Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo
Nam-Mô Đại Bảo-Tích Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
KINH
ĐẠI BẢO TÍCH
QUYỂN 135
PHÁP HỘI BỬU TRÀNG
THỨ NĂM MƯƠI TÁM
PHẨM ĐIỀU PHỤC MA
Lại có ma vương lên tiếng nói : “Như Lai chẳng ở tất cả các cõi, tâm tịnh thân tịnh, xa lìa tất cả ác phiền não được giải thoát nơi tam giới, tất cả thứ hữu vi chẳng trói buộc được, thế nên gọi là vô thượng tịch tĩnh. Tịch tĩnh như vậy thì có ai hủy hại được”.
Ba Tuần nói : “Nếu các chúng sanh tham trước ngũ dục trong dục giới mà quy về Thích Tử ấy, người ấy có thể phá hoại bốn ma. Các người ác như vậy mà chẳng trị thì các Ngài làm sao thống trị Dục giới”.
Lại có ma vương lên tiếng nói : “Thích Tử ấy như ảo như dương diệm chẳng tuyên nói được, không có xứ sở không có chướng ngại. Người như vậy làm sao hại được”.
Ba Tuần nói : “Thích Tử ấy ở trong dục giới nầy thọ thực thọ cúng dường dối gạt mê lầm chúng sanh, sao
chúng sanh lại không trừng trị”.
Lại có ma vương nói : “Nay thần lực của ta có và thần thông lực của quyến thuộc hiệp lại chẳng bằng một phần mười sáu thần thông lực của Thích Tử ấy thì sẽ làm thế nào hại được”.
Ba Tuần nói : “Lúc Cù Đàm ấy vào thành khất thực, ta sẽ dùng phương tiện khiến trọn ngày xin chẳng được một hột cơm, lại sẽ ném đá lớn mắng nhiếc chọc sanh lòng sân hận, một mình ta còn có hi
vọng là được ấy huống là các Ngài có
đông quyến thuộc”.
Lại có ma vương nói : “Giả sử gây ra các ác sự như vậy để hại Thích Tử ấy mà chẳng làm ổng sanh sân hận sanh hỉ. Nếu ổng chẳng sân chẳng hỉ thì làm sao hại ổng được”.
Ba Tuần nói : “Nếu Thích Tử ấy có đại trí huệ, do trí lực nên ở nơi sân chẳng sanh sân, ở nơi hỉ chẳng nên hỉ, tu tập tâm đại từ đại bi với chúng sanh bình đẳng không có hai, như vậy thì với ta ông cũng chẳng sanh lòng sân hỉ”.
Lại có ma vương nói : “Nếu là kẻ bị hệ phược trong tam giới thì ta có thể hại được”.
Ba Tuần nói : “Nếu các Ngài theo kế của ta thì hại ổng chẳng khó. Các Ngài đều biến làm hình Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di cùng đi đến khắp các nước các thành ấp tụ lạc bảo các quốc vương, các đại thần, các Trưởng giả rằng :
Chúng ta đã quy thuộc Sa Môn Cù Đàm nên biết rõ, Sa Môn Cù Đàm thiệt chẳng phải Sa Môn mà dối nói là Sa Môn, chẳng phải là Bà la môn mà hư xưng là Bà la môn, thiệt chẳng trì giới mà hiện tướng trì giới, chơn thiệt phá giới chẳng khác kẻ phàm phu, các người nếu tin lời ta thì tốt lắm. Nếu như chẳng tin thì sau bảy ngày sẽ có mưa đá lớn lửa ngọn đao bén. Khi rao truyền lời ấy rồi chúng ta sẽ làm mưa ấy. Nếu làm cách như vậy thì Cù Đàm quyến thuộc sẽ hoại diệt chẳng còn lâu”.
Các ma vương đồng nói : “Tốt lắm”.
Các ma vương đều riêng tự trang nghoêm xong
rồi đồng đến nước Ma Kiệt Đà.
Ba Tuần cùng quyến thuộc đến Tuyết Sơn. Lúc ấy trong Tuyết Sơn có một tiên nhơn tên là Quang Vị quyến thuộc năm trăm tiên nhơn đều có ngũ thần thông. Ba Tuần đến nơi rồi lễ lạy Quang Vị tiên nhơn mà nói rằng : “Sa Môn Cù Đàm phá hoại hết dị kiến ngoại đạo, ở giữa đại chúng tuyên lời rằng : Trong tất cả chúng thiệt không có Sa Môn và Bà la môn. Đại Đức nếu có thể cùng ta đồng đến nước Ma Kiệt Đà, ta có thể phá hoại Sa Môn Cù Đà. Sa
Môn Cù Đàm ấy rất chẳng thể cùng Đại Dức luận nghị hay so thử thần thông lực. Nếu xô diệt được Sa môn Cù Đàm thì
tất cả chúng sanh đều sẽ cung kính cúng dường Đại Đức”.
Nói với Tiên Nhơn xong, Ba Tuần đến chỗ vô lượng ma vương mà thuật lại việc làm vừa rồi.
Có một ma vương nói : “Lúc Cù
Đàm vào thành Vương Xá khất thực, ta sẽ ở giữa đường hóa ra các hình tượng sư tử, cọp sói, la sát, ác qủi làm cho ổng sanh lòng kinh sợ. Đã có lòng kinh sợ thì ổng chẳng thể nghị luận và hiện thần thông lực”.
Lại có ma vương nói : “Ta sẽ từ trên không mưa đá lớn xuống giết Cù Đàm ấy”.
Lại có ma vương: “Ta sẽ biến làm đệ tử Cù Đàm để được đến gần bên giết hại ổng”.
Lại có ma vương nói : “Ta sẽ hiện hình Trưởng gỉa tỉnh Cù Đàm thọ thực. Nếu Cù Đàm thọ thỉnh ta sẽ làm hại ổng”.
Lại có ma vương nói : “Ta sẽ biến hình dâm nữ đến bảo Quốc Vương rằng : Cù Đàm cùng ta giao thông”.
Lại có ma vương nói : “Ta sẽ đến chỗ Cù Đàm tự phá thân mình ra
làm bảy phần. Các Ngài sẽ kêu lên rằng Cù Đàm giết chết”.
Lại có ma vương nói : “Ta sẽ ở trên hư không bảo mọi người rằng: Sa Môn Cù Đàm
là đại ác nhơn, nếu có thiện nam tín nữ nào cúng dường ổng thì sẽ phải đọa và A tỳ địa ngục”.
Đức Thế Tôn biết rõ tâm niệm của các ma vương ấy liền biến Đại Thiên thế giới nầy đều là kim cương để khỏi bị mưa đá lớn lửa ngọn đao bén làm hư hại, cũng khiến chúng sanh chẳng thấy những ma nghiệp ấy.
Lúc ấy bốn đại đệ tử Phật vào thành Vương Xá thứ đệ khất thực.
Tôn gỉa Xá Lợi Phất từ cửa thành Đông vào, giữa đường gặp năm trăm ma tử tay cầm gậy bảo rằng : “Tỳ Kheo ! Nếu ngươi ca múa thì tốt, bằng không chúng ta sẽ giết ngươi”.
Tôn gỉa Xá Lợi Phất nói : “Này các đồng tử ! Nay ta sẽ ca còn các ngươi thí múa”.
Chúng ma tử nói : “Tốt lắm, thưa Đại Đức !”.
Tôn gỉa Xá Lợi Phất nói kệ rằng :
Ta nay chẳng cầu ấm nhập giới
Vì trong nhiều đời bị dối lầm
Nếu người cầu các pháp như vậy
Người nầy trọn chẳng được giải thoát.
Nói kệ rồi, Tôn gỉa Xá Lợi Phất lại nói đà la ni cú : “Bà a la, bà a la, bà la bà a la, ma lợi chí bà la ha, tát
da bà la ha, a ma bà a la, sá ha”.
Nghe đà la ni ấy rồi, năm trăm ma tử tâm được điều phục, liền lễ bái sám hối nói rằng : “Bạch Đại Đức Xá Lợi Phất ! Nay tôi nên
phát tâm Vô thượng Bồ đề quy y Tam Bữu, bỏ lìa tất cả ác nghiệp ma”.
Tôn gỉa Đại Mục Kiền Liên từ cửa thành Nam vào, giữa đường gặp năm trăm ma tử tay cầm đao gậy bảo rằng : “Nếu ông ca vũ thì tốt, bằng không ta sẽ giết chết ông”.
Tôn gỉa Đại Mục Kiền Liên nói : “Thiện tai, nầy các đồng tử ! Ta sẽ ca, các người sẽ múa”.
Các ma từ nói : “Tốt lắm, thưa Đại Đức !”.
Tôn gỉa Đại Mục Kiền Liên nói kệ rằng :
Nay ta chẳng cầu ấm nhập giới
Vì vô lượng đời bị gạt lầm
Nếu ai cầu các pháp như vậy
Người ấy trọn chẳng được giải thoát
Nói kệ rồi, Tôn gỉa Đại Mục Kiền Liên lại nói đà la ni cú : “A bà ma, a bà ma, ra xà, xa ha xa, ma tha,
xa ma tha, gìa già na bà ma, sá ha”.
Nghe đà la ni ấy rồi năm trăm ma tử tâm được điều phục lễ lạy sám hối mà nói rằng : “Bạch Đại Đức ! Nay tôi nên
phát tâm Bồ đề quy y Tam Bữu, bỏ lìa tất cả sự nghiệp ác ma”.
Tôn gỉa Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử từ cửa thành Tây vào, giữa đường gặp năm trăm ma tử tay cầm đao gậy bảo rằng : “Nếu ông ca vũ thì tốt, bằng không ta sẽ giết chết ông”.
Tôn gỉa Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử nói : “Tốt, nay ta sẽ ca, còn các người thì múa”.
Các ma tử đồng nói : “Tốt lắm, thưa Đại Đức !”.
Tôn gỉa Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử nói kệ rằng :
Nay ta chẳng cầu ấm nhập giới
Vì vô lượng đời bị dối lầm
Nếu ai cầu các pháp như vậy
Người ấy trọn chẳng được giải thoát
Nói kệ ấy rồi, Tôn gỉa Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử lại nói đà la ni : “Khê kiệt bà, khê kiệt bà, khê kiệt bà, mậu gía ninh, mậu gía ninh, a bạt đa ni, tì bạt đa ni, sá ha”.
Nghe đà la ni ấy, năm trăm ma tử tâm được điều phục, liền lễ bái sám hối nói rằng : ‘Bạch Đại Đức ! Chúng tôi nên
phát tâm Vô thượng Bồ đề quy y Tam Bữu, bỏ lìa tất cả sự nghiệp ác ma”.
Tôn gỉa Tu Bồ đề từ của thành Bắc vào giữa đường gặp năm trăm ma tử tay cầm đao gậy bảo rằng : “Nếu ông ca vũ thì tốt, bằng không chúng ta sẽ giết chết ông”.
Tôn gỉa Tu Bồ đề nói : “Tốt, ta sẽ ca, còn các người thì múa”.
Các ma tử nói : “Tốt lắm, thưa Đại Đức !”.
Tôn gỉa Tu Bồ đề nói kệ rằng :
Nay ta chẳng cầu ấm nhập giới
Vì vô lượng đời bị dối lầm
Nếu ai cầu các pháp như vậy
Người ấy trọn chẳng được giải thoát
Nói kệ xong, Tôn gỉa Tu Bồ đề lại nói đà la ni : “Sa mậu đề, tỳ mậu đề, mậu lợi xà xà hê, tư lệ, tư lệ, bà tư lệ, bà tư lệ, ha bà tư lệ, phục đa câu trí tư lệ, sá ha”.
Nghe đà la ni rồi, năm trăm Ma tử tâm được điều phục lễ bái sám hối mà nói rằng : “Bạch Đại Đức ! Nay chúng tôi
nên phát tâm Vô thượng Bồ đề quy y Tam Bữu, bỏ lìa tất cả sự nghiệp ác ma”.
Lúc bấy giờ do thần thông lực của Thế Tôn làm cho các chúng sanh trong thành Vương Xá , tất cả đều thấy địa thành trăm do tuần trong bốn cửa thành đều riêng có một đại đệ tử Phật. Trong thành xuất hiện một hoa sen lớn ngang rộng đủ hai mươi lăm trượng. Hoa sen lớn ấy, cọng bằng ngọc lưu ly, cánh bằng hoàng kim, râu bằng kim cương, có đến vô lượng cánh, hoa sen lớm ấy phóng ánh sáng
chiếu ra xa. Chúng sanh đều thấy hoa sen ấy cao ba trượng. Các trời Tú Vương Thiên cho đến trời Sắc Cứu Cánh Thiên cũng thấy như vậy.
Trong hoa sen báu lớn ấy phát ra lời nói kệ, các nơi chư Thiên và thế nhơn đều nghe :
Trong thế giới nầy Phật xuất hiện
Có thể xô dẹp hết các ma
Hay chuyển vô thượng diệu pháp luân
Điều phục chúng sanh thế giới nầy
Đấng Lưỡng Túc Tôn hay
thành tựu
Ưu Bà Đề Xá, Câu Luật Đà
Hay phá gốc Ba Tuần thứ phiền não
Phật muốn đến đây điều chúng sanh
Thấy rõ tam thế như bàn tay
Đủ tam tự giới lời nói tịnh
Xa lìa Ba Tuần cấu thương tất cả
Phật muốn đến đây điều chúng sanh
Đủ tứ như ý tứ vô úy
Điều phục tứ chúng nói tứ quả
Thường thích thuyết pháp chơn thiệt nghĩa
Đấng Đại Pháp Vương vì chúng đến
Có đủ ngũ lục và ngũ căn
Thành tự công đức vô ngại trí
Vô thượng Thế Tôn vì chúng sanh
Tu bi độ thoát chúng ác đạo
Điều phục sáu căn được thượng tin
Xa lìa lục nhập tu lục niệm
Có đủ lục thông chơn thiệt ngữ
Thế Tôn muốn đến điều chúng sanh
Tất cả chúng sanh phiền não trược
Mê tối chẳng biết đạo giải thoát
Thường hành mê lộ chẳng biết thiệt
Tham trước điên đảo mất trí huệ
Chẳng biết kia đây và sanh tử
Ví tham ngũ dục mà xa thiền
Thế nên chẳng được chơn giải thoát
Chẳng thể tu hành đáp lành trước
Chúng sanh chẳng biết sanh lão tử
Vì vậy chẳng tu tam giải thoát
Xa lìa tất cả thí giới huệ
Nên chẳng ra khỏi ba ác đạo
Chúng sanh nếu lìa ngũ dục lạc
Thân cận Như Lai nghe chánh
pháp
Chí tâm thọ trì nghĩa một kệ
Người nầy giải thoát như Phật trước.
Âm thanh nói kệ nầy lại vang đến mười sáu trời Sắc giới. Lời kệ rằng :
Nếu ai tu tập pháp thanh tịnh
Xa lìa tranh tụng tu thiền định
Chí tâm chuyên niệm các giải thoát
Không có tán loạn hoại phiền não
Chứng được mười Ba Tuần pháp nhẫn nhục
Xa lìa ác cúc và loạn tâm
Ta khỏi tất cả sanh lảo tử
Tu tứ vô lượng các thiền định
Đoạn hẳn thường kiến và đoạn kiến
Quá ba ác đạo được chánh định
Quán vô thường vô ngã vô lạc
Được tùy pháp nhẫn như Phật trước
Nếu muốn bỏ lìa như nước mũi
Quán tất cả không hành không khác
Thanh tịnh pháp giới và Bồ đề
Nơi pháp vô ngại như hư không
Hay phá bốn ma diệt phiền não
Tu tập chánh đạo các phương tiện
Chẳng sợ tà kiến như sư tử
Nên gần bên Phật thì được đó
Lúc hư không phát tiếng nói kệ như vậy, có vô lượng chúng sanh đến chỗ đại bửu liên hoa
Ma vương Ba Tuần tai nghe kệ ấy, mắt thấy trong thành Vương Xá có vô lượng chúng sanh đều ngồi dưới hoa sen báu lớn, lần lượt đến cung trời Săc Cứu Cánh cũng như vậy. Ba Tuần rất khổ não nói với các ma vương rằng : “Các Ngài lắng nghe lắng nghe ! Nay Sa
Môn Cù Đàm hiện ảo thuật lớn, các Ngài chẳng làm ma nghiệp được, chỗ ở các Ngài chẳng mất rồi sẽ mất. Các Ngài nên
tuôn mưa đao bén lửa ngọn đá lớn xuống”.
Có một ma vương bảo Ba Tuần rằng : “Sa Môn Cù Đàm
đều đã thành tựu vô lượng công đức đủ phước trí hai trang nghiêm và đại thần lực làm cho chúng ta cuồng loạn chẳng thể tạo tác sự nghiệp ma được. Với Sa Môn Cù Đàm nay
lòng ta thiệt kinh sợ lắm”.
Lại có một ma vương bảo Ba Tuần rằng : “Nay Ngài ngu
si đi nơi tà đạo. Người vô tâm nếu thấy Sa Môn Cù Đàm sẽ sanh lòng kính tin, huống là người có tâm tốt. Nay nếu Ngài muốn được lợi ích lớn thì nên chí tâm quy y tôn kính Sa Môn Cù Đàm”.
Lại có một ma vương bảo Ba Tuần rằng : “Nay Ngài sao
lại ưa ác hạnh tạo ác nghiệp. Ngài nên xa lìa
nghiệp ác ma. Nay Ngài chẳng thấy Như Lai Thế Tôn đến thành Vương Xá muốn Ba Tuần vị cam lộ cho chúng sanh ư ! Ngài đến đó nên đồng nhau quy y Sa
Môn Cù Đàm”.
Các ma vương từ hư không xuống đất và thành Vương Xá, hoặc hiện hình Quốc Vương, hoặc hiện hình Chuyển Luân Vương có đủ bảy báu, hoặc hiện hình trời Tự Tại, hoặc hiện hình Sa Môn phạm chí ni kiền tử, hoặc hiện hình Tứ Thiên Vương, hình Nhựt Nguyệt, hình Thiên Đế Thích, hìng Phạm Thiên, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc lễ lạy ca ngợi, hoặc đi vòng khắp thành Vương Xá, hoặc lên trên thành,
hoặc thành hình sắc xanh áo trắng anh lạc trắng phan trắng lọng trắng, hoặc thân hình sắc vàng y đỏ anh lạc đỏ phan đỏ lọng đỏ, hoặc thân hình sắc đỏ y xanh anh lạc xanh phan xanh lọng xanh, hoặc thân hình sắc thất bữu y thất bữu anh lạc thất bữu phan thất bữu lọng thất bữu, hoặc thân hình sắc lưu ly, hoặc thân hình sắc pha lê, các thứ sắc y các thứ anh lạc các thứ phan các thứ lọng.
Hoặc có nhữngvị hướng lên Phật rải các thứ hoa đốt các thứ hương cà lễ lạy, hoặc ca tụng tán thán vũ múa.
Ba Tuần thấy vô lượng ma vương làm như vậy bèn cất tiếng kêu khóc nghĩ rằng nay ta mất hết phước báu, tất cả ma chúng thảy đều quy phục Sa Môn Cù Đàm. Ta dầu mất phước không có bạn đảng nhưng ta vẫn có thể phá Sa Môn Cù Đàm. Ta sẽ hiện thế lực tối hậu nhổ bỏ hoa sen ấy.
Ba Tuần liền đến gần hoa sen báu lớn ấy, đều mắt thấy hoa mà nắm chẳng được. Dường như người đời nói ta có thể nắm điện chớp, dầu thấy điện chớp mà nắm chẳng được, Ba Tuần đối với hoa sen báu ấy cũng như vậy, dầu mắt thấy mà tay nắm chẳng được.
Lòng Ba Tuần sấu não nghĩ rằng hoa sen như vậy nắm lấy còn không được huống là có thể nhổ bỏ. Ta nên phát xuất vô lượng ác thanh làm cho
đại chúng kinh hãi bỏ Cù Đàm, mà chạy tán loạn.
Dầu Ba Tuần phát tiếng ác lớn, nhưng đại chúng không có ai
nghe tiếng ấy cả, chỉ có Ba Tuần tự nghe, càng nghe càng kinh hãi rung rẫy. Ba Tuần hai tay vỗ xuống đất vỗi mãi mà chẳng đụng đất được như là vỗ hư không, muốn lấy binh khí để đánh hàng tứ chúng mà không thấy được, lại càng sợ hãi hơn toàn thân rung chuyển như lá cây bị gío mạnh thổi.
Ba Tuần tự nghĩ rằng nay ta mất hẳn tất cả phước đức tất cả thân lực, chỉ bằng ta mau trở về bổn cung, nếu không mau về chắc chết tại đây.
Nghĩ rồi muốn đi mà chẳng biết đường nào để đi, Ba Tuần lại nghĩ rằng nếu ta ở đây chẳng bao lâu Sa Môn
Cù Đàm và quyến thuộc đến sẽ tru lục ta, e rằng chúng sanh cõi nầy sẽ ngó thấy ta nên chui vào đất, dầu muốn chui mà chui chẳng được.
Lúc ấy Ba Tuần trên dưới bốn phương đều chẳng thể chạy trốn được lại tự thấy thân mình tay chưn đầu cổ cả năm chi đều bị trói chặt, càng sầu lo khổ não kêu khóc.
Có một ma vương hiện hình Chuyển Luân Vương tên là Thánh Đạo nói kệ bảo Ba Tuần rằng :
Sao ông cớ chi phát ác thanh
Khóc lóc sầu lo thọ khổ não
Như Lai nay sắp đến liên hoa
Hay trừ chúng sanh các đau khổ
Nay ông nếu muốn thọ an lạc
Chí tâm quy y Vô thượng Tôn
Nếu ông chẳng thích bị trói chặt
Nên theo lời ta quy y Phật
Ba Tuần nghe lời kệ rồi nghĩ rằng ta vì được thoát khỏi nên trá quy y chớ chẳng phải thiệt lòng.
Ba Tuần liền hướng về phía Phật chắp tay nói kệ :
Nay tôi quy y đấng Thế Tôn
Hay phá chúng sanh các khổ não
Lại cũng sám hối tất cả ác
Nơi Phật quyến thuộc chẳng tạo nữa.
Ba Tuần nói kệ xong, liền được khỏi trói. Được khỏi trói rồi liền muốn trốn chạy về bổn xứ lại bị trói chặt như trước, lần thứ hai đến lần thứ bảy cũng như vậy.
Đã chạy trốn chẳng được đành phải ở lại chí tâm nghe
pháp.
Lúc bấy giờ đức Thế Tôn vẫn ở Trúc Lâm thuyết pháp. Bốn Tôn giả đại đệ tử cùng các ma tử đi trong thành Vương Xá ca vũ tụng kệ, đại địa chấn động sáu cách, vô lượng nhơn thiên cảm thương mừng khóc bảo nhau rằng : Khổ thay lành thay, nay Phật vẫn còn tại thế gian mà các đại đệ tử bị chúng ma đùa cợt.
Họ bèn tụ họp cùng đến chổ Phật bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Ngưỡng mong Như Lai buông bỏ tâm đại xả, tại sao, vì có các ma muốn phá hoại Phật pháp”.
Đức Phật nói : “Nay ta sẽ vào thành Vương Xá giáo hóa
chúng sanh phá ma nghiệp hiện đại thần thông làm Phật sự”.
Lúc đức Phật sắp vào thành Vương Xá lại có chư Thiên buồn kêu bạch Phật rằng : “Nay đức Thế Tôn muốn vào thành thiệt chẳng phải lúc, tại sao, vì hiện giờ trong thành có vô lượng ác qủi đầy khắp hư không, vô lượng ác ma cầm đao lửa đá. Nếu Phật vào thành ắt sẽ bị hại”.
Còn có chư Thiên nói : “Trong
thành Vương Xá có năm trăm
ma tử tay cầm đao kích muốn hại Phật”.
Còn có chư Thiên nói : “Chẳng bao lâu Thích Chủng sẽ hoại”.
Còn có chư Thiên nói : “Vô thượng pháp thuyền nay sẽ bị diệt tan, chúng sanh trong tam giới ai sẽ độ họ đến bờ giải thoát”.
Còn có chư Thiên nói : “Tất cả chúng sanh thường bị phiền não triền nhiễu, nếu vô thượng Đại Sư bị hại thì ai sẽ làm cho họ được giải thoát”.
Còn có chư Thiên bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Phật chẳng thấy trong hư không có vô lượng ma chúng muốn mưa đao lửa đá đó sao. Mong Như Lai vì thương chúng sanh chớ có nhập thành”.
Còn có chư Thiên bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Trong thành
Vương Xá có hai vạn ma đều riêng hiện hình Bà La Môn,
tay cầm đao kiếm muốn hại Như Lai, lại có hai vạn tay cầm sóc chờ Phật, lại có hai vạn ma tay cầm cung tên chờ Phật, lại có hai vạn ma tay cầm đuốc lửa lớn chờ Phật. Mong Như Lai nghe lời chúng tôi chớ vào thành”.
Đức Thế Tôn yên lặng đi vào cửa thành Vương Xá.
Chư Thiên thần thủ thành khóc kêu Phật nói rằng : “Mong Như Lai chớ vào thành, tại sao, vì hiện nay trong thành ác ma đầy khắp nơi, nếu Như Lai bị hại tại đây thì chúng tôi làm sao còn dám nhìn thấy chư Thiên nữa. Nay ma chúng ở hư không muốn mưa đao bén lửa ngọn đá lớn xuống, nếu Như Lai bị hại thí chúng sanh
đang đi đêm tối sẽ mất đuốc pháp sáng. Núi pháp lớm sụp đổ thì sanh lão bịnh tử sẽ tự tại hoành hành”.
Dầu nghe chư Thiên nói lời cản ngăn, nhưng Thế Tôn vẫn không hứa khả.
Lại có chư Thiên bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Nếu Phật chẳng tiếc thân mạng ắt muốn buông bỏ còn có sáu thành lớn khác hà tất nơi đây. Như Lai nếu bị hại tại thành nầy thì làm sao cho
chúng tôi sẽ bị tiếng xấu trong vô lượng đời sau”.
Lại có vô lượng chư Thiên đến bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Chúng tôi đã từng thấy vô lượng chư Phật giáo hóa chúng sanh, thiệt chưa từng thấy ma chúng như vậy.
Thế gian chúng sanh thường bị vô lượng ác phiền não vậy bọc, gặp được lương y thông đạt vô lượng phương thuốc thiệt rất khó. Cớ chi đức Như Lai bỏ tâm đại từ đại bi”.
Lại có chư Thiên bạch rằng : “Thuở xưa trong vô lượng kiếp, Như Lai vì chúng sanh nên tu tập khổ hạnh nay lại muốn bỏ chúng sanh mà vất thân mạng. Mong ở lại diễn nói chánh pháp điều phục tất cả chúng sanh mê tối mà ban cho ánh
sáng, kẻ lạc đường chỉ cho đường chánh, dứt hẳn tất cả khổ ba ác đạo, mong Như Lai ở lâu thế giới chớ bỏ thân mạng”.
Chư Thiên trời Tịnh Cư bảo hàng chư Thiên ấy rằng : “Thôi chớ kêu khóc sầu não, Như Lai đầy đủ thập lực tứ vô úy, nay Phật muốn xô dẹp tất cả ma chúng. Giả sử có vô lượng vô biên chúng ma
cũng chẳng thể động được một sợi lông của đức Phật”.
Phạm Thiên Vương và Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn đến bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Nay tất cả ma chúng định muốn làm hại Như Lai, mong Như Lai chớ đến đó. Đức Như Lai nên diệt vô minh tối cho chúng sanh.
Ngày trước đức Thế Tôn vời các chúng sanh hứa ban cam lộ vị cho họ, sự ấy chưa xong sao lại muốn bỏ thân mạng. Chớ có ỷ lúc trước dưới cội Bồ đề hàng phục được một ma vương rồi khinh miệt ma chúng khác, nếu Như Lai vào trong
thành Vương Xá thì ắt phải diệt mất không còn nghi vậy”.
Đức Thế Tôn phát âm thanh lớn vang khắp Đại Thiên thế giới mà bảo rằng : “Lắng nghe lắng nghe, giả sử chúng ma đầy khắp mười phương thế giới tận thế lực của họ cũng chẳng làm động được một sợi lông của Phật. Xưa kia Phật vời các chúng sanh hứa cho họ cam lộ vị, nay Phật sẽ diễn nói đệ nhứt nghĩa đế tăng trưởng thiện pháp nói rõ chánh
đạo để xứng nguyện của Phật. Thuở xưa trong vô lượng kiếp Phật vì các chúng sanh mà thọ nhiều khổ não, buông bỏ tất cả sở hữu những là kim ngân, thất bửu, của cải, quốc thành, thê tử, y phục, món ăn uống cho đến thân mạng, dâng diệu hương hoa phan lọng đèn sáng cúng dường chư Phật, thọ trì tịnh giới tu hành nhẫn nhục, như vậy có ai làm hại Phật được. Với các chúng sanh Phật thường tu từ bi, ai có thể khiến Phật diệt mất được. Như trước kia Phật đã xô dẹp ma quyến thuộc nên biết nay đây Phật cũng có thể phá hoại tất cả chúng ma, các người chớ có kinh sợ”.
Vô lượng chư Thiên nghe lời ấy thảy đều vui mừng đồng xướng lên rằng : “Nam mô Đại Sĩ Như Lai Thế Tôn phá đại ma chúng phá các phiền não lìa hẳn tập khí, xô ngã núi kiêu mạn, nhổ bỏ cây sanh tử diệt ngày tháng chết, trừ tối vô minh, khuyến hóa tất cả tà kiến chúng sanh, đốt khô bốn dòng, thắp đuốc pháp lớn, chỉ đường Bồ đề, đánh trống pháp lớn, ban cho các
chúng sanh vui thiện pháp, lại khiến giác ngộ tướng bốn chơn đế, qua khỏi biển sanh tử vào nơi vô úy”.
Chư Thiên xướng lời ấy rồi dâng diệu hương hoa phan lọng kỹ nhạc cúng dường Phật, lại đem các thứ hoa đẹp rải khắp thành Vương Xá, những là hoa mạn đà la, hoa ma ha
mạn đà la, hoa mạn thù sa, hoa ma ha mạn thù sa, hoa ca ca la, hoa ma ha ca ca la, hoa ba lũ sa, hoa ma
ha Ba Tuần lũ sa, hoa chiêm bà la, hoa ma ha chiêm bà la, hoa hoan hỷ, hoa đại hoan hỷ, hoa ái lạc, hoa đại ái lạc, hoa Ba Tuần lợi chất đa, hoa câu tỳ
giá la, hoa ưu bát la, hoa câu vật đầu, hoa ba đầu ma, hoa phân đà lợi, các thứ hoa như vậy che đầy những con đường Phật đi, hai bên đường có hàng cây thất bửu cao bằng một cây đa la, khoảng giữa các cây thất bửu có suối trong bát vị. Trên hư không có đông nhiều chư Thiên tay cầm thượng diệu phan long thất bửu, mưa các thứ hoa thất bửu, các thứ hương quý như ngưu đầu chiên đàn và bạch chiên đàn kiên
ngạch trầm thủy, các thứ hoa hương mưa khắp các con đường Phật đi. Còn có các thứ vị diệu kỹ nhạc đồng thời trỗi lên cúng dường ca ngợi Phật.
Tất cả nhơn dân thảy đều trang nghiêm quét
dọn chỗ Phật đi ngoài thành Vương Xá. Các quyến thuộc chúng ma thì
trang nghiêm trong thành.
Đức Thế Tôn vào thành Vương Xá tâm vào Thủ Lăng Nghiêm định thị hiện tám mươi thứ hình hảo. Nếu ai thờ voi thì thấy hình voi, ai thờ sư tử thì thấy hình sư tử, ai thờ bò thì thấy hình bò, ai thờ chim mạng mạng thì thấy hình chim mạng mạng, ai thờ quỉ thì thấy hình quỉ, ai thờ cá rồng quy rùa thì thấy hình cá rồng quy rùa, ai thờ Phạm Thiên Tự Tại thì thấy hình Phạm Thiên Tự Tại, ai thờ Kiến Đà tám tay thì thấy Kiến Đà tám tay, ai thờ Thiên Đế Thích thì thấy hình Thiên Đế Thích, ai thờ A Tu La, Ca Lâu La, hổ sói heo nai, nhựt, nguyệt, tinh tú, quốc vương, đại thần, nam nữ, lớn nhỏ, Sa Môn, Bà La
Môn, Tứ Thiên Vương, Dạ Xoa, Bồ Tát, Như Lai v.v… đều theo chỗ thờ của ai thì kẻ ấy thấy tượng hình mình thờ. Thấy rồi đều xưng : “Nam mô nam mô Vô thượng Thế Tôn ! Hiệp chưởng cung kính lễ lạy cúng dường”.
Lúc ấy Tiên nhơn Quang Vị ở Tuyết Sơn cùng các đệ tử xuống cửa thành Tây đứng bên đường chờ Phật.
Tiên nhơn Quang Vị thấy Phật thân là hình tiên
nhơn được sự cúng dường của vô lượng chúng bèn nói rằng : Người như vậy chơn thiệt đại tiêu kham thọ thế gian nhơn thiên cúng dường, tại sao, vì là tướng phước đức vậy, ta làm thế nào biết được kia lớn hay ta lớn. Nay ta nên hỏi kinh sách và xuất gia bao lâu”.
Tiên nhơn Quang Vị bảo đệ tử mình rằng : “Nầy các đệ tử ! Tiên nhơn kia đức tướng đều thành tựu rõ ràng có thể biết, là bực thông minh sáng
suốt hay hiểu thâm nghĩa, các ngươi nên phải chí tâm kính tin.
Như ta đã thấy tướng thơ ghi rõ thì người ấy ắt có thể nói đạo vô thượng, có thể làm cho ta ra khỏi sanh tử”.
Năm trăm đệ tử đồng thanh nói : “Lành thay lành thay, như lời thầy nói !”.
Quang Vị cùng năm trăm đệ tử đồng đến chỗ Phật hỏi rằng: “Ngài là ai vậy ?”.
Đức Phật nói : “Là Bà La Môn”.
Quang Vị hỏi : “Họ Ngài là gì ?’.
Đức Phật nói : “Ta họ Cù Đàm”.
Quang Vị hỏi : “Ngài thọ giới gì ?”.
Đức Phật nói : “Ta thọ tam giới”.
Quang Vị hỏi : “Ngài tu tập hạnh gì ?”.
Đức Phật nói : “Ta tu hạnh không”.
Quang Vị lại hỏi : “Ngài xuất gia đến nay được bao lâu ?”.
Đức Phật nói : “Tu lúc có đủ đại trí”.
Quang Vị hỏi : “Ngài có đọc tụng sách tinh tú chăng ?”.
Đức Phật hỏi lại : “Ngài nay đọc tụng sách ấy được lợi ích gì ?”.
Quang Vị đáp : “Nay ta tụng sách ấy giáo hóa chúng sanh được cúng dường nhiều”.
Đức Phật hỏi : “Ngài biết sách ấy rồi có thể qua khỏi được sanh lão tử chăng ?”.
Quang Vị hỏi : “Thưa Cù Đàm ! Sanh lão
bịnh tử làm thế nào có thể dứt được ?”.
Đức Phật nói : “Nếu ngươi chẳng thể dứt được sanh tử thì cần gì đọc tụng sách tinh tú như vậy”.
Quang Vị lại nói : “Thưa Cù Đàm ! Nếu Ngài chẳng biết sách tinh tú trân
thân cớ sao có chỗ đi của tinh tú. Như chỗ tôi biết thì Cù Đàm quyết định thông đạt rốt ráo tinh tú như vậy”.
Đức Phật hỏi : “Thế nào gọi là tinh tú đạo”.
Quang vị đáp : “Đó là hai mươi tám vì tinh tú, mặt nhựt mặt nguyệt đi theo, tất cả chúng sanh ngày
tháng năm tuổi thảy đều hệ thuộc. Tất cả tinh tú dấu tích có bốn phần.
Phương Đông có bảy vì tinh tú, đó là
các vì sao Giác, Can, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ. Nếu ngày sanh của người thuộc sao Giác thì miệng rộng bốn ngón trán cao cũng vậy, thân phía hữu có nhiều nốt đen trên ấy có lông, nên biết người nầy nhiều của giàu sang, trán rộng như voi thì thông minh nhiều trí quyến thuộc đông mạnh, cổ ngắn hai ngón chưn dài tả hữu như vết dao thì có vợ con đông, tánh
tình ác hiểm khinh tháo, thọ tám mươi tuổi, lúc bốn mươi tuổi bị suy khổ, con trai trưởng chẳng thọ, lòng ưa pháp sự, suy hoạn ở nơi lửa. Người thuộc sao Giác thì có những tướng như vậy.
Người ngày sanh thuộc sao Can thì tâm ưa pháp sự bẩm tánh khéo giỏi thông minh phú quí có nhiều lòng tàm quí, kẻ oán thù chẳng hại được, thích muốn xuất gia, bẩm tánh dịu hòa khinh tháo
đánh cá hết không cất giấu, thọ sáu mươi tuổi, lúc ba mươi tuổi mang bịnh nặng, quanh cổ bốn ngón sẽ có vết sẹo, chẳng hạp con cái. Ngài thuộc sao Can thì có những tánh như vậy.
Thưa Cù Đàm ! Người sanh nhựt thuộc sao Đê thì thân dũng kiện, giàu lớn hào quí, thọ hai mươi lăm tuổi, thân bên tả có một nốt ruồi đen, có ác tâm đối với cha mạ, kính trọng người xuất gia với quyến thuộc mình thì chẳng thể làm lành tốt.
Thưa Cù Đàm ! Người sanh ngày thuộc sao Phòng thì bẩm tánh tệ xấu ngu đần vô trí, giàu lớn hào quí, thân bên hữu có nốt ruồi đen, thọ ba mươi lăm tuổi chết vì binh đao hạp với anh em trai.
Thưa Cù Đàm ! Người sanh ngày thuộc sao Tâm thì giàu sang nhiều của cải, ngu si bị bịnh phong, thọ bốn mươi lăm tuổi, đầu có vết sẹo, có danh tiếng lớn, các độc chẳng bị trúng, vợ con chẳng thích ưa.
Thưa Cù Đàm ! Người sanh ngày thuộc sao Vĩ có đủ tướng tốt hùng mạnh giàu sang được đại tự tại, hai vú tướng vòng xe, có danh
tiếng lớn, thân có ánh sáng hơn nhựt nguyệt, thông minh đại trí không ai hơn, ưa thích xuất gia hay điều phiền não, tăng trưởng quyến thuộc, có nhiều tàm quí, thọ trăm tuổi, lúc bốn mươi tuổi có bị khổ, ngực có đức tướng người thích thấy, chẳng hạp cha mẹ.
Thưa Cù Đàm ! Người sanh ngày thuộc sao Cơ thì ưa thích tranh tụng phạm nhiều cấm giới , , bẩm tánh xấu ác người chẳng thích thấy, tham dục xí thạnh, thọ sáu mươi tuổi nghèo cùng khốn khổ, thường thích rong đi,
răng nhỏ thưa, ngực hông gầy cứng.
Đó là người ngày sanh thuộc các sao phương Đông thí có các tướng như vậy.
Thưa Cù Đàm ! Phương Nam có bảy vì tinh tú, đó là các vì sao : Tỉnh, Quỉ, Liễu, Thất Tinh, Trương, Dực, Chẩn.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Tinh thí có nhiều của cải được người cung kính, tâm ưa thích pháp, rún
có vết sẹo, thọ tám mươi tuổi, có lòng từ hiếu thảo cúng dường cha mẹ Sư trưởng, tâm không xan lẫn, có nhiều tàm qúi, suy họa tại thủy.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Quỉ thí xan lẫn đoản thọ, dưới rún bốn ngón tay sẽ có nốt đen, chẳng hạp cha mẹ, ưa tranh tụng.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Liễu thì giàu sang trì cấm giới ưa pháp sự, thọ bảy mươi lăm tuổi quyến thuộc tăng trưởng, vai có nốt đỏ, kính mến người nói pháp, được người tin phục, sau khi chết sanh cõi trời.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Thất Tinh thì ưa làm nghề trộm cướp, gian dối siểm khúc bạc đức đoản thọ, cử động thô rắn ngu si cuồng ngốc, ắt bị chết về binh đao.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Trương thì thọ tám mươi tuổi, thích âm nhạc, tóc thưa ít, lúc hai mươi bảy tuổi tạm suy đến ba mươi ba tuổi thì giàu sang,
dũng kiện, có danh tiếng lớn, thông minh, không xan lẫn, thích pháp, tàm qúi, chẳng hạp cha mẹ và anh em trai, cổ có vết thẹo, quá ba mươi lăm tuổi mới có con cái, âm có
nốt đen, vế có nốt vàng.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Dực thì giỏi biết toán số, xan lẫn tánh ác độn căn tà kiến thân bên hữu có nốt đỏ, thọ ba mươi ba tuổi, tuyệt không có con cái.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Chẩn thì giàu lớn hào quí quyến thuộc đông nhiều, thông minh dũng kiện, ưa pháp mến pháp, kính mến người thuyết pháp, thọ trăm tuổi, chết sanh cõi trời.
Người ngày sanh thuộc các sao phương Nam thí có những tướng như vậy.
Thưa Cù Đàm ! Phương Tây có bảy vì tinh tú, đó là các vì sao : Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Tuy, Sâm.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Khuê thì hai má sẽ có nốt đen, trì giới ưa pháp kính người thuyết pháp, giàu sang thích bố thí, trên thân có vết phỏng lửa, thọ năm mươi tuổi.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Lâu thì thọ mạng ngắn ngủi bần cùng khốn khổ, ưa thấy phá giới, tâm xan lẫn, gối có vết sẹo, thọ ba mươi tuổi, chẳng hạp với anh.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Vị thì chẳng hạp cha mẹ, mất nhiều của cải ruộng vườn nhà cửa, gối có nốt đen, quá hai mươi hai tuổi được đại phú quí, chẳng xan lẫn ưa bố thí.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Mão thì ưa chánh pháp có khẩu biện tài, thông minh
giàu sang, có danh tiếng lớn, hộ trì cấm giới, được người kính tin, gối có nốt xanh, thọ năm mươi tuổi, chết sanh cõi trời.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Tất thì được người tin phục, tánh dữ ưa đấu tranh nơi chị và em gái mình có lòng tham, giàu sang, nhiều oán thù, thường đau nơi ngực, chẳng hạp tiền của, thân bên tả có nốt đen, thọ bảy mươi tuổi.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Tuy thì giàu sang ưa bố thí, tàm quí không
tham lam, không có bịnh khổ, người thích thấy, thọ tám mươi tuổi, suy tại lúc bảy mươi tuổi, chết sanh cõi trời.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Sâm thì bẩm tánh tệ ác tạo nhiều nghiệp ác, làm lính giữ ngục, thiên nhiều tham dục, thông minh, nghèo khổ, thân có nhiều nốt đen, thọ sáu mươi lăm tuổi.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc các sao phương Tây thí có các tướng như vậy.
Phương Bắc có bảy vì tinh tú, đó là
các vì sao : Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Đẩu thì bẩm tính ngu si tham lam chẳng biết đủ, nghèo cùng tánh ác, thọ mạng ngắn ngủi, da đen gầy ốm, sẽ chết vì ăn uống.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Ngưu thì ngu si nghèo
cùng, ưa trộm cắp, tâm nhiều ganh ghét, thọ bảy mươi tuổi, không có vợ con.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Nữ thì trì giới ưa bố thí, lòng bàn chưn có nốt đen, tăng trưởng quyến thuộc, thọ tám mươi tuổi, có danh tiếng lớn, không có bịnh khổ, hạp với cha mẹ và anh em.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Hư thì phước đức giàu sang được thân quyến mến ưa, tánh xan lẫn chẳng bố thí, dưới lòng bàn chưn sẽ có nốt đen, thọ sáu mươi lăm tuổi.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Nguy thì thân không có bịnh khổ, thông minh trì giới , thông đạt thế sự, giàu sang nhiều của, hạp với quyến thuộc, thọ tám mươi tuổi.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Thất thì bẩm tính tệ ác phạm nhiều cấm giới, làm người sang giàu thọ trăm tuổi, chết đoạ ác đạo, chẳng hạp cha mẹ và anh em.
Thưa Cù Đàm ! Người ngày sanh thuộc sao Bích thì hùng mãnh có sức lực giàu sang tôn vinh, có danh tiếng lớn, quyến thuộc tăng trưởng, chẳng hạp cha mẹ, thọ trăm tuổi, thích pháp xuất gia, kính người học pháp , thông minh nhiều trí giỏi hiều thế sự.
Người ngày sanh thuộc các vì sao phương Bắc thì có các tướng như vậy.
Nếu ai thông đạt rốt ráo sách tướng như vậy thì có trí huệ lớn”.
Đức Phật nói : “Nầy tiên nhơn Quang Vị ! Chúng sanh đi
trong tối thủ trước điên đảo bị phiền não hệ phược nên chạy theo sách vở tinh tú như vậy.
Nầy tiên nhơn ! Tinh tú dầu tốt, cũng còn sanh
vào các loài trâu ngựa heo chó, cũng có đồng thuộc một vì sao mà có giàu nghèo sang hèn sai khác. Vì vậy nên phải biết đó là pháp bất định.
Nầy tiên nhơn ! Ngài là người đắc thiền, ta là bực nhứt thiết trí, sao Ngài chẳng hỏi ta nhơn duyên giải thoát, mà lại hỏi ta về sự như vậy”.
Quang Vị nói : “Nay Ngài hiện có thân thể như thế nhơn không khác, mà tìm sự ấy thì cùng tiên nhơn không khác, nay ta thiệt chẳng biết Ngài là thiên, là
tiên, là rồng hay là quỉ ! Tiếng Ngài nói như âm thanh Phạm Thiên, hình sắc như bực cổ tiên nhơn. Săc tướng ấy và sự nghiệp ấy từ trước đến nay ta chưa được nghe thấy. Vì vậy nên ta hỏi Ngài là ai ? Hệ thuộc nơi ai ? Họ tên là gì ? Tuyên nói sự gì ? Mong được Ngài nói rộng ta sẽ lắng nghe thọ lãnh”.
Đức Thế Tôn nói kệ rằng :
Nếu ai học tập sách tướng số
Người ấy chẳng biết được đây kia
Nếu ai bị phiền não hệ phược
Chẳng được giải thoát thường thọ khổ
Nếu ta có đủ lục thần thông
Nên gọi là đại Bà La Môn
Lục Ba la mật là họ ta
Dùng lục hòa kính điều các căn
Ta đã thọ trì ba thứ giới
Tu môn không vô tướng vô nguyện
Lúc xưa mới phát tâm Bồ đề
Ta được gọi là đại xuất gia
Ta đều chẳng thấy một pháp tướng
Nên chẳng nói đến sách tinh tú
Pháp không chúng sanh không tho mạng
Nên ta nói không ngã không tranh
Đã qua bờ ba thọ ba hành
Dứt hết tướng nên không có tướng
Ta đã chơn thiệt biết các pháp
Vì vậy nên được đại tịch tĩnh
Nếu không chướng ngại như hư không
Dầu hành Bồ đề chẳng thấy pháp
Tu tập cấm giới đại nhẫn nhục
Liền được vô tướng đại trí huệ
Nếu chẳng thấy nghiệp cầu quả báo
Như pháp chẳng chuyển được Bồ đề
Tâm chẳng tham trước tất cả ấm
Cũng lại chẳng thấy có đây kia
Lại chẳng thấy biết mé Bồ đề
Đây hay mau được Bồ đề đạo
Không có tướng mạo không tưởng niệm
Nơi tất cả pháp không giác
quán
Cũng chẳng tham trước nơi các pháp
Thì hay chứng được Nhứt thiết trí
Nếu ai tu tập tịnh phạm hạnh
Người ấy được gọi là Bà La Môn
Quán sát các pháp như hư không
Người ấy liền được tên Đại Giác.
Nghe đức Thế Tôn nói kệ ấy rồi, Quang Vị tiên nhơn và các tiên nhơn quyến thuộc tất cả đều thấy bổn thân Như Lai. Thấy bổ thân Phật rồi thiện căn trước theo đến chứng được Bự Tràng tam muội. Được tam muội nầy có thể quan sát tất cả tam muội nên gọi là Tràng, nơi các tam muội được tự tại nhập vào tất cả cảnh giới của tất cả tam muội nên gọi là Bữu Tràng tam muội.
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Đại Bảo-Tích
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
(1.080 CÂU)
PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
(Sau khi trì danh đủ số, đến quỳ trước bàn Phật, chắp tay niệm)
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (3 câu)
(Vẫn quỳ, chí tâm đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
( Bài kệ trên tuy đơn giản, song đầy đủ tất cả ý nghĩa. Hành giả có thể đọc nguyện văn khác mà mình ưa thích, nhưng phải đúng với ý nghĩa phát nguyện hồi hướng. Xong đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư, Pháp giới Tạng thân A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Vạn Đức đường thượng, từ Lâm Tế Gia Phổ, tứ thập nhất thế, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng TRÍ hạ TỊNH thùy từ minh chứng (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng (1 lạy)
HÒA NAM THÁNH CHÚNG
NIỆM PHẬT
LỜI KHAI THỊ.- Tất cả pháp của Phật dạy đều có tông chỉ, y theo tông chỉ mà thực hành mới có kết quả. Tông chỉ của môn niệm Phật là TÍN, NGUYỆN và HẠNH.
Thế nào là TÍN ? - Tin chắc cõi Cực Lạc thanh tịnh trang nghiêm ở cách đây mười muôn ức Phật độ về phương Tây là chỗ mình nguyện sẽ về. Tin chắc nguyện lực của Phật A Di Đà, nhiếp thọ người niệm Phật văng sinh. Tin chắc mình niệm Phật đây quyết sẽ được vãng sinh về Cực Lạc thế giới ở bậc Bất thối chuyển Bồ Tát. Được như vậy gọi là TIN SÂU.
Thế nào là NGUYỆN ? - Mong mỏi được về Cực Lạc thế giới như viễn khách nhớ cố hương. Mong mỏi được ở gần Phật A Di Đà như con thơ nhớ từ mẫu, ngày ngày ngưỡng vọng Tây phương mà lòng mãi ngậm ngùi. Phút phút trông chờ Từ phụ mà mắt luôn trông ngóng. Nguyện rời cõi trược ác. Nguyện về Tịnh độ an lành. Nguyện thành Phật. Nguyện độ chúng sinh. Như trên đây gọi là NGUYỆN THIẾT.
Thế nào là HẠNH? - Dùng lòng tin và chí nguyện ở trên mà xưng niệm hồng danh “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT". Niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng hay niệm thầm đều được cả miễn là khi niệm phải đủ bốn điều dưới đây mới gọi là thực hành đúng pháp.
1) RÀNH RÕ.- Rành là từng chữ, từng câu rành rẽ không lộn lạo. Rõ là mình tự nhận lấy tiếng niệm rõ ràng không trại không mờ.
2) TƯƠNG ỨNG.- Tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng. Tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.
3) CHÍ THIẾT.- Chí thành tha thiết nhớ tưởng đến Phật. Như con thơ mắc nạn mà kêu cầu từ mẫu cứu vớt.
4) NHIẾP TÂM.- Để tâm vào tiếng niệm Phật, không cho tạp niệm xen vào. Nếu xao lãng thời liền thâu lại, chăm chú nhận rõ lấy tiếng niệm Phật của minh.
Lòng tin sâu chắc và nguyện vọng tha thiết mà niệm Phật chuyên cần như trên, đó là NIỆM PHẬT ĐÚNG PHÁP. Niệm Phật đúng pháp rồi chí tâm hồi hướng cầu sinh, thời quyết định vãng sinh Tịnh độ Cực Lạc thế giới ở chung với chư Bồ Tát thượng thiện nhân, gần gũi Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, trụ bậc Bất thối chuyển, một đời sẽ thành Phật.
Kệ rằng :
Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
(Hạ Thủ Công Phu)
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ
(Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
(Sự Nhất Tâm)
Nhất tâm Phật hiện tiền
Tam-muội sự thành tựu
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
(Lý nhất Tâm)
Chứng lý pháp thân hiện
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
(Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)
Cầu đài sen thượng phẩm.
(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)
Tâm Nguyện Của Dịch Giả
Trích cuối tập 9 Kinh Ðại-Bửu-Tích
…
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại VÀI DÒNG NÀY, CHÍNH TÔI, PHẢI CHÍNH TÔI, KHÔNG DÁM ngửng mặt tự xưng là Tỳ Kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát.
Chùa Vạn Ðức
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tỵ .
(08-10-1989)
Thích Trí Tịnh
Cẩn Chí
Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-Di.
Về cách trì niệm, Bút-giả lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – KÝ SỐ NIỆM: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là KÝ SỐ.
2 – CHỨNG SỐ NIỆM: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là CHỨNG SỐ. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 – CHỈ QUÁN NIỆM: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là CHỈ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là QUÁN. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép CHỈ, hôn trầm dùng phép QUÁN.
4 – TỊCH TĨNH NIỆM: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là TỊCH TĨNH NIỆM.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, Bút-giả đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.
Có lời khen rằng:
Hạ bối căn non, kém hiểu biết,
Ngũ nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp
Phá giới, phạm trai, trộm của Tăng,
Không tin Ðại Thừa, báng Chánh Pháp.
Lâm chung tướng khổ hội như mây,
Ưng đọa A Tỳ vô lượng kiếp.
Thiện hữu khuyên xưng niệm Phật danh
Di Đà hóa hiện tay vàng tiếp.
Mười niệm khuynh tâm đến bảo trì,
Luân hồi từ ấy thoát trường kỳ.
Mười hai đại kiếp hoa sen nở
Đại nguyện theo với tiếng đại bi.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
Tế Tỉnh Đại Sư, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường
27.
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!
Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi niệm Phật dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
Comments
Post a Comment