chướng ngại
Người nầy chính là
Thấy đức Như Lai
Lại biết đúng thiệt
Nhãn không văn tự
Nên cũng biết rõ
Nơi Phật trí lực
Vì biết rõ được
Nơi Phật trí lực
Người nầy chính là
Thấy đức Như Lai
Lại biết đúng thiệt
Nhãn tánh bất lai
Nên cũng biết rõ
Nơi rời các dục
Vì biết rõ được
Rời lìa các dục
Người nầy chính là
Thấy đức Như Lai
Lại biết đúng thiệt
Tu tập thiền định
Nên cũng biết rõ
Nơi rời phiền não
Vì biết rõ được
Nơi rời phiền não
Người nầy chính là
Thấy đức Như Lai
Người nầy cũng được
Thành tựu những trí
Nhãn tiền tế trí
Nhãn vô trụ trí
Nhãn vô sanh trí
Phật thần thông trí
Nhãn hạ liệt trí
Nhãn thù thắng trí
Trí hạ liệt trí
Trí thanh tịnh trí
Giới thanh tịnh trí
Thân luật nghi trí
Thanh thanh tịnh trí
Ngữ luật nghi trí
Tâm thanh tịnh trí
Xứ sai biệt trí
Chư tâm pháp trí
Tâm quá thất trí
Nghiệp thanh tịnh trí
Tâm luật nghi trí
Trí quá thất trí
Thanh thanh tịnh trí
Uẩn sai biệt trí
Uẩn nhơn duyên trí
Nhãn biến tri trí
Khổ xuất sanh trí
Vô lậu giới trí
Giới nhơn duyên trí
Khổ nhơn duyên trí
Khổ nhơn tận trí
Chư hữu vi trí
Tận vô tận trí
Lại biết đúng thiệt
Thập nhị nhơn duyên
Hữu sở hành trí
Vô sở hành trí
Hữu tướng vô tướng
Hữu vi vô vi
Kiến lập nhiếp thọ
Tự tha tâm trí
Lại biết đúng thiệt
Nhãn tận sanh biên
Biên tế lưu chuyển
Tịch tịnh vô sanh
Vô hữu tịch diệt
Đều biết đúng thiệt
Khiến các chúng sanh
Được trí thanh tịnh
Các thế lực trí
Và tinh tiến trí
Lại biết đúng thiệt
Nhứt dị môn trí
Trí biết ý thích
Của các chúng sanh
Lại biết đúng thiệt
Ý thích thù thắng
Của các chúng sanh
Tâm thanh tịnh trí
Nghiệp dị thục trí
Chư căn giới trí
Tâm biến dị trí
Huệ giải thoát trí
Biến giải thoát trí
Thắng biện tài trí
Lại trí biết dúng
Các chúng sanh ác
Người chẳng thích pháp
Khiến họ khát ngưỡng
Lại trí biế đúng
Nơi các lý thú
Biết thời tu tập
Không có giải đãi
Lại trí biết đúng
Các thần thông lực
Phân tích các pháp
Không có chướng ngại
Lại trí biết đúng
Những nghĩa rộng lớn
Cùng với ngôn giáo
Đều liền hiểu rõ
Lại trí biết đúng
Bạn lành cùng ở
Y phục uống ăn
Đều có tiết lượng
Lại trí biết đúng
Nơi các vô tác
Đà la ni pháp
Đều siêng tu tập
Lại trí biết đúng
Thân tâm không lỗi
Xa lìa tăng giảm
Cầu đạo vô thượng
Lại trí biết đúng
Thần thông oai lực
Ở trong hư không
Hiện thân biến hóa
Thành tựu vô lượng
Trăm ngàn chúng sanh
Đều khiến vui mừng
Phát tâm tịnh tín
Nơi chư Như Lai
Trí thích tôn trọng
Nơi pháp ly dục
Trí thích tu tập
Nơi các Thánh chúng
Trí thích cúng dường
Nơi đại Bồ đề
Trí thích hồi hướng
Nơi đà la ni
Trí thích diễn thuyết
Nơi các trí lạc
Trí khéo quan sát
Nơi thánh nhơn định
Trí khéo biết rõ
Nơi các hộ niệm
Trí hay quyết định
Nơi tâm bô biên
Trí khéo xu nhập
Nơi tụng vô biên
Trí hay diễn thuyết
Nơi các dục kiết
Trí hay giác ngộ
Nơi loài hạ liệt
Trí chẳng đọa lạc
Nơi ác tri thức
Trí phải rời bỏ
Nơi thiện tri thức
Trí hay thân cận
Nơi các vấn đáp
Trí hay quyết trạch
Nơi xứ phi xứ
Trí hay hiểu rõ
Nơi địa phi địa
Trí hay biết rõ
Nơi thượng trung hạ
Trí hay phân biệt
Những trí hữu vi
Và trí vô vi
Trí nơi sự vật
Trí phi sự vật
Trí nơi nhiếp thọ
Trí phi nhiếp thọ
Trí nơi tu tập
Trí phi tu tập
Trí nhãn phi nhãn
Trí nhãn cộng tướng
Trí nhãn sai biệt
Trí nhãn tự tánh
Nhĩ tỷ thiệt thân
Nhẫn đến thanh danh
Hai mươi lăm pháp
Cũng đều như vậy
Nếu người suy gẫm
Tánh nhãn nhơn duyên
Chơn thiệt không tịch
Rốt ráo vô ngã
Người nầy có thể
Thành tựu chơn thiệt
Quyết định trí tâm
Chánh định như vậy
Nếu người suy gẫm
Nhãn nhơn duyên khởi
Quyết định biết rõ
Tướng nhãn vô thường
Người nầy có thể
Biết rõ đúng thiệt
Nhãn và nhơn duyên
Rốt ráo không có
Nhĩ tỷ thiệt thân
Nhẫn đến thanh danh
Hai mươi lăm pháp
Cũng đều như vậy
Lúc đức Thế Tôn
Đi vào trong thành
Ngón chưn ấn đất
Hiện sự hi hữu
Nay tôi nói lược
Chút phần công đức
Khiến khắp chúng sanh
Người nghe vui mừng
Thiên Nhơn Đạo Sư
Từ một lỗ lông
Xuất hiện vô lượng
Trăm ngàn quang minh
Mỗi mỗi quang minh
Khắp vô lượng cõi
Vì các chúng sanh
Mà làm Phật sự
Nếu người thuở xưa
Cúng dường chư Phật
Lâu dài tu hành
Bố thí trì giời
Người ấy được nghe
Lời nói như đây
Về sự thần biến
Vui mừng mến thích
Nếu người biết rõ
Chư Phật thần biến
Chẳng phải sở hành
Của hàng Thanh Văn
Người ầy được nghe
Thần biến như vậy
Sẽ sanh tín giải
Phát tâm hi hữu
Đấng Thiên Nhơn Sư
Sức bất tư nghị
Hiện ra như vậy
Các thứ thần biến
Hay khiến vô lượng
Trăm ngàn chúng sanh
Thân cận cúng dường
Nơi chư Như Lai
Đấng Thiên Nhơn Sư
Sức bất tư nghị
Diễn nói vô lượng
Trăm ngàn khế kinh
Khiến các chúng sanh
Nghe lời đã nói
Sanh lòng tín thọ
Pháp tâm vui mừng
Lúc đức Thế Tôn
Đi vào trong thành
Dúng sức thần thông
Ở trong hư không
Nói lời như vầy
Biết nhãn tận biên
Nhẫn đến tịch diệt
Nhãn tánh sở nhơn
Chẳng khứ chẳng lai
Rốt ráo không tịch
Nhỉ tỷ thiệt thân
Nhẫn đến thanh danh
Hai mươi lăm pháp
Cũng đều như vậy
Lúc đức Thế Tôn
Đi vào trong thành
Ở trong hư không
Phát tiếng vi diệu
Khen ngợi Như Lai
Các thứ danh hiệu
Khiến các đại chúng
Sanh lòng tin hiểu
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Xô dẹp quân ma
Nếu người nghe được
Danh hiệu như vậy
Thì hàng phục được
Tất cả chúng tà
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Xô dẹp tham dục
Nếu người nghe được
Danh hiệu như vậy
Thì rời bỏ được
Tất cả tham dục
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Xơ diệt hận thù
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì rời bỏ được
Tất cả giận thù
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Xô diệt ngu si
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì rời bỏ được
Tất cả ngu si
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Xô diệt kiêu mạn
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì rời bỏ được
Tất cả kiêu mạn
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Xô diệt hờn giận
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì rời bỏ được
Tất cả giận hờn
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Xô diệt tật đố
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì rời bỏ được
Tất cả tật đố
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Xô diệt hư cuống
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì rời bỏ được
Tất cả hư cuống
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Xô diệt kiến chấp
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì rời bỏ được
Tất cả kiến chấp
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Xô diệt hý luận
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì rời bỏ được
Tất cả hý luận
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Chánh pháp thanh tịnh
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì hiểu rõ được
Chánh pháp thanh tịnh
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Thông đạt các nghiệp
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì hiểu rõ được
Tất cả các nghiệp
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Thông dạt các nghiệp
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì hiểu rõ được
Tất cả các nghiệp
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Đầy đủ thần thông
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì thành tựu được
Oai đức thần thông
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Đủ Ba la Mật
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì thành tựu được
Sáu Ba la mật
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là Pháp Vương
Rõ thấu các hạnh
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì rõ thấu được
Tất cả các hạnh
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Hiệu Sanh Tổng Trì
Quang minh thanh tịnh
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì thành tựu được
Thọ sanh thù thắng
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Hiệu Tổng Trì Sắc
Quang minh thanh tịnh
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì thành tựu được
Diệu sắc thù thắng
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Hiệu Tổng Trì Thân
Quang minh thanh tịnh
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì thành tựu được
Sắc thân thù thắng
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Hiệu Tổng Trì Tánh
Quang minh thanh tịnh
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì thành tựu được
Chủng tộc thù thắng
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Gọi là tổng trì
Danh xưng quang minh
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì thành tựu được
Danh xưng rộng lớn
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Hiệu la bố thí
Trì giới nhãn nhục
Tinh tiến thiền định
Trí huệ tổng trì
Nếu người được nghe
Danh hiệu như vậy
Thì thành tựu được
Bố thí trì giới
Nhẫn đến trí huệ
Đà la ni môn
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Hiệu là Pháp Vương
Thành tựu không tánh
Nếu người thọ trì
Danh hiệu như vậy
Thì diễn thuyết được
Nghĩa chư pháp không
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Hiệu là Pháp Vương
Thành tựu vô ngã
Nếu người thọ trì
Danh hiệu như vậy
Thì diễn thuyết được
Nghĩa vô sanh diệt
Đấng Thiên Nhơn Sư
Đời hiện tại nay
Hiệu là Pháp Vương
Nhãn định tổng trì
Nếu người thọ trì
Danh hiệu như vậy
Thì diễn thuyết được
Nghĩa nhãn tận biên
Nhĩ tỷ thiệt thân
Nhẫn đến thanh danh
Hai mươi lăm pháp
Và những hoa hương
Đèn lọng y phục
Thảy đều như vậy
Lúc đức Thế Tôn
Đi vào trong thành
Dùng sức thần thông
Bất khả tư nghì
Ở trong hư không
Vang tiếng vi diệu
Diễn nói các thứ
Hạnh đà la ni
Khiền các đại chúng
Nghe lời như vậy
Đà la ni ấy
Nơi nhãn tận biên
Sanh biên biên tế
Lưu chuyển tịch tịnh
Vô sanh vô hữu
Tịch diệt các pháp
Đều hay thông đạt
Rốt ráo an trụ
Dùng sức bố thí
Rốt ráo nhiếp lấy
Dúng sức trì giới
Rốt ráo thành tựu
Dùng sức nhẫn nhục
Rất ráo trang nghiêm
Dùng sức tinh tiến
Rốt ráo phát khởi
Dùng sức trí huệ
Rốt ráo tuyên thuyết
Rời các văn tự
Ngữ ngôn âm thanh
Nhẫn đến sắc tâm
Rốt ráo thanh tịnh
Hữu lậu vô lậu
Hoặc nghĩa hoặc lợi
Thảy đều không tịch
Rốt ráo thanh tịnh
Cũng chẳng y chỉ
Tất cả các cõi
Rốt ráo an trụ
Tổng trì tam muội
Không khứ không lai
Chẳng thiện chẳng ác
Nhẫn đến vô ký
Tự lợi lợi tha
Các tướng như vậy
Rốt ráo thanh tịnh
Cũng chẳng an trụ
Oai đức tự tại
Thanh Văn phàm phu
Pháp của chư Phật
Cũng chẳng an trụ
Nơi nhãn tận biên
Sanh biên biên tế
Nhẫn đến tịch diệt
Các hạnh như vậy
Rốt ráo tịch tịnh
Hoặc sanh chẳng sanh
Là khổ là lạc
Hoặc khen hoặc chê
Thảy đều rời lìa
Rốt ráo thanh tịnh
Rốt ráo chiếu minh
Không đà la ni
Hiểu rõ như vậy
Đây là an trụ
Chỗ đi của Phật
Đây là an trụ
Chỗ làm của Phật
Đây là an trụ
Thần thông của Phật
Đây là an trụ
Trí huệ của Phật
An trụ nhãn tận
Biên lực như vậy
An trụ nhãn sanh
Nhãn lực như vậy
An trụ biên tế
Nhãn lực như vậy
An trụ lưu chuyển
Nhãn lực như vậy
An trụ tịch tịnh
Nhãn lực như vậy
An trụ vo sanh
Nhãn lực như vậy
An trụ vo hữu
Nhãn lực như vậy
An trụ tịch diệt
Nhãn lực như vậy
Nhĩ tỷ thiệt thân
Nhẫn đến thanh danh
Hai mươi lăm pháp
Cũng lại như vậy
Đà la ni ầy
Thành sức thù thắng
Của Phật Như Lai
Đà la ni ấy
Nên sức oai đức
Của Phật Như Lai
Vào trọn hành xứ
Của Phật Như Lai
Trụ trọn cảnh giới
Của Phật Như Lai
Khiến các thế gian
Nơi chúng Tu La
Rời tâm chấp chặt
Trụ hạnh Phạm Thiên
Hay khiến vô lượng
Trăm ngàn Dạ Xoa
Và Cưu Bàn Trà
Thảy đều vui mừng
Cũng khiến vô lượng
Chúng Càn Thát Bà
Và các La Sát
Mến ưa điều phục
Giả sử Phạm chúng
Dùng âm thanh diệu
Nơi cú nghĩa ấy
Chẳng tuyên nói được
Chẳng phải tâm pháp
Mà tính biết được
Chẳng phải tâm pháp
Mà thọ trì được
Đà la ni ấy
Mắt chẳng thấy được
Đà la ni ấy
Cũng chẳng đến thân
Đà la ni ấy
Mắt chẳng thấy được
Cũng chẳng đến nơi
Hành xứ của nhãn
Nhĩ tỷ thiệt thân
Nhẫn đến thanh danh
Hai mươi lăm pháp
Cũng lại như vậy
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Đại Bảo-Tích
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
(1.080 CÂU)
PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
(Sau khi trì danh đủ số, đến quỳ trước bàn Phật, chắp tay niệm)
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (3 câu)
(Vẫn quỳ, chí tâm đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
( Bài kệ trên tuy đơn giản, song đầy đủ tất cả ý nghĩa. Hành giả có thể đọc nguyện văn khác mà mình ưa thích, nhưng phải đúng với ý nghĩa phát nguyện hồi hướng. Xong đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư, Pháp giới Tạng thân A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Vạn Đức đường thượng, từ Lâm Tế Gia Phổ, tứ thập nhất thế, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng TRÍ hạ TỊNH thùy từ minh chứng (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng (1 lạy)
HÒA NAM THÁNH CHÚNG
NIỆM PHẬT
LỜI KHAI THỊ.- Tất cả pháp của Phật dạy đều có tông chỉ, y theo tông chỉ mà thực hành mới có kết quả. Tông chỉ của môn niệm Phật là TÍN, NGUYỆN và HẠNH.
Thế nào là TÍN ? - Tin chắc cõi Cực Lạc thanh tịnh trang nghiêm ở cách đây mười muôn ức Phật độ về phương Tây là chỗ mình nguyện sẽ về. Tin chắc nguyện lực của Phật A Di Đà, nhiếp thọ người niệm Phật văng sinh. Tin chắc mình niệm Phật đây quyết sẽ được vãng sinh về Cực Lạc thế giới ở bậc Bất thối chuyển Bồ Tát. Được như vậy gọi là TIN SÂU.
Thế nào là NGUYỆN ? - Mong mỏi được về Cực Lạc thế giới như viễn khách nhớ cố hương. Mong mỏi được ở gần Phật A Di Đà như con thơ nhớ từ mẫu, ngày ngày ngưỡng vọng Tây phương mà lòng mãi ngậm ngùi. Phút phút trông chờ Từ phụ mà mắt luôn trông ngóng. Nguyện rời cõi trược ác. Nguyện về Tịnh độ an lành. Nguyện thành Phật. Nguyện độ chúng sinh. Như trên đây gọi là NGUYỆN THIẾT.
Thế nào là HẠNH? - Dùng lòng tin và chí nguyện ở trên mà xưng niệm hồng danh “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT". Niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng hay niệm thầm đều được cả miễn là khi niệm phải đủ bốn điều dưới đây mới gọi là thực hành đúng pháp.
1) RÀNH RÕ.- Rành là từng chữ, từng câu rành rẽ không lộn lạo. Rõ là mình tự nhận lấy tiếng niệm rõ ràng không trại không mờ.
2) TƯƠNG ỨNG.- Tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng. Tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.
3) CHÍ THIẾT.- Chí thành tha thiết nhớ tưởng đến Phật. Như con thơ mắc nạn mà kêu cầu từ mẫu cứu vớt.
4) NHIẾP TÂM.- Để tâm vào tiếng niệm Phật, không cho tạp niệm xen vào. Nếu xao lãng thời liền thâu lại, chăm chú nhận rõ lấy tiếng niệm Phật của minh.
Lòng tin sâu chắc và nguyện vọng tha thiết mà niệm Phật chuyên cần như trên, đó là NIỆM PHẬT ĐÚNG PHÁP. Niệm Phật đúng pháp rồi chí tâm hồi hướng cầu sinh, thời quyết định vãng sinh Tịnh độ Cực Lạc thế giới ở chung với chư Bồ Tát thượng thiện nhân, gần gũi Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, trụ bậc Bất thối chuyển, một đời sẽ thành Phật.
Kệ rằng :
Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
(Hạ Thủ Công Phu)
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ
(Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
(Sự Nhất Tâm)
Nhất tâm Phật hiện tiền
Tam-muội sự thành tựu
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
(Lý nhất Tâm)
Chứng lý pháp thân hiện
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
(Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)
Cầu đài sen thượng phẩm.
(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)
Tâm Nguyện Của Dịch Giả
Trích cuối tập 9 Kinh Ðại-Bửu-Tích
…
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại VÀI DÒNG NÀY, CHÍNH TÔI, PHẢI CHÍNH TÔI, KHÔNG DÁM ngửng mặt tự xưng là Tỳ Kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát.
Chùa Vạn Ðức
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tỵ .
(08-10-1989)
Thích Trí Tịnh
Cẩn Chí
Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-Di.
Về cách trì niệm, Bút-giả lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – KÝ SỐ NIỆM: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là KÝ SỐ.
2 – CHỨNG SỐ NIỆM: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là CHỨNG SỐ. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 – CHỈ QUÁN NIỆM: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là CHỈ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là QUÁN. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép CHỈ, hôn trầm dùng phép QUÁN.
4 – TỊCH TĨNH NIỆM: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là TỊCH TĨNH NIỆM.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, Bút-giả đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.
Có lời khen rằng:
Hạ bối căn non, kém hiểu biết,
Ngũ nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp
Phá giới, phạm trai, trộm của Tăng,
Không tin Ðại Thừa, báng Chánh Pháp.
Lâm chung tướng khổ hội như mây,
Ưng đọa A Tỳ vô lượng kiếp.
Thiện hữu khuyên xưng niệm Phật danh
Di Đà hóa hiện tay vàng tiếp.
Mười niệm khuynh tâm đến bảo trì,
Luân hồi từ ấy thoát trường kỳ.
Mười hai đại kiếp hoa sen nở
Đại nguyện theo với tiếng đại bi.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
Tế Tỉnh Đại Sư, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường
27.
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!
Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi niệm Phật dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
Comments
Post a Comment