Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ KINH HOA NGHIÊM, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH
BÀI TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương vừa ngún chiên-đàn
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa
Lòng con kính ngưỡng thiết tha
Ngửa mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN
ÁN LAM (7 lần)
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN
Tu rị Tu rị ma ha tu rị tu tu rị ta-bà-ha (3 lần)
TỊNH BA NGHIỆP CHƠN NGÔN
Án ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ,
đạt mạ ta phạ bà phạ thuật độ hám (3 lần)
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần)
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Hoa-Nghiêm
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (3 lần)
BÀI KỆ KHAI KINH
Phật-pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện tỏ Như-Lai nghĩa nhiệm mầu
Nam-Mô Hoa-Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
QUYỂN 73
PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI
THỨ BA MƯƠI CHÍN
Thiện-Tài đến chỗ Dạ-Thần Đại-Nguyện-Tinh-Tấn-Lực-Cứu-Hộ-Nhứt-Thiết-Chúng-Sanh. Thấy Dạ-Thần nầy ở trong đại-chúng ngồi tòa sư-tử Phổ-Hiện-Nhứt-Thiết-Cung-Điện-Ma-Ni-Vương-Tạng. Lưới ma-ni-bửu che phía trên.
Dạ-Thần nầy hiện thân nhựt nguyệt tinh tú ảnh tượng. Hiện thân
tùy tâm chúng-sanh khiến tất cả đều thấy. Hiện thân đồng hình tướng
của tất cả chúng-sanh. Hiện thân sắc-tướng-hải rộng lớn vô-biên. Hiện thân khắp tất cả oai nghi. Hiện thân thị-hiện khắp mười phương. Hiện thân đều phục khắp tất cả chúng-sanh. Hiện thân vận thần-thông
quảng đại nhanh chóng. Hiện thân lợi ích chúng sanh chẳng dứt. Hiện thân thường đi trên hư-không để làm lợi ích. Hiện thân đảnh lễ tại chỗ tất cả Phật. Hiện thân tu tập tất cả thiện-căn. Hiện thân thọ-trì phật-pháp chẳng quên. Hiện thân thành mãn đại-nguyện bồ-tát. Hiện thân quang-minh sung mãn mười phương. Hiện thân pháp-đăng khắp dứt tối tăm thế-gian. Hiện thân tịnh-trí biết pháp như huyễn. Hiện thân pháp-tánh xa lìa trần nhiễm. Hiện thân phổ-trí chiếu pháp rõ ràng. Hiện thân rốt ráo không khổ không nóng. Hiện thân kiên-cố chẳng bị ngăn trở phá hoại. Hiện thân phật-lực vô-sở-trụ. Hiện thân vô-phân-biệt ly nhiễm. Hiện thân pháp-tánh bổn thanh-tịnh.
Thiện-Tài thấy phật-sát vi-trần-số thân sai-biệt như vậy, liền nhất tâm đảnh lễ mọp đầu giây lâu mới đứng dậy chắp tay chiêm ngưỡng, nơi thiện-tri-thức phát khởi mười tâm.
Một là nơi thiện-tri-thức sanh tâm đồng với mình, vì làm cho mình siêng năng làm
xong pháp trợ-đạo nhất-thiết-trí.
Hai là nơi thiện-tri-thức sanh tâm thanh-tịnh tự nghiệp quả, vì thân cận cúng-dường sanh thiện căn.
Ba là nơi thiện-tri-thức sanh tâm trang-nghiêm bồ-tát-hạnh, vì khiến tôi có thể mau trang-nghiêm tất cả bồ-tát-hạnh.
Bốn là nơi thiện-tri-thức sanh tâm thành-tựu tất cả phật-pháp, vì dạy dỗ tôi tu hành đạo hạnh.
Năm là nơi thiện-tri-thức sanh tâm năng sanh, vì có thể sanh pháp vô-thượng cho tôi.
Sáu là nơi thiện-tri-thức sanh tâm xuất ly, vì khiến tôi tu hành những hạnh nguyện của Phổ-Hiền Bồ-Tát mà xuất ly.
Bảy là nơi thiện-tri-thức sanh tâm tròn đủ tất cả phước trí, vì khiến tôi chứa nhóm những pháp lành.
Tám là nơi thiện-tri-thức sanh tâm tăng trưởng, vì khiến tôi tăng trưởng nhất-thiết-trí.
Chín là nơi thiện-tri-thức sanh tâm đầy đủ tất cả thiện-căn, vì khiến tôi được viên mãn chí nguyện.
Mười là nơi thiện-tri-thức sanh tâm thành xong lợi ích lớn, vì khiến tôi tự-tại an trụ tất cả bồ-tát pháp, được thành đạo nhất-thiết-trí, được thành tất cả phật pháp.
Thiện-Tài phát mười tâm nầy rồi, thời được phật-sát vi-trần-số đồng hạnh với Dạ-Thần cùng chư Bồ-Tát. Những là :
Đồng niệm, vì tâm thường ghi nhớ thập phương tam thế tất cả chư Phật.
Đồng huệ, vì phân-biệt quyết rõ tất cả pháp-hải sai-biệt-môn.
Đồng xu hướng, vì có thể chuyển tất cả diệu-pháp-luân của chư Phật Như-Lai.
Đồng giác ngộ, vì dùng trí khắp hư-không vào khắp tất cả ba thế-gian.
Đồng căn, vì thành-tựu bồ-tát thanh-tịnh quang-minh trí-huệ-căn.
Đồng tâm, vì khéo tu tập được công-đức vô-ngại trang-nghiêm tất cả bồ-tát-đạo.
Đồng cảnh, vì chiếu khắp cảnh sở hành của chư Phật.
Đồng chứng, vì được nhất-thiết-trí chiếu thiệt-tướng-hải tịnh-quang-minh.
Đồng nghĩa, vì có thể dùng trí-huệ biết tánh chân thiệt của tất cả pháp.
Đồng dũng-mãnh, vì có thể phá hoại tất cả núi chướng-ngại.
Đồng sắc-thân, vì tùy chúng-sanh tâm mà hiện thân.
Đồng lực, vì cầu nhất-thiết-trí chẳng thối-chuyển.
Đồng vô-úy, vì tâm thanh-tịnh như hư-không.
Đồng tinh-tấn, vì trong vô-lượng kiếp thật hành bồ-tát-hạnh không mỏi lười.
Đồng biện-tài, vì được pháp vô-ngại trí quang-minh.
Đồng vô-đẳng, vì thân-tướng thanh-tịnh siêu thế-gian.
Đồng ái-ngữ, vì làm cho tất cả chúng-sanh đều hoan-hỉ.
Đồng diệu-âm, vì diễn nói khắp tất cả pháp-môn.
Đồng mãn-âm, vì tất cả chúng-sanh tùy theo loài mà đều hiểu.
Đồng tịnh-đức, vì tu tập công-đức thanh-tịnh của Như-Lai.
Đồng trí-địa, vì lãnh thọ pháp-luân nơi tất cả Phật.
Đồng phạm-hạnh, vì an-trụ cảnh-giới của tất cả Phật.
Đồng đại-từ, vì niệm niệm che khắp tất cả quốc-độ chúng-sanh hải.
Đồng đại-bi, vì khắp mưa pháp-vũ thấm nhuần tất cả chúng-sanh.
Đồng thân nghiệp, vì dùng phương-tiện hạnh giáo-hóa tất cả chúng-sanh.
Đồng ngữ-nghiệp, vì dùng tùy loại âm diễn nói tất cả pháp-môn.
Đồng ý-nghiệp, vì nhiếp khắp chúng-sanh để trong cảnh-giới nhất-thiết-trí.
Đồng trang-nghiêm, vì nghiêm-tịnh tất cả cõi Phật.
Đồng thân-cận, vì có Phật xuất-thế đều gần-gũi.
Đồng khuyến thỉnh, vì thỉnh tất cả phật chuyển pháp-luân.
Đồng cúng-dường, vì thường thích cúng-dường tất cả Phật.
Đồng giáo-hóa, vì điều phục tất cả chúng-sanh.
Đồng quang-minh, vì chiếu rõ tất cả pháp-môn.
Đồng tam-muội, vì biết khắp tất cả tâm chúng-sanh.
Đồng sung mãn cùng khắp, vì dùng sức tự-tại sung mãn tất cả phật-độ tu những công hạnh.
Đồng trụ xứ, vì an trụ đại thần-thông của chư Bồ-Tát.
Đồng quyến-thuộc, vì tất cả Bồ-Tát đồng ở chung.
Đồng nhập xứ, vì vào khắp chỗ vi-tế của thế-giới.
Đồng tâm lự, vì biết khắp tất cả những Phật-sát.
Đồng qua đến, vì vào khắp tất cả phật-sát-hải.
Đồng phương-tiện, vì đều hiện tất cả những phật-sát.
Đồng siêu-thắng, vì nơi những phật-sát đều vô-tỉ.
Đồng bất-thối, vì vào khắp mười phương không chướng-ngại.
Đồng phá ám, vì được tất cả Phật thành bồ-đề trí đại quang-minh.
Đồng vô-sanh-nhẫn, vì nhập tất cả phật chúng-hội-hải.
Đồng cùng khắp, vì cung kính cúng-dường chư Như-Lai trong bất-khả-thuyết cõi khắp tất cả những phật-sát-võng.
Đồng trí chứng, vì biết rõ những pháp-môn-hải.
Đồng tu hành, vì thuận hành tất cả những pháp-môn.
Đồng mong cầu, vì nơi pháp thanh-tịnh rất thích muốn.
Đồng thanh-tịnh, vì họp phật-công-đức mà trang nghiêm thân khẩu ý.
Đồng diệu-ý, vì trí biết rõ tất cả pháp.
Đồng tinh-tấn, khắp vì nhóm tất cả thiện-căn.
Đồng tịnh-hạnh, vì thành mãn tất cả bồ-tát-hạnh.
Đồng vô-ngại, vì rõ biết tất cả pháp đều vô-tướng.
Đồng thiện-xảo, vì trí tự-tại trong tất cả pháp.
Đồng tùy-lạc, vì tâm chúng-sanh mà hiện cảnh-giới.
Đồng phương-tiện, vì khéo tu tập tất cả điều nên tập.
Đồng hộ-niệm, vì được tất cả Phật hộ-niệm.
Đồng nhập-địa, vì được vào tất cả bồ-tát-địa.
Đồng sở-trụ, vì an-trụ tất cả bồ-tát-vị.
Đồng ký-biệt, vì tất cả chư Phật thọ ký cho.
Đồng tam-muội, vì trong một sát-na vào khắp tất cả môn tam-muội.
Đồng kiến-lập, vì thị-hiện những phật-sự.
Đồng chánh-niệm, vì chánh-niệm tất cả cảnh giới-môn.
Đồng tu hành, vì tận vị-lai kiếp tu hành bồ-tát-hạnh.
Đồng tịnh-tín, vì rất mến thích vô-lượng trí-huệ của đức Như-Lai.
Đồng xả-ly, vì diệt trừ tất cả những chướng-ngại.
Đồng trí bất-thối, vì trí-huệ đồng với chư Như-Lai.
Đồng thọ-sanh, vì ứng hiện thành thục các chúng-sanh.
Đồng chỗ an trụ, vì an trụ môn phương-tiện nhứt thiết-trí.
Đồng cảnh-giới, vì nơi pháp-giới cảnh được tự-tại.
Đồng vô-y, vì dứt hẳn tâm sở-y.
Đồng thuyết pháp, vì đã nhập trí bình-đẳng của các pháp.
Đồng siêng tu, thường được chư Phật hộ niệm.
Đồng thần-thông, vì khai ngộ chúng-sanh khiến tu tất cả bồ-tát-hạnh.
Đồng thần-lực, vì có thể nhập thập phương thế-giới-hải.
Đồng đà-la-ni, vì chiếu khắp tất cả tổng-trì-hải.
Đồng pháp bí-mật, vì biết rõ diệu-pháp-môn trong tất cả tu-đa-la.
Đồng pháp thậm thâm, vì hiểu tất cả pháp như hư-không.
Đồng quang-minh, vì chiếu khắp tất cả thế-giới.
Đồng ưa thích, vì tùy tâm chúng-sanh mà khai-thị khiến họ hoan-hỉ.
Đồng chấn động, vì các chúng-sanh hiện thần-thông-lực động khắp tất cả cõi mười phương.
Đồng chẳng luống uổng, vì thấy nghe nghĩ nhớ đều làm cho tâm được điều phục.
Đồng xuất ly, vì đầy đủ tất cả những đại-nguyện-hải, thành tựu mười trí-lực của Như-Lai.
Thiện-Tài đồng-tử quán-sát Chủ-Dạ-Thần Đại-Nguyện-Tinh-Tấn-Lực-Cứu-Hộ-Nhất-Thiết-Chúng-Sanh, Phát khởi mười tâm thanh-tịnh, được phật-sát vi-trần-số đồng bồ-tát-hạnh như vậy, tâm càng thanh-tịnh hơn, trịch vai áo phía hữu, đảnh lễ chắp tay nói kệ rằng :
Tôi phát ý kiên-cố
Chí cầu vô-thượng-giác
Nay nơi thiện-tri-thức
Khởi tâm là chính mình.
Bởi thấy thiện-tri-thức
Họp vô-tận pháp lành
Diệt trừ những tội nhơ
Thành tựu quả bồ-đề.
Tôi thấy thiện-tri-thức
Tâm công-đức trang-nghiêm
Tận trần kiếp vị-lai
Siêng tu đạo bồ-tát.
Tôi nhớ thiện-tri-thức
Nhiếp thọ lợi ích tôi
Vì tôi mà thị hiện
Giáo-pháp chánh chơn thiệt.
Đóng bít các ác-thú
Mở bày đường nhơn thiên
Cũng chỉ đường đại-trí
Của chư Phật đã thành.
Tôi nghĩ thiện-tri-thức
Là phật-công-đức-tạng
Niệm niệm hay xuất sanh
Biển hư-không công-đức.
Cho tôi ba-la-mật
Thêm tôi phước vô-tận
Lớn tôi tịnh công-đức
Khiến tôi đội mão phật.
Tôi nghĩ thiện-tri-thức
Hay mãn đạo phật-trí,
Thệ nguyện thường y-chỉ
Viện-mãn pháp bạch tịnh.
Tôi do những sự nầy
Công-đức điều đầy đủ
Vì khắp các chúng-sanh
Nói đạo nhất-thiết-trí.
Đức Thánh là thầy tôi
Cho tôi pháp vô-thượng
Vô-lượng vô-số kiếp
Chẳng báo được ơn ngài.
Nói kệ xong, Thiện-Tài thưa rằng :
Bạch Đại-Thánh ! Xin vì tôi mà nói môn giải-thoát nầy tên là gì ? Ngài phát tâm đã được bao lâu ? Chừng nào ngài sẽ chứng vô-thượng bồ-đề ?
Dạ-Thần nói :
Nầy thiện-nam-tử ! Môn giải-thoát nầy gọi là giáo-hóa chúng sanh khiến sanh thiện-căn.
Vì ta thành-tựu môn giải-thoát nầy nên ngộ tất cả pháp tự-tánh bình-đẳng, vào nơi tánh chơn-thiệt của các pháp, chứng pháp vô-y, bỏ rời thế-gian, đều biết các pháp sắc tướng sai biệt, cũng có thể thấu rõ tánh của xanh vàng đỏ trắng đều chẳng thiệt. Vẫn vô sai-biệt mà hằng thị-hiện vô-lượng sắc thân những là :
Nhiều loại sắc-thân, chẳng phải một sắc-thân, vô-biên sắc-thân, sắc-thân, thanh-tịnh, sắc-thân tất cả trang-nghiêm, sắc-thân thấy khắp, sắc-thân đồng tất cả chúng-sanh, sắc-thân hiện trước khắp tất cả chúng-sanh, sắc-thân quang-minh chiếu khắp, sắc-thân thấy không nhàm, sắc-thân tướng hảo thanh-tịnh, sắc-thân chói sáng rời lìa những ác tướng, sắc-thân thị-hiện đại dũng-mãnh, sắc-thân rất khó được, sắc-thân tất cả thế-gian không che chướng được, sắc-thân tất cả thế-gain đồng tán dương vô-tận, sắc-thân niệm-niệm thường quán sát, sắc-thân thị-hiện các thứ mây, sắc-thân nhiều loài hình mạo và hiển sắc, sắc-thân hiện vô-lượng sức tự-tại, sắc-thân diệu-quang-minh, sắc-thân tất cả tịnh diệu trang-nghiêm, sắc-thân tùy thuận thành thục tất cả chúng-sanh, sắc-thân tùy tâm mình thích hiện-tiền điều-phục, sắc-thân không chướng-ngại khắp chói sáng, sắc-thân thanh-không trược-uế, sắc-thân đầy đủ trang-nghiêm không hư-hoại, sắc-thân quang minh bất-tư-nghì pháp phương-tiện, tất cả sắc-thân không gì chói khuất được, sắc-thân không tối phá được tất cả tối, sắc-thân họp tất cả pháp bạch-tịnh, sắc-thân biển công-đức đại thế-lực, sắc-thân do nhơn-hạnh cung-kính thuở quá-khứ mà sanh, sắc-thân do tâm thanh-tịnh như hư-không sanh ra, sắc-thân tối-thắng quảng-đại, sắc-thân vô-đoạn vô tận, sắc-thân biển quang-minh, sắc-thân nơi tất cả thế-gian đều bình-đẳng không y-tựa, sắc-thân khắp mười phương vô-ngại, sắc-thân niệm niệm hiện những sắc-tướng-hải, sắc-thân tăng-trưởng tâm hoan-hỉ của tất cả chúng-sanh, sắc-thân nhiếp thú chúng-sanh-hải, sắc-thân nơi mỗi lỗ lông diễn nói công-đức-hải của tất cả Phật, sắc-thân làm thanh-tịnh dục-giải-hải của tất cả chúng-sanh, sắc-thân quyết rõ tất cả pháp-nghĩa, sắc-thân không chướng-ngại khắp soi sáng, sắc-thân thanh-tịnh sáng suốt khắp hư-không, sắc-thân phóng tịnh quang-minh quảng đại, sắc-thân chiếu hiện pháp vô-cấu, sắc-thân vô-tỉ, sắc-thân sai-biệt trang-nghiêm, sắc-thân chiếu khắp mười phương, sắc-thân tùy thời thị-hiện ứng chúng-sanh, sắc-thân tịch-tịnh, sắc-thân diệt tất cả phiền-não, sắc-thân phước-điền của tất cả chúng-sanh, sắc-thân tất cả chúng-sanh thấy chẳng luống uổng, sắc-thân sức trí-huệ dũng-mãnh, cùng khắp vô-ngại, sắc-thân diệu-vân hiện khắp thế-gian đều nhờ lợi ích, sắc-thân đầy đủ biển đại-từ, sắc-thân đại-phước-đức bửu-sơn-vương, sắc-thân phóng quang-minh chiếu khắp tất cả loài ở thế-gian, sắc-thân đại-trí-huệ thanh-tịnh, sắc-thân sanh chánh-niệm cho chúng-sanh, sắc-thân tất cả bửu-quang-minh, sắc-thân tạng sáng khắp, sắc-thân hiện những tướng thanh-tịnh thế-gian, sắc-thân cầu nhất-thiết-trí, sắc-thân hiện vi-tiếu khiến chúng-sanh phát khởi lòng tin thanh-tịnh, sắc-thân quang-minh tất cả bửu-trang-nghiêm, sắc-thân chẳng lấy chẳng bỏ tất cả chúng-sanh, sắc-thân không quyết định không rốt ráo, sắc-thân hiện sức gia-trì tự-tại, sắc-thân hiện tất cả thần-thông biến-hóa, sắc-thân sanh nhà Như-Lai, sắc-thân xa lìa những ác khắp pháp-giới hải, sắc-thân hiện khắp trong đạo-tràng chúng-hội của tất cả Như-Lai, sắc-thân đủ những sắc-hải, sắc-thân từ thiện-hạnh lưu xuất, sắc-thân tùy chỗ đáng hóa độ mà thị-hiện, sắc-thân tất cả thế-gian nhìn xem không chán, sắc-thân những tịnh quang-minh, sắc-thân hiện tất cả tam-thế-hải, sắc-thân phóng tất cả quang-minh-hải, sắc-thân hiện vô-lượng sai-biệt quang-minh-hải, sắc-thân siêu thế-gian tất cả hương quang-minh, sắc-thân hiện bất-khả-thuyết nhựt-luân-vân, sắc-thân hiện quảng-đại nguyệt-luân-vân, sắc-thân phóng vô-lượng tu-di-sơn diệu-hoa-vân, sắc-thân xuất sanh những mây tràng-hoa, sắc-thân hiện tất cả bửu-liên-hoa-vân, sắc-thân nổi tất cả mây hương đốt khắp pháp-giới, sắc-thân rải mây tạng hương bột, sắc-thân hiện thân đại-nguyện của tất cả Như-Lai, sắc-thân hiện tất cả ngữ ngôn âm thanh diển pháp-hải, sắc-thân hiện tượng Phổ-Hiền Bồ-Tát.
Trong mỗi niệm hiện những sắc-tướng-thân như vậy sung mãn mười phương, khiến các chúng-sanh hoặc thấy, hoặc nhớ, hoặc nghe thuyết pháp, hoặc nhơn thân-cận, hoặc được khai ngộ, hoặc thấy thần-thông, hoặc thấy biến-hóa, đều tùy tâm sở thích liền được điều phục bỏ nghiệp bất-thiện, an trụ nơi thiện-hạnh.
Nầy thiện-nam-tử ! Phật biết đây là do sức đại-nguyện, do sức nhất thiết-trí, do sức bồ-tát giải-thoát, do sức đại-bi, do sức đại-từ, mà làm những sự như vậy.
Nầy thiện-nam-tử ! Ta nhập môn giải-thoát nầy biết rõ pháp-tánh không sai-khác mà có thể thị-hiện vô-lượng sắc-thân. Mỗi thân thị-hiện vô lượng sắc-tướng-hải. Mỗi tướng phóng vô-lượng quang-minh-vân. Mỗi quang-minh hiện vô-lượng phật-độ. Mỗi cõi hiện vô-lượng Phật xuất thế. Mỗi Phật hiện vô-lượng thần thông-lực khai phát thiện-căn đời trước của chúng-sanh. Kẻ chưa gieo thời khiến họ gieo. Kẻ đã gieo thời làm cho tăng trưởng. Đã tăng trưởng thời làm cho thành-thục. Trong mỗi niệm làm cho vô-lượng chúng-sanh chẳng thối chuyển nơi vô-thượng bồ-đề.
Nầy thiện-nam-tử ! Như ngươi hỏi ta phát tâm bồ-đề tu bồ-tát-hạnh đã bao lâu ?
Ta thừa thần-lực của Phật sẽ vì ngươi mà nói những nghĩa ấy.
Nầy thiện-nam-tử ! Bồ-Tát trí-luân xa rời tất cả cảnh-giới sai-biệt. Chẳng nên đem những kiếp dài ngắn rộng hẹp nhiễm tịnh nhiều ít trong sanh tử để phân-biệt hiển bày.
Tại sao vậy ?
Vì trí-luân của Bồ-Tát bổn-tánh thanh-tịnh, rời tất cả lưới phân-biệt, siêu tất cả núi chướng ngại. Tùy chỗ nên hóa độ mà chiếu khắp.
Nầy thiện-nam-tử ! Ví như mặt nhựt không có ngày
đêm, chỉ có lúc
mọc gọi là ngày, lúc lặn gọi là đêm.
Cũng vậy, trí-luân của Bồ-Tát không có phân-biệt, cũng không tam thế, chỉ tùy tâm hiện giáo-hóa chúng-sanh, mà nói Bồ-Tát ở kiếp trước kiếp sau.
Nầy thiện-nam-tử ! Ví như mặt nhựt ở không-trung, bóng nó
hiện trong
tất cả bửu-vật và trong nước trong lặng của ao hồ sông biển. Chúng-sanh đều thấy bóng mặt nhật. Nhưng mặt nhật chẳng đến các chỗ ấy.
Trí-luân của Bồ-Tát cũng vậy, ra khỏi biển hữu-lậu, an-trụ nơi không trung, phật-thiệt-pháp tịch-tịnh không có sở-y. Vì muốn hóa-độ chúng-sanh nên tùy loại thọ sanh trong các loài, mà thiệt ra thời không sanh-tử, không nhiễm trước, không kiếp dài vắn, không tưởng phân biệt.
Tại sao vậy ?
Vì Bồ-Tát rốt ráo rời tâm tưởng kiến chấp tất cả điên-đảo, được chân thiệt-kiến thấy pháp thiệt-tánh, biết tất cả thế-gian như mộng như huyễn, không có chúng-sanh, chỉ do sức đại-bi đại nguyện mà hiện ra trước chúng-sanh để giáo-hóa điều-phục họ.
Nầy thiện-nam-tử ! Vì như nhà lái thuyền thường dùng thuyền lớn ở trong sông, chẳng đậu bờ bên nầy, chẳng ghé bờ bên kia, chẳng dừng ở giữa dòng, nên có thể đưa mọi người không thôi nghỉ.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng thuyền ba-la-mật ở trong biển sanh tử, chẳng tấp bờ bên nầy, chẳng ghé bờ bên kia chẳng dừng ở giữa dòng nên độ được chúng-sanh không thôi dứt. Dầu tu bồ-tát hạnh vô-lượng kiếp, nhưng chưa từng phân biệt kiếp số dài vắn.
Nầy thiện-nam-tử ! Như thái-hư-không, tất cả thế-giới thành hoại trong đó, mà hư-không vẫn chẳng phân biệt, bổn tánh thanh-tịnh không nhiễm không loạn, không ngại không nhàm, chẳng dài chẳng vắn, tận vị-lai kiếp giữ-gìn tất cả cõi.
Đại Bồ-Tát cũng vậy, dùng thâm tâm rộng lớn khắp cõi hư-không khởi gió đại nguyện nhiếp các chúng-sanh khiến lìa ác-đạo sanh các đường lành, đều khiến an-trụ bực nhất-thiết-trí, diệt những dây phiền-não sanh tử khổ não, mà không có lòng lo mừng mỏi nhàm.
Nầy thiện-nam-tử ! Như người huyễn hóa, dầu chi tiết thân thể đầy đủ mà không có mười sự : thở ra, hít vào, lạnh, nóng, đói, khát, lo, mừng, sanh, tử.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng như-huyễn-trí bình-đẳng pháp-thân hiện các sắc-tướng, nơi các loài trụ vô-lượng kiếp giáo-hóa chúng-sanh ở trong sanh tử, nơi tất cả cảnh-giới, không ưa, không nhàm, không thương, không giận, không khổ, không vui, không lấy, không bỏ, không an, không sợ.
Nầy thiện-nam-tử ! Trí-huệ của Bồ-Tát dầu lại như vậy mà rất sâu khó lường, ta sẽ thừa sức oai-thần của đức Phật mà nói cho ngươi, cũng làm cho chư Bồ-Tát vị-lai viên-mãn đại-nguyện thành-tựu trí-lực.
Nầy thiện-nam-tử ! Thuở xưa, quá thế-giới vi-trần số kiếp, có kiếp tên là Thiện-Quang, thế-giới tên là Bửu-Quang. Trong kiếp đó có một vạn đức Phật xuất thế :
Đức Phật tối-sơ hiệu là Pháp-Luân-Ấm-Hư-Không-Đăng-Vương Như-Lai.
Nơi Diêm-Phù-Đề có Vương-Đô tên là Bửu-Trang-Nghiêm. Phía đông Đô-Thành,
cách không xa, có một khu rừng lớn tên là Diệu-Quang, trong rừng có đạo-tràng tên là Bửu-Hoa. Trong đạo-tràng có tòa sư-tử Phổ-Quang-Minh-Ma-Ni-Liên-Hoa-Tạng.
Đức Pháp-Luân-Ấm Như-Lai thành Đẳng-Chánh-Giác trên tòa sư-tử nầy. Phật ngồi nơi đạo-tràng mãn một trăm năm, vì chư Bồ-Tát và hàng nhơn thiên cùng những kẻ đã thành-thục thiện-căn ở Diêm-Phù-Đề mà diển nói chánh-pháp.
Quốc-Vương tên là Thắng-Quang. Thuở ấy nhơn-dân thọ một vạn tuổi, trong đó phần đông phạm nghiệp ác : sát sanh, trộm cướp, dâm-dật, nói-dối, nói thô, hai lưởi, thêu dệt, tham-lam, giận thù, tà-kiến, bất hiếu, bất kính.
Nhà vua vì muốn sửa trị họ nên thiết lập nhà ngục, giam nhốt vô-lượng người phạm tội hành hạ khổ sở.
Thái-Tử tên là Thiện-Phục, đoan chánh đẹp lạ đủ hai mươi tám tướng đại-nhơn.
Thái-Tử ở trong cung vẳng nghe tiếng kêu khóc ở chốn ngục tù, động lòng trắc ẩn, liền vào nhà ngục, thấy tù nhơn bị gông xiềng tối tăm, có kẻ bị đốt, có kẻ bị xông khói, có kẻ bị đánh, có kẻ bị thẻo lóc, tóc rối mình trần, đói khát ốm gầy, rên-rỉ khóc la.
Quá xót thương, Thái-Tử an-ủi tội-nhơn : các ngươi chớ lo sầu kinh sợ. Ta sẽ cứu thoát các ngươi.
Thái-Tử liền đến tâu Phụ-Vương xin tha tội nhơn.
Nhà Vua hội các quan lại để hỏi ý.
Các quan luận rằng tội-nhơn là những kẻ gian ác cướp trộm của công, mưu toan cướp ngôi lén vào cung cấm, tội đáng hành hình. Có ai thương cứu cũng bị tử-hình.
Thái-Tử buồn thương bảo các quan rằng : xin thả những người ấy, tôi đành chịu tội, dầu nát thân mất mạng tôi cũng cam, miễn tội-nhơn được thoát khổ.
Tại sao vậy ?
Vì nếu tôi không cứu được những tội nhơn nầy thời làm sao cứu được chúng-sanh trong nhà ngục tam giới.
Tất cả chúng-sanh trong ba cõi bị tham ái buộc ràng, nghèo thiếu công đức, ngu-si che đậy, đọa trong ác-đạo, thân hình xấu-xí, thân căn phóng dật, tâm họ mê loạn chẳng cầu đạo xuất-ly, mất ánh sáng trí-huệ, ưa mến ba cõi, dứt các phước đức, diệt những trí-huệ, phiền-não làm tâm họ nhơ đục, ở trong ngục khổ, vào rọ của ma. Thường bị những khổ sanh lão bịnh tử ưu-bi não hại bức bách mãi.
Tôi phải làm thế nào cho họ được giải-thoát ? Tôi phải xả thân mạng để cứu họ.
Lúc đó các quan đồng đến chỗ Vua giơ tay nói lớn rằng : Đại-Vương nên biết, như ý của Thái-Tử là hủy-hoại vương-pháp, họa đến nhơn-dân. Nếu Đại-Vương không trị tội Thái-Tử thời ngôi báu của Đại-Vương tất khó được bền lâu.
Vua nghe các quan tâu liền nổi giận truyền giết Thái-Tử và các tội-nhơn.
Vương-Hậu hay tin kinh hãi gào khóc, cùng ngàn
thể-nữ chạy đến chỗ vua mọp lạy cầu vua tha tội Thái-Tử.
Vua ngó Thái-Tử mà bảo rằng : ngươi chớ cứu tội-nhơn, nếu cứu họ ta sẽ giết ngươi.
Thái-Tử vì muốn chuyên cầu nhất-thiết-trí, vì muốn lợi ích chúng-sanh, vì lòng đại-bi phổ cứu, nên trong lòng vững chắc không khiếp sợ, lại tâu rằng : xin thả tội-nhơn, con đành chịu chết.
Vua bảo tùy ý.
Vương-Hậu tâu xin cho Thái-Tử tùy ý bố-thí nửa tháng để tu phước, sau đó sẽ trị tội.
Vua liền phê chuẩn.
Phía bắc Đô-Thành có khu vườn lớn tên là Nhựt-Quang, là hội-trường bố-thí thuở xưa. Thái-Tử đến đó lập đại-thí-hội. Tất cả những đồ uống ăn, y-phục, thuốc men, hoa hương, phan cái, vàng bạc châu ngọc đều cung cấp cho người cầu xin.
Đến ngày thứ mười lăm, Vua cùng các quan, trưởng-giả, cư-sĩ, nhân-dân và các nhà ngoại-đạo đều hội họp.
Bấy giờ đức Pháp-Luân-Ấm-Hư-Không-Đăng-Vương Như-Lai biết chúng-sanh đã đến lúc được điều-phục nên cùng đại-chúng câu hội: Thiên-Vương hầu hạ, Long-Vương cúng-dường, Dạ-Xoa-Vương thủ hộ, Càn-Thát-Bà-Vương ca-ngợi, A-Tu-La Vương cúi mình đảnh lễ, Ca-Lâu La-Vương lòng thanh-tịnh rải hoa báu, Khẩn Na-La-Vương hoan-hỉ khuyến thỉnh, Ma-Hầu-La-Già Vương nhất tâm chiêm ngưỡng, đồng đến hội-trường bố-trí.
Thái-Tử và đại-chúng thấy đức Phật sắp đến. Thân Phật đoan-nghiêm thù đặc, các căn tịch tịnh, tâm không nhơ đục như ao nước sạch trong, hiện đại thần-thông tự-tại, hiển đại oai-đức, những tướng hảo trang-nghiêm, phóng đại quang-minh chiếu khắp thế-giới, tất cả lỗ lông phát ra mây sáng thơm, chấn động vô-lượng phật-độ mười phương, chỗ nào phật đến đều mưa những đồ trang-nghiêm. Do oai-nghi và công-đức nên chúng-sanh nào thấy Phật thời tâm thanh-tịnh hoan-hỉ phiền-não tiêu-diệt.
Thái-Tử và đại-chúng đảnh lễ chân đức Phật, dọn tòa cao đẹp, chắp tay bạch Phật:
Thiện-lai đấng Thế-Tôn ! Thiện-lai đấng Thiện Thệ ! Xin đức Như-Lai từ mẫn nhiếp thọ chúng-tôi mà ngự trên tòa nầy.
Do thần-lực của Phật, nên Tịnh-Cư-Thiên liền biến tòa ấy thành tòa sen hương-ma-ni.
Đức Phật ngồi trên tòa sen ấy. Chư Bồ-Tát cũng ngồi xung quanh Phật.
Tất cả mọi người trong hội-trường ấy nhơn thấy đức Như-Lai nên dứt khổ trừ chướng, có thể lãnh thọ thánh-pháp.
Đức Như-Lai biết họ đáng được hóa độ, bèn dùng âm thanh
viên-mãn nói khế-kinh
tên là Phổ-Chiếu-Nhơn-Luân, khiến các chúng-sanh tùy theo loài mà nhận hiểu.
Lúc đó có tám mươi na-do-tha chúng-sanh xa trần lìa cấu được pháp-nhãn thanh-tịnh. Vô-lượng na-do-tha chúng-sanh được bậc vô-học. Mười ngàn chúng-sanh trụ đạo đại-thừa nhập phổ-hiền-hạnh, thành-mãn đại-nguyện.
Đồng thời mỗi phương trong mười phương đều có trăm phật-sát vi-trần số chúng-sanh ở trong đại-thừa tâm được điều-phục.
Tất cả chúng-sanh trong vô-lượng thế-giới thoát khỏi ác-đạo sanh lên trời, cõi người.
Thái-Tử Thiện-Phục liền được môn giải thoát Bồ-Tát giáo-hóa chúng-sanh khiến sanh thiện-căn.
Nầy thiện-nam-tử ! Thái-Tử Thiện Phục xưa kia chính là thân ta.
Vì thuở xưa ta phát tâm đại-bi bỏ thân mạng của cải cứu khổ chúng-sanh mở cửa đại-thí, cúng-dường đức phật, nên được môn giải-thoát nầy.
Nầy thiện-nam-tử ! Nên biết rằng thuở ấy ta chỉ vì lợi ích tất cả chúng-sanh, chẳng luyến tam-giới, chẳng cầu quả báo, chẳng tham danh tiếng, chẳng muốn tự khen mà kinh hủy người khác. Nơi các cảnh-giới không chút
tham nhiểm không
hề e sợ. Chỉ trang-nghiêm đạo đại-thừa xuất yếu. Thường thích quán-sát môn nhất thiết-trí, tu hành khổ-hạnh, nên được môn giải-thoát nầy.
Nầy thiện-nam-tử ! Thuở xưa năm trăm quan đại-thần muốn hại Thái-Tử Thiện-Phục, nay là năm trăm đồ đảng của Đề-Bà-Đạt-Đa. Những người nầy nhờ đức Phật giáo-hóa, sẽ được thành Phật. Đời vị-lai quá tu-di-sơn vi-trần số kiếp, có kiếp tên là Thiện-Quang thế-giới tên là Bửu-Quang, năm trăm người nầy sẽ thứ đệ thành Phật trong đó. Đức Phật tối-sơ hiệu là Đại-Bi, thứ hai hiệu là Nhiêu-Ích-Thế-gian, thứ ba hiệu là Đại-Bi-Sư-Tử, thứ tư hiệu là Cứu-Hộ-Chúng-Sanh, đức Phật tối-hậu hiệu là Y-Vương.
Dầu năm trăm đức Phật vị-lai ấy đại-bi bình-đẳng, nhưng quốc-độ, chủng-tộc, cha mẹ, thọ sanh, đản sanh, xuất gia học đạo, đến đạo-tràng, chuyển pháp-luân, nói kinh, ngữ ngôn âm thanh, quang-minh, chúng-hội, thọ-mạng, pháp trụ và danh-hiệu của các ngài đều sai khác.
Nầy thiện-nam-tử ! Những người tội được ta cứu thuở xưa ấy, nay là đức Câu-Lưu-Tôn Như-Lai và ngàn đức Phật trong Hiền-Kiếp nầy, cùng trăm vạn a-tăng-kỳ đại Bồ-Tát phát tâm vô-thượng bồ-đề nơi chỗ đức Vô-Lượng Tinh-Tấn-Lực Danh-Xưng Công-Đức-Huệ Như-Lai, hiện nay ở thập phương quốc-độ tu tập tăng trưởng bồ-tát-đạo, giáo-hóa chúng-sanh khiến sanh thiện-căn giải-thoát.
Vua Thắng-Quang thuở xưa ấy, nay là đại Luận-Sư Tát-Giá-Ni-Kiền-Tử.
Cung-nhơn và quyến-thuộc thuở xưa ấy, nay là sáu vạn đệ-tử của Tát-Giá Ni-Kiền theo thầy đồng đến luận nghị với đức Phật, bị đức Phật hàng phục và đều được thọ ký sẽ thành Phật đời vị-lai, cõi nước trang-nghiêm, kiếp số, danh hiệu riêng khác.
Nầy thiện-nam-tử ! Thuở xưa ấy, lúc ta cứu tội-nhơn rồi, cha mẹ cho ta xuất gia học đạo với đức Phật Pháp-Luân-Ấm-Hư-Không-Đăng-Vương Như-Lai. Ta tu tịnh-hạnh trong năm trăm năm liền thành-tựu trăm vạn đà-la-ni, trăm vạn thần-thông, trăm vạn pháp-tạng, trăm vạn cầu nhất-thiết-trí dũng-mãnh tinh-tấn, tịnh trị trăm vạn môn kham nhẫn, tăng trưởng trăm vạn tâm tư-duy, thành-tựu trăm vạn bồ-tát-lực, nhập trăm vạn bồ-tát trí-môn, được trăm vạn bát-nhã ba-la-mật môn, thấy thập phương trăm vạn chư Phật, sanh trăm vạn bồ-tát đại-nguyện, trong mỗi niệm mười phương đều chiếu trăm vạn phật độ, trong mỗi niệm tiền-tế hậu-tế đều nhớ trăm vạn chư Phật, trong mỗi niệm đều biết thập-phương thế-giới trăm vạn chư Phật biến-hóa-hải, trong mỗi niệm thấy thập phương trăm vạn thế-giới có bao nhiêu chúng-sanh, bao nhiêu
loài theo nghiệp mà
sanh mà tử thiện-đạo ác-đạo sắc tốt sắc xấu, những chúng-sanh ấy có bao nhiêu tâm hành, dục lạc, căn tánh, nghiệp tập, thành tựu đều biết rõ tất cả.
Nầy thiện-nam-tử ! Thuở xưa ấy, sau khi chết, ta thọ sanh trở lại tại cung vua làm chuyển-Luân-Vương.
Sau khi đức Pháp-Luân-Ấm-Hư Không Đăng-Vương Như-Lai diệt độ, ta gặp đức Pháp-Không-Vương Như-Lai xuất thế, ta kính thờ cúng-dường.
Kế đó ta làm Đế-Thích, cũng trong đạo-tràng ấy, ta gặp Thiên-Vương-Tạng Như-Lai.
Kế đó ta làm Dạ-Ma Thiên-Vương, ở thế-giới ấy ta gặp đức Đại-Địa-Oai-Lực-Sơn Như-Lai.
Kế đó ta làm Đâu-Suất Thiên-Vương, ở thế-giới ấy, ta gặp đức Pháp-Luân-Quang-Ấm-Thanh-Vương Như-Lai.
Kế đó ta làm Hóa-Lạc-Thiên-Vương, ở thế-giới ấy, ta gặp đức Hư-Không-Trí-Vương Như-Lai.
Kế đó ta làm Tha-Hóa-Tự-Tại Thiên-Vương, ở thế-giới ấy, ta gặp đức Vô-Năng-Hoại-Tràng Như-Lai.
Kế đó ta làm A-Tu-La Vương, ở thế-giới ấy, ta gặp đức Nhứt-Thiết-Pháp-Lôi-Ấm-Vương Như-Lai.
Kế đó ta làm Phạm-Vương, ở thế-giới ấy, ta gặp đức Phổ-Hiền-Hóa-Diễn-Pháp-Ấm Như-Lai.
Nầy thiện-nam-tử ! Trong kiếp Thiện-Quang nơi thế-giới Bửu-Quang ấy, có một vạn đức Như-Lai xuất thế ta đều được gặp và thân cận kính thờ cúng-dường như vậy.
Sau kiếp Thiện-Quang, có kiếp tên là Nhựt-Quang có sáu mươi ức Phật xuất thế. Đức Như-Lai tối-sơ hiệu là Diệu-Tướng-Sơn.
Bấy giờ ta làm Quốc-Vương tên là Đại-Huệ, kính thờ cúng-dường đức Phật ấy.
Kế có đức Phật xuất thế hiệu Viên-Mãn-Kiên. Bấy giờ ta làm Cư-Sĩ thân cận cúng-dường đức Phật ấy.
Kế có đức Phật xuất thế hiệu Ly-Cấu-Đồng-Tử. Bấy giờ ta làm quan-đại-thần thân cận cúng-dường đức Phật ấy.
Kế có đức Phật xuất thế hiệu là Dũng-Mãnh-Trì. Bấy giờ ta làm A-Tu-La-Vương thân cận cúng-dường Phật.
Kế đó có đức Phật xuất thế hiệu là Tu-Di-Tướng bấy giờ ta làm thọ thần thân cận cúng-dường Phật.
Kế đó có đức Phật xuất thế hiệu là Ly Cấu-Tý. Bấy giờ ta làm chủ thương-gia thân cận cúng-dường Phật.
Kế có đức Phật xuất thế hiệu là Sư-Tử-Du-Bộ. Bấy giờ ta làm Thành-Thần thân cận cúng-dường Phật.
Kế có đức Phật xuất thế hiệu là Bửu Kế. Bấy giờ ta làm Tỳ-Sa-Môn Thiên-Vương thân cận cúng-dường Phật.
Kế có đức Phật xuất thế hiệu là Tối-Thượng-Pháp-Xưng. Bấy giờ ta làm Càn-Thát-Bà Vương thân cận cúng-dường đức Phật.
Kế có đức Phật xuất thế hiệu là Quang-Minh-Quan. Bấy giờ ta làm Cưu-Bàn-Trà Vương thân cận cúng-dường đức Phật.
Ở trong
kiếp Nhựt-Quang đó thứ đệ có sáu mươi ức Như-Lai xuất thế. Thuở ấy ta thường thọ nhiều loại thân, ở chỗ mỗi đức Phật ta đều thân-cận cúng-dường, giáo-hóa thành-tựu vô-lượng chúng-sanh. Ở chỗ mỗi đức Phật ta được vô-lượng môn tam-muội, những môn đà-la-ni, những môn thần-thông, những môn biện-tài, những môn nhất-thiết-trí, những môn pháp minh, những môn trí-huệ, chiếu những thập-phương-hải, nhập những phật-sát-hải thấy chư Phật-hải, thanh-tịnh thành-tựu tăng-trưởng quảng đại.
Như ở trong kiếp Nhật-Quang đó thân-cận cúng-dường bao nhiêu đức Phật như vậy, ở tất cả xứ, tất cả thế-giới-hải vi-trần-số kiếp có bao nhiêu đức Phật xuất thế, ta đều thân cận cúng-dường, nghe pháp hộ trì cũng như vậy cả.
Ở chỗ tất cả Như-Lai như vậy, ta đều tu tập môn giải-thoát nầy, ta lại được vô-lượng phương-tiện giải-thoát.
Bấy giờ Cứu-Hộ-Nhất-Thiết-Chúng-Sanh Chủ-Dạ-Thần muốn tuyên lại nghĩa giải-thoát nầy, vì Thiện-Tài Đồng-Tử mà nói kệ rằng:
Ngươi dùng tâm hoan-hỉ tin ưa
Hỏi pháp giải-thoát khó nghĩ nầy
Ta thừa sức hộ-niệm của Phật.
Vì ngươi tuyên nói, phải nghe nhận.
Quá khứ vô-biên kiếp quảng đại
Quá hơn sát-hải vi-trần-số
Lúc ấy có cõi tên Bửu-Quang
Trong ấy có kiếp tên Thiện-Quang.
Ở trong đại kiếp Thiện-Quang nầy
Một vạn Như-Lai nối xuất thế
Ta đều thân-cận cúng-dường Phật
Theo Phật tu học giải-thoát nầy.
Có Vương-Kinh-Đô tên Hỉ-Nghiêm
Ngang dọc rộng bằng rất tráng lệ.
Chúng-sanh tạp nghiệp ở trong đó
Người tâm thanh-tịnh, kẻ làm ác.
Quốc-Vương trị nước tên Thắng-Quang.
Hằng dùng chánh-pháp ngự quần-sanh
Thái-Tử của vua tên Thiện-Phục.
Thân hình đoan chánh đủ tướng tốt.
Bấy giờ vô-lượng người phạm tội
Giam trong ngục tối sẽ hành hình
Thái-Tử xem thấy lòng xót thương
Tâu lên Phụ-Vương xin ân xá.
Các quan đại-thần tâu Quốc-Vương
Nay Thái-Tử này phá vương-pháp
Tội-nhơn như vậy phải gia hình
Thái-Tử sao lại cầu ân xá.
Thắng-Quang Quốc-Vương bảo Thái-Tử
Nếu cứu tội-nhơn ngươi phải chết.
Thái-Tử lòng thương càng mạnh hơn
Thề cứu chúng-sanh không thối khiếp.
Quốc mẫu Phu-Nhơn cùng Thể-Nữ
Đồng đến triều đường tâu Quốc-Vương
Tạm tha Thái-Tử trong nửa tháng
Bố-thí chúng-sanh tạo công đức.
Quốc-Vương nghe tâu liền chuẩn cho
Lập hội đại-thí giúp nghèo thiếu,
Những kẻ khốn cùng đều đến hội
Tùy chỗ nhu cầu đều cấp đủ.
Thấm thoát đến ngày thứ mười lăm
Giờ xử Thái-Tử đã sắp đến,
Đại chúng trăm ngàn muôn ức người
Đồng thời chiêm ngưỡng đều than khóc
Đức Phật biết chúng căn gần thục
Bèn đến thí-hội độ quần-sanh,
Hiển hiện thần-biến đại trang-nghiêm
Đại-chúng thân cận và cung kính.
Phật dùng nhứt âm phương-tiện nói
Pháp-đăng chiếu khắp những khế kinh
Vô-lượng chúng-sanh ý nhu nhuyến
Đều được đức Phật thọ ký biệt.
Thiện-Phục Thái-Tử sanh hoan-hỉ
Phát khởi tâm bồ-đề vô-thượng
Thệ nguyện kính thờ đức Như-Lai
Khắp vì chúng-sanh làm chỗ tựa.
Theo Phật xuất gia trì tịnh-giới
Tu hành nhất-thiết-chủng-trí-đạo
Bấy giờ bèn được giải-thoát nầy
Đại bi rộng độ các quần-sanh
Trong đó nương ở trải kiếp hải
Xem kỹ các pháp chân-thiệt-tánh
Thường ở biển khổ cứu chúng-sanh
Như vậy tu tập bồ-đề-đạo.
Trong kiếp có những Như-Lai hiện
Thảy đều kinh thờ không để sót
Đều dùng tâm tin hiểu thanh-tịnh
Lắng nghe, trì, hộ phật thuyết pháp.
Kế ở phật-sát vi-trần-số
Vô-lượng vô-biên những kiếp-hải
Bao nhiêu chư Phật hiện thế-gian
Mỗi mỗi cúng-dường đều như vậy.
Ta nhớ thuở xưa làm Thái-Tử
Thấy các chúng-sanh ở lao ngục
Thệ nguyện xả thân để cứu hộ
Nhơn đó chứng môn giải-thoát nầy.
Trải qua phật-sát vi-trần-số
Kiếp-hải rộng lớn thường tu tập
Niệm niệm khiến họ được tăng trưởng
Lại được vô-biên xảo phương-tiện.
Trong đó có chư Phật Như-Lai
Ta điều thấy Phật nhờ khai ngộ
Khiến ta thêm sáng giải-thoát nầy.
Và cùng những môn phương-tiện-lực
Ta ở vô-lượng ngàn ức kiếp
Học môn giải-thoát nan-tư nầy
Chư Phật pháp-hải không có bờ
Trong nhứt thời ta đều uống khắp.
Mười phương đều có tất cả cõi
Thân ta vào khắp không chướng-ngại
Tam thế danh-hiệu các quốc-độ
Niệm niệm biết rõ hết tất cả.
Tam thế có những chư Phật-hải
Mỗi mỗi thấy rõ không sót thừa
Cũng hiện được thân tướng Như-Lai
Đến khắp chỗ của chư Phật đó.
Lại ở mười phương tất cả cõi
Nơi tất cả chư Phật Đạo-Sư
Khắp mưa tất cả mây trang-nghiêm
Cúng-dường tất cả Vô-Thượng-Giác.
Lại dùng vô-biên đại vấn hải
Khải thỉnh tất cả chư Thế-Tôn
Đức Phật đã mưa mây diệu pháp
Thảy đều thọ trì không quên mất
Lại ở mười phương vô-lượng cõi
Trước tất cả chúng hội Như-Lai
Ngồi trên tòa những diệu trang-nghiêm
Thị-hiện các thứ thần-thông-lực.
Lại ở mười phương vô-lượng cõi
Thị hiện các thứ những thần-thông
Một thân thị hiện vô-lượng thân
Trong vô-lượng thân hiện một thân
Lại ở trong mỗi mỗi lỗng lông
Đều phóng vô-số đại-quang-minh
Đều dùng nhiều thứ xảo phương-tiện
Diệt trừ chúng-sanh lửa phiền-não.
Lại ở trong mỗi mỗi lỗ lông
Xuất hiện vô-phương mây hóa thân
Đầy khắp mười phương các thế-giới
Khắp mưa pháp vũ cứu quần-phẩm
Mười phương tất cả những phật-tử
Vào môn giải-thoát nan-tư nầy
Đều tận vị-lai vô-lượng kiếp
An trụ tu hành hạnh bồ-tát.
Tùy tâm sở-thích mà thuyết pháp
Khiến họ đều trừ lưới tà-kiến,
Dạy họ thiện-đạo và nhị-thừa.
Nhẫn đến tất cả trí Như-Lai.
Tất cả chúng-sanh chỗ thọ sanh
Thị hiện vô-biên nhiều loại thân
Đều đồng loại họ hiện thân tượng
Ứng khắp tâm họ mà thuyết pháp.
Nếu ai được môn giải-thoát nầy
Thời trụ vô-biên biển công-đức
Thí như sát-hải vi-trần số
Chẳng thể nghĩ bàn không số lượng.
Nầy thiện-nam-tử ! Ta chỉ biết môn giải-thoát giáo-hóa chúng-sanh khiến sanh thiện-căn nầy.
Như chư đại Bồ-Tát siêu thế-gian hiện thân các loài, chẳng trụ phan-duyên không có chướng-ngại, thấu rõ tự-tánh của các pháp, khéo quán sát tất cả pháp được trí vô-ngã, chứng pháp vô-ngã, giáo-hóa đều-phục tất cả chúng-sanh hằng không thôi nghỉ, tâm thường an trụ pháp-môn vô-nhị, vào khắp tất cả biển ngôn từ. Nay ta thế nào biết được nói được biển công-đức đó, trí dũng mãnh đó, chỗ tâm hành đó, cảnh tam-muội đó, sức giải-thoát đó.
Nầy thiện-nam-tử ! Diêm-Phù-Đề nầy có một viên lâm tên là Lâm-Tỳ-Ni. Trong vườn ấy có thần tên là Diệu-Đức-Viên-Mãn.
Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào tu bồ-tát-hạnh sanh nhà Như-Lai, làm ánh sáng cho đời tận kiếp vị-lai mà không nhàm mỏi ?
Bấy giờ Thiện-Tài Đồng-Tử đảnh lễ chân Chủ-Dạ-Thần, hữu nhiểu vô-lượng vòng, chắp tay chiêm ngưỡng từ tạ mà đi.
Comments
Post a Comment