Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo
Nam-Mô Đại Bảo-Tích Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
KINH
ĐẠI BẢO TÍCH
QUYỂN 49
PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG
THỨ MƯỜI HAI
PHẨM BÁT NHÃ BA LA MẬT
Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất : « Thế nào là đại Bồ Tát Bát Nhã Ba la mật mà Bồ Tát vì Vô thượng Bồ đề nên y theo đó siêng tu hành Bồ Tát hạnh ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát vì thật hành Bát Nh ã Ba la mật. Nên đối với pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng ân cần trịnh trọng nghe học thọ trì, hoặc đọc hoặc tụng suy gẫm nghĩa lý, tự mình được thông đạt rồi cũng vì người mà giảng dạy.
Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu có đại Bồ Tát nghe Phật nói rồi theo đúng pháp mà phụng hành, đối với pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng ân cần trịnh trọng nghe học thọ trì đọc tụng nghiên tầm thông đạt nghĩa lý và giảng dạy cho người, phải biết người ấy chứng được tướng vô tận huệ như vậy.
Nầy Xá Lợi Phất ! Huệ ấy có những tướng gì, thế nào nhập chứng ?
Nầy Xá LợiPhất ! Nói là huệ ấy lấy nghe làm tướng , Bồ Tát đúng như lý mà chứng nhập nên gọi là tướng vô tận huệ. Những tướng ấy Phật sẽ nói rộng.
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát vì cầu chánh pháp nên lấy dục lạc làm tướng, dục giải làm tướng, phương tiện làm tướng , thiện hữu làm tướng , không kiêu mạn làm tướng, với người đa văn cung kính làm tướng, tôn trọng làm tướng, quanh quẩn làm tướng, khiêm cung làm tướng , gần gũi làm tướng , nghe kỹ làm tướng , tôn thờ làm tướng, tư duy làm tướng, chẳng loạn làm tướng, tưởng như trân bửu làm tướng, tưởng là lương dược làm tướng, tưởng dứt hết bịnh làm tướng, chánh niệm làm tướng, xu hướng Bồ đề làm tướng, thích đại huệ làm tướng, chứng nhập Bồ đề làm tướng, nghe không nhàm đủ làm tướng, xả thêm lớn làm tướng, điều thuận làm tướng, thân căn người đa văn làm tướng, với những việc làm mến vui làm tướng, thân điều thích làm tướng, thân dũng nhuệ làm tướng.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát đối với cúng thính pháp, lắng nghe không mỏi làm tướng, nghe chánh nghĩa làm , nghe chánh pháp làm tướng, nghe chánh hạnh làm tướng, nghe chứng trí làm tướng, nghe Ba la mật làm tướng, nghe pháp Bồ Tát tạng làm tướng, nghe các nhiếp pháp làm tướng, nghe phương tiện thiện xảo làm tướng, nghe phạm trụ làm tướng, nghe thần thông làm tướng, nghe chánh niệm chánh trí làm tướng, nghe niệm trụ làm tướng, nghe chánh thắng làm tướng, nghe thần túc làm tướng, nghe duyên khởi làm tướng, nghe vô thường làm tướng, nghe khổ làm tướng, nghe vô ngã làm tướng, nghe tịch tĩnh làm tướng, nghe không làm tướng, nghe vô tướng làm tướng, nghe vô nguyện làm tướng, nghe không gia hạnh làm tướng, nghe thiện căn gia hạnh làm tướng.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Tự tại làm tướng, nghe pháp làm tướng, đối trị tạp nhiễm làm tướng, chế phục tất cả phiền não làm tướng, khen ngợi người trí làm tướng, gần kề bực thánh làm tướng, rời xa kẻ phi thánh làm tướng, lắng nghe bực thánh làm tướng, nghe các căn làm tướng, nghe tu tập tùy niệm làm tướng, nghe giác phần làm tướng,nghe bát chánh đạo làm tướng, nghe Phật lực, vô sở úy , vô ngại biện, đại từ đại bi đại hỉ đại xả, mười tám Phật pháp bất cộng làm tướng.
Nầy Xá Lợi Phất phải biết đại Bồ Tát nếu ở nơi ấy lắng nghe thì ở nơi ấy hiểu rõ, nếu ở nơi ấy hiểu rõ thì ở nơi ấy hành động đúng. Tại sao ? Vì nếu đại Bồ Tát ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng nghe tướng rồi hướng vào thì có vô lượng phương tiện. Nay Phật lược nói bốn mươi mốt phương tiện.
Một là nếu có đại Bồ Tát ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng ấy mà sanh dục lạc, phải biết tức là lắng nghe, nghe liền hiểu rõ, đã hiểu rõ thì thật hành chánh hạnh.
Hai là nếu có Bồ Tát ở nơi pháp môn ấy mà sanh dục giải, phải biết tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Ba là nếu có Bồ Tát ở nơi pháp môn ấy phương tiện xu nhập, phải biết tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Bốn là nếu có Bồ Tát gần gũi thiện hữu, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Năm là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn, tâm không khinh mạn tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Sáu là nếu có Bồ Tát cung kính người đa văn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Bảy là nếu có Bồ Tát tôn trọng người đa văn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Tám là nếu có Bồ Tát quây quần cung phụng người đa văn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh .
Chín là nếu có Bồ Tát khiêm hạ đối với người đa văn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Mười là nếu có Bồ Tát gần kề người đa văn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Mười một là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn mà lắng tai để nghe, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh
Mười hai là nếu có Bồ Tát đối với người đa văn mà hầu hạ tiếp rước, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Mười ba, là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn, tư duy nghĩa lý tâm định chẳng loạn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Mười Bốnlà nếu Bồ Tát ở nơi người đa văn có ý tưởng là trân bửu, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Mười lăm là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn có ý tưởng là lương dược, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Mười Sáu là nếu Bồ Tát ở nơi người đa văn có ý tưởng dứt diệt tham sân si, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Mười bảy là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn nghe rồi hay thọ trì, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Mười tám là nếu có Bồ Tát xu hướng giác ngộ nơi pháp , tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Mười chín là nếu có bồ Tát thích trí huệ của người đa văn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh .
Hai mươi là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn được nghe rồi giác ngộ, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Hai mươi mốt lá nếu có Bồ Tát lắng nghe chẳng nhàm đủ, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Hai mươi hai là nếu có Bồ Tát nghe nói Đàn na thì
tăng trưởng xả, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Hai mươi ba là nếu có Bồ Tát nghe nói Thi la thì thủ hộ giới, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh .
Hai mươi bốn la nếu có Bồ Tát nghe nói Sằn đề thì hay tu hạnh nhẫn nhục, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Hai mươi lăm là nếu có Bồ Tát nghe nói Tỳ lê gia thì
phát khởi tinh tấn không mỏi, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Hai mươi sáu là nếu có bồ Tát nghe nói Tĩnh lự thì nhập chánh định tâm chẳng tán, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh
Hai mươi bảy là nếu có Bồ Tát nghe nói Bát Nhã tâm
liền tu trí huệ dứt phiền não, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Hai mươi tám là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn lòng rất vui mừng, người nầy tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Hai mươi chín là nếu có Bồ Tát được nghe pháp trồi thân thể điều thích, Bồ Tát ấy tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Ba mươi là nếu có Bồ Tát được nghe pháp rồi tâm liền dũng nhuệ, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Ba mươi mốt la nếu có Bồ Tát được nghe kinh Đại thừa tâm sanh tín nguyện, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Ba mươi hai là nếu có bồ Tát nghe nhiếp pháp rồi tâm liền xu nhập , tức lá lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Ba mươi ba là nếu có Bồ Tát nghe nói niệm trụ liền quán thân thọ tâm pháp, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh
Ba mươi bốn là nếu có Bồ Tát nghe nói chánh cần liền dứt bỏ, với pháp lành sanh trưởng, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Ba mươi lăm là nếu có Bồ Tát nghe nói thần túc liền phụng hành sanh thân khinh
tánh, dục khinh tánh. Bồ Tát ấy tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Ba mươi sáu là nếu co Bồ Tát nghe nói tĩnh lự thì yên tĩnh tư duy tâm xu nhập, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Ba mươi bảy là nếu có Bồ Tát nghe hạnh bất khinh trong các pháp ,
bèn đối với chúng sanh phát khởi đại từ tâm, với kẻ thọ khổ phát khởi đại bi tâm, với chánh pháp khởi đại hỉ tâm , với bất thiện khởi đại xả tâm, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Ba mươi tám là nếu có Bồ Tát nghe nói các căn liền xu nhập các căn ấy, đó là tín căn, tinh tấn căn , niệm căn, huệ căn và định căn, Bồ Tát ấy tức là lắng nghe hiễu rõ tu chánh hạnh.
Ba mươi chín là nếu có Bồ Tát nghe nói giác phần tâm liền xu nhập giác ngộ pháp tánh, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Bốn mươi là nếu có Bồ Tát nghe nói đạo chi tâm liền xu nhập Niết bàn chánh lộ, tức là là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Bốn mươì mốt là nếu có Bồ Tát nghe nói Phật lực vô úy, vô ngại trí, đại từ đại bi đại hỉ đại xả, mười tám pháp bất cộng và vô lượng Phật pháp, đều xu nhập Vô thượng Bồ đề, Bồ Tát ấy tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.
Nầy Xá Lợi Phất ! Phật đã nói bốn mươi mốt pháp về tướng dạng xu nhập văn huệ. Chư đại Bồ Tát phải nên học.
Đây gọi là bổn tướng đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba la mật văn huệ.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đại BồTát tu Bát Nhã Ba la mật thực hành Bồ Tát hạnh, phải ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng trịnh trọng lắng nghe thọ trì đọc tụng suy gẫm nghĩa lý thông đạt chỉ thú lại giảng dạy cho người về chánh hạnh tư lương ấy.
Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát ở pháp ấy mà khởi chánh hạnh?
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát ở pháp ấy mà khởi chánh hạnh là : đúng như lời nói mà tu hành kiến lập mà an trụ, đây là khởi chánh hạnh. Nếu có thể chẳng lấy tất cả, đây là khởi chánh hạnh. Tại sao ? Vì nếu lấy pháp thì gọi là người tà hạnh chấp lấy pháp không xứ không vị. Không bao giờ do pháp tà hạnh ấy mà được xuất ly. Tại sao ? Vì người không lấy pháp hành ở nơi pháp không hành còn phải sanh nghi, vì không tác dụng. Huống là lấy pháp hành mà chẳng phải tà hạnh. Vì thế nên phải chẳng lấy các pháp mà làm chánh hạnh.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Nếu ở nơi các pháp không có chướng ngại thì gọi là chánh hạnh. Nếu ở nơi các pháp không khinh miệt thì gọi là chánh hạnh. Nếu ở nơi các pháp chẳng lấy chẳng bỏ chẳng sanh chẳng diệt thì gọi là chánh hạnh. Nhẩn đến nếu ở nơi các pháp không hiệp không tan thì gọi là chánh hạnh.
Lại nầy Xá Lợi Phất !Như Phật đã nói : Nếu có là đúng phải thì không có một chút pháp nào có thể thấy được nghe được cũng không thể nói được, các pháp như vậy chẳng phải có thể thấy được, chẳng phải có thể nắm lấy được. Tại sao ? Vì tất cả các pháp đều là một tướng, đó là vô tướng.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Tất cả các pháp tánh nó vốn vô tướng. Nếu có Bồ Tát nói nơi vô tướng thì vô tướng trở lại lẽ ra là nói được. Tại sao ? Vì vô tướng và hữu tướng đều là vô tướng cả. Chẳng nên nói rằng đây hữu tướng, đây vô tướng.
Nầy Xá Lợi Phất! Nếu có Bồ Tát tỏ ngộ được tất cả pháp tướng như vậy tức là vô tướng chẳng thể thấy được, chẳng thể nắm lấy được, biết rõ đúng như pháp thì gọi là chánh hạnh.
Đại Bồ Tát siêng tu chánh pháp hạnh ấy rồi ở nơi các pháp sẽ chứng nhập huệ vô chướng chiếu minh.
Đây gọi là tướng dạng chánh hạnh Bát Nhã Ba la mật của đại Bồ Tát.
Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
Người sáng suốt an trụ chánh hạnh
Với Bồ Tát tạng khéo quyết định
Nói pháp người ấy chẳng khởi chấp
Hành tướng không chấp thủ như vậy
Chứng được các pháp chẳng là không
Chẳng phải các pháp bình đẳng không
Chẳng phải pháp không có sở chấp
Tướng chánh hạnh không chấp như vậy
Nơi pháp
không thủ cũng không xả
Cũng chẳng lấy pháp để làm pháp
Không lấy gọi là các pháp tướng
Chánh hạnh không lấy tướng như vậy
Nơi các pháp
nếu trí vô ngại
Trí ấy không gì chẳng đốt cháy
Nơi trí đốt cháy không nắm lấy
Chánh hạnh các pháp tướng như vậy
Người trí an trụ đức viễn ly
Với pháp phải khởi siêng tinh tấn
Nếu hay y chỉ quỹ tắc hành
Bấy giờ sẽ nhập môn thanh tịnh
Môn thanh tịnh ấy thông các pháp
Cũng biết dục giải của hữu tình
Người trí dầu biết không chổ thấy
Mà hay diễn tuyên pháp như vậy
Nơi pháp thậm thâm rõ thắng nghĩa
Nơi thắng nghĩa sâu thường biết rõ
Vọt hiện vô biên công đức hạnh
Trí sáng đa văn như đại hải
Nơi các văn
nghĩa được nói kia
Cứu cánh không ai chứng được đó
Bởi văn nghĩa kia đều vô biên
Chánh hạnh chơn thiệt luôn bất động.
Lại nầy Xá Lợi Phất! Lúc đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba la mật, với pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng ân cần lắng nghe nhẫn đến giảng dạy cho người rồi, phải biết đại Bồ Tát ấy ở nơi tất cả pháp được quang minh lớn hay phá tất cả hắc ám vô minh và các màn
lòa. Quang minh ấy tức là trí huệ. Tại sao? Vì biết rõ đứng thiệt các pháp thiện bất thiện vậy. Đại Bồ Tát tu pháp ấy được minh huệ rồi, dầu có gặp nạn khổ đến chết cũng không tạo các pháp bất thiện.
Nầy Xá Lợi Phất ! Vì muốn đứt hẳn các pháp bất thiện nên đại Bồ Tát tùy nghe được chánh pháp thì rất khéo thông đạt. Đã thông đạt rồi thì nói là mâu ni tịch tĩnh .
Đây gọi là tướng chánh hạnh lúc đại Bồ Tát tu Bát Nhã Ba la mật.
Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng :
Như người vào nhà tối
Che bít tuyệt ánh sáng
Dầu có các sắc tượng
Mắt sáng cũng chẳng thấy
Như vậy tùy có người
Tâm đủ các minh giải
Chẳng được nghe chánh pháp
Sao hiểu được thiện ác
Đa văn hiểu rõ pháp
Đa văn chẳng tạo ác
Đa văn bỏ vô nghĩa
Đa văn được Niết bàn
Khéo nghe thêm lớn văn
Đa văn thêm lớn huệ
Huệ hay tu tịnh nghĩa
Được nghĩa thì cảm vui
Thông huệ được nghĩa rồi
Chứng hiện pháp Niết bàn
Tương ưng pháp tịnh giác
Chứng được vui đệ nhứt
Nghe Bồ Tát tạng rồi
Khéo an trụ chánh pháp
Làm quang minh cho đời
Tu diệu hạnh Bồ Tát.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát vì tu hành Bát Nhã Ba la mật nên ở nơi người chánh hạnh hay thọ trì kinh Bồ Tát tạng lòng rất cung kính có ý tưởng là thiện tri thức, và càng tìm cầu pháp môn vi diệu đại Bồ Tát tạng cho pháp môn ấy càng thêm sáng sạch.
Nầy Xá Lợi Phất ! Vì cầu Bồ Tát tạng nên Bồ Tát ấy phát sanh tín dục sách lệ tinh tấn kiểm nhiếp tâm mình khiến an trụ chánh định. Đại Bồ Tát ấy phương tiện tu hành tứ chánh cần, được không chướng ngại trong tất cả pháp.
Đây là tướng chánh hạnh Bát Nhã Ba la mật của đại Bồ Tát.
Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng :
Quan niệm ngươi thuyết pháp
Tức là thiện tri thức
Cung kính lắng nghe pháp
An trụ nơi chánh hạnh
Dục giải thường không thối
Tinh tấn thường cao dũng
Tịnh huệ thường sữa trau
Nơi trí thường an trụ
Tự nhiên đạt các pháp
Chẳng theo nơi tín hành
Dùng trí quán các pháp
Đây là lời Phật dạy
Người trí phân biệt câu
Lý nghĩa khéo siêng học
Nơi pháp thiện bất thiện
Thường tu thường viễn ly
Tâm không hề nhàm mỏi
Nơi pháp
không quên mất
Thân dục đều khinh an
Mau được tâm tinh tấn
Do nghe pháp thêm trí
Trí thêm niệm không thối
Trí luôn y niệm trụ
Biết rõ pháp tịnh uế
Học nơi pháp vô thượng
Được sức niệm huệ thắng
Biết chúng sanh dục giải
Tự học thời gian lâu
Học pháp đã thăng tiến
Cực tiến trí thanh tịnh
Biết chúng sanh dục giải
Theo cơ bèn khai
thị.
Lại này Xá Lợi Phật ! Lúc tu hành Bát Nhã Ba La Mật, đại Bồ Tát tìm cầu pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng như vậy thông đạt giác huệ y theo thiện pháp minh môn thanh tịnh ấy. Bồ Tát phải thường tu học như vậy.
Này Xá Lợi Phất ! Nếu có Bồ Tát tu học nơi pháp thì phải suy nghĩ hai nhơn duyên có thể phát sanh chánh kiến. Những gì là hai? Đó là nghe âm thanh nơi người khác và tự mình tác ý đúng lý.
Bồ Tát ấy lại suy nghĩ nghe âm thanh nơi người và tác ý đúng lý có những tướng gì ? Liền lại suy nghĩ nếu có tướng thích chánh định mà tu thì nên thật hành pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng mà chư Bồ Tát chưa từng được nghe.
Lại nếu chẳng được nghe Phật pháp luật giáo chỉ ở trong tam ma địa mà sanh ý tưởng đủ rồi, nên biết người ấy do sức ngạo mạn mà phát khởi tăng thượng mạn. Phật nói người ấy chẳng có thể giải thoát sanh già bịnh chết sầu ưu khổ não. Đã chẳng thoát được các khổnhiệt não, há lại thoát được năm môn sanh tử kia, bị nó nhận chìm trôi lăn chẳng dứt.
Người ấy thiệt chẳng phải giải thoát mà tự nói tôi đã giải thoát. Thiệt chưa khỏi khổ mà tự nói tôi đã khỏi khổ. Vì thế nên đức Như Lai y cứ người ấy mà thuyết pháp như thiệt, nếu có thể từ nơi người khác mà tùy thuận lắng nghe thì giải thoát được các lão tử khổ não. Bồ Tát ấy lại nghĩ rằng như tôi trước kia nghe đức thế Tôn nói :
Đa văn biết rõ pháp
Đa văn chẳng tạo ác
Đa văn bỏ vô nghĩa
Đa văn được Niết bàn
Nghe pháp thêm lớn văn
Văn hay thêm lớn huệ
Huệ hay tu tịnh nghĩa
Được nghĩa hay cảm vui
Thông huệ dược nghĩa rồi
Chúng hiện pháp Niết bàn
Nghe pháp được tịnh huệ
Chứng được vui đệ nhứt
Nầy Xá Lợi Phất !Vì thế nên chư đại Bồ Tát suy nghĩ như vậy rồi nên đối với pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng và Phật pháp luật giáo mà ân cần trịnh trọng lắng nghe thọ trì đọc tụng giảng dạy cho người.
Lại này Xá Lợi Phất ! Nếu các hữu tình ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng dầu được nghe mà chẳng có thể phương tiện tác ý đúng lý. Phải biết người ấy chẳng thể tu chánh hạnh nói thánh đạo. Vì thế nên đức Như Lai y cứ nơi người ấy mà nói pháp yếu rằng : Nếu muốn giải thoát sanh lão bệnh tử thì phải có tự mình suy nghĩ đúng lý. Chư đại Bồ Tát phải học như vậy. Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là phương tiện đúng lý ? Những gì là Bồ Tát tác ý đúng lý mà có thể tu học ?
Này Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là phương tiện đúng lý ? Những gì là Bồ Tát tác ý đúng lý mà có thể tu học.
Nầy Xá Lợi Phất ! phương tiện đúng lý là không có một pháp nào hoặc hiệp hay ly cả.
Tại sao ? Vì phương tiện đúng lý là chẳng phải phương tiện vậy.
Nầy Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát có an trụ phương tiện và tác ý đúng lý, phải biết tướng ấy chỉ là âm thanh, mà âm thanh ấy, tánh nó không bị phát khởi cũng chẳng chuyển khởi và do nơi kia mà phát âm thanh. Tại sao ? Vì tất cả đều bất khả đắc vậy.
Bồ Tát lại quan sát âm thanh ấy, tiền tế hậu tế từ gì mà sanh, qua đâu mà diệt. Quan sát như vậy trọn bất khả đắc.
Lại suy tìm âm thanh ấy là tại đã nói, là tại nay nói, là tại sẽ nói ?
Lại suy tìm âm thanh ấy là hoặc đã bị nói, hoặc nay bị nói, hoặc sẽ bị nói ? Âm thanh ấy là vì đoạn dứt nên đã nói, vì đoạn dứt nên nay nói, vì đoạn dứt nên sẽ nói ? Âm thanh ấy là vì chứng nhập nên đã nói , vì chứng nhập nên nay nói, vì chứng nhập nên sẽ nói.
Tất cả lẽ tìm cầu âm thanh như vậy rồi trọn không có được. Rồi lại quan sát hoặc tướng quá khứ, hoặc tướng vị lai, hoặc tướng hiện tại cũng đều không có được.
Nầy Xá Lợi Phất ! Lúc đại Bồ Tát chánh quan sát thì gọi là phương tiện tác ý đúng lý. Chư đại Bồ Tát phải học như vậy.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát quan sát đúng lý ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ tát quan sát tất cả pháp, tự tánh nó tịch diệt. Đây gọi là quan sát đúng lý. Nếu quan sát các pháp tự tánh nó tịch tĩnh. Đây gọi là quan sát đúng lý. Nếu quan sát các pháp , tự tánh nó không tịch. Đây gọi là quan sát đúng lý. Nếu quan sát các pháp vào tánh bình đẳng. Đây gọi là quan sát đúng lý. Nếu quán các pháp cứu cánh vô sanh, , nếu quán các pháp cứu cánh bất sanh, nếu quán các pháp cứu cánh bất khởi, nếu quán các pháp cứu cánh tịch diệt, đều gọi là quán sát đúng lý vậy.
Lúc quán sát như vậy, đại Bồ Tát cũng chẳng thấy có người hay quan sát. Phải nên quan sát như vậy, đó là chẳng phải quan sát chẳng phải chẳng quan sát vậy.
Nếu có Bồ Tát quan sát như vậy thì gọi là quan sát đúng lý, nếu quan sát khác đây thì gọi là quan sát chẳng đúng lý.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát phải nên học phương tiện đúng lý như vậy ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Phương tiện đúng lý của đại Bồ Tát là :
Chẳng phải đối với chút ít pháp có ngu mê. chẳng phải đối với chút it pháp có chướng ngại. Không có chút ít pháp nào mà chẳng phải là môn giải thoát. Không có vì đoạn dứt một phần ít phát khỏi tinh tấn. Chẳng phải vì chứng một phần ít pháp mà dũng mãnh tinh
tấn. Trên đây đều là phương tiện đúng lý vậy.
Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát phải dùng chánh kiến như vậy để chánh quan sát các pháp như chỗ chánh kiến ấy.
Thế nào gọi là quan sát các pháp như chỗ chánh kiến ấy ?
Nầy Xá Lợi Phất không chỗ thấy thì gọi là quan sát các pháp . Những gì là không chỗ thấy?
Nầy Xá Lợi Phất ! không chỗ thấy ấy gọi là vô sanh . Nói vô sanh ấy là vô khởi. Nói vô khởi ấy là không chỗ chiếu . Y cứ chánh pháp ấy mà đức Như Lai nói rằng : Nếu có Bồ Tát lúc quan sát các pháp ấy vô sanh, tức là xu nhập chánh tánh quyết định. Luận về chánh kiến, đó là xu nhập chánh tánh quyết định.
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát suy nghĩ như vầy : Do nhân duyên gì sẽ được xu nhập chánh tánh quyết định ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát phải học như vầy :
Nếu quan sát ngã kiến là bình đẳng thì tất cả pháp bình đẳng. Quan sát như vậy gọi là xu nhập chánh tánh quyết định.
Vì thế nên chư đại Bồ Tát muốn xu nhập chánh tánh quyết định thì phải ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng ân cần lắng nghe thọ trì đọc tụng nghiên cứu nghĩa lý lại giảng dạy rộng cho người thì sẽ ở nơi pháp môn ấy phương tiện tác ý tu học đúng lý.
Đây gọi là Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba la mật vì Vô thượng Bồ đề thực hành bồ Tát hạnh..
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật, vì cầu giác huệ rất thanh bạch, nên do pháp minh môn diệu thiện thanh tịnh mà chuyên cần phương tiện chứng nhập đúng lý quan sát câu đúng
lý.
Thế nào là chứng nhập đúng lý và những gì là câu đúng lý ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát chứng nhập đúng lý là :
Y xa ma tha chứng nhập. Y tỳ bát xá na chứng nhập. . Chánh hạnh chứng nhập. Như lý chứng nhập. Thân viễn ly chứng nhập. Tâm điều thuận chứng nhập. Phi đoạn chứng nhập. Phi thường chứng nhập. Nhơn duyên chứng nhập. Duyên khởi chứng nhập. Vô ngã, vô nhơn, vô thọ mạng chứng nhập. Chưa đến đã đến hoặc có hoặc không chứng nhập. Không có chuyển dời nhơn quả chẳng hoại chứng nhập. Dầu tu tập không vô tướng, vô nguyện chứng nhập mà chẳng lấy không vô tướng vô nguyện chứng vậy. Dầu ở nơi tam ma địa tam ma bát đề chứng nhập mà chẳng lấy sức lực ấy thọ sanh chứng vậy. Dầu lấy thần thông trí chứng nhập mà chẳng tận các lậu chứng vậy. Dầu quán sát vô sanh chứng nhập mà chẳng chánh xu quyết định chứng vậy. Dầu quán chúng sanh vô ngã chứng nhập mà chẳng bỏ đại bi chứng vậy. Dầu quán tất cả chúng sanh đáng sợ chứng nhập, mà cố ý lấy các cõi chứng vậy. Dầu ở nơi ly dục tịch diệt chứng nhập mà ở nơi pháp ly dục chẳng tác chứng vậy. Dầu bỏ lạc diệu
dục chứng nhập mà chẳng bỏ lạc pháp chứng vậy. Dầu bỏ tất cả các hí luận tự giác chứng nhập mà chẳng bỏ thiện xảo phương tiện chứng vậy. Trên đây gọi là chứng nhập đúng lý . Đại Bồ Tát muốn được chứng nhập đúng lý như vậy thì phải học Bát Nhã Ba la mật.
Lại nầy Xá Lợi Phất! Lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật, đại Bồ Tát học câu chánh pháp đúng lý thế nào?
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát phải như vầy mà biết câu đúng lý, đó là những câu : Xuất sanh, xu lý, pháp môn, diện môn, thị nhơn, tích tập, bất tương vi, vô chứng luận, thị xả, vô chấp thủ, vô khí xả, vô hí luận, vô xả, vô phỉ báng, vô khinh miệt, tùy túc, vô tranh, vô thối chuyển, vô đối trị.
Nầy Xá Lợi Phất ! câu đúng lý là câu thiệt tánh, câu như tánh, câu phi bất như tánh , câu chơn như , câu như lý, câu tam thế bình đẳng, câu ly phân biệt.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Câu đúng lý là câu sắc thức không y trụ, câu thọ thức tưởng thức hành thức và thức thức đều không y trụ, câu nhãn sắc nhãn sắc tánh không y trụ, câu nhĩ thanh nhĩ thức tánh không y trụ, câu tỷ hương tĩ thức tánh không y trụ, câu thiệt vị thiệt thức tánh không y trụ, câu thân xúc thân thức tánh không y trụ, câu ý pháp ý thức tánh không y trụ.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! câu đúng lý là câu y nghĩa, câu y pháp, câu y trí, câu y liễu nghĩa. Vô lượng pháp môn như vậy gọi là câu đúng lý.
Vì thế nên đại BồTát chứng nhập tinh tấn phương tiện đúng lý lúc quan sát như vậy cũng chẳng thấy có người hay quan sát. Tại sao ? Vì chẳng phải quan sát chẳng phải chẳng quan sát vậy. Quan sát như đây thì gọi là như lý quán, nếu quan sát khác thì gọi là phi lý quán.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Lúc tu hành Bát Nhã Ba La mật, đại Bồ Tát phải học chánh quán đúng lý thế nào ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát ấy phải chánh quán như vầy :
Vì ta như lý thì
quan sát các pháp đều như lý. Vì ta vô ngã thì quán
sá t các pháp cũng không có ngã . Vì chúng sanh vô ngã thì quan sát các pháp
cũng đều không có ngã.
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát quan sát như vậy gọi là như lý quán. Thế nào là đại Bồ Tát tu hành như lý phương tiện ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Nên biết rằng đại Bồ Tát chẳng quan sát tánh sanh tử như cùng tánh Niết bàn như lý chung xen tạp nhau, quán như vậy thì gọi là phương tiện như lý.
Đại Bồ Tát quán tánh sanh tử cùng tánh Niết bàn đồng một hiệp tướng không sai khác cũng chẳng phân biệt là tương ưng hay vi bội.
Quán như vậy thì gọi là phương tiện như lý, cũng được gọi là chánh quán như lý.
Nầy Xá Lợi Phất ! Nên biết rằng đại Bồ Tát có bao nhiêu phương tiên như lý đều ở chỗ vô lượng chúng sanh mà phát khởi. Nếu chỗ chúng sanh chẳng vứt bỏ, nơi các pháp chẳng phá hoại, thì gọi là Bồ Tát phương tiện như lý.
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát phải biết tướng như vậy, văn như vậy, chứng nhập đúng lý như vậy, quan sát đúng lý như vậy, chánh kiến đẳng lưu đúng lý như vậy . Đây gọi là Bồ Tát chánh huệ.
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát phải tu hành chánh hạnh như vậy để thành mãn bát Nhã Ba la mật.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật, chỗ có Bát Nhã tự tánh thanh tịnh chẳng chung lộn với tất cả pháp hữu vi. Chẳng chung lộn với những pháp gì ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với vô minh, chẳng chung lộn với hành, nhẫn đến chẳng chung lộn với lão tử
Bát nhã ấy chẳng ấy chẳng chung lộn với thân kiến, nhẫn đến chẳng chung lộn với sáu mươi hai kiến chấp.
Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với cao mạn, chẳng chung lộn với hạ liệt, chẳng chung lộn với tám pháp thế gian.
Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với ngũ uẫn thập nhị xứ thập bát giới nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả sở duyên tác ý, chẳng chung lộn với mạn, hạ mạn , tà mạn, nhẫn đến chẳng chung lộn với hai mươi mốt tùy phiền não.
Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với vi tế hạ trung thượng phẩm tham nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả phiền não.
Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với ngu tối màn lòa che chướng các triền, nhẫn đến chẳng chung lộn với các pháp tùy thuận thối chuyển phần.
Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với ma phiền não dục tranh uế trược, chẳng chung lộn với uẩn ma, tử ma, nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả ma nghiệp. Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với ma phiền não đuc tranh uế trược, chẳng chung lộn với uẩn ma, tử ma, thiên ma, nhẫn đến chẳnfg chung lộn với tất cả ma nghiệp.
Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với chấp ngã, chúng sanh, thọ mạng, sát thủ thú, dưỡng dục, ý sanh , trí giả, kiến giả, nhẫn đến chẳng cùng chung lộn với các pháp ở nơi ngã kiến.
Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng, pháp chướng, kiêén chướng, trí chướng, nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả tùy tục tập khí Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với tư duy phân biệt, chẳng chung lộn với tướng mạo, sở duyên, kiến, văn, niệm thức, nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả kiết phược tăng ích.
Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với xan xả, trì phạm, nhẫn giận, siêng lười, tán định, ngu huệ, nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả Ba la mật, năng trị sở trị các pháp trí tánh.
Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với viễn ly, chẳng chung lộn với trụ bất viễn ly, tà tánh, chánh tánh, thiện bất thiện, hữu tội vô tội, sanh tử Niết bàn, nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả pháp đối trị
Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với các thứ tánh sai biệt, tánh quốc độ sai biệt, tánh chư Phật sai biệt, tánh hữu tình sai biệt, tánh các pháp sai biệt. Tất cả tánh sai biệt đều không chung lộn.
Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với vô trí, chẳng chung lộn với trí thức, thế tục, thắng nghĩa, nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả hữu tình tướng mạo tác ý
Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với huệ chẳng hiện hành, chẳng chung lộn với vô thân, vô hình vô tướng, vô vi, nhẫn đến chẳng chung lộn với các pháp tư duy, tâm, ý,thức , an trụ v.v…
Nầy Xá Lợi Phất ! Lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật, đại Bồ Tát có được Bát nhã rất vi diệu thanh tịnh, chẳng chung lộn với vô lượng vô biên pháp hữu vi như vậy.
Đây gọi là tu hành Bát Nhã Ba la mật, tướng đại Bồ Tát Bát Nhã. Phải nên học như vậy.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát an trụ Đại thừa đại Bồ Tát tạng lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật được Bát Nhã phân biệt thiện xảo. Nên biết đại Bồ Tát ấy liền ở trong các pháp dùng Bát Nhã ấy sáng rõ thông đạt được thiện xảo.
Thế nào gọi là Bát Nhã ấy phân biệt thiện xảo ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Thiện xảo ấy có vô lượng vô biên, nay Phật sẽ lược nói mười thứ. Đó là uẩn pháp thiện xảo, giới pháp thiện xảo, xứ pháp thiện xảo, đế pháp thiện xảo, vô ngại giải thiện xảo, y xu thiện xảo, tư lương thiện xảo, đạo pháp thiện xảo, duyên khởi thiện xảo và nhất thiết pháp thiện xảo. Mười thứ thiện xảo vi diệu ấy có bao nhiêu phân biệt, nếu thông đạt được thì gọi là Bát Nhã phân biệt. Đại Bồ Tát phải nên học như vậy.
Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát do tu Bát Nhã Ba la mật nên có thể thông đạt uẩn pháp thiện xảo ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Uẩn pháp thiện xảo là y cứ uẩn pháp mà phát khởi ngôn thuyết. Những ngôn thuyết gì ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Ngôn thuyết ấy như ảo, hóa, dương diệm, mộng, ảnh , hưởng. Do đó đức Như Lai dùng vô ngại biện vì chúng sanh mà nói pháp
ấy.
Nầy Xá lợi Phất ! Phật nói sắc ấy như khối bọt nước . Chính khối bọt ấy vốn không có ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bởi tánh khối bọt là tự tánh sắc. Đại Bồ Tát ở nơi pháp ấy thiện xảo biết rõ, thì gọi là uẩn pháp thiện xảo vậy.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Phật nói thọ ấy như bóng nước. Chính bóng nước ấy vốn không ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bởi tánh bóng nước là thọ tự tánh. Đại Bồ Tát ở nơi pháp ấy biết rõ thiện xảo thì gọi là uẩn pháp thiện xảo vậy.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Phật nói tưởng ấy như dương diệm.Chính dương diệm ấy vốn không ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bởi tánh dương diệm là tự tánh tưởng. Đại Bồ Tát ở nơi pháp ấy thiện xảo biết rõ thì gọi là uẩn pháp thiện xảo vậy.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Phật nói hành ấy như cây chuối. Chính cây chuối ấy vốn không ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bởi tánh cây chuối ấy là tự tánh hành. Đại Bồ Tát ở nơi pháp ấy thiện xảo biết rõ thì gọi là uẩn pháp thiện xảo vậy.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Phật nói thức ấy như sự ảo thuật. Chính sự ảo ấy vốn không ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bởi tánh sự ảo thuật ấy là tự tánh thức. Đại Bồ Tát ở nơi pháp ấy thiện xảo biết rõ thì gọi là uẩn pháp thiện xảo vậy.
Nầy xá Lợi Phất ! Nói là uẩn ấy có tên thế gian. Pháp thế gian tức là tướng bại hoại. Vì thế nên biết tánh thế gian là tự tánh uẩn.
Những gì là tánh thế gian ? Đó là tánh vô thường, tánh khổ, tánh vô ngã. Những tánh ấy là tánh uẩn. Tánh uẩn ấy tức là tánh thế gian. Đại Bồ Tát ở trong đó nếu thiện xảo biết rõ thì gọi là uẩn pháp thiện xảo vậy. Đại Bồ Tát tu Bát Nhã Ba la Mật phải nên tu học như vậy.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba la mật mà có thể thông đạt giới pháp thiện xảo ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Giới pháp thiện xảo là nói pháp giới tức là địa giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng cứng rắn vậy.
Lại pháp giới tức là thủy giới, tại sao ? vì pháp giới ấy chẳng phải tướng ướt nhuần vậy.
Lại pháp giới tức là hỏa giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng thành thục vậy.
Lại pháp giới tức là phong giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng giao động vậy.
Nầy Xá lợi phất ! Ở trong đây, nếu đại Bồ Tát biết rõ như thiệt, thì gọi là giới pháp thiện xảo vậy.
Lại này Xá Lợi Phất ! Nói pháp giới tức là nhãn thức giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng soi sáng vậy.
Lại pháp giới tức là nhĩ thức giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng nghe tiếng vậy.
Lại pháp giới tức là tỷ thức giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng ngửi hương vậy.
Lại pháp giới tức là thiệt thức giới , tại sao ?Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng nếm vị vậy.
Lại pháp giới tức là thân thức giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng giác xúc vậy.
Lại pháp giới tức là ý thức giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng phân biệt vậy.
Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu đại Bồ Tát ở trong đây biết rõ như thiệt, thì gọi là giới pháp thiện xảo.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ngã giới cùng pháp giới bình đẳng. Hữu tình giới cùng pháp giới bình đẳng. Dục giới sắc giới vô sắc giới cùng pháp giới bình đẳng. Sanh tử giới Niết bàn giới cùng pháp giới bình đẳng . Nhẫn đến hư không giới cùng pháp giới bình đẳng.
Nầy Xá Lợi Phất ! Do nghĩa gì mà được bình đẳng ?
Nghĩa là do không bình đẳng nên tất cả pháp bình đẳng. Do vô biến dị bình đẳng nên tất cả pháp bình đẳng.
Nầy Xá Lợi Phật ! Nếu tuyên nói hữu vi giới chứng nhập, vô vi giới chứng nhập thì có vô lượng vô biên. Nếu chư đại Bồ Tát quan sát chứng nhập pháp giới thì gọi là giới pháp thiện xảo.
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát vì muốn tu hành Bát Nhã Ba la mật, phải nên siêng tu giới pháp thiện xảo.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba la mật nên thông đạt được xứ pháp thiện xảo ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Nhãn là không, không có ngã ngã sở, đại Bồ Tát biết rõ nhãn tánh như vậy. Nhẫn đến ý là không, không có ngã ngã sở, đại BồTát biết rõ ý tánh như vậy. Đại Bồ Tát dầu ở nơi các xứ pháp chẳng chứa họp bất thiện mà chứa họp thiện, nhưng ở trong thiện và bất thiện chẳng phát khởi hai tướng. Biết rõ như vậy thì gọi là xứ pháp thiện xảo.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát ở nơi nhãn xứ sắc xứ hay thông đạt thiện xảo biết rõ ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát ở nơi nhãn sắc quan sát thấy ly dục , nhưng ở nơi ly dục cũng chẳng tác chứng . Biết rõ như vậy thì gọi là xứ pháp thiện xảo.
Ở nơi nhĩ thanh, tỷ hương, thiệt vị, thân xúc và ý pháp, đại Bồ Tát quan sát thấy ly dục , nhưng ở nơi ly dục cũng chẳng tác chứng . Biết rõ như vậy thì gọi là xứ pháp thiện xảo.
Lại này Xá Lợi Phất ! Chư Phật Như Lai nói pháp vi diệu, hoặc nói thánh xứ, hoặc nói phi thánh xứ.Thánh xứ là kham thọ đạo pháp. Phi thánh xứ là rời xa đạo pháp. Đại Bồ Tát an trụ nơi đạo, đối với các chúng sanh xa rời đạo, đại Bồ Tát được đạo xứ đại bi chẳng bỏ chúng sanh.
Nếu biết rõ khéo thông đạt như vậy thì gọi là đại Bồ Tát xứ pháp thiện xảo.
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát vì muốn tu hành Bát Nhã Ba la mật phải nên siêng tu học xứ pháp thiện xảo.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba la mật mà hay thông đạt đế pháp thiện xảo ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Nên biết đại Bồ Tát có bốn thứ hạnh nhập vào đế pháp thiện xảo. Đó là khổ trí, tập trí, diệt trí và đạo trí.
Thế nào là khổ trí đến đạo trí ?
Nơi các uẩn vốn vô sanh . Trí ấy gọi là khổ trí.
Nơi nhiễm ái vĩnh viễn đoạn diệt. Trí ấy gọi là tập trí.
Nơi tất cả vô sanh vô diệt. Trí ấy gọi là diệt trí.
Nơi tất cả thời gian đối với các pháp sở duyên không tổn ích. Trí ấy gọi là đạo trí.
Đại Bồ Tát ở nơi tứ đế ấy dùng các trí huệ như vậy biết rõ như thiệt, dầu thông đạt nhưng chẳng tác chứng. Tại sao ? Vì muốn thành thục các chúng sanh vậy.
Đầy đủ như vậy thì gọi là đế thiện xảo.
Lại có ba thứ đế thiện xảo. Đó là thế tục đế, thắng nghĩa đế và tướng đế.
Thế gian có bao nhiêu văn tự ngữ ngôn âm thanh giả thuyết v.v…gọi là thế tục đế.
Ở chỗ ấy còn chẳng phải tâm hành huống là văn tự mà có thể trình bày nói lên được. Các pháp như vậy gọi là thắng nghĩa đế.
Các tướng tức là nhứt tướng. Nhứt tướng ấy tức là vô tướng. Đây gọi là tướng đế.
Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát ở nơi thế tục đế,vì chúng sanh nên giảng nói không nhàm mỏi. Ở nơi thắng nghĩa đế tác chứng không lui mất. Nơi tướng đế, sâu đạt bổn tánh biết rõ vô tướng. Đây gọi là đại Bồ Tát đế pháp thiện xảo.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát chuyên cần tu học đế thiện xảo phải biết lại có một đế không có đế thứ hai, đó là điệt đế.
Chư Phật Như Lai ở nơi đế duy nhứt ấy thông đạt rõ ràng không có tăng
ích. Thông đạt rồi vì muốn thông ích cho các chúng sanh mà tuyên nói đế duy nhứt ấy khiến họ tu học tỏ ngộ không tăng ích.
Đại Bồ Tát biết rõ như vậy thì gọi là đế pháp thiện xảo.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đế thiện xảo là khéo thông đạt các thánh đế. Thế nào là thông đạt thánh đế ?
Nầy Xá Lợi Phất ! Khổ thánh đế là nói ngũ uẩn tánh nó thiệt khổ nên gọi là khổ đế. Ở trong đế nầy, đại bồ Tát thông đạt năm uẩn đều là tướng khổ. Luận về tướng khổ tức là tướng không, đây gọi là khổ thánh đế.
Nầy Xá Lợi Phất ! Tập thánh đế là nói tùy miên ái kiến làm nhơn cho năm uẩn, đây gọi là tập đế. Ở trong nhơn tập này, hoặc ái hoặc kiến , đại Bồ Tát không có tăng ích hoặc lấy hoặc mê mà thông đạt rõ ràng, đây gọi là Tập thánh đế.
Nầy Xá Lợi Phất ! Diệt thánh đế là nói năm uẩn cứu cánh dứt hết, đây gọi là diệt đế. Đại Bồ Tát quan sát đế ấy, tiền tế chẳng sanh, hậu tế chẳng đến, hiện tại chẳng trụ, thông đạt rõ ràng như vậy thì gọi là diệt thánh đế.
Nầy Xá Lợi Phất ! Đạo thánh đế là y cứ đạo ấy mà chứng được khổ trí tập trí và diệt trí không có trí nào khác, đây gọi là đạo đế. Ở nơi đế ấy, đại Bồ Tát thông đạt rõ ràng không có phân biệt, đây gọi là Đạo thánh đế.
Nầy Xá Lợi Phất ! Nơi đế này , đại Bồ Tát dùng trí quan sát cùng
khiến chúng sanh quan sát hiểu rõ. Đây gọi là đại Bồ Tát đế pháp thiện xảo.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đối với đế ấy, đại Bồ Tát lại phải quan sát biết bốn đế như vầy :
Nơi tất cả năng thọ sở thọ đều là khổ đế. Trong ấy phải khéo biết rõ, chính trí tánh khéo
biết rõ ấy thông đạt rõ ràng thì gọi là Bồ Tát khổ thánh đế.
Từ nơi nhơn ấy mà các uẩn tập họp phát khởi, đây đều là tập đế. Nơi nhơn ấy biết rõ như thiệt thì gọi là Bồ Tát khổ tập thánh đế.
Các thọ dứt hẳn không chỗ giác thọ, đây gọi là diệt đế. Dầu quan sát thọ diệt mà chẳng tác chứng, thông đạt như vậy thì gọi là Bồ Tát khổ diệt thánh đế.
Khéo tu hành thánh đạo rời lìa thọ, đây gọi là đạo đế. Ví như thuyền bè, chẳng lấy cầu nơi thọ cũng chẳng lấy cầu nơi đạo thì gọi là Bồ Tát khổ diệt đạo thánh đế.
Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu có đại Bồ Tát hiện quán như vậy, y cứ chánh định tịch tĩnh phát khởi bốn chánh kiến, mà ở nơi bốn chánh kiến ấy cũng chẳng tác chứng. Thông đạt được pháp ấy thì gọi là Bồ Tát đế pháp thiện xảo.
Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát thiện xảo thông đạt nơi đế pháp ấy, nếu chúng diệt đế thì khổ chẳng sanh, trí quán vô sanh
thì gọi là khổ trí.
Nầy Xá Lợi Phất ! Hữu là sanh duyên. Quan sát hữu ấy chẳng có chẳng không, trí nầy gọi là tập trí.
Nầy Xá Lợi Phất ! Tất cả sanh đều là vô sanh , đã vô sanh thì đều vô diệt. Trí vô diệt ấy gọi là tận diệt trí.
Nầy Xá Lợi Phất ! Thánh đạo ấy không chỗ cân lường, không chỗ lấy tìm , không chỗ quan sát, đây gọi là trí quảng đại. Trí ấy gọi là đạo trí.
Nầy Xá Lợi Phất ! Nơi đế pháp ấy đại Bồ Tát khéo kiến lập được, mà ở nơi đế trí không chỗ trụ trước. Đây gọi là đại Bồ Tát đế pháp thiện xảo.
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Đại Bảo-Tích
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
(1.080 CÂU)
PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
(Sau khi trì danh đủ số, đến quỳ trước bàn Phật, chắp tay niệm)
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (3 câu)
(Vẫn quỳ, chí tâm đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
( Bài kệ trên tuy đơn giản, song đầy đủ tất cả ý nghĩa. Hành giả có thể đọc nguyện văn khác mà mình ưa thích, nhưng phải đúng với ý nghĩa phát nguyện hồi hướng. Xong đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư, Pháp giới Tạng thân A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Vạn Đức đường thượng, từ Lâm Tế Gia Phổ, tứ thập nhất thế, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng TRÍ hạ TỊNH thùy từ minh chứng (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng (1 lạy)
HÒA NAM THÁNH CHÚNG
NIỆM PHẬT
LỜI KHAI THỊ.- Tất cả pháp của Phật dạy đều có tông chỉ, y theo tông chỉ mà thực hành mới có kết quả. Tông chỉ của môn niệm Phật là TÍN, NGUYỆN và HẠNH.
Thế nào là TÍN ? - Tin chắc cõi Cực Lạc thanh tịnh trang nghiêm ở cách đây mười muôn ức Phật độ về phương Tây là chỗ mình nguyện sẽ về. Tin chắc nguyện lực của Phật A Di Đà, nhiếp thọ người niệm Phật văng sinh. Tin chắc mình niệm Phật đây quyết sẽ được vãng sinh về Cực Lạc thế giới ở bậc Bất thối chuyển Bồ Tát. Được như vậy gọi là TIN SÂU.
Thế nào là NGUYỆN ? - Mong mỏi được về Cực Lạc thế giới như viễn khách nhớ cố hương. Mong mỏi được ở gần Phật A Di Đà như con thơ nhớ từ mẫu, ngày ngày ngưỡng vọng Tây phương mà lòng mãi ngậm ngùi. Phút phút trông chờ Từ phụ mà mắt luôn trông ngóng. Nguyện rời cõi trược ác. Nguyện về Tịnh độ an lành. Nguyện thành Phật. Nguyện độ chúng sinh. Như trên đây gọi là NGUYỆN THIẾT.
Thế nào là HẠNH? - Dùng lòng tin và chí nguyện ở trên mà xưng niệm hồng danh “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT". Niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng hay niệm thầm đều được cả miễn là khi niệm phải đủ bốn điều dưới đây mới gọi là thực hành đúng pháp.
1) RÀNH RÕ.- Rành là từng chữ, từng câu rành rẽ không lộn lạo. Rõ là mình tự nhận lấy tiếng niệm rõ ràng không trại không mờ.
2) TƯƠNG ỨNG.- Tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng. Tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.
3) CHÍ THIẾT.- Chí thành tha thiết nhớ tưởng đến Phật. Như con thơ mắc nạn mà kêu cầu từ mẫu cứu vớt.
4) NHIẾP TÂM.- Để tâm vào tiếng niệm Phật, không cho tạp niệm xen vào. Nếu xao lãng thời liền thâu lại, chăm chú nhận rõ lấy tiếng niệm Phật của minh.
Lòng tin sâu chắc và nguyện vọng tha thiết mà niệm Phật chuyên cần như trên, đó là NIỆM PHẬT ĐÚNG PHÁP. Niệm Phật đúng pháp rồi chí tâm hồi hướng cầu sinh, thời quyết định vãng sinh Tịnh độ Cực Lạc thế giới ở chung với chư Bồ Tát thượng thiện nhân, gần gũi Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, trụ bậc Bất thối chuyển, một đời sẽ thành Phật.
Kệ rằng :
Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
(Hạ Thủ Công Phu)
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ
(Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
(Sự Nhất Tâm)
Nhất tâm Phật hiện tiền
Tam-muội sự thành tựu
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
(Lý nhất Tâm)
Chứng lý pháp thân hiện
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
(Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)
Cầu đài sen thượng phẩm.
(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)
Tâm Nguyện Của Dịch Giả
Trích cuối tập 9 Kinh Ðại-Bửu-Tích
…
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại VÀI DÒNG NÀY, CHÍNH TÔI, PHẢI CHÍNH TÔI, KHÔNG DÁM ngửng mặt tự xưng là Tỳ Kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát.
Chùa Vạn Ðức
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tỵ .
(08-10-1989)
Thích Trí Tịnh
Cẩn Chí
Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-Di.
Về cách trì niệm, Bút-giả lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – KÝ SỐ NIỆM: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là KÝ SỐ.
2 – CHỨNG SỐ NIỆM: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là CHỨNG SỐ. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 – CHỈ QUÁN NIỆM: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là CHỈ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là QUÁN. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép CHỈ, hôn trầm dùng phép QUÁN.
4 – TỊCH TĨNH NIỆM: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là TỊCH TĨNH NIỆM.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, Bút-giả đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.
Có lời khen rằng:
Hạ bối căn non, kém hiểu biết,
Ngũ nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp
Phá giới, phạm trai, trộm của Tăng,
Không tin Ðại Thừa, báng Chánh Pháp.
Lâm chung tướng khổ hội như mây,
Ưng đọa A Tỳ vô lượng kiếp.
Thiện hữu khuyên xưng niệm Phật danh
Di Đà hóa hiện tay vàng tiếp.
Mười niệm khuynh tâm đến bảo trì,
Luân hồi từ ấy thoát trường kỳ.
Mười hai đại kiếp hoa sen nở
Đại nguyện theo với tiếng đại bi.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
Tế Tỉnh Đại Sư, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường
27.
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!
Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi niệm Phật dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
Comments
Post a Comment