Bồ Đề Đạt Ma
Ngộ Tánh Luận
Mục Lục
Thay Lời Tựa
I.
Tông Và Thể Đại Thừa
II.
Tánh Thể Bất Giảm Bất Tăng
III.
Vô Niệm Thường Định
IV.
Tâm Bất Khả Đắc
V.
Loạn Và Định Đều Rời
VI.
Bình Đẳng Vô Sai Biệt
VII.
Chánh Kiến Vô Trụ
VIII.
Sắc Tâm Bất Nhị
IX.
Chơn Kiến Vô Kiến
X.
Tội Tánh Bổn Không
XI.
Đắc Vô Sở Đắc
XII.
Thân Diệt Đạo Thành
XIII.
Thoát Căn Ly Trần
XIV.
Không Tâm Tức Thánh
XV.
Pháp Không
XVI.
Tức Tâm Tức Phật
XVII.
Giác Tâm Thanh Tịnh
XVIII.
Thuyết Vô Sở Thuyết
XIX.
Thời Thuyết Thời Mặc
XX.
Văn Tự Tức Giải Thoát
XXI.
Thừa Phi Để Hiển Thị
XXII.
Thiệt Tướng Vô Tướng
XXIII.
Nhứt Thể Bình Đẳng
XXIV.
Kiến Tánh Thành Phật
XXV.
Nhứt Thể Đồng Quán
XXVI.
Độ Vô Sở Độ
XXVII.
Như Lai Vô Trụ
XXVIII.
Tánh Cụ Tam Thân
XXIX.
Phật Thân Ly Tướng
XXX.
Vô Tâm Vô Nghiệp
XXXI.
Duy Tâm
XXXII.
Đinh Ninh Khai Thị
THAY LỜI TỰA
“Nấu cát muốn thành cơm, dầu nấu đến nhiều kiếp cũng chẳng thể thành.
Dùng thức tâm phan duyên phân biệt vô thường để tu hành mà muốn được pháp thân Như Lai thường trụ cũng đồng với ví dụ trên”. Đây là lời phán dạy Ngài A Nan của đức Phật trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.
Kinh Viên Giác cũng nói:
Bổn nhơn từ thuở mới phát tâm tu hành của chư Phật Như Lai đều dùng “Trí huệ giác”.
Nhơn và quả của Đại thừa không ngoài phạm vi “Ngộ” và “Chứng” bổn tâm tự tánh.
Thiền tông nói “minh tâm kiến tánh” đó là “tỏ ngộ bổn tâm tự tánh” vậy.
Sau khi tỏ ngộ rồi y cứ theo bổn tâm tự tánh ấy để hiển phát thành công hạnh, đó gọi là “xứng tánh hạnh”, là “chơn thiệt tu tập” là “vô lậu nghiệp”. Đây mới đúng là “nhơn Phật” để thành tựu “quả Phật” khi viên mãn, ngoài đây không có
nhơn nào khác để có thể thành Phật được. Nếu có phương pháp nào khác, cũng của đức Thế Tôn chỉ dạy, đều là những phương tiện để hỗ trợ, để dẫn phát chơn ngôn mà thôi.
Vì thế nên về Phật thừa, vấn đề “quán tâm” để “tỏ ngộ tự tánh” là phần việc tối khẩn yếu của tất cả những người học Phật, tu Phật và quyển “NGỘ TÁNH LUẬN” của Đức Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đây là kim chỉ nam vậy.
(Tục Tạng Kinh, tập thứ 110)
Ngày tiền an cư năm Tân Hợi (1971), lần đầu tiên đọc quyển Ngộ Tánh Luận tôi tự cảm thấy như quá quen thuộc về ý nghĩa hàm súc trong ấy. Với nguồn cảm hứng ấy, tôi phiên dịch ra Việt văn, đồng thời theo sự cảm ngộ mà phân đoạn, đặt tên cho mỗi đoạn và ghi lời “phụ chú”.
Lời “phụ chú” sau mỗi đoạn mà tôi đã tự phân ra phần lớn là những lời trích lấy từ các kinh các luận mà tôi chợt nhớ lại theo nguồn cảm hứng trong khi đọc nguyên văn, còn tự ý mình lại là phần nhỏ. Có lẽ vì ý nghĩa trong quyển Ngộ Tánh Luận đây nhiều chỗ trùng hợp với văn các kinh các luận mà tôi đã từng ghi nhớ, nên lúc đọc tôi tự cảm như quá quen thuộc chăng!
Nói là “phụ chú” vì chỉ là ghi thêm câu văn trong các luận, lời dạy trong các kinh, hoặc vài ý nghĩ giản yếu, cốt để phụ giúp cho nguyên văn được sáng tỏ hơn, dễ hiểu dễ nhận hơn, đồng thời để chứng minh với “thánh giáo lượng”.
Viết xong đọc lại, tôi sửng sốt ngẩn ngơ với số đoạn XXXII (32), vì con số 32 đoạn đây ngẫu nhiên trùng với con số 32 chương của quyển kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật mà Chiêu Minh Thái tử nhà Lương đã phân định từ ngàn xưa. Phải chăng đây là oai thần của Tam Bảo, là sự hộ niệm của Liệt Tổ! Cũng có thể là như thế; vì khi đọc lại những đoạn phụ chú, tôi tự thấy dường như không phải hoàn toàn của chính mình, mà gần như có ai đó ngầm mách vậy. Bằng có là, nếu giờ đây, bắt đầu làm mới lại, chắc rằng tôi không thể làm giống được, làm được y như vậy.
Và như thế, nếu quyển này có mang lại ít nhiều công đức thì đó là công đức của Tam Bảo, của Liệt Tổ, cộng với căn lành của mọi người, của chúng sanh mà thôi.
Ngày tiền an cư năm Qúi Sửu (1973)
Hân Tịnh Tỳ Kheo
Thích Trí Tịnh
Cẩn chí
Bồ Đề Đạt Ma
NGỘ TÁNH LUẬN
I
Phù đạo giả dĩ tịch diệt vi thể: tu giả dĩ ly tướng vi tông. Cố kinh vân: Tịch diệt thị Bồ đề, diệt chư tướng cố. Phật giả giác dã. Nhơn hữu giác tâm đắc Bồ đề đạo cố danh vi Phật. Kinh vân: Ly nhứt thiết chư tướng tức danh chư Phật. Thị tri hữu tướng tức vô tướng chi tướng. Bất khả dĩ nhãn kiến, duy khả dĩ trí tri. Nhược văn thử pháp giả sanh nhứt niệm tính tâm, thử nhơn dĩ phát Đại thừa siêu tam giới.
I.- TÔNG VÀ THỂ ĐẠI THỪA
- Tịch diệt là thể của đạo.
- Ly tướng là tông của người tu.
- Kinh dạy rằng: “Tịch diệt là Bồ đề, vì diệt các tướng”.
- Phật là đấng Giác.
- Người có giác tâm được đạo Bồ đề nên gọi là Phật.
- Do đây nên biết rằng hữu tướng là tướng của vô tướng, chỉ do trí mà biết chớ không thể dùng mắt để thấy.
- Nghe những điều trình bày trên đây mà có lòng tin,
người này
phát tâm Đại thừa vượt khỏi tam giới.
PHỤ CHÚ .-
Đạo là gì?
Là tánh là tâm vậy.
Bổn thể của tâm tánh vốn tịch diệt vô tướng.
Kinh Pháp Hoa nói: “Các pháp bổn lai thường tự tịch diệt”. Lại nói: “Các pháp tướng tịch diệt chẳng thể tuyên nói được”.
Kinh lại dạy: “Chư Phật Lưỡng Túc Tôn biết pháp thường vô tánh”.
Kinh Bát Nhã nói: “Ngũ uẩn, Lục nhập, Thập Nhị xứ, Thập bát giới, Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Lục độ, cho đến trí cùng đắc, tất cả đều không”.
Luận khởi tín cũng nói: “Tâm chơn như rời lìa tất cả tướng”.
Thế thì người tu muốn được chứng nhập đạo tất phải ly tướng.
Nghĩa là nội tâm phải rời tất cả tướng. Rời lìa hai tướng: ngã và pháp. Rời lìa bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ giả.
Muốn lìa tướng phải thế nào?
Phải rời vọng tưởng phân biệt. Tức phải ly niệm, phải vô niệm vậy.
Kinh Viên Giác dạy: “Lóng lòng vô niệm là tùy thuận Viên giác tánh”.
Luận khởi tín bảo: “Nếu được vô niệm gọi là chứng nhập Chơn như”.
Hữu niện là hữu tướng mà tất cả tướng đều là hư vọng là sanh diệt. Kinh Kim Cang nói: “Phàm có
tướng đều là hư vọng”.
Trái lại vô niệm thì vô tướng, mà vô tuớng là chơn thiệt, là thường trụ. Kinh Kim Cang nói: “Rời tất cả tướng gọi đó là chư Phật”. Đây là cảnh giới của đại trí huệ, là cảnh giới của Như Lai.
Nghe mà tin được chính là người đã phát tâm đại Bồ đề, đã vun trồng công đức từ nhiều đời nơi vô lượng chư Phật. Như trong kinh Kim Cang và kinh Viên Giác
đã xác nhận. Người này đã vượt khỏi tam giới hữu lậu, đã vào đường Thánh vô lậu sẽ thành Phật.
II
Tam giới giả tham sân si thị. Phản tham sân si vi giới định huệ, tức danh siêu tam giới. Nhiên tham sân si diệc vô thiệt tánh, đản cứ chúng sanh nhi ngôn hỉ. Nhược năng phản chiếu liễu liễu kiến tham sân si tánh tức thị Phật tánh. Tham sân si ngoại cánh vô biệt hữu Phật tánh. Kinh vân: Chư Phật tùng bổn lai thường xử ư tam độc, trưởng dưỡng ư bạch pháp nhi thành ư Thế Tôn.
Tam độc giả tham sân si dã. Ngôn Đại thừa Tối thượng thừa giả, giai thị Bồ tát sở hành chi xứ. Vô sở bất thừa diệc vô sở thừa, chung nhựt thừa vị thường thừa, thử vi Phật thừa. Kinh vân: Vô thừa vi Phật thừa dã.
II.- TÁNH THỂ BẤT GIẢM BẤT TĂNG
- Tam giới là tham sân si.
- Trái với tham sân si là giới định huệ.
- Có giới định huệ gọi là vượt khỏi tam giới.
- Thật ra tham sân si cũng không có thể tánh chơn thiệt. Chỉ y cứ nơi chúng sanh mà nói đó thôi.
- Nếu có thể phản chiếu thì thấy rõ tánh của tham sân si là Phật tánh. Ngoài tham sân si không có Phật tánh riêng.
- Kinh dạy rằng: “Chư Phật từ nào vẫn ở tại tam độc mà nuôi lớn các pháp lành, mà thành đấng Thế Tôn”.
- Đại thừa hay Tối thượng thừa là chỗ noi đi của chư Bồ tát: Thừa này là thừa tất cả mà không chỗ thừa, luôn luôn thừa mà chưa bao giờ thừa, đây là Phật thừa.
- Kinh dạy: “Không thừa là Phật thừa”.
PHỤ CHÚ .-
Kinh Lăng Già dạy: “Vọng tưởng vô tánh”.
Tánh vô tánh là thiệt tánh, là Phật tánh.
Lại có câu: “Phiền não tức Bồ đề”.
Tánh phiền não là tánh Bồ đề.
Vì là một tánh duy nhất nên ở phàm tánh ấy chẳng giảm mặc dầu là vọng tưởng phiền não.
Tại Thánh, tánh ấy cũng chẳng tăng dầu là Bồ đề Niết bàn.
Tánh của băng là tánh nước. Mười cân băng đông cứng là mười cân nước ấm lỏng.
Băng cứng nước lỏng vẫn là một chất ướt duy nhất, không giảm dầu cứng, không tăng dầu lỏng.
Vì tâm tánh duy nhất chẳng giảm chẳng tăng, nên tu mà không tu, chứng mà không chứng. Đây là chân tu thiệt chứng, là viên tu viên chứng, cũng là Phật thừa vậy.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: “Phật pháp là niệm mà vô niệm, hành mà vô hành, ngôn mà vô ngôn,
tu mà vô tu”.
Kinh Pháp Hoa lại dạy: “Chỉ có một Phật thừa không hai cũng không ba”.
Bồ Tát Giới kinh bảo: “Tất cả pháp bổn lai không sanh không diệt, chẳng thường chẳng đoạn, chẳng đồng chẳng khác, không đến không đi, chớ mống tâm phân biệt”.
III
Nhược nhơn tri lục căn bất thiện, ngũ uẩn giả danh, biến thể cầu chi tất vô định xứ. Đương tri thử nhơn giải Phật ngữ. Kinh vân: ngũ uẩn quật trạch danh thiền viện. Nội chiếu khai giải tức đại thừa môn. Khả bất minh tai! Bất ức nhất pháp nãi danh vi thiền định. Nhược liễu thử ngôn giả, hành trụ tọa ngọa giai thiền định.
III.- VÔ NIỆM THƯỜNG ĐỊNH
- Nếu người biết lục căn chẳng thiệt, ngũ uẩn giả danh, tìm khắp thân thể quyết không chỗ nhứt định, người này hiểu lời dạy của Phật.
- Kinh dạy rằng: “Ngôi nhà ngũ uẩn gọi là thiền viện. Soi sáng vào trong mở toang thấy rõ là cửa Đại thừa”.
- Chẳng tưởng nhớ tất cả pháp mới được gọi là thiền định.
- Người tỏ được lời dạy này thì đi đứng nằm ngồi đều là thiền định.
PHỤ CHÚ.-
Tất cả sự vật thân cảnh cho đến tưởng niệm đều duyên sanh không có tự tánh, chỉ có giả danh.
Từ chơn không thiệt trí khởi dụng sai biệt giả quán chiếu soi vạn vật thấy rõ thiệt tướng vô tướng của tất cả pháp, không gì chẳng phải là thiền viện, không đâu chẳng phải là cửa Đại thừa.
“Tưởng” không khởi thì pháp chẳng hiện. “Niệm” không sanh thì pháp chẳng thành.
Tâm và cảnh vắng lặng như như, đây là tự tánh đại định, thường định.
Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Khắp mọi nơi đều có thân Phật mà Phật vẫn thường ngồi tòa Bồ đề”.
Kinh Tịnh Danh nói: “Chẳng khởi diệt định mà hiện các oai nghi”.
Kinh Kim Cang bảo: “Không từ đâu lại cũng không qua đâu nên gọi là Như Lai”.
Huệ năng Đại sư thuật: “Bổn lai không mọi vật”.
Lại nói: “Tự tánh đầy đủ tất cả pháp”.
IV
Tri tâm thị không danh vi kiến Phật. Hà dĩ cố? Thập phương chư Phật giai dĩ vô tâm. Bất kiến ư tâm danh vi kiến Phật.
IV.- TÂM BẤT KHẢ ĐẮC
- Biết tâm là không gọi đó là thấy Phật.
- Vì chư Phật đều vô tâm, nên chẳng thấy tâm gọi là thấy Phật.
PHỤ CHÚ.-
Tổ Huệ Khả trình bày: “Tìm tâm trọn không thể được”.
Kinh Kim Cang dạy: “Tâm quá khứ chẳng thể được. Tâm hiện tại chẳng thể được. Tâm vị lai chẳng thể được”.
Luận Khởi Tín nói: “Đại Bồ tát thấy tâm không sanh, hết vô minh thành cứu cánh giác”.
Ngược lại, hàng phàm phu luôn có tâm, dùng tâm
duyên lấy tâm, tâm tâm diệt sanh nối nhau mãi thành vọng hoặc.
Nếu niệm trước không sanh, niệm sau không diệt; đây là chơn tâm hiển hiện, chơn Phật viên thành, há lại chỉ có thấy Phật ư!
Đàn Kinh nói: “Niệm trước chẳng sanh là tâm, niệm sau không diệt là Phật”.
V
Xả thân bất lẫn danh đại bố thí. Ly chư động định danh đại tọa thiền. Hà dĩ cố? Phàm phu nhứt hướng động. Tiểu thừa nhứt hướng định. Vị xuất quá phàm phu Tiểu thừa chi tọa thiền, danh đại tọa thiền. Nhược tác thử hội giả, nhứt thiết chư tướng bất cầu tự giải, nhứt thiết chư bệnh bất trị tự sai. Thử giai đại thiền định lực.
V.- LOẠN VÀ ĐỊNH ĐỀU RỜI
- Xả thân chẳng tiếc là đại bố thí.
- Rời hẳn động và tịnh là đại tọa thiền.
- Phàm phu chuyên động.
- Nhị thừa chuyên tịnh.
- Rời động và tịnh hơn hẳn phàm phu và Nhị thừa nên gọi là đại tọa thiền.
- Hiểu được ý này thì biết được tất cả pháp, thì lành được tất cả bệnh, là năng lực đại thiền định.
PHỤ CHÚ.-
Bỏ tịnh ham động là mê muội.
Nhàm động cầu tịnh là thủ xả.
Đâu biết rằng tự tánh bổn lai không động nào chờ cầu tịnh.
Rồi lìa động tịnh là thấy tự tánh, là biết pháp tánh, là hết tất cả mê chấp, là như như bất động, đây gọi là đại thiền định.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Hai tướng động và tịnh hoàn toàn chẳng sanh. Năng văn và sở văn đều hết. Năng giác và sở giác đều không”.
VI
Phàm tương cầu pháp giả vi mê. Bất tương tâm cầu pháp giả vi ngộ. Bất trước văn tự danh giải thoát. Bất nhiễm lục trần danh hộ pháp. Xuất ly sanh tử danh xuất gia. Bất thọ hậu hữu danh đắc đạo. Bất sanh vọng tưởng danh Niết bàn. Bất xử vô minh vi đại trí huệ. Vô phiền não xứ danh Bát Niết bàn. Vô tâm tướng xứ danh vi bỉ ngạn. Mê thời hữu thử ngạn. Nhược ngộ thời vô thử ngạn. Hà dĩ cố? Vị phàm phu nhứt hướng trụ thử. Nhược giác Tối thượng thừa giả, tâm bất trụ thử diệc bất trụ bỉ, cố năng ly ư thử bỉ ngạn dã. Nhược kiến bỉ ngạn dị ư thử ngạn, thử nhơn chi tâm dĩ thị vô thiền định. Phiền não danh chúng sanh. Ngộ giải danh Bồ đề, diệc bất nhứt bất dị, chỉ cách mê ngộ nhĩ. Mê thời hữu thế gian khả xuất, ngộ thời vô thế gian khả xuất. Bình đẳng pháp trung bất kiến phàm phu dị ư thánh nhơn. Kinh vân: Bình đẳng pháp giả, phàm phu bất năng nhập, thánh nhân bất năng hành. Bình đẳng pháp giả, duy hữu đại Bồ tát dữ chư Phật Như Lai hành dã. Nhược kiến sanh dị ư tử, động dị ư tịnh, giai danh bất bình đẳng. Bất kiến phiền não dị ư Niết bàn thị danh bình đẳng. Hà dĩ cố? Phiền não dữ Niết bàn đồng thị nhứt tánh không cố. Thị dĩ Tiểu thừa nhơn vọng đoạn phiền não, vọng nhập Niết bàn, vi Niết bàn sở trệ. Bồ tát tri phiền não tánh không, tức bất ly không cố thường tại Niết bàn. Niết bàn giả, niết nhi bất sanh, bàn nhi bất tử. Xuất ly sanh tử, xuất Bát Niết bàn, tâm vô khứ lai tức nhập Niết bàn. Thị tri Niết bàn tức thị không tâm.
VI.- BÌNH ĐẲNG VÔ SAI BIỆT
- Đem tâm cầu pháp là mê.
- Chẳng đem tâm cầu pháp là ngộ.
- Chẳng chấp văn tự là giải thoát.
- Chẳng nhiễm lục trần là hộ pháp.
- Thoát khỏi sanh tử là xuất gia.
- Chẳng còn thọ thân sau là đắc đạo.
- Chẳng khởi vọng tưởng là Niết bàn.
- Chẳng còn vô minh là đại trí huệ.
- Chỗ không phiền não là Bát Niết bàn.
- Chỗ không tâm tướng là đáo bỉ ngạn.
- Lúc mê thì có thử ngạn.
- Lúc ngộ thì không thử ngạn.
- Hàng phàm phu mãi trụ tại thử.
- Nếu giác ngộ Tối thượng thừa thì tâm chẳng trụ tại thử cũng chẳng trụ tại bỉ, nên có thể rời lìa thử ngạn và bỉ ngạn.
- Nếu thấy bỉ ngạn khác với thử ngạn, tâm người này đã là không thiền định.
- Phiền não gọi là chúng sanh, tỏ ngộ gọi là Bồ Đề, chẳng phải một chẳng phải khác. Chỉ vì mê và ngộ mà cách biệt đó thôi.
- Khi mê thì có thế gian đáng xuất ly.
- Lúc tỏ ngộ thì không thế gian để xuất ly.
- Trong tánh bình đẳng chẳng thấy phàm phu khác với Thánh nhơn.
- Kinh dạy rằng: Nơi pháp bình đẳng hàng phàm phu nhập chẳng được, bậc Thánh nhân hành chẳng được. Chỉ có chư đại Bồ tát và chư Phật Như Lai hành nơi pháp bình đẳng.
- Nếu thấy sanh khác với tử, động khác với tịnh, đều gọi là bất bình đẳng.
- Chẳng thấy phiền não khác với Niết bàn, gọi là bình đẳng. Vì phiền não và Niết bàn đồng một tánh không.
- Người Tiểu thừa vọng đoạn phiền não, vọng nhập Niết bàn, nên bị Niết bàn làm trệ ngại.
- Bồ tát biết tánh phiền não là không bèn chẳng rời lìa không, nên thường ở tại Niết bàn.
- Niết bàn là tịch diệt
- Tịch mà chẳng sanh.
- Diệt mà chẳng tử.
- Xuất ly sanh tử, xuất Bát Niết bàn, tâm không khứ lai là nhập đại Niết bàn.
- Thế nên biết rằng Niết bàn là tâm không vậy.
PHỤ CHÚ.-
Tâm còn không thể tìm được, còn không thể có được, thì tâm đâu để cầu!
Tánh văn tự vốn ly nào có triền phược.
Tình thức chẳng sanh, lấy gì để nhiễm.
Bổn tự vô sanh, không nhà để xuất.
Pháp thân thường trụ không đắc không chứng.
Chẳng ngoài vọng tưởng mà chứng Niết bàn.
Chẳng ngoài vô minh mà có đại Trí huệ.
Phiền não tánh không tức là Bát Niết bàn.
Không tâm tướng chính là đại Bồ đề.
Có trí vô sai biệt thấy pháp không sai khác, đây gọi là chứng pháp tánh bình đẳng vậy.
Kinh Kim Cang dạy: “Pháp ấy bình đẳng không có cao hạ”. Không có cao hạ đây là không sai biệt vậy.
VII
Chư Phật nhập Niết bàn giả vi tại vô vọng tưởng xứ. Bồ tát nhập đạo tràng giả tức thị vô phiền não xứ. Không nhàn xứ giả tức thị vô tham sân si dã. Tham vi Dục giới, sân vi Sắc giới, si vi Vô Sắc giới. Nhược nhứt niệm tâm sanh tức nhập tam giới. Nhứt niệm tâm diệt tức xuất tam giới. Thị tri tam giới sanh diệt, vạn pháp hữu vô, giai do nhất tâm. Phàm ngôn nhứt pháp giả, tợ phá ngõa thạch trúc mộc vô tình chi vật. Nhược tri tâm thị giả danh vô hữu thiệt thể. Tức tri tự gia chi tâm diệc thị phi hữu diệc thị phi vô. Hà dĩ cố? Phàm phu nhứt hướng sanh tâm, danh vi hữu. Tiểu thừa nhứt hướng diệt tâm, danh vi vô. Bồ tát dữ Phật vị tằng sanh tâm, vị tằng diệt tâm, danh vi phi hữu phi vô tâm. Phi hữu phi vô tâm thử danh vi trung đạo. Thị tri trì tâm học pháp tắc tâm pháp câu mê. Bất trì tâm học pháp tắc tâm pháp câu ngộ. Phàm mê giả mê ư ngộ. Ngộ giả ngộ ư mê. Chánh kiến chi nhân tri tâm không vô, tức siêu mê ngộ. Vô hữu mê ngộ thủy danh chánh giải chánh kiến.
VII.- CHÁNH KIẾN VÔ TRỤ
- Chư Phật nhập Niết bàn là ở chỗ không vọng tưởng.
- Bồ tát nhập đạo tràng là ở chỗ không phiền não, là ở chỗ không nhàn.
- Chỗ không nhàn đây là chỗ không tham sân si.
- Tham sân si là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
- Nếu tâm niệm sanh là nhập tam giới, tâm niệm diệt là xuất tam giới.
- Vì thế nên biết rằng tam giới sanh diệt, vạn pháp có không đều do nhứt tâm.
- Nếu biết tâm là giả danh không thể tánh chơn thiệt, thì biết tự tâm cũng chẳng phải có chẳng phải không.
- Vì hạng phàm phu luôn sanh tâm nên gọi là hữu. Tiểu thừa luôn diệt tâm nên gọi là vô.
- Bồ tát và Phật chưa lúc nào sanh tâm chưa lúc nào diệt tâm, nên gọi là phi hữu phi vô tâm, cũng gọi là Trung đạo.
- Thế nên biết rằng dữ lấy tâm học pháp thì đều mê cả tâm lẫn pháp. Chẳng dữ lấy tâm học pháp thì tâm và pháp đều ngộ.
- Mê là mê nơi ngộ.
- Ngộ là ngộ nơi mê.
- Người có chánh kiến biết tâm không vô liền siêu việt mê và ngộ.
- Không có mê ngộ mới gọi là chánh tri chánh kiến.
PHỤ CHÚ.-
Tự tâm chẳng phải có, vì tìm tâm tướng không thể được.
Tự tâm chẳng phải không, vì tự tâm hay sanh muôn pháp.
Huệ Năng Đại Sư trình bày:
“Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh.
Nào ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt.
Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ.
Nào ngờ tự tánh vốn chẳng động lay.
Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp”.
Tự tánh chính là tâm mình
vốn thanh tịnh, chẳng sanh diệt và chẳng động lay là diễn tả tự tâm chẳng phải có vậy. Vốn đầy đủ và hay sanh muôn pháp là diễn tả tự tâm chẳng phải không vậy.
Kinh Lăng Già nói: “Như Lai Tạng chơn không bất không”. “Chơn không” là chẳng phải có. “Bất không” là chẳng phải không vậy.
Luận Khởi Tín nói: “Tâm này có hai
môn: Chơn như môn và sanh diệt môn”.
Luận lại nói: “Như thiệt không cảnh, nhơn huân tập cảnh”.
“Chơn như môn” và “như thiệt không cảnh” là tự tâm chẳng phải có.
“Sanh diệt môn” và “nhơn huân tập cảnh” là tự tâm chẳng phải không vậy.
Kinh Kim Cang nói: “Tất cả Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai khác”.
“Pháp vô vi” là tự tâm chẳng phải có. “Có sai khác”, là tự tâm chẳng phải không vậy.
Rời có lìa không, chẳng dừng ở chặng giữa, đây gọi là trung đạo. Cũng không có trung đạo để an trụ.
Kinh Kim Cang dạy: “Phải không có chỗ trụ mà sanh tâm kia … Nếu tâm có chỗ trụ chánh là chẳng phải trụ”.
“Không chỗ trụ” và “chẳng phải trụ” là tâm chẳng phải có.
“Sanh tâm kia” và “nếu tâm có chỗ trụ” là tâm chẳng phải không.
Chẳng phải có tâm chẳng phải không tâm là thiệt vô trụ. Đây gọi là chánh kiến chánh tri vậy.
VIII
Sắc bất tự sắc do tâm cố sắc. Tâm bất tự tâm do sắc cố tâm. Thị tri tâm sắc lưỡng tương câu sanh diệt. Hữu giả hữu ư vô. Vô giả vô ư hữu. Thị danh chơn kiến.
VIII.- SẮC TÂM BẤT NHỊ
- Sắc chẳng tự nó là sắc, mà do tâm mới là sắc.
- Tâm chẳng tự nó là tâm, mà do sắc mới là tâm.
- Vì thế nên biết rằng tâm và sắc cùng sanh lẫn nhau cùng diệt lẫn nhau.
- Hữu là hữu nơi vô, còn vô là vô nơi hữu.
- Đây gọi là chơn kiến.
PHỤ CHÚ.-
Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy: “Do tâm sanh mà pháp sanh,
cũng do pháp sanh mà tâm sanh. Do tâm diệt mà pháp diệt, cũng do pháp diệt mà tâm diệt”.
Đã là do thì sanh diệt chính là chẳng sanh diệt, chỉ như huyễn hóa thôi.
IX
Phù chơn kiến giả, vô sở bất kiến diệc vô sở kiến. Kiến mãn thập phương vị tằng hữu kiến. Hà dĩ cố! Vô sở kiến cố. Kiến vô kiến cố. Kiến phi kiến cố. Phàm phu sở kiến giai danh vọng tưởng. Nhược tịch diệt vô kiến, thủy danh chơn kiến. Tâm cảnh tương đối kiến sanh ư trung. Nhược nội bất khởi tâm tắc ngoại bất sanh cảnh. Cảnh tâm câu tịnh nãi danh vi kiến chơn kiến. Tác thử giải thời nãi danh chánh kiến. Bất kiến nhứt thiết pháp nãi danh đắc đạo. Bất giải nhứt thiết pháp nãi danh giải pháp. Hà dĩ cố? Kiến dữ bất kiến câu bất kiến cố. Vô kiến chi kiến nãi danh chơn kiến. Vô giải chi giải nãi danh đại giải. Phù chánh kiến giả phi trực kiến ư kiến, diệc nãi kiến ư bất kiến. Chơn giải giả phi trực giải ư giải, diệc nãi giải ư vô giải. Phàm hữu sở giải giai danh bất giải. Vô sở giải giả thủy danh chánh giải. Giải dữ bất giải câu phi giải dã. Kinh vân: Bất xả trí huệ danh ngu si. Dĩ tâm vi không, giải dữ bất giải câu thị chơn. Dĩ tâm vi hữu, giải dữ bất giải câu thị vọng. Nhược giải thời pháp trục nhơn. Nhược bất giải thời nhơn trục pháp. Nhược pháp trục ư nhơn tắc phi pháp thành pháp. Nhược nhơn trục ư pháp tắc pháp thành phi pháp. Nhược nhơn trục ư pháp tắc pháp giai vọng. Nhược pháp trục ư nhơn tắc pháp giai chơn. Thị dĩ thánh nhơn diệc bất tương tâm cầu pháp. Diệc bất tương pháp cầu tâm. Diệc bất tương tâm cầu tâm. Diệc bất tương pháp cầu pháp. Sở dĩ tâm bất sanh pháp, pháp bất sanh tâm, tâm pháp lưỡng tịch. Cố thường vi tại định. Chúng sanh tâm sanh tắc Phật pháp diệt. Chúng sanh tâm diệt tắc Phật pháp sanh. Tâm sanh tắc chơn pháp diệt. Tâm diệt tắc chơn pháp sanh. Dĩ tri nhứt thiết pháp các các bất tương thuộc, thị danh đắc đạo nhơn. Tri tâm bất thuộc nhứt thiết pháp, thử nhơn thường tại đạo tràng.
IX.- CHƠN KIẾN VÔ KIẾN
- Luận về chơn kiến: Không gì chẳng thấy mà không chỗ thấy. Thấy khắp mười phương mà chưa bao giờ có thấy. Vì không cái bị thấy, không cái hay thấy. Vì thấy mà chẳng phải thấy vậy.
- Chỗ thấy của phàm phu đều là vọng tưởng.
- Nếu tịch diệt không thấy mới gọi là chơn kiến.
- Tâm và cảnh đối nhau sanh ra sự thấy.
- Nếu trong không khởi tâm thì ngoài chẳng sanh cảnh. Tâm và cảnh đồng tịch tịnh gọi là chơn kiến.
- Hiểu biết như đây gọi là chánh kiến.
- Không thấy tất cả pháp gọi là đắc đạo.
- Chẳng hiểu tất cả pháp gọi là hiểu pháp.
- Vì thấy cùng chẳng thấy đều không.
- Vì hiểu cùng chẳng hiểu đều không.
- Thấy mà chẳng thấy mới gọi là chơn kiến.
- Hiểu mà chẳng hiểu mới gọi là thiệt hiểu.
- Luận về chánh kiến: Chẳng phải chỉ thấy nơi thấy mà cũng thấy nơi chẳng thấy.
Luận về thiệt hiểu: Chẳng phải chỉ hiểu nơi hiểu mà cũng hiểu nơi chẳng hiểu.
- Phàm có chỗ hiểu đều gọi là chẳng hiểu.
- Không chỗ hiểu mới gọi là thiệt hiểu.
- Hiểu và không hiểu đều chẳng phải hiểu.
- Kinh dạy rằng: Chẳng xả trí huệ gọi là ngu si.
- Không tâm thì hiểu cùng chẳng hiểu đều chơn.
- Có tâm thì hiểu cùng chẳng hiểu đều vọng.
- Lúc hiểu thì pháp theo người,
- Lúc không hiểu thì người theo pháp.
- Nếu pháp theo người thì phi pháp thành pháp.
- Nếu người theo pháp thì pháp thành phi pháp.
- Nếu người theo pháp thì pháp đều vọng.
- Nếu pháp theo người thì pháp đều chơn.
- Vì thế nên Thánh nhân chẳng đem tâm cầu pháp, chẳng đem pháp cầu tâm, chẳng đem tâm cầu tâm, cũng chẳng đem pháp cầu pháp.
- Do đây nên nơi Thánh nhơn: Tâm không sanh pháp, pháp không
sanh tâm. Tâm và pháp tịch tịnh cả hai mà thường ở tại chánh định.
- Tâm chúng sanh khởi thì Phật pháp diệt.
- Tâm chúng sanh diệt thì Phật pháp sanh.
- Tâm sanh thì chơn pháp diệt.
- Tâm diệt thì chơn pháp sanh.
- Người đã biết tất cả pháp đều chẳng hệ thuộc nhau, đây gọi là người đắc đạo.
- Người biết tâm chẳng hệ thuộc tất cả pháp, người này thường ở tại đạo tràng.
PHỤ CHÚ.-
Phàm có chỗ thấy thì quyết định có chỗ không thấy. Thế nên không thấy tất cả có nghĩa là đã thấy rõ tất cả, vì không năng không sở, đây gọi là chơn kiến.
Có tâm nhận được cảnh, đây gọi là sự thấy biết hư vọng.
Tâm không cảnh không, đây gọi là chơn tri chơn kiến.
Duy Thức Luận nói: “Nếu hiện tiền còn có cảnh sở đắc là còn hư vọng chưa thấy được thiệt tánh. Nếu trí và cảnh đều bặt dứt, rời hẳn năng duyên và sở duyên, đây là thiệt an trụ nơi Duy thức tánh”.
Kinh Bát Nhã nói: “Không thấy không nghe là chơn Bát Nhã”.
Kinh Tịnh Danh cũng bảo: “Thuyết giả không nói không dạy, thính giả không nghe không được. Đây là Bồ tát trí”.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Động tịnh trọn chẳng sanh. Năng văn và sở văn đều hết. Năng giác và sở giác đều không. Đây là nhập viên thông”.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm lại dạy: “Nếu hay chuyển vật thì đồng với Như Lai”.
Pháp theo người thì người hay chuyển vật. Chuyển vật thì tâm không hệ thuộc tất cả pháp. Cốt yếu là “thiệt hiểu” vậy.
X
Mê thời hữu tội. Ngộ thời vô tội. Hà dĩ cố? Tội tánh không cố. Nhược mê thời vô tội kiến tội. Nhược giải thời tức tội phi tội. Hà dĩ cố? Tội vô xứ sở cố. Kinh vân: Chư pháp vô tánh. Chơn dụng mạc nghi. Nghi tức thành tội. Hà dĩ cố? Tội nhơn nghi hoặc nhi sanh. Nhược tắc thử giải giả, tiền thế tội nghiệp tức vị tiêu diệt.
X.- TỘI TÁNH BỔN KHÔNG
- Lúc mê có tội, lúc ngộ không tội. Vì tánh của tội vốn không.
- Khi mê: không tội mà thấy là tội.
- Khi ngộ: Chính nơi tội mà chẳng phải là tội. Vì tội vốn không nơi, không chỗ.
- Kinh dạy rằng: “Các pháp vốn vô tánh”.
- Chơn dụng chớ nghi ngờ, nếu nghi thì thành tội. Vì tội do nghi hoặc mà phát sanh.
- Người ngộ được ý này thì tội nghiệp đời trước liền tiêu diệt.
PHỤ CHÚ.-
Tội từ vọng tâm phát khởi. Tâm đã không thì tội đâu còn. Lại nữa, tội vốn không tự tánh. Không tánh là thiệt tánh. Thiệt tánh là tánh phước đức.
Kinh Pháp Hoa nói: “Thấu rõ tướng tội phước chiếu khắp cả mười phương”.
Tánh của tội là tánh của phước, là tánh của tất cả pháp.
Thấy tánh thì thành Phật.
XI
Mê thời lục thức ngũ ấm giai thị phiền não sanh tử pháp. Ngộ thời lục thức ngũ ấm giai thị Niết bàn vô sanh tử pháp. Tu đạo nhơn bất ngoại cầu đạo. Hà dĩ cố? Tri tâm thị đạo. Nhược đắc tâm thời vô tâm khả đắc. Nhược đắc đạo thời vô đạo khả đắc. Nhược ngôn tương tâm cầu đạo đắc giả, giai danh tà kiến. Mê thời hữu Phật hữu pháp. Ngộ thời vô Phật vô pháp. Hà dĩ cố? Ngộ tức thị Phật pháp.
XI.- ĐẮC VÔ SỞ ĐẮC
- Lúc mê: sáu thức, năm ấm đều là pháp phiền não sanh tử.
- Lúc ngộ: sáu thức, năm ấm đều là pháp Niết bàn vô sinh.
- Người hành đạo chẳng cầu đạo nơi ngoài, vì biết rằng chính tâm mình là đạo.
- Nếu được tâm, không có tâm để được.
- Nếu đắc đạo, không có đạo để đắc.
- Nếu cho rằng đem tâm cầu đạo để đắc, gọi là tà kiến.
- Lúc mê: có Phật, có pháp. Lúc ngộ: không Phật, không pháp. Vì chính ngộ là Phật là pháp vậy.
PHỤ CHÚ.-
Tánh mình vốn thanh tịnh đầy đủ tất cả công đức ở phàm không khuyết giảm. Kinh Kim Cang có câu: “Phàm
phu ấy chẳng phải là phàm phu”. Chỉ tại mê mà không tự nhận lấy tánh mình nên kinh nói tiếp: “Đây gọi là phàm phu”.
Ở Thánh tánh ấy cũng chẳng tăng thêm nên kinh Kim Cang dạy: “Đệ nhứt Ba la mật chẳng phải đệ nhứt Ba la mật”. Chỉ do ngộ mà nhận được tánh ấy, nên kinh nói tiếp: “Đây gọi là đệ nhứt Ba la mật”.
Đã thiệt ngộ thì tự tánh phô bày, nên chính ngộ là tự tánh, tự tánh là ngộ. Không kia đây đối lập nên không hay được, không bị được. Kinh Kim Cang dạy: “Nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đức Phật không được chút pháp nào”.
Tổ Sư bảo: “Bảo Tăng nhà mình không đoái hoài lại đi cầu nơi ngoài làm chi”. (Lời Mã Tổ bảo Huệ Hải).
XII
Phù tu đạo giả thân diệt đạo thành, diệc như giáp chiết thọ sanh. Thử nghiệp báo thân niệm niệm vô thường, vô nhứt định pháp. Đản tùy niệm tu chi. Diệc bất đắc yểm sanh tử. Diệc bất đắc ái sanh tử. Đản niệm niệm chi trung bất đắc vọng tưởng. Tắc sanh chứng Hữu dư Niết bàn. Tử nhập Vô sanh pháp nhẫn.
XII.- THÂN DIỆT ĐẠO THÀNH.
- Luận về người hành đạo, thân diệt đạo thành, như mày hột giống nứt rã mầm cây mọc lên.
- Cái thân nghiệp báo này vô thường, nó biến đổi từng mỗi niệm, không có chút gì nhứt định.
- Người hành đạo chỉ cần theo từng niệm mà tu tập. Nhưng chẳng được nhàm sanh tử hay thích sanh tử. Cần nhứt trong mỗi niệm chẳng sanh vọng tưởng. Tu tập như đây thì hiện đời chứng Hữu dư y Niết bàn, khi bỏ thân nhập Vô sanh pháp nhẫn.
PHỤ CHÚ.-
Kinh Kim Cang dạy: “Không có pháp nhứt định”. Nhơn vì không nhứt định nên có thể tà, có thể chánh, có thể ác, có thể thiện, có thể vọng, có thể chơn.
Tà, ác và vọng là phàm phu.
Chánh, thiện và chơn là Thánh đức.
Hành giả phải tự mình cảnh giác từng niệm để tu tập. Thế nào là tu tập?
Tránh tà ác vọng, gìn tánh thiện chơn. Cho đến mỗi niệm chẳng sanh vọng tưởng phân biệt đây mới là chơn thiệt tu tập vậy.
XIII
Nhãn kiến sắc thời bất nhiễm ư sắc. Nhĩ văn thanh thời bất nhiễm ư thanh. Giai giải thoát dã. Nhãn bất trước sắc nhãn vi thiền môn. Nhĩ bất trước thanh nhĩ vi thiền môn. Tổng nhi ngôn: Kiến sắc, giả kiến sắc tánh bất trước thường giải thoát. Kiến sắc tướng giả thường hệ phược. Bất vi phiền não sở hệ phược giả tức danh giải thoát, cánh vô biệt giải thoát. Thiện quán sắc giả sắc bất sanh tâm, tâm bất sanh sắc, tức sắc dữ tâm câu thanh tịnh.
XIII.- THOÁT CĂN LY TRẦN
- Lúc mắt thấy sắc chẳng nhiễm nơi sắc, lúc tai nghe tiếng chẳng nhiễm nơi tiếng, đây đều gọi là giải thoát.
- Mắt chẳng đắm nơi sắc thì mắt là thiền môn.
- Tai chẳng đắm nơi tiếng thì tai là thiền môn.
- Tóm lại, người thấy sắc nếu thấy tánh của sắc thì chẳng nhiễm đắm, đây là thường giải thoát.
- Người thấy sắc nếu thấy tướng của sắc thì có nhiễm đắm, đây là thường hệ phược.
- Chẳng bị phiền não hệ phược gọi là giải thoát, chẳng có giải thoát nào khác.
- Người khéo quán sát nơi sắc thì sắc chẳng sanh tâm, tâm chẳng sanh sắc, tâm và sắc liền thanh tịnh.
PHỤ CHÚ.-
Thoát căn ly trần vô y độc thoát chẳng rời tự tánh, nên thấy sắc mà không chỗ thấy, nghe tiếng mà không chỗ nghe, sắc và thinh còn chẳng có huống là có đắm nhiễm sắc thinh ư!
Không đắm nhiễm thì phiền não không y cứ vào đâu để có được.
Không nhiễm không phiền não là không hệ phược, chính đây là giải thoát vậy.
Điểm trọng yếu là lúc thấy nghe phải thấy tánh của sắc, nghe tánh của thinh, đừng dừng nơi tướng của sắc của thinh.
Nếu dừng trụ nơi tướng của sắc thinh thì chính là đắm nhiễm, là phiền não, là hệ phược vậy.
Kinh Kim Cang dạy: “Phàm sở hữu tướng đều là hư vọng”.
XIV
Vô vọng tưởng thời, nhứt tâm thị nhứt Phật quốc. Hữu vọng tưởng thời, nhứt tâm thị nhứt địa ngục. Chúng sanh tạo tác vọng tưởng dĩ tâm sanh tâm, cố thường tại địa ngục. Bồ tát quan sát vọng tưởng, bất dĩ tâm sanh tâm, thường tại Phật quốc. Nhược bất dĩ tâm sanh tâm, tắc tâm tâm nhập không, niệm niệm quy tịnh. Tùng nhứt Phật quốc chí nhứt Phật quốc. Nhược dĩ tâm sanh tâm tắc tâm tâm bất tịnh, niệm niệm quy động. Tùng nhứt địa ngục lịch nhứt địa ngục. Nhược nhứt niệm tâm khởi tắc hữu thiện ác nhị nghiệp, hữu thiên đường địa ngục. Nhược nhứt niệm tâm bất khởi tức vô thiện ác nhị nghiệp, diệc vô thiên đường địa ngục. Vi thể phi hữu phi vô. Tại phàm tức hữu tại thánh tức vô. Thánh nhơn vô kỳ tâm, cố hưng ức không động dữ thiên đồng lượng.
XIV.-KHÔNG TÂM TỨC THÁNH
- Lúc không vọng tưởng, một tâm niệm là một Phật quốc.
- Lúc có vọng tưởng, một tâm niệm là một địa ngục.
- Chúng sanh gây nên vọng tưởng, đem tâm sanh tâm nên thường ở địa ngục.
- Bồ tát quan sát vọng tưởng, chẳng đem tâm sanh tâm nên thường ở Phật quốc.
- Nếu chẳng đem tâm sanh tâm thì tâm tâm nhập không, niệm niệm quy tịnh, từ một Phật quốc đến một Phật quốc.
- Nếu đem tâm sanh tâm thì tâm tâm chẳng tịnh, niệm niệm về nơi động, từ một địa ngục đến một địa ngục.
- Nếu có một tâm niệm sanh khởi thì có nghiệp thiện nghiệp ác, có thiên đường có địa ngục.
- Nếu tâm niệm chẳng khởi thì không hai nghiệp thiện ác, cũng không thiên đường địa ngục.
- Thể tánh của tâm chẳng phải có chẳng phải không: phàm thì có, thánh thì không.
- Thánh nhơn không tâm nên trong lòng rỗng rang lượng đồng hư không.
PHỤ CHÚ.-
Kinh Thủ Lăng Nghiêm: “Tự tâm duyên lấy tự tâm, chẳng phải huyễn mà thành pháp huyễn”.
Trong đây Tổ Sư nói: “Đem tâm sanh tâm, thì
thành vọng động mà đọa vào ác đạo”.
Kẻ phàm từ muôn đời luôn đem tâm duyên lấy tâm nên mãi luân hồi sanh diệt.
Bực Thánh nhơn giải thoát thường trụ là do đâu?
Chỉ vì Thánh nhơn chẳng đem tâm duyên lấy tâm, chẳng sanh tâm khởi niệm nên nhập không mà thành tịnh.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy tiếp: “Chẳng duyên lấy thì không phi huyễn. Phi huyễn còn chẳng sanh, huyễn pháp đâu lập được. Đây gọi là Diệu Liên Hoa Kim Cang Vương Bửu Giác …”
XV
Thử dĩ hạ tịnh thị đại đạo trung chứng, phi Tiểu thừa cập phàm phu cảnh giới dã. Tâm đắc Niết bàn thời tức bất kiến hữu Niết bàn. Hà dĩ cố? Tâm thị Niết bàn. Nhược tâm ngoại cánh kiến Niết bàn, thử danh trước tà kiến dã.
XV.- PHÁP KHÔNG
- Từ đây nhẫn xuống đều là chỗ chứng đắc của Đại thừa, chẳng phải là cảnh giới của phàm phu và Nhị thừa vậy.
- Lúc tâm được Niết bàn thì chẳng thấy có Niết bàn. Vì chính tâm là Niết bàn.
- Nếu ngoài tâm còn thấy Niết bàn, đây gọi là tà kiến.
PHỤ CHÚ.-
Thấy có pháp ngoài tâm, đây là mê vọng tà kiến, mặc dù pháp ấy gọi là Niết bàn.
Tại sao vậy?
Vì người này còn pháp chấp, chưa thấy tự tánh vậy.
XVI
Nhứt thiết phiền não vi Như Lai chủng tâm, vi nhơn phiền não nhi đắc trí huệ. Chỉ khả đạo phiền não sanh Như Lai, bất khả đắc đạo phiền não thị Như Lai. Cố thân tâm vi điền trù, phiền não vi chủng tử, trí huệ vi manh nha, Như Lai dụ như cốc dã. Phật tại tâm trung như hương tại thọ trung. Phiền não nhược tận Phật tùng tâm xuất. Hủ hủ nhược tận hương tùng thọ xuất. Tức tri thọ ngoại vô hương, tâm ngoại vô Phật. Nhược thọ ngoại hữu hương tức thị tha hương. Tâm ngoại hữu Phật tức thị tha Phật.
XVI.- TỨC TÂM TỨC PHẬT
- Tất cả phiền não là Như Lai chủng, vì do phiền não mà được trí huệ.
- Chỉ nên gọi phiền não sanh Như Lai mà chẳng được nói phiền não là Như Lai.
- Thân và tâm chúng sanh dụ như thửa ruộng, phiền não dụ như hột giống, trí huệ dụ như mầm mạ, Như Lai dụ như thóc lúa.
- Phật ở trong tâm như hương trong lõi gỗ. Nếu sạch lớp dác mục thì hơi hương từ lõi gỗ thoát ra. Nếu phiền não hết thì Phật từ nội tâm xuất hiện.
- Do đây mà biết rằng ngoài tâm không có Phật, cũng như ngoài lõi gỗ không có hương. Nếu ngoài lõi gỗ có hương đó là tha hương, ngoài tâm có Phật đó là tha Phật vậy.
PHỤ CHÚ.-
Tâm động là phiền não. Tâm chẳng động là Niết bàn. Niết bàn là Phật.
Khi động tâm là phiền não. Lúc chẳng động tâm là Niết bàn, là Phật.
Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nếu người muốn biết rõ tam thế tất cả Phật, phải quán pháp giới tánh, tất cả do tâm tạo”.
Ngoài tâm không pháp, tất cả pháp đều do tâm hiện, đều là tâm, tâm là tất cả pháp, đây gọi là Phật vậy.
XVII
Tâm trung hữu tam độc giả thị danh quốc độ uế ác. Tâm trung vô tam độc giả thị danh quốc độ thanh tịnh. Kinh vân: Nhược sử quốc độ bất tịnh uế ác sung mãn, chư Phật Thế Tôn ư trung xuất giả, vô hữu thử sự. Bất tịnh uế ác giả tức vô minh tam độc thị. Chư Phật Thế Tôn giả tức thanh tịnh giác ngộ tâm thị.
XVII.- GIÁC TÂM THANH TỊNH
- Trong tâm có tam độc thì gọi là quốc độ uế ác.
- Trong tâm không tam độc thì gọi là quốc độ thanh tịnh.
- Kinh dạy rằng: “Nếu như quốc độ bất tịnh đầy những uế ác, không bao giờ có vấn đề chư Phật Thế Tôn xuất hiện trong đó”.
- Bất tịnh và uế ác là vô minh, tam độc. Chư Phật Thế Tôn là tâm thanh tịnh giác ngộ.
PHỤ CHÚ.-
Tất cả pháp đều do tâm hiện. Phật là giác tâm thanh tịnh.
Từ giác tâm thanh tịnh hiển hiện ra quốc độ thanh tịnh vô lượng trân bảo và sắc thân thanh tịnh vi trần tưởng hảo vậy.
XVIII
Nhứt thiết ngôn ngữ vô phi Phật pháp. Nhược năng vô kỳ sở ngôn, nhi tận nhựt ngôn thị đạo. Nhược năng hữu kỳ sở ngôn, tức chung nhựt mặc nhi phi đạo. Thị cố Như Lai ngôn bất thừa mặc, mặc bất thừa ngôn, ngôn bất ly mặc. Ngộ thử ngôn mặc giả, giai tại tam muội.
XVIII.- THUYẾT VÔ SỞ THUYẾT
- Tất cả ngôn ngữ không gì chẳng phải là Phật pháp.
- Nếu có thể không được chỗ nói kia thì dầu trọn ngày nói luôn mà vẫn là đạo.
- Nếu là có nơi chỗ nói kia thì dầu trọn ngày nín lặng mà vẫn là phi đạo.
- Thế nên Đức Như Lai nói năng chẳng nương nơi nín lặng. Đức Như Lai nín lặng chẳng nương nơi nói năng. Đức Như Lai nói năng chẳng rời lìa nín lặng.
- Người tỏ ngộ được ý của sự nói nín này thì đều ở tại chánh định.
PHỤ CHÚ.-
Kinh dạy rằng: “Không có pháp nói được gọi là thuyết pháp”.
Không ngã không pháp rời tứ tướng, nói mà không nói không dạy, nghe cũng không nghe không được, kinh Bát Nhã gọi đó là chơn Bát Nhã vậy.
Nói năng chẳng rời lìa nín lặng. Đó là nơi ở tại nín, là chiếu mà tịch.
Kinh Tịnh Danh có câu: “Chẳng khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi”.
Phó Đại Sĩ lên pháp tọa im lặng vỗ thủ xích rồi bước xuống. Bửu Chí Công nói: Đại sĩ đã giảng xong kinh Kim Cang.
XIX
Nhược tri thời nhi ngôn, ngôn diệc giải thoát. Nhược bất tri thời nhi mặc, mặc diệt hệ phược.Thị cố ngôn nhược ly tướng, ngôn diệc danh giải thoát. Mặc nhược trước tướng, mặc tức thị hệ phược.
XIX.- THỜI THUYẾT THỜI MẶC
- Nếu biết thời mà nói, dầu nói cũng vẫn giải thoát.
- Nếu chẳng biết thời mà nín, dầu nín cũng là hệ phược.
- Nói năng nếu rời tướng, dầu nói cũng là giải thoát.
- Nín lặng mà trước tướng, dầu nín cũng là hệ phược.
PHỤ CHÚ.-
Trong khế kinh đức Như Lai thường tuyên bố: “Ngã tự tri thời”. Phải thời đúng lúc thì mình và người đều được lợi ích.
Phải thời mà nín, sự im lặng ấy là giải thoát.
Đúng lúc hiệp cơ mà nói, sự nói này mới lợi ích đôi bên.
Thế nào là phải thời?
Nơi tâm rời lìa tất cả tướng vậy.
XX
Phù văn tự giả bổn tánh giải thoát, văn tự bất năng tựu hệ phược. Hệ phược tự bổn lai vị tựu văn tự.
XX.- VĂN TỰ TỨC GIẢI THOÁT
- Xét về văn tự, bổn tánh văn tự là giải thoát.
- Văn tự chẳng đến được hệ phược, mà hệ phược từ nào cũng chưa đến được văn tự.
PHỤ CHÚ.-
Có câu: “Văn tự tánh ly tức thị thiệt tánh”.
Vì tính chấp trệ nơi văn tự nên tâm tự ràng buộc. Văn tự vốn vô tâm nào quan sanh tử.
Trong kinh Tịnh Danh, Thiên nữ bảo ngài Xá Lợi Phất:
“Chớ cho rằng hoa này là chẳng đúng pháp. Vì hoa này không phân biệt. Chính ngài tự sanh tưởng niệm phân biệt”.
Thiên nữ lại nói:
“Ngôn thuyết văn tự đều là tướng giải thoát. Vì giải thoát không trong ngoài chặng giữa, văn tự cũng không trong không ngoài không chặng giữa”.
XXI
Pháp vô cao hạ, nhược kiến cao hạ phi pháp dã. Phi pháp vi phiệt. Thị pháp vi nhơn. Phiệt giả, nhơn thừa kỳ phiệt giả tức đắc độ ư phi pháp, tắc thị pháp dã.
XXI.- THỪA PHI ĐỂ HIỂN THỊ
- Pháp không có cao hạ sai biệt.
- Nếu thấy cao hạ là phi pháp vậy. Phi pháp làm bè gỗ. Người nương bè gỗ này mà qua khỏi phi pháp thì là thị pháp vậy.
PHỤ CHÚ.-
Kinh Kim Cang nói: “Thị pháp bình đẳng vô hữu cao hạ”.
Luận Khởi tín nói: “Từ bổn giác mà có bất giác. Y cứ nơi bất giác mà có thỉ giác. Thỉ giác cứu cánh tức đồng bổn giác, không có thỉ giác riêng”.
XXII
Nhược thế tục ngôn tức hữu nam nữ quý tiện. Dĩ đạo ngôn chi tức vô nam nữ quý tiện. Dĩ thị Thiên nữ ngộ đạo bất biến nữ hình. Xa Nặc giải chơn ninh di tiện xưng hồ. thử cái phi nam nữ quý tiện, giai do nhứt tướng dã. Thiên nữ ư thập nhị niên trung cầu nữ tướng liễu bất khả đắc. Tức tri ư thập nhị niên trung cầu nam tướng diệc bất khả đắc. Thập nhị niên giả tức thập nhị nhập thị dã.
XXII.- THIỆT TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- Cứ nơi thế tục mà nói thì có nam, có nữ, có sang, có hèn.
- Cứ nơi đạo mà nói thì không nam nữ sang hèn.
- Vì thế nên Thiên nữ ngộ đạo không đổi thân nữ. Xa Nặc đắc đạo đâu dời tên hèn. Do vì nam nữ sang hèn đều là vô tướng.
- Trong mười hai năm Thiên nữ tìm không được tướng nữ của mình. Cứ theo đây cũng biết rằng cầu tướng nam cũng không thể được.
- Mười hai năm tiêu biểu thập nhị nhập vậy.
PHỤ CHÚ.-
Đạt Ma Sư Tổ nói: “Nếu ngộ thiệt tướng thì thấy phi tướng”.
Kinh Kim
Cang dạy: “Nếu thấy các tướng đều chẳng phải tướng là thấy Như Lai”. Như Lai pháp thân là thiệt tướng vậy.
Tất cả pháp bổn lai đều chẳng phải tướng, đều không tướng, nào chỉ có thập nhị nhập là không tướng, nào chỉ có nam nữ sang hèn là không tướng!
XXIII
Ly tâm vô Phật, ly Phật vô tâm. Diệc như ly thủy vô băng. Diệc như ly băng vô thủy. Phàm ngôn ly tâm giả phi thị viễn ly ư tâm, đản sử bất trước tâm tướng. Kinh vân: Bất kiến tướng danh vi kiến Phật. Tức thị ly tâm tướng dã.
XXIII.- NHỨT THỂ BÌNH ĐẲNG
- Lìa tâm không Phật, lìa Phật không tâm. Cũng như rời băng không nước, rời nước không băng.
- Nói là lìa tâm, chẳng phải bảo xa lìa tâm, mà chính là bảo chẳng được nắm lấy tướng của tâm.
- Kinh dạy: “Chẳng thấy tướng gọi là thấy Phật”. Đây chính là lìa tướng của tâm vậy.
PHỤ CHÚ.-
Thấy có tướng là vọng chấp. Vì phàm có tướng đều là hư vọng cả.
Vọng chấp do khởi niệm. Luận Khởi Tín nói: “Tất cả chúng sanh từ nào đến giờ niệm niệm nối nhau chưa từng rời niệm gọi là vô thỉ vô minh”.
Vì thế nên vô niệm thì không thấy có tướng mà tất cả vọng chấp đều không, pháp thân Phật hiển hiện vậy.
XXIV
Ly Phật vô tâm giả, ngôn Phật tùng tâm xuất. Tâm năng sanh Phật. Nhiên Phật tùng tâm sanh, nhi tâm vị thường sanh ư Phật. Diệc như ngư sanh ư thủy, thủy bất sanh ư ngư. Dục quán ư ngư, vị kiến ngư nhi tiên kiến thủy. Dục quán Phật giả, vị kiến Phật nhi tiên kiến tâm. Tức tri dĩ kiến ngư giả vong ư thủy. Dĩ kiến Phật giả vong ư tâm. Nhược bất vong ư tâm thượng vi tâm sở hoặc. Nhược bất vong ư thủy thượng bị thủy sở mê.
XXIV.- KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
- Nói rời tâm không có Phật, là nói Phật từ nơi tâm mà xuất sanh, tâm xuất sanh được Phật.
- Dầu Phật từ nơi tâm mà sanh nhưng tâm chưa bao giờ sanh Phật. Cũng như loài cá từ nơi nước sản sanh, nhưng nước chẳng sanh loài cá.
- Người muốn xem cá, lúc chưa thấy được cá đã thấy nước trước.
- Người muốn quán Phật, lúc chưa thấy được Phật đã thấy tâm trước.
- Lúc đã thấy cá tất quên nước.
- Khi đã thấy Phật tất quên tâm.
- Nếu còn chưa quên tâm thì còn bị tâm làm mê lầm.
- Nếu còn chưa quên nước thì còn bị nước làm mê lầm.
PHỤ CHÚ.-
Tánh vốn vô tướng. Thấy vô tướng là thấy tánh.
Tâm vốn vô niệm. Được vô niệm là thấy tâm.
Hay quán
vô niệm là hướng về Phật trí.
Hay đạt vô tướng là thấy Như Lai.
Không niệm ly và đắc, không tướng năng và sở, mới là viên mãn Phật trí, mới là thành tựu Như Lai vậy.
Kinh Kim
Cang nói: “Lìa tất cả tướng gọi là chư Phật”.
XXV
Chúng sanh dữ Bồ đề diệc như băng chi dữ thủy. Vi tam độc sở thiêu tức danh chúng sanh. Vi tam giải thoát sở tịnh tức danh Bồ đề. Vi tam đông sở đống tức danh vi băng. Vi tam hạ sở tiêu tức danh vi thủy. Nhược xả khước băng tức vô biệt thủy. Nhược khí khước chúng sanh tắc vô biệt Bồ đề. Minh tri băng tánh tức thị thủy tánh. Thủy tánh tức thị băng tánh. Chúng sanh tánh giả tức Bồ đề tánh dã. Chúng sanh dữ Bồ đề đồng nhứt tánh. Diệc như ô đầu dữ phụ tử cộng căn nhĩ, đản thời tiết bất đồng. Mê dị cảnh cố hữu chúng sanh Bồ đề nhị danh hỉ. Thị dĩ xà hóa vi long bất cải kỳ lân. Phàm biến vi thánh bất cải kỳ diện.
XXV.- NHỨT THỂ ĐỒNG QUÁN
- Chúng sanh với Bồ đề như băng cùng với nước.
- Bị tam độc phiền nhiễu gọi là chúng sanh.
- Được ba môn giải thoát lóng sạch gọi là Bồ đề.
- Cũng như bị mùa đông rét lạnh đông cứng lại gọi là băng. Được nắng hạ tan lỏng gọi là nước.
- Nếu bỏ băng tất không nước.
- Nếu bỏ chúng sanh tất không Bồ đề.
- Trên đây chứng rõ ràng tánh chất của băng là tánh chất của nước. Tánh thể của chúng sanh là tánh thể của Bồ đề.
- Chúng sanh cùng Bồ tát đồng một thể tánh.
- Mê và ngộ khác cảnh nên có hai danh từ chúng sanh với Bồ đề.
- Như vì thời tiết sai khác nên đồng một gốc mà có hai tên ô đầu cùng phụ tử.
- Thế nên rắn hóa rồng chẳng đổi vảy. Phàm thành Thánh chẳng đổi mặt.
PHỤ CHÚ.-
Thập pháp giới đồng một thể tánh!
Tánh thể bình đẳng nhứt vị vốn không tướng thánh phàm tịnh uế. Chỉ do mê với ngộ mà tự sai khác. Dầu sai khác nhưng vẫn là tánh thể nhứt vị bình đẳng.
Nên có
câu: “Sanh tử tức Niết bàn”. Và câu: “Phiền não tức Bồ đề”. Cùng câu: “Chúng sanh tức Phật”.
Như chất ướt đồng nhứt theo duyên ấm lạnh mà thành nước thành băng. Chất ướt của băng là chất ướt của nước. Băng cứng rắn, nước lỏng chảy khác nhau mà chất ướt vẫn một.
Gặp lạnh đông lại thành băng cứng, chất ướt vẫn không giảm, không nhơ, không mất.
Gặp ấm tan ra thành nước lỏng, chất ướt vẫn không tăng, không sạch, không sanh.
Cũng vậy, thập pháp giới đồng một thể chơn như.
Theo mê
triền phược thành chúng sanh, chơn tánh vẫn bất giảm bất uế bất diệt.
Theo ngộ giải thoát thành Phật, chơn tánh vẫn bất tăng bất tịnh bất sanh.
Kinh Bát
Nhã dạy: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Kinh lại nói: “Thị chư pháp không tướng: bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”.
XXVI
Đản tri tâm giả trí nội. Chiếu thân giả giới ngoại. Chơn chúng sanh độ Phật. Phật độ chúng sanh. Thị danh bình đẳng.
Chúng sanh độ Phật giả, phiền não sanh ngộ giải. Phật độ chúng sanh giả, ngộ giải diệt phiền não. Thị tri phi vô phiền não, phi vô ngộ giải. Thị tri phi phiền não vô dĩ sanh ngộ giải. Vô ngộ giải vô dĩ diệt phiền não. Nhược mê thời Phật độ chúng sanh. Nhược ngộ thời chúng sanh độ Phật. Hà dĩ cố? Phật bất tự thành giai do chúng sanh độ cố. Chư Phật dĩ vô minh vi phụ, tham ái vi mẫu. Vô minh tham ái giai thị chúng sanh biệt danh dã.
XXVI.- ĐỘ VÔ SỞ ĐỘ
- Ở trong, trí biết tâm. Ở ngoài, giới soi thân.
- Thật là, chúng sanh độ Phật, Phật độ chúng sanh. Đây gọi là bình đẳng.
- Nói chúng sanh độ Phật là nói từ phiền não phát sanh trí tỏ ngộ.
- Nói Phật độ chúng sanh là nói trí tỏ ngộ diệt phiền não.
- Vì thế nên biết rằng chẳng phải không có phiền não, chẳng phải không có trí tỏ ngộ.
- Nếu chẳng phải phiền não thì không từ đâu để có trí tỏ ngộ.
-Nếu chẳng phải trí tỏ ngộ thì không do gì để dứt diệt phiền não.
- Khi mê Phật độ chúng sanh. Lúc ngộ chúng sanh độ Phật.
- Tại sao vậy?
- Vì Phật chẳng tự thành mà do chúng sanh độ vậy.
- Chư Phật lấy vô minh làm cha, tham ái làm mẹ.
- Vô minh và tham ái là biệt danh của chúng sanh vậy.
PHỤ CHÚ.-
Kinh Kim
Cang dạy: “Bồ tát độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh nhập Vô dư Niết bàn mà không có một chúng sanh được diệt độ”. Tại sao vậy?
Vì chúng
sanh không tướng chúng sanh, Niết bàn không tướng Niết bàn. Không tướng đây là pháp thân thiệt tướng.
Kinh
Pháp Hoa nói: “Chúng sanh vốn thành Phật đạo”.
Kinh lại dạy: “Tất cả chúng sanh bổn lai thường trụ vào nơi pháp Niết bàn Bồ đề”.
Kinh Tịnh Danh cũng nói: “Tất cả chúng sanh là tướng Niết bàn chẳng còn lại phải diệt độ nữa”.
Chư Phật và chư Bồ tát luôn luôn độ chúng sanh mà vẫn không chúng sanh được độ. Lý này thâm diệu vậy thay!
XXVII
Chúng sanh dữ vô minh diệc như tả chưởng dữ hữu chưởng, cánh vô biệt dã. Mê thời tại thử ngạn, ngộ thời tại bỉ ngạn. Nhược tri tâm không bất kiến tướng, tắc ly mê ngộ. Ký ly mê ngộ diệc vô bỉ ngạn. Như Lai bất tại thử ngạn diệc bất tại bỉ ngạn, bất tại trung lưu. Trung lưu giả Tiểu thừa nhơn dã. Thử ngạn giả phàm phu dã. Bỉ ngạn giả Bồ đề dã.
XXVII.- NHƯ LAI VÔ TRỤ
- Khi mê gọi là ở tại thử ngạn.
- Lúc ngộ gọi là ở tại bỉ ngạn.
- Nếu biết tâm không, chẳng còn thấy tướng thì lìa rời cả mê và ngộ.
- Đã rời cả mê và ngộ nên cũng không bỉ ngạn. Đức Như Lai chẳng ở thử ngạn bỉ ngạn cũng chẳng ở trung lưu.
- Trung lưu là nói Nhị thừa. Thử ngạn là nói phàm phu. Bỉ ngạn là nói là nói Bồ đề.
PHỤ CHÚ.-
Thử ngạn bỉ ngạn và trung lưu đều là tướng đối đãi.
Vì có
thử ngạn phàm phu nên nói là Bồ đề bỉ ngạn.
Kinh
Thủ Lăng Nghiêm
nói: “Nhơn vì vọng mà nói chơn. Cả vọng lẫn chơn đều là vọng cả hai”.
Vì rời hẳn cả hai thứ vọng: Vọng và chơn, nên gọi là Phật, là Như Lai.
Do đây
nên biết rằng: Chư Phật rốt ráo vô trụ, không trụ nơi vọng, thử ngạn và trung lưu, không trụ nơi chơn bỉ ngạn vậy.
XXVIII
Phật hữu tam thân giả: Hóa thân, Báo thân, Pháp thân. Hóa
thân diệc vân Ứng thân. Nhược chúng sanh thường tác thiện thời tức Hóa thân. Hiện tu trí huệ thời tức Báo thân. Hiện giác vô vi tức Pháp thân.
XXVIII.- TÁNH CỤ TAM THÂN
(tự tánh vẫn đủ ba thân)
- Phật có ba thân: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Hóa thân cũng gọi là Ứng thân.
- Nếu chúng sanh thường làm điều lành là Hóa thân.
- Đương tu trí huệ là Báo thân.
- Hiện giác ngộ vô vi là Pháp thân.
PHỤ CHÚ.-
Chư Phật chứng tự tánh hiển hiện ba thân.
Chúng
sanh dầu chưa hiển hiện nhưng tự tánh vẫn đủ ba thân nên gọi là tánh cụ. Biết tánh cụ ba thân, thuận theo tánh thì ba thân hiển hiện vậy.
XXIX
Thường hiện phi đằng thập phương tùy nghi cứu tế giả, hóa thân Phật dã. Nhược đoạn hoặc Tuyết Sơn thành đạo, báo thân Phật dã. Vô ngôn vô thuyết tác vô đắc trạm nhiên thường trụ, pháp thân Phật dã. Nhược luận chí lỷ nhứt Phật thượng vô, hà đắc hữu tam. Thử vị tam thân giả, đản cứ nhơn trí dã. Nhơn hữu thượng trung hạ thuyết. Hạ trí chi nhơn vọng hưng phước lực dã, vọng kiến hóa thân Phật. Trung trí chi nhơn vọng đoạn phiền não, vọng kiến Báo thân Phật. Thượng trí chi nhơn vọng chứng Bồ đề, vọng kiến Pháp thân Phật… Thượng thượng trí chi nhơn nội chiếu viên tịch, minh tâm tức Phật, bất đãi tâm nhi đắc Phật trí. Tri tam thân dữ vạn pháp giai bất thủ bất khả thuyết. Thử tức giải thoát tâm thành ư đại đạo. Kinh vân: Phật bất thuyết pháp, bất độ chúng sanh, bất chứng Bồ đề thử chi vị hỉ.
XXIX.- PHẬT THÂN LY TƯỚNG
- Thường hiện thân mười phương theo cơ nghi tế độ là Hóa thân Phật vậy.
- Nếu dứt sạch ngũ trụ hoặc ngồi đạo tràng thành Phật là Báo thân Phật vậy.
- Vô ngôn vô thuyết vô đắc lặng dừng thường trụ là Pháp thân Phật vậy.
- Nếu y cứ nơi chí lý để luận thì một thân còn không huống là có tới ba.
- Nói có ba thân, đó là y cứ nơi trí nhận hiểu của chín giới chúng sanh mà nói thôi.
- Người chia làm ba hạng: hạ, trung, thượng.
- Người hạ trí vọng làm lành tạo phước, do phước lực mà thấy Hóa thân Phật.
- Người trung trí vọng dứt phiền não thấy Báo thân Phật.
- Người thượng trí chiếu suốt vắng bặt hoàn toàn, rõ tâm là Phật, chẳng đem tâm để được Phật trí. Biết ba thân Phật cùng vạn pháp đều chẳng thể nắm lấy chẳng thể nói được. Đây là tâm giải thoát thành đại đạo. Nêu bày ý rốt ráo này, trong Khế Kinh có nói: Phật chẳng thuyết pháp, chẳng độ sanh, chẳng chứng Bồ đề.
PHỤ CHÚ.-
Khởi Tín Luận Trực Giải nói: “Chơn như pháp vốn không có sắc tướng thấy được. Sắc thân tướng hảo của Chư Phật mà cửu giới chúng sanh thấy được đó, chỉ là tùy theo tâm nhiễm huyễn của chúng sanh mà biến hiện. Như sắc thân này cũng chẳng phải có trong tánh bất không của bổn giác. Tại sao vậy? Vì bổn giác trí chẳng phải là tướng có thể thấy được vậy”. Phật thân bổn lai còn không sắc tướng thấy được, huống là thiệt có chứng Bồ đề, có độ sanh, có thuyết pháp ư!
Kinh
Duy Ma Cật nói: “Không lời nói rời sự vấn đáp đó là nhập bất nhị pháp môn”.
Luận Khởi Tín cũng nói: “Rời tướng ngôn thuyết, rời tướng danh tự, rời tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng không có biến đổi khác, chẳng thể phá hoại được, chỉ là nhứt tâm nên gọi là Chơn như”. Chứng rốt ráo chơn như gọi là Phật. Bực thượng thượng trí đến được đây vậy.
XXX
Chúng sanh tạo nghiệp, nghiệp bất tạo chúng sanh. Kim thế tạo nghiệp, hậu thế thọ báo, vô hữu thoát thời. Duy hữu chí nhơn ư thử thân trung bất tạo chư nghiệp cố bất thọ báo. Kinh vân: Chư nghiệp bất tạo tự nhiên đắc đạo. Khởi hư ngôn tai. Nhơn năng tạo nghiệp, nghiệp bất năng tạo nhơn. Nhơn nhược tạo nghiệp, nghiệp dữ nhơn câu sanh. Nhơn nhược bất tạo nghiệp, nghiệp dữ nhơn câu diệt. Thị tri nghiệp do nhơn tạo, nhơn do nghiệp sanh. Nhơn nhược bất tạo nghiệp tức nghiệp vô do sanh nhơn dã. Diệc như nhơn năng hoằng đạo, đạo bất năng hoằng nhơn. Kim chi phàm phu vãng vãng tạo nghiệp, vọng thuyết vô báo. Khởi chí thiểu bất hổ tai. Nhược dĩ chí thiểu nhi lý tiền tâm, tạo hậu tâm báo, hà hữu thoát thời. Nhược tiền tâm bất tạo tức hậu tâm vô báo, phục an vọng kiến nghiệp báo. Kinh vân: Tuy tín hữu Phật, ngôn Phật khổ hạnh, thị danh tà kiến. Tuy tín hữu Phật, ngôn Phật hữu kim thương mã mạch chi báo, thị danh tín bất cụ túc, thị danh Nhứt xiển đề.
XXX.- VÔ TÂM VÔ NGHIỆP
- Chúng sanh tạo nghiệp, nghiệp chẳng tạo chúng sanh.
- Đời này tạo nghiệp đời sau lãnh báo không thời kỳ thoát khỏi.
- Chỉ có bực chí nhơn thân đời này chẳng tạo nghiệp nên không lãnh báo đời sau.
- Kinh dạy: “Chẳng tạo nghiệp tự nhiên đắc đạo”. Người tạo được nghiệp, nghiệp không tạo được người. Nếu người tạo nghiệp thì nghiệp với người cùng sanh. Nếu người không tạo nghiệp thì nghiệp với người cùng diệt. Thế nên biết rằng: Nghiệp do người tạo, người do nghiệp sanh. Nếu người không tạo nghiệp thì nghiệp không từ đâu để sanh được người. Cũng như người hay hoằng đạo, mà đạo chẳng hoằng được người.
- Phàm phu luôn luôn tạo nghiệp lại vọng cho là không quả báo. Há lại tối thiểu chẳng bị khổ ư! Nếu nhận là tối thiểu khổ mà dùng tiền tâm tạo báo ở hậu tâm thì đâu có thời kỳ giải thoát. Nếu tiền tâm chẳng tạo thì không có báo ở hậu tâm, lại đâu còn vọng thấy có nghiệp báo.
- Kinh dạy: “Dầu tin có Phật mà nói Phật có khổ hạnh, đây gọi là tà kiến. Dầu tin Phật mà nói Phật có báo kim thương, mã mạch, đây là hạng Nhứt xiển đề”.
PHỤ CHÚ.-
Luận Khởi Tín nói: “Tất cả pháp chỉ y cứ nơi vọng niệm mà hiển hiện sai biệt. Nếu rời vọng niệm thì không tất cả tướng cảnh giới”.
Kinh
Thủ Lăng Nghiêm bảo: “Nếu người phát chơn quy nguyên, với người ấy, mười phương thế giới đều tiêu mất”.
Rời vọng niệm là chi? Là vô niệm vậy.
Phát
chơn quy nguyên là gì? Là
chứng chơn tâm thường trụ, là chứng chơn như vậy.
Vô niệm thì chứng chơn như. Chứng chơn như thì vô niệm.
Luận Khởi Tín nói: “Nếu được vô niệm thì gọi là nhập chơn như”.
Vô niệm thì không tất cả tướng, không tất cả cảnh giới, tiêu mất tất cả mười phương không gian thế giới, huống còn là nghiệp với báo ư! Tại sao vậy? Vì năng thủ đã không thì sở thủ tất chẳng có.
Người nói Phật còn có nghiệp thừa báo dư, là người chưa hiểu Phật, là người hủy báng Phật.
Nói Phật có tu có chứng là người tà kiến.
Người học đạo đâu nên chẳng cẩn thận nhận định thay!
XXXI
Giải thánh pháp danh vi thánh nhơn. Giải phàm pháp giả danh vi phàm phu. Đản năng xả phàm pháp tựu thánh pháp, tức phàm phu thành thánh nhơn hỉ. Thế gian ngu nhơn đản dục viễn cầu thánh nhơn, bất tín huệ giải chi tâm vi thánh nhơn, bất tín huệ giải chi tâm vi thánh nhơn dã. Kinh vân: Vô trí nhơn trung mạc thuyết thử kinh. Kinh vân: Tâm giả pháp dã. Vô trí chi nhơn bất tín thử tâm giải pháp thành ư thánh nhơn. Đản dục viễn ngoại cầu học thọ mộ không trung Phật tượng quang minh hương sắc đẳng sự, giai đọa tà kiến thất tâm cuồng loạn. Kinh vân: Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai. Bát vạn tứ thiên pháp môn tận do nhứt tâm nhi khởi. Nhược tâm tướng nội tịnh do như hư không, tức xuất ly thân tâm nội bát vạn tứ thiên phiền não vi bệnh bổn dã.
XXXI.- DUY TÂM
- Thấy thánh pháp gọi là thánh nhơn.
- Thấy phàm pháp gọi là phàm phu.
- Nếu bỏ phàm pháp đến thánh pháp thì phàm phu liền thành thánh nhơn vậy.
- Kẻ ngu trong đời chỉ muốn cầu tìm bực thánh mà họ chẳng tin chính tâm trí huệ là thánh nhơn.
- Kinh dạy: Với người vô trí chớ giảng nói kinh này.
- Kinh lại dạy: Tâm là pháp.
- Người vô trí không tin tâm mình thấy pháp liền thành thánh nhơn, họ chỉ mong mỏi cầu tìm học thánh nơi ngoài. Người này sa vào tà kiến thất tâm cuồng loạn.
- Kinh dạy: Nếu thấy các tướng là chẳng phải tướng, đó là thấy Như Lai pháp thân.
- Tám muôn bốn ngàn pháp môn đều phát khởi từ một tâm. Nếu trong tâm tất cả tướng đều sạch dường như hư không thì rời khỏi tám muôn bốn ngàn phiền não. Trong thân tâm dứt hết gốc bịnh.
PHỤ CHÚ.-
Tâm
thánh là thánh nhơn. Tâm phàm là phàm phu.
Phàm
thì thấy tất cả pháp đều là pháp phàm.
Thánh
thì thấy tất cả pháp đều là pháp thánh.
Ngài
Thường Bất Khinh bảo tất cả tứ chúng đều sẽ thành Phật. Cũng như Đức Như Lai lúc thành Chánh giác, Phật nhãn thấy tất cả chúng sanh bổn lai là Phật.
Nhẫn đến loài Ngạ quỷ thấy lửa thấy máu cam chịu đói khát. Loài người thấy sóng thấy nước đành chịu trôi chịu chìm. Chư Thiên thấy lưu ly thất bảo ngồi đứng tự tại.
Những sự việc trên đây đủ để xác minh rằng: “Tất cả pháp duy tâm sở hiện vậy”.
XXXII
Phàm phu đương sanh ưu tử, bảo lâm sầu cơ, giai danh đại hoặc. Sở dĩ thánh nhơn bất mưu kỳ tiền, bất lự kỳ hậu, vô luyến đương kim, niệm niệm quy đạo. Nhược vị ngộ thử đại lý giả, tức tu tảo cầu nhơn thiên chi thiện, vô linh lưỡng thất.
DẠ TỌA KỆ VÂN
Nhứt canh đoan tọa kiết già phu
Di thần tịch chiếu dẫn đồng hư
Khoáng kiếp do lai bất sanh diệt
Hà tu sanh diệt diệt vô dư
Nhứt thiết chư pháp giai như huyễn
Bổn tánh tự không na dụng trừ
Nhược thức tâm tánh phi hình tượng
Trạm nhiên bất động tự chơn như.
Nhị canh ngưng thần chuyển minh tịnh
Bất khởi ức tưởng đồng chơn tánh
Sum la vạn tượng tính quy không
Cánh chấp hữu không hườn thị bệnh
Chư pháp bổn tự phi không hữu
Phàm phu vọng tưởng luận tà chánh
Nhược năng bất nhị kỳ cư hoài
Thùy đạo tức phàm phi thị thánh.
Tam canh tâm tịnh đẳng hư không
Biến mãn thập phương vô bất thông
Sơn hà thạch bích vô năng chướng
Hằng sa thế giới tại kỳ trung
Thế giới bổn tánh chơn như tánh
Diệc vô vô tánh tức hàm dung
Phi đản chư Phật năng như thử
Hữu tình chi loại tịnh giai đồng.
Tứ canh vô diệt diệc vô sanh
Lượng dữ hư không pháp giới bình
Vô khứ vô lai vô khởi diệt
Phi hữu phi vô phi ám minh
Bất khởi chư kiến Như Lai kiến
Vô danh khả danh chơn Phật danh
Duy hữu ngộ giả ưng năng thức
Vị hội chúng sanh do nhược manh.
Ngũ canh Bát nhã chiếu vô biên
Bất khởi nhứt niệm lịch tam thiên
Dục kiến chơn như bình đẳng tánh
Thận vật sanh tâm tức mục tiền
Diệu lý huyền áo phi tâm trắc
Bất dụng tầm trục linh bì cực
Nhược năng vô niệm tức chơn cầu
Cánh nhược hữu cầu hườn bất thức.
XXXII.- ĐINH NINH KHAI THỊ
- Người phàm đương sống lo chết, đương no lo đói, đều gọi là rất mê lầm.
- Thế nên thánh nhơn chẳng tính trước, chẳng lo sau, chẳng luyến hiện tại, niệm niệm về nơi đạo.
- Nếu ai chưa ngộ được đại lý thâm diệu này phải sớm xây dựng quả lành nhơn thiên, chớ để mất cả hai vậy.
PHỤ CHÚ.-
Chẳng tính chẳng lo chẳng luyến là hiện tượng của sự “Ly niệm vô tâm” vậy.
Luận Khởi Tín nói: “Ly niệm là cốt yếu của sự tu hành. Vô niệm là đạt đến mức chứng nhập chơn như”.
Tổ dùng đây để kết dạy, lại thêm nhắc khuyên người hạ căn gieo giống lành nhơn thiên để làm viễn duyên phát khởi tín căn thượng thừa, thiệt là lời cặn kẽ mà cũng là lời chí thiết vậy.
Nhưng xét lại ở cõi người cõi trời, ngoài thì ngũ dục trần cảnh quyến rũ gạt gẫm, trong thì dục vọng phiền não nhen nhúm phừng phựt dễ gây ác chướng đạo, một thuở lỡ lầm nhiều đời sa đọa thì thiên căn khó phát. Đâu bằng hồi hướng cầu về Cực Lạc thế giới, hầu Phật A Di Đà, gần gũi Quán Thế Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát, cùng chư Thượng Thiện Nhân làm bạn, an trụ bậc Bất thối, chứng nhập Vô sanh nhẫn, một đời bổ xứ làm Phật.
Luận Khởi Tín nói: “Phải biết rằng đức Như Lai có phương tiện thù thắng để nhiếp hộ tín tâm”. Đó là chuyên tâm niệm Phật phát nguyện vãng sanh Tịnh độ thường được thấy Phật xa hẳn ác đạo, như trong Khế Kinh có dạy: “Nếu người chuyên niệm Tây Phương Cực Lạc thế giới A DI ĐÀ PHẬT, có bao nhiêu căn lành đều hồi hướng nguyện cầu sanh về cõi Cực Lạc ấy, thì được vãng sanh. Vì thường thấy Phật A DI ĐÀ nên không còn thối chuyển Vô thượng Bồ đề”.
Lời chỉ dạy này rất đáng được chú ý ngẫm kỹ vậy.
BAN ĐÊM NĂM CANH KIẾT GIÀ PHU TỌA
KỆ RẰNG:
CANH MỘT
Canh một ngồi ngay xếp tréo chân
Thơ thới lặng soi bặt rỗng không
Nhiều kiếp đến nay chẳng sanh diệt
Nào chờ sanh diệt diệt mới không
Tất cả các pháp đều như huyễn
Bổn tánh tự không đâu chờ trừ
Nếu rõ tâm tánh không hình
tượng
Lặng yên bất động tự chơn như.
PHỤ CHÚ.-
Nhàn cư tịnh xử là “duyên tốt”. Già phu đoan tọa điều hòa khí tức là “thân an”. Không tâm
lóng thần ngưng niệm là “tâm chánh”.
Chơn tâm lồ lộ “như thật không cảnh” vậy.
CANH HAI
Canh hai ngưng thần càng sáng sạch
Chẳng khởi tưởng nhớ đồng chơn tánh
Sum la vạn tượng đều về không
Nếu thấy có không thành bịnh thánh
Các pháp vốn tự phi hữu không
Người phàm mê vọng luận tà chánh
Nếu được trong lòng luôn bất nhị
Ai bảo phàm phu mà chẳng thánh.
PHỤ CHÚ.-
Chẳng nhớ tất cả pháp đó là chơn thật thiền định.
Không
nhớ không niệm thời tất cả pháp đều không: không ngã, không nhơn, không phàm, không thánh, không
chúng sanh, không Phật, không cảnh cũng không tâm.
Đức Như Lai tuyên bố: “Đêm rồi vì Văn Thù Sư Lợi quan niệm có Phật có chúng sanh nên bị ta đày vào núi Thiết Vi”.
CANH BA
Canh ba lòng sạch đồng hư không
Cùng khắp mười phương đâu chẳng thông
Núi sông đá vách không ngăn được
Hằng sa thế giới ở tại trong
Thế giới bổn tánh là chơn tánh
Cũng không vô tánh mà gồm trùm
Chẳng riêng chư Phật được dường ấy
Tất cả hữu tình cũng đều đồng.
PHỤ CHÚ.-
“Như thật bất không cảnh”, tự tánh sẵn đủ hằng sa tánh đức, nơi thánh không tăng, ở phàm không giảm. Chúng sanh với Phật vẫn đồng.
CANH TƯ
Canh tư chẳng diệt cũng chẳng sanh
Lượng
sánh không gian pháp giới bằng
Không khứ không lai không sanh diệt
Chẳng có chẳng không chẳng ám minh
Chẳng khởi kiến chấp là Phật trí
Vô danh khả danh thiệt Phật danh
Chỉ có người ngộ đây biết được
Chúng sanh chưa tỏ đâu thể rành.
PHỤ CHÚ.-
Cảnh trí tương ưng không trí cảnh
Không
năng không sở tuyệt tướng danh
Đạt giả tự rành như uống nước
Tâm pháp song vong viên cảnh thành.
CANH NĂM
Canh năm trí huệ chiếu vô biên
Chẳng móng một niệm suốt đại thiên
Muốn thấy chơn như bình đẳng tánh
Dè chớ sanh tâm tức mục tiền
Lý mầu huyền ảo chẳng thể lường
Cần chi tìm cầu thêm luống nhọc
Lóng thần vô niệm tức thiệt cầu
Sanh tâm tìm cầu đâu thấy được.
PHỤ CHÚ.-
Tức tâm tức Phật không thủ xả
Tức phàm tức thánh chẳng gần xa
Nếu còn thủ xả là tự xả
Nếu thấy xa gần ấy tự xa.
BỒ ĐỀ ĐẠT MA ĐẠI SƯ
NGỘ TÁNH LUẬN
CHUNG
Phiên dịch và phụ chú xong, kinh hồi hướng
Một hồi hướng chơn như thiệt tế: tâm tâm khế hiệp
Hai hồi hướng vô thượng Bồ đề: niệm niệm viên mãn
Ba hồi hướng pháp giới chúng sanh: đồng thành Phật đạo.
Phật lịch 2515
Ngày giải hạ tiền an cư năm Tân Hợi (1971)
Bồ tát giới Tỳ Kheo
THÍCH TRÍ TỊNH
Comments
Post a Comment