Ẩn tu uổng tiếc bạn đồng
hành !
Nói lý cao huyền đắm lợi
danh !
Già, bịnh, đoạ sa, không
phản tỉnh
Bóng câu mấy nỗi thoáng bên
mành !
Ẩn tu thôi mặc dở hay đời
Chỉ ước lâm chung dự biết thời
Nương nguyện Phổ-Hiền sanh Cực-Lạc
Rồi dong thuyền độ khắp nơi nơi.
Ẩn tu trì niệm tháng năm qua
Đạp lối Sen thanh trở lại NHÀ
Tin-tức ngày nay vừa thấy được
Tiếng chuông Sơn tự bóng trăng tà !
PHỤ CHÚ.-
1. CÓ NHỮNG VỊ HÒA THƯỢNG XÂY THÁP DIỆU CAO, RỒI CHIA RA THÀNH NHIỀU NGĂN XONG, KHUYÊN PHẬT TỬ MUA CHỖ, ĐỂ KHI LÂM CHUNG VỀ THÁP Ở; NHƯNG KHÔNG KHUYÊN PHẬT TỬ PHÁT NGUYỆN SANH TÂY PHƯƠNG TRỤ BẬC BẤT THỐI CHUYỂN, MỘT ĐỜI SẼ THÀNH PHẬT. THẬT THƯƠNG CẢM!!!
2. CÓ NHỮNG VỊ HÒA THƯỢNG
KHÔNG TIN CÓ CỰC LẠC Ở TÂY PHƯƠNG, NHƯNG HẰNG NGÀY ĐI HỘ NIỆM, GIÚP CHÚNG SANH VỀ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC; THẬT SỰ KHÔNG THỂ
HIỂU ĐƯỢC?!
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
81 QUYỂN
80 QUYỂN chia làm bốn phần, gọi là TÍN, GIẢI,
HÀNH, CHỨNG.
1
QUYỂN PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN, HỒI HƯỚNG VÃNG SANH CỰC LẠC THẾ GIỚI, ĐỂ MAU
VIÊN MÃN PHẬT QUẢ.
11 QUYỂN đầu tiên là vì
chúng sanh khai phát cửa TÍN.
PHẨM THẾ CHỦ DIỆU NGHIÊM
THỨ NHẤT
PHẨM PHỔ HIỀN TAM MUỘI
THỨ BA
PHẨM THẾ GIỚI THÀNH TỰU
THỨ TƯ
PHẨM HOA TẠNG THẾ GIỚI
THỨ NĂM
PHẨM TỲ LÔ GIÁ NA
THỨ SÁU
41 QUYỂN kế là vì chúng
sanh khai phát cửa GIẢI.
PHẨM NHƯ LAI DANH HIỆU
THỨ BẢY
PHẨM TỨ THÁNH ÐẾ
THỨ TÁM
PHẨM QUANG MINH GIÁC
THỨ CHÍN
PHẨM BỒ TÁT VẤN MINH
THỨ MƯỜI
7 QUYỂN kế tiếp là vì
chúng sanh khai phát cửa HÀNH.
21 QUYỂN sau là vì chúng
sanh khai phát cửa CHỨNG.
Nguyện tôi lúc mạng sắp lâm chung
Trừ hết tất cả các chướng ngại
Tận mặt gặp Phật A Di Đà
Liền được vãng sanh cõi Cực Lạc
Tôi đã vãng sanh cõi kia rồi
Hiện tiền thành tựu nguyện lớn này
Cả thảy tròn đủ không thừa thiếu
Lợi lạc khắp tất cả chúng sinh
Chúng hội Di Đà đều thanh tịnh
Tôi từ hoa sen nở sanh ra
Thân thấy đức Phật Vô Lượng Quang
Liền thọ ký tôi đạo bồ đề
Nhờ đức Phật kia thọ ký rồi
Tôi hóa vô số vạn ức thân
Trí huệ rộng lớn khắp mười phương
Khắp lợi tất cả chúng sinh giới.
Hạnh Phổ Hiền thù thắng của tôi
Phước lớn vô biên đều hồi hướng
Khắp nguyện chúng sinh đang chìm đắm
Mau sanh cõi Phật Vô Lượng Quang.
NAM MÔ ÐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT MA HA TÁT
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
Việt
Dịch: HT Thích Trí Tịnh
CHUNG
LỜI
NÓI ÐẦU
CỦA DỊCH GIẢ
Khảo cứu theo truyền sử
trong đại-tạng, khi thành đạo Vô-thượng Chánh-giác, chưa vội rời đạo-tràng
Bồ-Ðề, đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật với pháp-thân Tỳ-Lô-Giá-Na, cùng chư đại Bồ-Tát
chứng giải-thoát-môn, tuyên thuyết Kinh Hoa-Nghiêm.
Sau khi đức Phật nhập
diệt lối sáu trăm năm, do Long-Thọ Bồ-Tát, Kinh Hoa-Nghiêm này mới được lưu
truyền bằng phạn-văn. Toàn bộ Kinh chữ Phạn có một trăm ngàn bài kệ, chia làm
bốn mươi tám phẩm.
Ðến nhà Ðường, Ðại-Sư
Thật-Xoa-Nan-Ðà từ nước Vu-Ðiền mang bổn Kinh chữ Phạn này sang Trung-Quốc dịch
ra Hán văn. Nhưng Ðại-Sư chỉ dịch ra được ba mươi chín phẩm, từ phẩm 'Thế-Chủ
Diệu-Nghiêm' đến phẩm 'Nhập-Pháp-Giới', cộng có ba mươi sáu ngàn bài kệ theo
Phạn-văn, còn lại chín phẩm sáu mươi bốn ngàn bài kệ Phạn-văn chưa được dịch ra
Hán-văn.
Kế đó, Pháp-Sư Bác-Nhã,
người Kế-Tân dịch thêm phẩm Phổ-Hiền-Hạnh-Nguyện ra Hán-văn, thành phẩm thứ bốn
mươi của bộ Kinh Hoa-Nghiêm này.
Nguyên bổn chữ Hán chia
ra làm tám mươi mốt quyển. Vì xét thấy chia quyển ra như thế, có nhiều phẩm bị
cắt ra làm hai ba quyển hoặc nhiều hơn, thành thử mạch văn bị gián đoạn, nên
khi phiên dịch ra Việt-văn, tôi chỉ lấy phẩm mà không theo quyển của bổn chữ
Hán. Tuy nhiên, tôi vẫn chia số quyển của bổn chữ Hán trong bổn Việt-văn này,
để tiện sự so cứu cho người đọc.
Kinh này gọi đủ là 'Ðại-Phương-Quảng Phật Hoa-Nghiêm', ta quen gọi là Kinh Hoa-Nghiêm.
Nội dung của Kinh này
đứng trên cảnh-giới bất-tư-nghì giải-thoát, chư pháp-thân Ðại-Sĩ thừa oai thần
của đức Phật tuyên dương công-đức cùng cảnh-giới của chư Phật và xương minh
nhơn hạnh xứng tánh bất-tư-nghì của chư đại Bồ-Tát.
Kinh Hoa-Nghiêm này đã
hoàn toàn ở trong lãnh vực xứng
tánh bất-tư-nghì giải-thoát
mà xương minh, nên mỗi lời mỗi câu trong Kinh này đều lấy toàn thể pháp-giới tánh làm lượng. Ðã là toàn thể
pháp-giới tánh nên tất cả Giáo,
Lý, Hạnh, Quả
nơi đây đều dung thông vô-ngại, nên cũng gọi là vô-ngại pháp-giới.
Từng bực cứu cánh của
vô-ngại pháp-giới là Sự-sự
vô-ngại pháp-giới,
chỗ chứng nhập hoàn toàn của chư Phật mà chư pháp-thân Bồ-Tát thời được từng
phần.
Muốn hiểu thấu phần nào
cảnh-giới trên đây, người học đạo cần phải biết rõ bốn pháp-giới, bốn cấp bực
mà chư đại-thừa Bồ-Tát tuần tự tu chứng :
1. Lý vô-ngại pháp-giới
2. Sự vô-ngại pháp-giới
3. Lý sự vô-ngại
pháp-giới
4. Sự-sự vô-ngại
pháp-giới
'Lý' tức là chơn-lý
thật-tánh, là thể tánh chơn thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là pháp-tánh hay
pháp-giới-tánh, chơn-như-tánh. Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh
chơn thật ấy. Thể-tánh ấy dung thông vô-ngại, nên gọi là 'Lý vô-ngại pháp-giới'. Người chứng được lý vô-ngại này
chính là bực thành-tựu căn-bổn-trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp-thân Bồ-Tát.
Tất cả pháp 'Sự' đều
đồng một thể-tánh chơn-thật, tức là đồng lấy pháp-tánh làm tự thể. Toàn-thể
'Sự' là pháp-tánh, mà pháp-tánh đã viên-dung vô-ngại, thời toàn sự cũng
vô-ngại, nên gọi là 'Sự
vô-ngại pháp-giới'.
Người chứng được pháp-giới này chính là bực pháp-thân Bồ-Tát thành-tựu
sai-biệt-trí (cũng gọi là quyền-trí, tục-trí, hậu-đắc-trí).
Lý là thể-tánh của 'Sự'
(tất cả pháp), 'Sự' là hiện-tượng của 'Lý-tánh'. Vậy thời lý-tánh tức là
lý-tánh của sự, còn sự lại là sự-tướng của lý-tánh. Chính Lý-tánh là toàn-sự,
mà tất cả sự là toàn Lý-tánh, nên gọi là 'Lý-sự vô-ngại pháp-giới'. Người chứng được lý-sự pháp-giới này thời là bậc pháp-thân
Bồ-Tát đồng thời hiển phát cả hai trí (căn-bổn-trí và sai-biệt-trí).
Tất cả sự đã toàn đồng
một thể-tánh mà thể-tánh thời dung thông không phân chia riêng khác, nên bất
luận là một sự nào cũng đều dung nhiếp tất cả sự, và cũng đều tức là tất cả sự,
một sự nhiếp và tức tất cả sự, tất cả sự nhiếp và tức một sự. Thế là sự-sự
vô-ngại tự-tại, nên gọi là 'Sự-sự
vô-ngại pháp-giới'.
Người chứng được Sự-sự pháp-giới này là bực pháp-thân Bồ-Tát thành-tựu
nhứt-thiết chủng-trí. Viên-mãn trí này chính là Ðấng Vô-Thượng-Giác (Phật
Thế-Tôn ).
Sự-sự vô-ngại pháp-giới dung thông tự-tại, nội dung của
toàn bộ Kinh Hoa-Nghiêm, được chứng minh trên toàn thể văn Kinh này. Nay xin
lược dẫn một vài đoạn văn rõ nhứt để chư học-giả tiện tham cứu :
Sự-sự là tất cả sự hoặc là tất cả pháp,
tức là toàn thể không-gian và thời-gian.
Về không-gian dung
thông vô-ngại văn Kinh nói :
Bao nhiêu vi-trần trong
thế-giới
Trong mỗi vi-trần thấy
các cõi
Bửu quang hiện Phật vô
lượng số
Cảnh-giới tự-tại của
Như-Lai
…
Vô-lượng vô-số núi Tu-Di
Ðều đem để vào một sợi
lông,
Một thế-giới để vào tất
cả
Tất cả thế-giới để vào
một,
Thể tướng thế-giới vẫn
như cũ
Vô-đẳng vô-lượng đều
cùng khắp.
…
Trong một chân lông đều
thấy rõ
Vô-số vô-lượng chư
Như-Lai
Tất cả chân lông đều
thế cả
Tôi nay kính lạy tất cả
Phật
…
Về thời-gian dung-thông
vô-ngại văn Kinh nói :
Kiếp quá-khứ để hiện,
vị-lai,
Kiếp vị-lai để quá,
hiện-tại,
Ba đời nhiều kiếp là
một niệm
Chẳng phải dài vắn :
hạnh giải-thoát.
…
Tôi hay thâm nhập đời
vị-lai
Tất cả kiếp thâu làm
một niệm,
Hết thảy những kiếp
trong ba đời
Làm khoảng một niệm tôi
đều nhập.
…
Về không-gian và thời-gian
dung thông vô-ngại nhau, văn Kinh nói :
Khắp hết mười phương
các cõi nước
Mỗi đầu lông đủ có ba
đời
Phật cùng quốc-độ số
vô-lượng
Tôi khắp tu hành trải
trần kiếp.
Trong một niệm tôi thấy
ba đời
Tất cả các đấng
Nhơn-Sư-Tử
Cũng thường vào trong
cảnh-giới Phật
Như-huyễn, giải-thoát
và oai-lực.
…
Tất cả sự không ngoài
thời-gian và không-gian. Thời-gian dung thông thời-gian, không-gian dung thông
không-gian, thời-gian dung thông không-gian, không-gian dung thông thời-gian.
Một không-gian dung thông tất cả không-gian, một thời-gian dung thông tất cả
thời-gian, tất cả dung thông với một, thời-gian với không-gian, một cùng tất cả
cũng đều dung thông như vậy. Ðây chính là Sự-sự vô-ngại pháp-giới, mà cũng
chính là cảnh-giới giải-thoát bất-tư-nghì mà Kinh Hoa-Nghiêm này lấy đó làm
nội-dung như đã nói ở trên.
…
Lược giải một vài điều,
để giúp phần nào cho học-giả khi cần thấy phải thấu triệt nội-dung của Kinh
này. Vị nào muốn nghiên cứu đầy đủ xin xem bộ Hoa-Nghiêm đại-sớ của Tổ
Thanh-Lương và Thập-huyền-môn của Tổ Hiền Thủ.
Tôi thành kính đem
công-đức phiên dịch Việt-văn này hồi hướng cho tất cả chúng-sanh đồng về
Tịnh-Ðộ, đồng sớm thành Phật.
Viết tại chùa Vạn Ðức
Thủ Ðức ngày Phật nhập Niết-Bàn
Rằm tháng Hai 2508
Dịch-Giả
HÂN
TỊNH TỲ KHEO
Thích-Trí-Tịnh
TRƯỚC KHI TỤNG KINH
(Dùng
ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh mà tụng kinh, thời phước đức vô-lượng, nên trước khi tụng kinh cần phải sám hối, sám hối tức là làm cho ba nghiệp thanh tịnh)
Nam-mô
thập phương tận hư không giới nhứt thiết Chư Phật (1 lạy)
Nam-mô
thập phương tận hư không giới nhứt thiết Tôn Pháp (1 lạy)
Nam-mô
thập phương tận hư không giới nhứt thiết Hiền Thánh Tăng (1 lạy)
(Quỳ tay cầm hương cúng-dường phát nguyện)
Nguyện mây hương mầu này
Khắp cùng mười phương cõi
Cúng-dường tất cả Phật
Tôn
Pháp, các Bồ-Tát,
Vô-biên
chúng Thanh-văn
Và
cả thảy Thánh-hiền
Duyên
khởi đài sáng
chói
Trùm
đến vô-biên
cõi,
Khắp xông các chúng-sanh
Ðều phát lòng bồ-đề,
Xa
lìa những nghiệp vọng
Trọn nên đạo vô-thượng.
(Cầm hương lạy 1 lạy)
(Ðứng chắp tay xướng) :
Sắc thân Như-Lai đẹp
Trong
đời không ai
bằng
Không
sánh, chẳng nghĩ bàn
Nên
nay con đảnh lễ.
Sắc thân Phật vô-tận
Trí
huệ Phật cũng thế,
Tất cả pháp thường-trú
Cho
nên con về nương.
Sức trí lớn nguyện lớn
Khắp độ chúng quần-sanh,
Khiến bỏ thân nóng khổ
Sanh
kia nước mát vui.
Con
nay sạch ba nghiệp
Quy-y
và lễ tán
Nguyện cùng các chúng-sanh
Ðồng sanh nước An-Lạc.
Án
phạ nhựt ra vật (7 lần)
Chí
Tâm Ðảnh Lễ:
Thường-tịch quang tịnh-độ
A-Di-Ðà
Như-Lai
Pháp-thân
mầu thanh-tịnh
Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí
Tâm Ðảnh Lễ:
Thật báo trang-nghiêm độ
A-Di-Ðà
Như-Lai
Thân
tướng hải vi-trần
Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí
Tâm Ðảnh Lễ:
Phương-tiện thánh cư độ
A-Di-Ðà
Như-Lai
Thân
trang-nghiêm giải-thoát
Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí
Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi
An-Lạc phương tây
A-Di-Ðà
Như-Lai
Thân
căn giới đại-thừa
Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí
Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi
An-Lạc phương tây
A-Di-Ðà
Như-Lai
Thân
hóa đến mười phương
Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)
Chí
Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi
An-Lạc phương tây
Giáo
hạnh lý ba
kinh
Tột nói bày y-chánh
Khắp pháp-giới Tôn-Pháp (1 lạy)
Chí
Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi
An-Lạc phương tây
Quan-Thế-Âm Bồ-Tát
Thân
tử-kim muôn ức
Khắp pháp-giới Bồ-Tát (1 lạy)
Chí
Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi
An-Lạc phương tây
Ðại-Thế-Chí Bồ-Tát
Thân
trí sáng vô-biên
Khắp pháp-giới Bồ-Tát (1 lạy)
Chí
Tâm Ðảnh Lễ:
Cõi
An-Lạc phương tây
Thanh-tịnh đại-hải-chúng
Thân
hai nghiêm : Phước, trí
Khắp pháp-giới Thánh-chúng (1 lạy)
(Ðứng chắp tay nguyện) :
Con
nay khắp vì bốn ơn ba cõi cùng chúng-sanh 'trong pháp-giới, đều nguyện dứt trừ ba chướng (1) 'nên qui mạng (2) sám-hối (3).
(1 lạy, quỳ chắp tay sám hối) :
Chí
tâm sám-hối :
Ðệ tử ... và chúng-sanh trong pháp-giới, từ đời vô-thỉ nhẫn đến ngày nay,
bị vô-minh
che đăy nên điên đảo mê-lầm, lại do sáu căn ba nghiệp (4) quen theo pháp chẳng lành, rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô-gián (5) và tất cả các tội khác, nhiều vô-lượng vô-biên nói không thể hết. Mười phương các đức Phật thường ở trong đời, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn, phóng ánh sáng sạch trong chếu soi tất cả. Lý mầu thường trụ đầy dẫy hư-không.
Con
từ vô-thỉ đến nay, sáu căn che mù, ba nghiệp tối-tăm, chẳng thấy chẳng nghe chẳng hay chẳng biết, vì nhơn duyên đó trôi mãi trong vòng sanh tử, trải qua các đường dữ (6), trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc
nào ra khỏi. -- Kinh
rằng : 'Ðức Tỳ-Lô-Giá-Na thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường-tịch-quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều là Phật-Pháp, mà
con không rõ lại theo
giòng vô-minh vì thế trong trí
bồ-đề mà thấy không thanh-tịnh, trong cảnh giải-thoát mà sanh ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ nay mới chừa bỏ ăn-năn, phụng đối trước các đức Phật và A-Di-Ðà Thế-Tôn mà phát lồ (7) sám-hối, làm cho đệ-tử cùng
pháp-giới
chúng-sanh, tất cả tội nặng do ba
nghiệp sáu căn,
gây tạo từ vô-thỉ, hoặc hiện-tại cùng vị-lai, chính
mình tự gây tạo hoặc biểu người, hay là thấy nghe người gây tạo mà mà vui theo, hoặc nhớ hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi hoặc chẳng nghi, hoặc che giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt-ráo thanh-tịnh.
Ðệ-tử sám-hối rồi, sáu căn cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu-tập cũng trọn thanh-tịnh, thảy đều hồi-hướng dùng trang-nghiêm Tịnh-độ, khắp với chúng-sanh, đồng sanh về nước An-Dưỡng.
Nguyện đức A-Di-Ðà Phật thường đến hộ-trì, làm
cho căn lành của đệ-tử hiện-tiền tăng-tấn, chẳng mất nhơn-duyên Tịnh-độ, đến giờ lâm-chung,
thân an-lành niệm chánh vững-vàng, xem nghe đều rõ-ràng, tận mặt thấy đức A-Di-Ðà cùng các Thánh-chúng, tay cầm đài hoa tiếp-dẫn đệ-tử, trong khoảng sát-na
sanh ra trước Phật, đủ đạo-hạnh Bồ-Tát, rộng độ khắp chúng-sanh đồng thành Phật đạo.
Ðệ-tử sám-hối phát-nguyện rồi quy-mạng đảnh-lễ : Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Ðà Như-Lai, biến pháp-giới Tam-bảo. (1 lạy)
BÀI TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương vừa ngún chiên-đàn
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa
Lòng con kính ngưỡng thiết tha
Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN
ÁN LAM (7 lần)
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN
Tu rị Tu rị ma ha tu rị tu tu rị ta-bà-ha (3 lần)
TỊNH BA NGHIỆP CHƠN NGÔN
Án ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ,
đạt mạ ta phạ bà phạ thuật độ hám (3 lần)
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần)
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Hoa-Nghiêm
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (3 lần)
BÀI KỆ KHAI KINH
Phật-pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện tỏ Như-Lai nghĩa nhiệm mầu
Nam-Mô Hoa-Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
...
BỔ KHUYẾT CHƠN NGÔN
Nam-Mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá- Na Phật (3 lần)
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu tam bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha.
BẠT NHỨT THIẾT NGHIỆP CHƯỚNG CĂN BỔN
ĐẮC SANH TỊNH ĐỘ ĐÀ RA NI
NAM-MÔ A DI ĐA BÀ DẠ, ĐA THA DÀ ĐA DẠ, ĐA ĐIỆT DẠ THA.
A DI RỊ ĐÔ BÀ TỲ, A DI RỊ ĐA TẤT ĐAM BÀ TỲ, A DI RỊ ĐA TỲ CA LAN ĐẾ, A DI RỊ ĐA TỲ CA LAN ĐA, DÀ DI NỊ DÀ DÀ NA, CHỈ ĐA CA LỆ TA BÀ HA.
Khể chủ tây phương An-Lạc quốc
Tiếp dẫn chúng-sanh đại đạo sư
Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh
Duy nguyện từ-bi ai nhiếp thọ
Ngã kim phổ vị tứ ân tam hữu, cập pháp-giới chúng-sanh cầu ư chư Phật, nhứt thừa vô-thượng bồ-đề đạo-cố, chuyên tâm trì niệm A-Di-Đà-Phật vạn đức hồng danh kỳ sanh tịnh-độ. Duy nguyện Từ-Phụ A-Di-Đà Phật ai lân nhiếp thọ từ-bi gia hộ.
A-Di-Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang-minh vô đẳng luân,
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu-Di.
Hám mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa bồ-tát chúng diệc vô-biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (10 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (10 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (10 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (10 câu)
(Quỳ, chí tâm đảnh lễ và đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT (3 lần 3 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
NAM MÔ VẠN ỨC TỪ KIM THÂN ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
NAM MÔ VÔ BIÊN QUANG TRÍ THÂN ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT. (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
NAM MÔ PHƯỚC TRÍ NHỊ NGHIÊM THÂN THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI LIÊN TRÌ HẢI HỘI PHẬT BỒ TÁT HIỀN THÁNH CHÚNG CHƯ THƯỢNG THIỆN NHÂN (1 lạy)
Đệ tử chúng đẳng, hiện thị sanh tử phàm phu tội chướng thâm trọng luân hồi lục đạo, khổ bất khả ngôn; kim ngộ tri thức, đắc văn A Di Đà danh hiệu, bổn nguyện công-đức, nhứt tâm xưng niệm cầu nguyện vãng sanh, nguyện Phật từ bi bất xả, ai lân nhiếp thọ, đệ tử chúng đẳng, bất thức Phật thân, tướng hảo quang-minh, nguyện Phật thị hiện, linh ngã đắc kiến, cập kiến Quan Ấm Thế Chí Bồ Tát chúng bỉ thế-giới trung, thanh-tịnh trang-nghiêm, quang-minh diệu tướng đẳng, linh ngã liễu liễu đắc kiến A Di Đà Phật.
Ngã kim trì niệm A-Di-Đà.
Tức phát bồ-đề quảng đại nguyện
Nguyện ngã định huệ tốc viên minh
Nguyện ngã công-đức giai thành tựu
Nguyện ngã thắng phước biến trang-nghiêm
Nguyện cộng chúng-sanh thành Phật đạo.
Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thỉ tham sân si
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh
Nhứt thiết ngã kim giai sám hối.
Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời
Tận trừ nhứt thiết chư chướng ngại
Diện kiến ngã Phật A-Di-Đà
Tức đắc vãng-sanh Cực-Lạc sát
Ngã ký vãng-sanh Cực-Lạc dĩ
Hiện tiền thành tựu thử đại nguyện
Nhứt-thiết viên mãn tận vô dư
Lợi lạc nhứt thiết chúng-sanh giới
Ngã Phật chúng hội hàm thanh-tịnh
Ngã thời ư thẳng liên-hoa sanh
Thân đỗ Như-Lai Vô-Lượng-Quang
Hiện tiền thọ ngã bồ-đề ký.
Mong ngã Như-Lai thọ ký dĩ
Hóa thân vô-số bá cúng-dường-chi
Tri lực quảng đại biến thập phương
Phổ lợi nhứt thế chúng-sanh giới.
Chúng-sanh vô-biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật-đạo vô-thượng thệ nguyện thành.
Nguyện sanh tây phương tịnh-độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi-trần phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ-Tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thử công-đức
Trang-nghiêm Phật tịnh-độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ
Nhược hữu kiến văn giả
Tức phát bồ-đề tâm
Tận thử nhứt báo thân
Đồng sanh Cực-Lạc quốc.
Tận thử nhứt báo thân
Đồng sanh An-Dưỡng-Quốc.
NGUYỆN
A-Di-Đà Phật, thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhơn, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thinh phân minh, diện phụng Di-Đà, dữ chư thánh-chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã.
Nhứt sát na khoảnh, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ-Tát đạo, quảng độ chúng-sanh đồng thành chủng-trí.
Chí tâm đảnh lễ : Nam-Mô A-Di-Đà Phật Thế-Tôn.
Nguyện ngã Tội chưóng tất tiêu diệt (1 lạy)
Nguyện ngã Thiện căn nhựt tăng trưởng (1 lạy)
Nguyện ngã Thân tâm hàm thanh-tịnh (1 lạy)
Nguyện ngã Nhứt tâm tảo thành tựu (1 lạy)
Nguyện ngã Tam muội đắc hiện tiền (1 lạy)
Nguyện ngã Tịnh nhơn tốc viên mãn (1 lạy)
Nguyện ngã Liên đài dự tiêu danh (1 lạy)
Nguyện ngã Kiến Phật ma đảnh ký (1 lạy)
Nguyện ngã Dự tri mạng chung thời (1 lạy)
Nguyện ngã Vãng sanh Cực Lạc Quốc (1 lạy)
Nguyện ngã Viên mãn Bồ tát đạo (1 lạy)
Nguyện ngã Quảng độ chư chúng-sanh (1 lạy)
(Xong đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
Thích
Nghĩa Sám Pháp:
(1)
: Phiền-não, nghiệp nhơn, quả-báo, ba
món đều hay làm
chướng ngại đường giải thoát nên
gọi : 'ba món
chướng'.
(2)
: Ðem thân mạng về nương, giao
phó cho Phật, Pháp,
Tăng, chính là nghĩa của hai chữ 'Nam-mô'.
(3)
: Nói đủ là Sám-ma
hối-quá,
'Sám-ma' là tiếng Phạm, nghĩa là 'hối quá' tức là ăn-năn
tội trước, ngừa giữ lỗi sau.
(4)
: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý sáu căn và ba nghiệp thân - khẩu - ý.
(5)
: Giết cha, giết mẹ, giết thánh-nhơn, ác tâm làm thân Phật ra máu, phá hòa-hiệp Tăng, gọi là năm tội nghịch, nếu phạm sẽ bị đọa vào ngục Vô-gián nên gọi là tội Vô-gián - Ngục Vô-gián là chỗ thọ khổ không có lúc nào ngừng ngớt.
(6)
: A-tu-la, Súc-sanh, Ngạ-quỉ, Ðịa-ngục, các đường đó vui ít khổ nhiều, do nghiệp dữ cảm ra.
(7) : Bày tỏ tội-lỗi ra trước Chúng Nhơn không chút giấu che thời gọi là phát lồ, trái với phú-tàng (che-giấu), Có phát-lồ thời tội mới tiêu, như bịnh cảm mà đặng phát hạn (ra mồ hôi).
LƯỢC LUẬN
về Ý NGHĨA
và LUẬN QUÁN
của Phẩm PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN
Ý NGHĨA
LUẬN QUÁN
Tháng đầu xuân năm Đinh-Dậu (1957)
Phật lịch Quốc-Tế 2501
HÂN TỊNH TỲ KHEO THÍCH TRÍ TỊNH
(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)
1. TÂM TỊNH LÀ TỊNH ĐỘ… CẦN GÌ PHẢI CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ LÀM GÌ..ĐỀU LÀ CẢNH “NGOAN KHÔNG” , ĐỀU LÀ “TÂM VỌNG TƯỞNG”,
PHỤ CHÚ.-
1. CÓ NHỮNG VỊ HÒA THƯỢNG XÂY THÁP DIỆU CAO, RỒI CHIA RA THÀNH NHIỀU NGĂN XONG, KHUYÊN PHẬT TỬ MUA CHỖ, ĐỂ KHI LÂM CHUNG VỀ THÁP Ở; NHƯNG KHÔNG KHUYÊN PHẬT TỬ PHÁT NGUYỆN SANH TÂY PHƯƠNG TRỤ BẬC BẤT THỐI CHUYỂN, MỘT ĐỜI SẼ THÀNH PHẬT. THẬT THƯƠNG CẢM!!!
2. CÓ NHỮNG VỊ HÒA THƯỢNG KHÔNG TIN CÓ CỰC LẠC Ở TÂY PHƯƠNG, NHƯNG HẰNG NGÀY ĐI HỘ NIỆM, GIÚP CHÚNG SANH VỀ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC; THẬT SỰ KHÔNG THỂ HIỂU ĐƯỢC?!
“ CHƠN TÂM BỔN TÁNH” của mình không sanh không diệt, mười pháp giới, dù là Phật hay súc sanh, dù là CỰC LẠC hay TA BÀ… cũng có cùng một CHƠN TÂM này. Vì “CHƠN TÂM” vô ngã (NHÂN VÔ NGÃ, PHÁP VÔ NGÃ) nên hễ duyên với pháp lành thì thành Phật, thành Bồ-tát, THÀNH CỰC LẠC… Còn duyên với pháp ác thì thành ngạ qủi, thành súc sanh, THÀNH TA BÀ…
NẾU CÕI CỰC LẠC DO “DUY TÂM” SỞ HIỆN, THÌ PHẢI CÓ ĐỦ CHÁNH BÁO (PHẬT VÀ NHÂN DÂN CỦA NGÀI) , Y BÁO ( ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, CÂY, CHIM …ĐỀU THUYẾT PHÁP). CHIM LÀ Y BÁO VÌ DO PHẬT DI ĐÀ BIẾN HÓA RA .
NẾU KHÔNG CÓ ĐỦ “Y BÁO VÀ CHÁNH BÁO” MÀ NÓI TỊNH ĐỘ Ở TRONG TÂM, CỰC LẠC Ở TẠI ĐÂY, TÂM TỊNH LÀ TỊNH ĐỘ… CẦN GÌ PHẢI CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ LÀM GÌ..ĐỀU LÀ CẢNH “NGOAN KHÔNG” , ĐỀU LÀ “TÂM VỌNG TƯỞNG”, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ “CHƠN TÂM SỞ HIỆN NHƯ TRONG KINH HOA NGHIÊM, LĂNG NGHIÊM, DUY MA CẬT… ĐÃ NÓI.”
KINH A DI ĐÀ
NHƠN HẠNH VÃNG SANH
Xá-Lợi-Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện-căn phước-đức nhơn-duyên, đắc sanh bỉ quốc.
Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nư nhơn, văn thuyết A-Di-Ðà Phật, chấp trì danh-hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn.
Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A-Di-Ðà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền.
Thị nhơn chung thời, tâm bất điên-đảo, tức đắc vãng sanh A-Di-Ðà Phật Cực-lạc quốc-độ.
Xá-Lợi-Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn.
Nhược hữu chúng-sanh văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.
DIỆU HIỆP
Diệu Hiệp đại sư, người ở huyện cần tại Minh Châu. Ngài xuất gia khoảng cuối đời nhà Nguyên sang đầu triều Minh, nghiên cứu tinh tường về Thiên Thai giáo quán, chuyên tu môn Niệm Phật tam muội. Đại sư có soạn thuật hai quyển Niệm Phật Trực Chỉ, trong đó thiên Trực Chỉ Tâm Yếu phá vọng hiển chân, biện giải đến chỗ tinh vi. Văn rằng:
“… Đức Thế Tôn thấy cõi Ta Bà có các sự khổ: sanh, già, bịnh, chết, nghiệp phiền não thiêu đốt buộc ràng, nên khuyên chúng hữu tình niệm Phật A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc. Nhưng cách Phật lâu xa, con đường thánh đạo càng bị cỏ tranh khuất lấp. Nhiều người nghe nói: “Các pháp đều ở nơi tâm”, liền lầm nhận nghiệp vọng tưởng thuộc bóng duyên sáu trần trong thân là tâm mình. Do đó nên bảo: “Phật ở nơi đây, cõi Cực Lạc cũng ở trong ấy, không cần tìm cầu đâu xa!” Họ không biết thể huyễn bóng duyên sáu trần đó, thuộc về vọng tâm, vốn không bền chắc. Nếu tiền trần tiêu tan, vọng tâm ấy liền diệt. Như thế, làm sao có cõi Cực Lạc ở trong đó được?
Có kẻ lại miễn cưỡng bảo: “Các bậc ngộ đạo thấy tánh đều nói cõi Phật ở nơi tâm. Đã thấy tánh, lẽ đâu còn chấp bóng duyên của sáu trần nữa!” Các người ấy đâu biết rằng sự ngộ đạo thấy tánh đó, là ngộ được bản tâm chân thật, chớ không phải là vọng tâm như họ tưởng. Muốn ngộ được chân tâm ấy, phải thấu suốt tâm vọng thuộc bóng duyên sáu trần vốn ở trong huyễn thân, huyễn thân lại ở trong thế giới, và tất cả thế giới thật lành hoặc nhơ ác đều ở trong hư không. Thể hư không ấy tuy bao gồm tất cả y báo chánh báo của mười phương, rộng lớn không ngằn mé, nhưng lại ở trong chân tâm sáng suốt bất động vô cùng vô tận của ta, ví như một cụm mây nhỏ điểm lơ lửng giữa khoảng thái thanh bao la lặng lẽ. Chân tâm đã rộng lớn như thế, làm sao tất cả mười phương thế giới hoặc nhơ hoặc sạch lại không ở trong tâm? Thế thì đức Phật hoặc các bậc ngộ đạo nói các pháp ở nơi tâm, là chỉ cho chân tâm đó, chớ không phải vọng tâm thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân nầy đâu! Chân tâm ấy vượt niệm hiểu biết, lìa sự thấy nghe, dứt hẳn các tướng sanh, diệt, thêm, bớt. Tất cả thế giới gồm thân chư Phật và chúng sanh đã ở trong chân tâm đó, thì cảnh Ta Bà cùng Cực Lạc đều là tâm của ta. Cho nên các hữu tình ở trong đó tùy ý bỏ đông cầu tây, chán cõi nhơ thích cảnh sạch, dù có trước tướng, vẫn không lìa ngoài chân tâm.
Bởi thế, khi cảnh tướng đẹp của cõi Cực Lạc và đức A Di Đà hiện ra, tức từ tâm ta hiển lộ. Và khi tâm ta hiển lộ thì đức A Di Đà hiện ra. Tâm ta là tâm đức Phật kia, đức Phật kia là Phật của tâm ta, đồng một thể không khác, nên gọi “duy tâm Tịnh độ, bản tánh Di Đà”. Cho nên khi nói duy tâm hay bản tánh, chẳng phải chỉ cho cái vọng tâm sanh diệt thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân. Và ở phương Tây chẳng phải không có cõi Cực Lạc cùng đức A Di Đà, mà nói không cần tìm cầu. Cầu đức Phật kia chính là cầu tâm mình, muốn sớm ngộ chân tâm mình, phải cầu đức Phật kia. Thế thì tại sao đời nay các nhà thức giả vừa mới biết chút ít lý thiền, những tăng sĩ nông cạn phá rối Phật pháp, không nghiên tầm sâu chân lý để ngộ cảnh tức là tâm? Mà trở lại ở trong môn Bất nhị, họ chia trong chia ngoài, phân tâm phân cảnh, dạy người tìm trong bỏ ngoài, lìa cảnh để cầu tâm, khiến lòng thương ghét thêm rộng nhiều, niệm phân biệt càng sâu đậm? Khi phân chia cảnh, thì cho cõi Cực Lạc ở ngoài, dạy người chẳng nên cầu vãng sanh … Và khi phân chia tâm, lại lầm nhận vọng thức là tâm, bảo cõi Cực Lạc ở trong đó. Càng sai lầm hơn nữa, họ cho chân tâm là rỗng không, lìa tất cả cảnh tướng nhân quả lành dữ tội phước, nên từ đó muốn tỏ ra mình là vô ngại, lại buông lung theo duyên đời, dạy người không cần lễ Phật. Tụng kinh, sám nguyện, tu phước bảo là trước tướng. Đối với cảnh Thiên cung, Địa ngục và các cõi Tịnh, độ, tuy nghe trong kinh nói đến, nhưng vì mắt phàm không thấy, họ bác hẳn nói không có, cho lời kinh là quyền thuyết. Họ lại bảo cảnh vui hiện tại, hay một niệm vui tươi là Thiên đường, cảnh khổ trước mắt, hoặc một niệm phiền não là Địa ngục. Sự hiểu biết cạn cợt nông nổi như trên, thật đáng thương xót!
Phải biết tâm ta cùng tâm Phật đồng một chân thể. Đức A Di Đà chứng ngộ đầy đủ tâm ấy, nên phóng ánh sáng oai đức soi khắp mười phương, dùng sức nguyện thương xót rộng sâu nhiếp lấy những chúng sanh niệm Phật. Ta tuy đồng một tâm thể với Phật, nhưng bởi bị sức nghiệp vô minh phiền não che lấp buộc ràng, chưa chứng ngộ được bản tâm, nên cần phải tu tất cả hạnh lành, và niệm Phật để cầu sanh Cực Lạc. Vì tất cả pháp chẳng phải khác, nên muôn hạnh đều hướng về chân tâm, đều trôi về biển Phật. Bởi tất cả pháp chẳng phải đồng, nên tuy cùng một tâm thể, vẫn có thiện có ác, có uế có tịnh, thì ở địa vị phàm phu phải bỏ ác cầu thiện, bỏ uế cầu tịnh, phát nguyện cầu sanh để mau chứng quả chân tâm. Khi tu hành như thế, ví như một giọt nước gieo vào biển, tất cả sẽ đồng một vị một thể với biển cả. Lúc được chứng ngộ toàn thể chân tâm, thì trong ánh đại quang minh sẽ thấy tất cả cảnh tướng thiện ác nhơ sạch ở mười phương thế giới đều như bóng như huyễn, sanh diệt không dừng. Sự thiện ác nhơ sạch sanh diệt như huyễn ấy, cũng tức là tâm, nhưng không làm ngại đến tâm thể đại quang minh, như một cụm mây nhỏ không làm ngại đến hư không bao la rộng rãi. Chứng ngộ được như thế mới có thể nói là vô ngại.
Đa số hàng thiện tín nơi thôn ấp quê mùa, tuy không thông hiểu Phật lý, nhưng vì tin có Phật và cõi Cực Lạc, chuyên tâm làm lành phát nguyện niệm Phật, nên khi lâm chung được sự lợi ích vãng sanh, lên ngôi Bất thối chuyển, mau chứng quả Đại bồ đề. Trái lại người có chút ít học thức thông minh, bởi chưa thấu suốt lý tánh, bác sự tướng, trệ vào thiên không, dù tu đạo hạnh, kết cuộc lại lạc vào vòng ngoại đạo, chìm trong nẻo luân hồi. Cho nên hàng Phật tử chân chánh, về chữ Tín phải tin có tội phước nhân quả, có Địa ngục Thiên đường, có mười phương Tịnh độ. Về chữ Nguyện, nên phát tâm cầu sanh Cực Lạc, để sớm thoát ly nỗi khổ ở Ta Bà, mau chứng ngộ bản tâm, khởi sự luân hồi sống chết, rồi độ tất cả chúng sanh đồng thành Phật quả. Về chữ Hạnh, phải hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, tu các nghiệp lành, thọ trì tam quy, giữ gìn giới phẩm, phát lòng Bồ đề, tụng kinh niệm Phật, khuyên người tu hành, đem tất cả công đức ấy hồi hướng về Tây phương. Phải nghĩ mạng người vô thường, chỉ mong manh trong hơi thở, việc thế tục quanh quẩn buộc ràng, móc nối nhau không dứt. Nếu chẳng phát tâm mạnh mẽ, cắt một dao cho đứt đoạn, nhảy hết sức để vượt qua, thì biết chừng nào mới được an nhàn giải thoát? Nay tôi thiết tha đảnh lễ, kính khuyên các Phật tử, nên một lòng thật ngộ thật tu, nguyện ngày kia đồng làm bạn lành nơi cõi Liên hoa thế giới…”
Về sau khi lâm chung, đại sư biết ngày giờ trước, an tường niệm Phật mà vãng sanh.
MẤY ĐIỆU SEN THANH
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
Comments
Post a Comment