Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo
Nam-Mô Đại Bảo-Tích Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
KINH
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
QUYỂN 30
PHÁP HỘI
XUẤT HIỆN QUANG MINH
THỨ MƯỜI MỘT
Như vậy, tôi nghe một lúc đức Phật ở taị nuí Kỳ Xà Quật ngoài thành Vương Xá câu hội vớichúng đại Tỳ Kheo năm trăm người, tất cả đều được đại tự tại. Lại có tám mươi na do tha đại BồTát đều là bậc nhất sanh bổ xứ, Di Lặc Bồ Tát làm thượng thủ. Lại có bốn mươi na do tha đại BồTát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát làm thượng thủ.
Lúc ấy trong đại hội có một đồng tử tên Nguyệt Quang rời chỗ ngồi đứng dậy trịch y vai hữu, quỳ gối hữu đảnh lễ chưn đức Phật, chắp tay cung kính bạch rằng : Bạch đức Thế Tôn ! Thuở xưa đức Như Lai tu hạnh nghiệp gì mà có thể được các quang minh như là quyết định quang minh, nhiếp thủ quang minh, phát khởi quang minh, hiển hiện quang minh, chủng chủng sắc quang minh, vô tạp sắc quang minh, hiệp tiểu quang minh, quảng đại quang minh, thanh tịnh quang minh, hiến thanh tịnh quang minh, vô cấu quang minh, cực vô cấu quang minh, ly cấu quang minh, tiệm tăng trưởng quang minh, tiển tịnh quang minh, cực tiển tịnh quang minh, vô biên quang minh, cực vô biên quang minh, vô lượng quang minh, cực vô lượng quang minh, vô số lượng quang minh, cực vô số lượng quang minh, tốc tật quang minh, cực tốc tật quang minh, vô trụ quang minh, vô sứ quang minh, xí thạnh quang minh, chiếu diệu quang minh, ái nhạo quang minh, đáo bỉ ngạn quang minh, vô năng chướng quang minh, bất động quang minh, cháng trực quang minh, trụ vô biên xứ quang minh, sắc tướng quang minh, chủng chủng sắc tướng quang minh, vô lượng sắc tướng quang minh, thanh huỳnh
xích bạch sắc tướng quang minh, hồng sắc tướng quang minh, pha lê sắc tướng quang minh, hư không sắc tướng quang minh. Các thứ quang minh như vậy , mỗi quang minh đều cùng ngũ sắc quang minh hoà hiệp hiển hiện, nhẫn đến các sự xanh vàng đỏ trắng v.v... mỗi sự cũng cùng vô lượng vô biên các thứ sắc quang hòa hiệp hiển hiện_.
Đức Thế Tôn vì Nguyệt Quang mà nói kệ rằng :
Ta dùng bất tư nghị
Nghiệp lành làm nhơn duyên
Xa lìa những mê hoặc
Nên được các quang minh
Lại dùng nhiều công hạnh
An trụ trong Phật đạo
Dùng huệ không vô tác
Hiện hòa hiệp quang minh
Ví như trong ngoại pháp
Các thứ tướng sai khác
Trong ấy không vô ngã
Không tác không tâm ý
Lại như trong nội thân
Không vô ngã vô tác
Trong ấy thị hiện được
Nhiều thứ loại âm thanh
Do vô tác như vậy
Hiện vô biên sắc quang
Tùy theo chỗ sở thích
Đều làm cho đầy đủ
Hoặc trong một quang minh
Xuất sanh hai mầu sắc
Đều có thượng trung hạ
Mà hiển hiện sai khác
Hoặc trong một quang minh
Xuất sanh ba mầu sắc
Đều có thượng trung hạ
Mà hiển hiện sai khác
Hoặc trong một quang minh
Xuất sanh bốn màu sắc
Đều có thượng trung hạ
Mà hiển hiện sai khác
Hoặc trong một quang minh
Xuất sanh năm màu sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ tịnh nghiệp phát sanh
Hoặc trong một quang minh
Xuất sanh sáu màu sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ phương tiện phát sanh
Hoặc trong một quang minh
Xuất sanh bẩy màu sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ thiện nghiệp phát sanh
Hoặc trong một quang minh
Xuất sanh tám mầu sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ thắng thiện phát sanh
Hoặc trong một quang minh
Xuất sanh chín mầu sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ tư lương phát sanh
Hoặc trong một quang minh
Xuất sanh mười màu sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ bố thí phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Xuất sanh hai mươi sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ trì giới phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Xuất sanh ba mươi sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ nhẫn nhục phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Xuất sanh bốn mươi sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ tinh tiến phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Xuất sanh năm mươi sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ thiền định phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Xuất sanh sáu mươi sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ trí huệ phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Xuất sanh bẩy mươi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do tâm từ phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Xuất sanh tám mươi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do tâm bi phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Xuất sanh chín mươi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do tâm hỉ phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Xuất sanh trăm màu sắc
Đều có thượng trung hạ
Do tâm xả phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Xuất sanh ngàn màu sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ ngàn công đức sanh
Hoặc có trong một sự
Xuất sanh muôn màu sắc
Đều có thượng trung hạ
Từ phước tư lương sanh
Hoặc có trong một sự
Hiện một câu chi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do tịnh tín phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Hiện hai câu chi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do tùy hỉ phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Hiện ba câu chi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do khinh an phát sanh
Hoặc ở trong một sự
Hiện bốn câu chi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do tôn trọng Phật sanh
Hoặc ở trong một sự
Hiện năm câu chi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do tôn trọng Pháp sanh
Hoặc ở trong một sự
Hiện sáu câu chi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do tôn trọng Tăng sanh
Hoặc ở trong một sự
Hiện bảy câu chi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do tôn trọng giới sanh
Hoặc ở trong một sự
Hiện tám câu chi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do tôn trọng Định sanh
Hoặc ở trong một sự
Hiện chín câu chi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do khắp thương mến sanh
Hoặc ở trong một sự
Hiện mười câu chi sắc
Đều có thượng trung hạ
Do không phóng dật sanh
Hoặc từ một lỗ lông
Hiện ra các quang minh
Quang ấy có nhiều tên
Nay sẽ nói cho ông
Phật có một quang minh
Tên là Vân tịnh chiếu
Quang ấy do tích tập
Vô lượng thiện căn sanh
Bởi từ thuở xa xưa
Thấy có những chúng sanh
Mắc nhiều bịnh đau khổ
Ta sanh lòng thương sót
Cấp cho các y dược
Làm cho họ lành bịnh
Do bởi nhân duyên ấy
Mà được quang minh này
Phật lại có quang minh
Tên là Nhãn thanh tịnh
Đem đèn sáng cúng Phật
Nên được quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Nhĩ thanh tịnh
Đem âm thanh cúng Phật
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Tỷ thanh tịnh
Đem nước thơm cúng Phật
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Thiệt thanh tịnh
Đem thượng vị cúng dường
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Thân thanh tịnh
Đem y phục cúng dường
Nên sanh quanh minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Tâm thanh tịnh
Thường tin mến nơi Phật
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là sắc thanh tịnh
Họa vẽ hình tượng Phật
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Thanh thanh tịnh
Thường ca ngợi chánh pháp
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Hương thanh tịnh
Thường cung kính chư Tăng
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Vị thanh tịnh
Tùy ý đều thí ban
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Xúc thanh tịnh
Đem hương hoa cúng
dường
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Pháp thanh tịnh
Do nhiếp thọ các pháp
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Địa thanh tịnh
Quét rửa đất Phật Tăng
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quanh minh
Tên là Thủy thanh tịnh
Đem giếng suối cúng dường
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Hỏa thanh tịnh
Cầm lửa đem cúng dường
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Phong thanh tịnh
Cầm quạt đem cúng dường
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh nầy
Tên là Uẩn thanh tịnh
Đem thân cúng dường Phật
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Giới thanh tịnh
Vì thường tu tâm từ
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Đế thanh tịnh
Vì thường lìa vọng ngữ
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Sát thanh tịnh
Thường làm sự bố thí
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Thanh thanh tịnh
Do ca ngợi đức Phật
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Niệm thanh tịnh
Do khen ngợi tam muội
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Biện thanh tịnh
Do khen đà la ni
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Nhựt hòa hiệp
Do hòa hiệp tranh cãi
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là hiển hiện nghĩa
Do thông đạt không tánh
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Thanh sắc tướng
Đem sen xanh cúng dường
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Huỳnh sắc tướng
Đem Chiên bặc cúng dường
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Xích sắc tướng
Đem chơn châu cúng
dường
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Bạch sắc tướng
Đem kim hoa cúng dường
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Thắng công đức
Dùng nhiều màu nghiêm sức
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Long oai lực
Đem lọng phan cúng dường
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Tượng oai lực
Đem tượng phan cúng dường
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Sư tử vương
Đem sư tử phan cúng
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Ngưu vương quang
Đem ngưu vương phan cúng
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Nguyệt thanh tịnh
Quét rửa tháp thờ Phật
Nên sanh quanh minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Long điều phục
Đem giải lụa cúng thí
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên Dạ Xoa điều phục
Bởi hay quan sát kỹ
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Giác ngộ nữ
Bởi rời lìa nữ tướng
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Giác ngộ nam
Bởi rời lìa nam tướng
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên Kim cương oai lực
Do nghiệp trí thanh tịnh
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Hiển hiện không
Do khai thị thế báo
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên Giác ngộ chơn thiệt
Do rời lìa điên đảo
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên Hiển thị Phật ngữ
Do khen ngợi pháp giới
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Ly chư quá
Do khen ngợi thắng giải
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên Trang Nghiêm Phổ Chiếu
Do khen thí đèn đuốc
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Ly ân ái
Do khen ngợi định huệ
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Ly chư tập
Do khen tiền tế chí
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Ly chư trước
Do khen vô sanh trí
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Ly chư thú
Do khen lậu tận trí
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Xả ly xứ
Do khen ngợi khổ trí
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Phật thần biến
Do khen thần thông lực
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Siêu hí luận
Do khen nhứt thiết trí
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Hiện chứng sắc
Do khen ngợi thần túc
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Lạc thiện hữu
Do khen ngợi giác tánh
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Nhãn tiền tế
Do khen nhãn tìền tế
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Nhãn tận tế
Do khen ngợi vô tận
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Hữu tế quang
Do khen ngợi vô hữu
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Bất khả hoại
Bởi khen ngợi diệt tánh
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Vô biên tế
Do khen ngợi vô tế
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Vô tướng quang
Do khen ngợi vô vi
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là vô biến dị
Do khen vô sai biệt
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên đó là Bất nhập
Do khen ngợi vô trước
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Gọi là Bất xuất quang
Do khen ngợi vô khởi
Nên sanh quang minh nầy
Phật lại có quang minh
Tên là Vô khởi quang
Do khen chẳng xuất hiện
Nên sanh quang minh nầy
Phật có quan tên Vô biểu thị
Hay thành thục được các quần sanh
Phật có quang tên Pháp bổn tánh
Quang ấy chấn động câu chi cõi
Phật có quang tên Điều phục ma
Quang ấy oai đức làm ma sợ
Phật có quang tên Phước đức tràng
Người trì tên ấy khỏi nguy ách
Phật có quang tên Hữu lực tràng
Người trì tên ấy khỏi oán thù
Phật có quang tên Tịch tịnh tràng
Người trì tên ấy khỏi tham dục
Phật có quang tên Thiền định tràng
Người trì tên ấy khỏi tà hạnh
Phật có quang tên Đa văn tràng
Người trì tên ấy được khen ngợi
Phật có quang tên Duyệt ý tràng
Người trì tên ấy không lo sầu
Phật có quang tên Tịnh giới tràng
Người trì tên ấy khỏi phá giới
Phật có quang tên Diệu hương tràng
Người trì tên ấy khỏi hôi dơ
Phật có quang tên Pháp thậm thâm
Người trì tên ấy không nghi hoặc
Phật có quang tên Vô sở trụ
Người trì tên ấy khỏi ba cõi
Phật có quang tên Ly phân biệt
Người trì tên ấy không chấp lấy
Phật có quang tên Diệu cao sơn
Người trì tên ấy không bị động
Phật có quang tên Bí mật hạnh
Người trì tên ấy không sở trước
Phật có quang tên Giải thoát hạnh
Người trì tên ấy không hệ phược
Phật có quang tên Thiện điều phục
Người trì tên ấy được điều nhu
Phật có quang tên Vô động diêu
Người trì tên ấy khỏi tham nhiễm
Phật có quang tên Thiện điều thuận
Người trì tên ấy giới viên mãn
Phật có quang tên Chúng thiện hạnh
Người trì tên ấy không sở nhiễm
Phật có quang tên Đa lợi ích
Người nghe tên ấy khỏi các lỗi
Phật có quang tên Thắng tri kiến
Người nghe tên ấy không mê hoặc
Phật có quang tên Cầu lợi ích
Người nghe tên ấy không giận dữ
Phật có quang tên Tâm thích duyệt
Người nghe tên ấy được an vui
Phật có quang tên Vô nhiệt não
Người trì tên ấy biết không tánh
Phật có quang tên Không vô tánh
Người trì tên ấy siêu hí luận
Phật có quang tên Vô y chỉ
Người trì tên ấy chẳng động lay
Phật có quang tên Ly mê hoặc
Người trì tên ấy chẳng do dự
Phật có quang tên Vô trụ sứ
Người trì tên ấy khỏi ngu tối
Phật có quang tên Yểm nhục thân
Người trỉ tên ấy sẽ chẳng thọ
Phật có quang tên Vô sở thủ
Người trì tên ấy lìa văn tự
Phật có quang tên Vô hữu si
Người trì tên ấy lìa ngôn thuyết
Phật có quang tên Vô khứ xứ
Người trì tên ấy biết vị lai
Phật có quang tên Phổ biên tế
Người trì tên ấy biết quá khứ
Phật có quang tên Vô dữ đẳng
Người trì tên ấy biết vô lậu
Phật có quang tên Chúng thánh giả
Người trì tên ấy biết tối thượng
Phật có quang tên Vô cấu nhiễm
Người trì tên ấy lìa chấp trước
Phật có quang tên Ly trần buộn
Người trì tên ấy không tối che
Phật có quang tên Vô ái luyến
Người trì tên ấy lìa sở y
Phật có quang tên tối thắng thượng
Người trì tên ấy dẹp dị luận
Phật có quang tên Diệu tráng niên
Người trì tên ấy thành sáu hạnh
Phật có quang tên Tối tôn thắng
Người tri tên ấy trí vô ngại
Phật có quang minh tên Tốc tật
Người trì tên ấy thành thắng Tăng
Phật có quang minh tên Hữu tướng
Người trì tên ấy biết thâm pháp
Phật có quang minh tên Vô tướng
Người trì tên ấy lìa kiêu mạn
Phật có quang minh tên vô sanh
Người trì tên ấy được vô đắc
Phật có quang minh tên Niệm Phật
Được chư Như Lai thường khen ngợi
Ở nhiều chỗ Phật tu các hạnh
Mới được thành quang minh như vậy
Thân Phật hiện ra các quang minh
Số vi trần ngàn câu chi cõi
Vô lượng chi câu cõi như vậy
Số ấy lại như cát đại hải
Mỗi mỗi vi trần những quang minh
Đều có bao nhiêu những quyến thuộc
Quang ấy chiếu khắp cõi không Phật
Hóa làm thân Như Lai thanh
tịnh
Diễn nói pháp thậm thâm vi diệu
An trụ trong chúng sanh nhẫn nhục
Phật có quang minh tên là Phật
Khiến các chúng sanh trụ Phật đạo
Phật có quang minh tên là Pháp
Thanh tịnh chiếu sáng không vết nhơ
Phật có quang minh tên là Tăng
Được chư Phật Như Lai khen ngợi
Phật có quang minh tên thanh tịnh
Quang ấy thù thắng rất khó được
Phật có quang minh tên là Hoa
Lợi ích chúng sanh được thành thục
Phật có quang minh tên là Phạm
Hoặc tên Đế Thích hoặc tên Thiên
Tên Nguyệt tên Long tên Dạ Xoa
Tên A Tu La, Ca Lâu La
Hoặc tên là Vương tên Phụ nữ
Hoặc tên Đồng nữ tên Đồng nam
Các thứ quang minh của Phật ấy
Đều có pháp lành độ đồng loại
Hay khiến vô lượng câu chi chúng
Đều được thành tạo đạo Bồ đề
Phật có quang minh tên Trí huệ
Hoặc có tên Giới hoặc tên Từ
Hoặc tên Bi tên Hỉ tên Đăng
Hoặc hiệu Đồ Hương hoặc Âm Nhạc
Những loại quang minh của Phật ấy
Đều tùy bổn hạnh làm tên nó
Đều nhiếp vô lượng loại chúng sanh
Do đó thành tựu quang minh ấy
Phật có quang minh tên Tôn trọng
Được chư Phật Như Lai khen ngợi
Với Phật giáo pháp thường cung kính
Do đó thành tựu quang minh ấy
Phật nhãn ngó thấy số chúng sanh
Một lỗ lông hiện bao nhiêu quang
Mà mỗi mỗi các quang minh kia
Đều có quyến thuộc đồng vây quanh
Tùy các chúng sanh tâm họ niệm
Nhờ quang minh Phật đều thành thục
Nếu được nghe nói quang minh ấy
Hay sanh lòng mừng rất mến thích
Người này thuở xưa chỗ chư Phật
Đã từng được nghe kinh như vậy
Phật có quang minh tên Tối thắng
Quyến thuộc số tám mươi câu chi
Xưa từng một kệ khen ngợi Phật
Thế nên thành tựu quang minh ấy
Phật có quang minh tên Vô ưu
Quyến thuộc tám mươi na do tha
Trì pháp của một Như Lai nói
Thế nên thành tựu quang minh ấy
Phật có quang minh tên Thắng tịnh
Quyến thuộc số tám mươi câu chi
Nếu thọ trì được một tam muội
Thế nên thành tựu quang minh ấy
Quá khứ có Phật tên là Tối Thắng
Phật ấy trụ thế thọ vô lượng tuổi
Tối sơ thành đạo ở trong pháp hội
Chúng có tám mươi na do tha
số
Lúc ấy ở tại Diêm Phù Đề này
Có một Quốc Vương tên là Lạc Thanh
Vua ấy lại có năm trăm Vương Tử
Dung nhan đoan chánh người thấy đều mừng
Lúc ấy Quốc Vương oai đức tự tại
Đối với Tam Bửu lòng rất mến tin
Vườn tược thắng diệu của Quốc Vương có
Đều đem phụng thí cho Phật Tối Thắng
Ở chỗ kinh hành trong vườn tược ấy
Lại có vô lượng cây chiên bặc ca
Cây câu luật đà, cây chân thúc ca
Ưu đàm bát
la, ba la ba tra
Cây thi lợi sa và cây vô ưu
Số cây đều có tám mươi câu chi
Các cây như vậy đông hạ đều tươi
Hoa trái cành lá màu sáng bóng tốt
Hương thơm vi diệu ướp thân Như Lai
Có các tỳ kheo thân mầu chơn kim
Các vị đều ngồi dưới rừng cây ấy
Dũng mãnh tinh tiến được đà la ni
Đức Phật Tối Thắng thương Quốc Vương ấy
Và các Vương Tử cùng đại chúng khác
Nên nói quang minh quyết định như vậy
Quốc Vương nghe rồi trong lòng vui mừng
Nói vô lượng kệ khen ngợi Như Lai
Quốc Vương lại đem tám mươi câu chi
Lọng báu vi diệu phụng hiến đức Phật
Mỗi chiếc lọng báu dùng châu ma ni
Nghiêm sức giáp vòng trong lưới trên lọng
Châu ma ni ấy mỗi hột giá trị
Tám mươi câu tri
vàng Diêm phù đàn
Mỗi chiếc lọng ấy có đủ tám mươi
Câu chi hột châu để làm chuỗi ngọc
Châu ma ni ấy màu bóng láng nhuần
Thường phóng ánh sáng cả ngày lẫn đêm
Mỗi một tia sáng chiếu trăm do tuần
Sáng ấy chói sáng che lấn nhựt nguyệt
Lọng ấy còn có tám mươi câu chi
Dải báu sư tử tám mươi câu chi
Vòng báu chỉ vàng nghiêm sức bốn mặt
Lại có nhiều thứ trân kỳ màu đẹp
Xen lẫn trang nghiêm lưới báu chơn châu
Dùng lọng như vậy che khắp vườn tược
Trên ấy lại có hoa tô ma na
A đề mục đa, mục chơn lân đà
Ưu đàm bát
la thanh niên hoa thảy
Vô lượng lọng hoa nhiều thứ như vậy
Mỗi chiếc lọng đều vừa với lưới báu
Dùng y chỉ vàng tên câu tra ma
Để làm lọng đẹp che trùm trên ấy
Giường báu chiên đàn chưn bằng chơn kim
Số giường cũng có tám mươi câu chi
Chiếu nệm lụa màu để trải trên giường
Lúc ấy tất cả các loài chúng sanh
Đến trời Hữu Đảnh đều đến dự hội
Ở chỗ Như Lai nghe kinh điển này
Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà Vương
Ma Hầu La Già và A Tu La
Nghe kinh này rồi đều rất vui mừng
Nói trăm ngàn kệ khen ngợi Như Lai
Tất cả đều phát nguyện đại Bồ đề
Chư Thiên,
Long thần và A Tu La
Dùng lòng kính tin mưa hoa mạn đà
Chơn châu các
báu để dâng cúng dường
Lúc ấy lại có tám mươi câu chi
Trời Đại Oai Lực nghe kinh này rồi
Lòng họ vui mừng phát nguyện Bồ đề
Ở đời vị lai được quang minh ấy
Đức Phật Tối Thắng biết sở nguyện họ
Liền thọ ký họ đều sẽ thành Phật
Lúc đó lại có tám mươi câu chi
Thích Đề Hoàn Nhơn cùng các Phạm chúng
Nghe nói kinh điển Hiện Quang như vậy
Lòng họ vui mừng phát tâm Bồ đề
Đều được thọ ký đương lai thành Phật
Lúc đó lại có tám mươi câu chi
Na do tha Long nghe kinh này rồi
Phát tâm Bồ đề đều được thọ ký
Lúc đó lại có tám mươi câu chi
Kim Sí Điểu Vương nghe kinh này rồi
Kiên trì ngũ giới cũng được thọ ký
Lúc đó lại có tám mươi câu chi
Càn Thát Bà Vương nghe
kinh này rồi
Tấu ngàn thứ nhạc âm thanh vi diệu
Cúng dường đức Phật được Phật thọ ký
Lại có tám mươi na do tha số
Dạ Xoa Qủy Vương nghe kinh này rồi
Lòng rất kính tin trí huệ của Phật
Tất cả đều được thọ ký Bồ đề
Nguyệt Quang nên biết nhà vua Lạc Thanh
Cúng dường các thứ cho Phật Tối Thắng
Nào phải người lạ chính là ông đấy
Ngày xưa ông nhờ nghe kinh điển nầy
Thế nên hôm nay ông lại thưa hỏi
Sau ta nhập diệt lúc chánh pháp ta
Sắp phải diệt hoại với kinh giáo nầy
Nếu có người nào sanh lòng kính tin
Thì nói rộng được kinh điển như vậy
Nếu lúc vị lai nói kinh nầy
Đó là hộ trì chánh pháp ta
Dường như người dẫn đường đoàn buôn
Cũng gọi là hộ trì bửu tạng
Nếu lúc vị lai nghe kinh nầy
Lòng vui thích khoảng khẩy ngón tay
Nên biết đó là oai thần Phật
Cũng do Ngài Văn Thù gia hộ
Người ấy là được thấy chư Phật
Truyền cho bí pháp được sáng suốt
Nếu người chất trực lòng nhu nhuyến
Thường siêng cúng dường lên chư Phật
Tu hành vô ngã lòng từ nhẫn
Người ấy mến thích kinh điển nầy
Nếu người thường cưu lòng bất thiện
Tham cầu lợi danh không chán đủ
Nơi pháp tịch tịnh không thích ưa
Người ấy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người cúng dường chư Như Lai
Khéo biết rõ được pháp thâm diệu
Nơi chánh trí
Phật lòng kính tin
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người tán loạn lòng không sạch
Thường làm hàng thịt khó điều phục
Làm tôi tớ cho các cảnh dục
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người thường thích a lan nhã
Ở riêng vắng vẻ lòng tịch tịnh
Chẳng ham lợi danh và thân thuộc
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người tùy thuận bạn xấu ác
Tổn hại pháp lành của mình người
Nơi giới và định đều tổn thất
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người chí nguyện và thanh tịnh
Thường dùng trí huệ quán các pháp
Được thiện trí thức hộ niệm cho
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người ràng buộc nhà thân hữu
Mang cho hoa quả khiến hoan hỉ
Lòng không chánh trực nhiều dua vạy
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người thường nhờ ơn chư Phật
Nơi thắng thiện căn lòng ưa mến
Hồi hướng Bồ đề không dua vạy
Ngưởi nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người luyến mê nơi phụ nữ
Nhiều y phục đẹp để nghiêm sức
Thường muốn cùng họ đồng du hí
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người thâm tâm không nương tựa
Nơi các cảnh dục không hề nhiễm
Chẳng vì uống ăn mà dua nịnh
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người dẫn dạy các quần sanh
Mà nói dâm dục không tội lỗi
Đó là phỉ báng tam thế Phật
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người tín nguyện thường kiên cố
Pháp khởi tinh tiến cầu thiện pháp
Chẳng sanh mỏi mệt mà khinh mạn
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người ràng buộc với phụ nữ
Thường nhớ nghĩ mãi các cảnh dục
Chẳng tu trí huệ lợi ích rộng
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người ngồi yên ở núi rừng
Tu tập trí huệ thường thanh tịnh
Chẳng tham tất cả đồ tư sanh
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu nơi mắt tiền tế hậu tế
Mà thường mê hoặc chẳng rõ được
Người nầy ngu si bị ma ám
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người nơi mắt tiền tế hậu tế
Thường thông đạt rõ không mê hoặc
Người nầy thoát khỏi lưới tà ma
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu nơi mắt hữu biên vô biên
Người thường mê hoặc chẳng rõ được
Người nầy ngu si bị ma ám
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu nơi mắt hữu biên vô biên
Người thường thông đạt không mê hoặc
Người nầy thoát khỏi lưới tà ma
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người nơi nhãn tướng thành hoại
Mà thường mê hoặc chẳng rõ được
Người nầy ngu si bị ma ám
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người nơi mắt tướng thành hoại
Mà thường thông đạt không mê hoặc
Người nầy thoát khỏi lưới tà ma
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nhẫn đến tai, mũi, lưỡi, thân, ý
Sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp
Địa, thủy, hỏa, phong cùng thể tánh
Sự vật, chúng sanh và với khổ
Uẩn, giới, thế sanh, thanh danh, đế
Tham, sân, si, mạn, ái, phú, kiêu
Xan, tật, siểm, cuống, phẫn và hận
Nên biết mỗi mỗi đều như vậy
Nếu người nơi nhãn tận biên kia
Mà thường mê hoặc chẳng rõ được
Người nầy sa vào hạnh phàm phu
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người nơi nhãn tận biên kia
Mà thường thông đạt không mê hoặc
Người nầy lìa các hạnh phàm phu
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người nơi nhãn diệt hoại kia
Mà thường mê hoặc chẳng rõ được
Người nầy sa vào hạnh phàm phu
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người nơi nhãn diệt hoại kia
Mà thường thông đạt không mê hoặc
Người nầy lìa các hạnh phàm phu
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người nơi nhãn tịch diệt kia
Mà thường mê hoặc chẳng rõ được
Người nầy sa vào hạnh phàm phu
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người nơi nhãn tịch diệt kia
Mà thường thông đạt không mê hoặc
Người nầy lìa các hạng phàm phu
Người nầy ưa thích kinh điển nầy
Nếu người nơi nhãn không khứ lai
Mà thường mê hoặc chẳng rõ được
Người nầy sa vào hạnh phàm phu
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người nơi nhãn không khứ lai
Mà thường thông đạt chẳng mê hoặc
Người nầy lìa các hạnh phàm phu
Người nầy ưa thích kinh điển nầy
Nếu người chẳng rõ nhãn vô ngã
Nơi nhãn tận tánh thường mê hoặc
Người nầy sa vào hạnh phàm phu
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người rõ được nhãn vô ngã
Nơi nhãn tận tánh thường thông đạt
Người nầy lìa các hạnh phàm phu
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người chẳng rõ nhãn vô ngã
Nơi nhẫn hành xứ thường mê hoặc
Người nầy sa vào hạnh phàm phu
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người rõ được nhãn vô ngã
Nơi nhẫn hành xứ thường thông đạt
Người nầy lìa các hạnh phàm phu
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu ngườì chẳng rõ nhãn tận tánh
Họ chẳng thành tựu vô y giới
Vì chẳng thành tựu vô y giới
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người rõ được nhãn tận tánh
Họ thành tựu được vô y giới
Vì đã thành tựu vô y giơí
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người chẳng rõ nhãn tận tánh
Họ chẳng thành tựu vô lậu giới
Vì chẳng thành tựu vô lậu giới
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người rõ được nhãn tận tánh
Họ thành tựu được vô lậu giới
Vì đã thành tựu vô lậu giới
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người chẳng rõ nhãn tận tánh
Họ chẳng thành tựu vô lậu huệ
Vì chẳng thành tựu vô lậu huệ
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người rõ được nhãn tận tánh
Họ thành tựu được vô lậu huệ
Vì đã thành tựu vô lậu huệ
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người chẳng rõ nhãn tận tánh
Nơi nhãn
không tánh thường mê hoặc
Họ chẳng sanh được trí tổng trì
Người nầy chẳng thích kinh điển nầy
Nếu người rõ được nhãn tận tánh
Nơi nhãn
không tánh thường thông đạt
Họ hay sanh được trí tổng trì
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người biết rõ nhãn tận tánh
Họ thành tựu được trí tổng trì
Nhẫn đến trí vô thượng vô trước
Người nầy mến thích kinh điển nầy
Nếu người chẳng thích kinh điển nầy
Nơi nhãn tạng tánh thường mê hoặc
Họ thì thối thất các thiền định
Chứng trí vô thượng thật là khó
Nếu người mến thích kinh điển nầy
Nơi nhãn tận tánh thông đạt được
Họ thì thành tựu các thiền định
Chứng trí vô thượng chẳng là khó
Nếu người biết rõ nhãn tận tánh
Nơi tướng vô ngã thông đạt được
Họ thường được nghe pháp như vậy
Sâu tin hiểu rõ được không nghi
Nếu người tư duy nhãn tận tánh
Ngày đêm siêng năng không lười mỏi
Họ thì thành tựu tổng trì biện
Thường diễn thuyết được kinh điển nầy
Nếu người tư duy kinh điển nầy
Thành tựu xuất hiện quang minh trí
Họ thì hiển phát chư Như Lai
Nơi nhãn
không tánh hay thông đạt
Giả sử xây dựng trăm ngàn tháp
Cúng dường tất cả các Thế Tôn
Nếu người tư duy kinh điển nầy
Chỗ được công đức lại hơn kia
Giả sử trăm ngàn các kỹ nhạc
Cúng dường Xá lợi của Như Lai
Nếu người được nghe kinh điển nầy
Chỗ được công đức lại hơn kia
Phật nhãn thấy rõ các chúng sanh
Đều đồng Như Lai mà cúng dường
Quá vô lượng câu chi số kiếp
Chẳng bằng thọ trì kinh điển nầy
Nếu người ở trong khế kinh nầy
Thọ trì diễn thuyết bốn câu kệ
Với người nầy phải nên cung kính
Dường như đấng tối thắng đại bi
Ta ở thuở xưa trăm ngàn kiếp
Lưu chuyển trong ba cõi sanh tử
Từng ở chỗ vô lượng chư Phật
Vì khế kinh nầy mà cúng dường
Hoặc thắp vô lượng trăm ngàn đèn
Tim đèn đều bằng do tuần lớn
Vì ở kinh nầy được tự tại
Vì thế cúng dường Đại Đạo Sư
Hoặc dùng hoa chiêm bặc đà lợi
Hoa tô ma na, hoa vô ưu
Đem vòng hoa nầy và phan lọng
Các thứ cúng dường tháp Như Lai
Thuở xưa ta ở trong sanh tử
Có người đến cầu ta đều thí
Hoặc thí hoa trái các rừng vườn
Hoặc thí cầu bến và suối giếng
Hoặc thí bạch tượng vả kỳ lân
Hoặc thí bửu mã và thể nữ
Hoặc thí giường vàng màn trân bửu
Hoặc thí chuỗi ngọc vòng hoa đẹp
Mỗi món như vậy cả trăm ngàn
Vì khế kinh nầy nên không tiếc.
Ta xưa vì kinh nầy
Hộ trì giới thanh tịnh
Thường tu tập định huệ
Và thí các chúng sanh
Ta xưa vì kinh nầy
Người ác đến hủy mắng
Ta thường thương xót họ
Với họ chẳng gia hại
Ta xưa vì kinh nầy
Ai xin đều bố thí
Đều tùy họ ưa thích
Đều làm cho hoan hỉ
Ta xưa vì kinh nầy
Dâng cho các cung điện
Trang nghiêm những lưới báu
Cúng dường lên chư Phật
Ta xưa vì kinh nầy
Xả các thứ trân ngoạn
Và đem châu ma ni
Cúng dường lên chư Phật
Ta xưa vì kinh nầy
Thường ghi nhớ ơn người
Nhẫn đến nghe một kệ
Hằng tôn trọng người ấy
Ta xưa vì kinh nầy
Tôn trọng người trì giới
Nhẫn đến chỗ kinh hành
Thường cung kính nơi ấy
Ta xưa vì kinh nầy
Hoặc ở trong sanh tử
Nhẫn đến có chút ơn
Thường mong báo đáp họ
Ta xưa vì kinh nầy
Chẳng báng pháp cầu lợi
Thương mến hàng thân hữu
Và tất cả chúng sanh
Ta xưa vì kinh nầy
Nghe nhiều giỏi giảng thuyết
Không chấp trước các pháp
Chẳng lẫn tiếc với người
Ta xưa vì kinh nầy
Nếu có tâm địa xấu
Liền sám hối trừ hết
Chẳng để nó tăng trưởng
Ta xưa vì kinh nầy
Thân làm Vương Thái Tử
Được bao nhiêu trân bửu
Hương hoa và hương bột
Ta liền phát định tâm
Dâng cúng lên chư Phật
Ta xưa vì kinh nầy
Thương những kẻ lao tù
Bị các thứ khổ sở
Đem thân mình thay họ
Ta xưa vì kinh nầy
Bỏ những vui ngũ dục
Thường mỗi tháng lục trai
Thọ trì các cấm giới
Ta xưa vì kinh nầy
Thường tu hạnh nhẫn nhục
Nhẫn đến với vợ con
Cũng chẳng hề tham lẫn
Ta xưa vì kinh nầy
Khiến những người nghèo đói
Thảy đều được an vui
Đầy đủ những của báu
Ta xưa vì kinh nầy
Mà nhiếp thọ tất cả
Sa Môn, Bà La Môn
Và các loài chúng sinh
Ta xưa vì kinh nầy
Làm lợi cho tất cả
Thường làm đại thí chủ
Chẳng tiếc với người xin
Hoặc nơi cây hoa quả
Chẳng cho người đốn chặt
Thí khắp các chúng sanh
Tùy ý đều đầy đủ
Thuở xưa ta bố thí
Lòng ta thường bình đẳng
Trì giới đủ công đức
Phá giới không tàm quý
Người chứng đại thần thông
Dưới đến loại phàm ngu
Ta đều tôn trọng họ
Cung kính châu cấp cả
Thuở xưa ta bố thí
Lòng ta không cao hạ
Chẳng cầu sanh cõi lành
Chí ưa thích
kinh nầy
Hoặc làm cho trong nước
Đều không có oán địch
Điều phục các loài rồng
Đúng thời mưa nhuần mát
Nguyệt Quang ông phải biết
Trải qua vô lượng kiếp
Ta vì câu kinh nầy
Tu tập các khổ hạnh
Dầu trong trăm ngàn kiếp
Tuyên nói chẳng hết được
Ông đã có định tín
Thuở mạt thế đương lai
Phải sanh tâm chánh niệm
Diễn nói kinh điển nầy
Ta dùng Phật nhãn xem
Thấy rõ đời vị lai
Có bao nhiêu công hạnh
Đều biết rõ tất cả
Nếu có các Tỳ Kheo
Vì cầu trí vô thượng
Hay dùng tâm tịnh tín
Diễn nói kinh điển nầy
Người ấy và chỗ ở
Ta biết rõ tất cả
Nếu những người hạ liệt
Chẳng nghe kinh điển nầy
Chê bai người tuyên thuyết
Ta biết rõ tất cả
Nếu có các Tỳ Kheo
Và các Tỳ Kheo Ni
Được nghe kinh điển nầy
Cảm thương mà khóc lóc
Ta đều thọ ký họ
Được thấy đấng Tối Thắng
Nguyệt Quang ông phải biết
Thần thông lực của Phật
Hoặc người tâm thanh tịnh
Hoặc người chẳng thanh tịnh
Hoặc người có tín giải
Ta đều biết rõ cả
Nếu có các chúng sanh
Chí nguyện thường tịch tịnh
An trụ các thiền định
Chẳng dính mắc sanh tử
Nhẫn đến những tập khí
Đều vĩnh viễn dứt hẳn
Các công đức như vậy
Ta đều biết rõ cả
Hoặc có các chúng sanh
Với Phật lòng mến thích
Những sự vị lai ấy
Ta đều biết rõ cả
Nếu có các chúng sanh
Nhiễm trước vui thế gian
Với Phật chủng Bồ đề
Chẳng khéo khai phát được
Do vì nhơn duyên ấy
Lui mất các phương tiện
Nếu có người biết được
Chư Phật Bồ đề chủng
Người ấy tất sẽ được
Vô biên quang thanh tịnh
Nguyệt Quang ông phải xem
Những quang minh như vậy
Mỗi mỗi sự nhơn duyên
Thảy đều có sai khác
Ông dùng sức trí huệ
Phải biết rõ tất cả
Nếu bỏ ác trí thức
Mà gần gũi bạn lành
Hộ trì giới thanh tịnh
Thành tựu Phật quang minh
Ông phải hộ các căn
Rời bỏ không tàm quý
Tu hành các pháp lành
Hộ trì các chúng sanh
Ông phải bỏ tranh cãi
Thấu rõ nơi tánh không
Chẳng tham cầu lợi dưỡng
Nghe nhiều giỏi giảng thuyết
Ông phải xem lợi dưỡng
Dường như là phẩn nhơ
Chớ vì phẩn lợi dưỡng
Ô nhiễm tâm thanh tịnh
Thường cầu tìm trí huệ
Sẽ được lợi vô thượng
Ông phải tu Phật đạo
Quán Phật đồng pháp tánh
Thường thắp đuốc đại pháp
Soi khắp trong thế gian
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Đại Bảo-Tích
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
(1.080 CÂU)
PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
(Sau khi trì danh đủ số, đến quỳ trước bàn Phật, chắp tay niệm)
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (3 câu)
(Vẫn quỳ, chí tâm đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
( Bài kệ trên tuy đơn giản, song đầy đủ tất cả ý nghĩa. Hành giả có thể đọc nguyện văn khác mà mình ưa thích, nhưng phải đúng với ý nghĩa phát nguyện hồi hướng. Xong đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư, Pháp giới Tạng thân A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Vạn Đức đường thượng, từ Lâm Tế Gia Phổ, tứ thập nhất thế, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng TRÍ hạ TỊNH thùy từ minh chứng (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng (1 lạy)
HÒA NAM THÁNH CHÚNG
NIỆM PHẬT
LỜI KHAI THỊ.- Tất cả pháp của Phật dạy đều có tông chỉ, y theo tông chỉ mà thực hành mới có kết quả. Tông chỉ của môn niệm Phật là TÍN, NGUYỆN và HẠNH.
Thế nào là TÍN ? - Tin chắc cõi Cực Lạc thanh tịnh trang nghiêm ở cách đây mười muôn ức Phật độ về phương Tây là chỗ mình nguyện sẽ về. Tin chắc nguyện lực của Phật A Di Đà, nhiếp thọ người niệm Phật văng sinh. Tin chắc mình niệm Phật đây quyết sẽ được vãng sinh về Cực Lạc thế giới ở bậc Bất thối chuyển Bồ Tát. Được như vậy gọi là TIN SÂU.
Thế nào là NGUYỆN ? - Mong mỏi được về Cực Lạc thế giới như viễn khách nhớ cố hương. Mong mỏi được ở gần Phật A Di Đà như con thơ nhớ từ mẫu, ngày ngày ngưỡng vọng Tây phương mà lòng mãi ngậm ngùi. Phút phút trông chờ Từ phụ mà mắt luôn trông ngóng. Nguyện rời cõi trược ác. Nguyện về Tịnh độ an lành. Nguyện thành Phật. Nguyện độ chúng sinh. Như trên đây gọi là NGUYỆN THIẾT.
Thế nào là HẠNH? - Dùng lòng tin và chí nguyện ở trên mà xưng niệm hồng danh “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT". Niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng hay niệm thầm đều được cả miễn là khi niệm phải đủ bốn điều dưới đây mới gọi là thực hành đúng pháp.
1) RÀNH RÕ.- Rành là từng chữ, từng câu rành rẽ không lộn lạo. Rõ là mình tự nhận lấy tiếng niệm rõ ràng không trại không mờ.
2) TƯƠNG ỨNG.- Tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng. Tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.
3) CHÍ THIẾT.- Chí thành tha thiết nhớ tưởng đến Phật. Như con thơ mắc nạn mà kêu cầu từ mẫu cứu vớt.
4) NHIẾP TÂM.- Để tâm vào tiếng niệm Phật, không cho tạp niệm xen vào. Nếu xao lãng thời liền thâu lại, chăm chú nhận rõ lấy tiếng niệm Phật của minh.
Lòng tin sâu chắc và nguyện vọng tha thiết mà niệm Phật chuyên cần như trên, đó là NIỆM PHẬT ĐÚNG PHÁP. Niệm Phật đúng pháp rồi chí tâm hồi hướng cầu sinh, thời quyết định vãng sinh Tịnh độ Cực Lạc thế giới ở chung với chư Bồ Tát thượng thiện nhân, gần gũi Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, trụ bậc Bất thối chuyển, một đời sẽ thành Phật.
Kệ rằng :
Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
(Hạ Thủ Công Phu)
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ
(Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
(Sự Nhất Tâm)
Nhất tâm Phật hiện tiền
Tam-muội sự thành tựu
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
(Lý nhất Tâm)
Chứng lý pháp thân hiện
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
(Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)
Cầu đài sen thượng phẩm.
(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)
Tâm Nguyện Của Dịch Giả
Trích cuối tập 9 Kinh Ðại-Bửu-Tích
…
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại VÀI DÒNG NÀY, CHÍNH TÔI, PHẢI CHÍNH TÔI, KHÔNG DÁM ngửng mặt tự xưng là Tỳ Kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát.
Chùa Vạn Ðức
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tỵ .
(08-10-1989)
Thích Trí Tịnh
Cẩn Chí
Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-Di.
Về cách trì niệm, Bút-giả lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – KÝ SỐ NIỆM: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là KÝ SỐ.
2 – CHỨNG SỐ NIỆM: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là CHỨNG SỐ. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 – CHỈ QUÁN NIỆM: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là CHỈ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là QUÁN. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép CHỈ, hôn trầm dùng phép QUÁN.
4 – TỊCH TĨNH NIỆM: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là TỊCH TĨNH NIỆM.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, Bút-giả đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.
Có lời khen rằng:
Hạ bối căn non, kém hiểu biết,
Ngũ nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp
Phá giới, phạm trai, trộm của Tăng,
Không tin Ðại Thừa, báng Chánh Pháp.
Lâm chung tướng khổ hội như mây,
Ưng đọa A Tỳ vô lượng kiếp.
Thiện hữu khuyên xưng niệm Phật danh
Di Đà hóa hiện tay vàng tiếp.
Mười niệm khuynh tâm đến bảo trì,
Luân hồi từ ấy thoát trường kỳ.
Mười hai đại kiếp hoa sen nở
Đại nguyện theo với tiếng đại bi.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
Tế Tỉnh Đại Sư, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường
27.
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!
Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi niệm Phật dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
Comments
Post a Comment