Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ KINH HOA NGHIÊM, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH
BÀI TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương vừa ngún chiên-đàn
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa
Lòng con kính ngưỡng thiết tha
Ngửa mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN
ÁN LAM (7 lần)
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN
Tu rị Tu rị ma ha tu rị tu tu rị ta-bà-ha (3 lần)
TỊNH BA NGHIỆP CHƠN NGÔN
Án ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ,
đạt mạ ta phạ bà phạ thuật độ hám (3 lần)
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần)
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Hoa-Nghiêm
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (3 lần)
BÀI KỆ KHAI KINH
Phật-pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện tỏ Như-Lai nghĩa nhiệm mầu
Nam-Mô Hoa-Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
QUYỂN 42
PHẨM THẬP ĐỊNH
THỨ HAI MƯƠI BẢY
Chư Phật-tử ! Thế nào là nhứt-thiết chúng-sanh sai-biệt thân đại tam-muội của đại Bồ-Tát ?
Đại Bồ-Tát trụ tam-muội nầy được mười thứ vô-sở-trước : những là nơi tất cả cõi vô-sở-trước, nơi tất cả phương vô-sở-trước, nơi tất cả kiếp vô-sở-trước, nơi tất cả chúng vô-sở-trước, nơi tất cả pháp vô-sở-trước, nơi tất cả Bồ-Tát vô-sở-trước, nơi tất cả Bồ-Tát nguyện vô-sở-trước, nơi tất cả tam-muội vô-sở-trước, nơi tất cả Phật vô-sở-trước, nơi tất cả địa vô-sở-trước.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát nơi tam-muội nầy, nhập thế nào ? khởi thế nào ?
Đại Bồ-Tát nơi tam-muội nầy, nội-thân nhập ngoại-thân khởi, ngoại-thân nhập nội-thân khởi, đồng-thân nhập dị-thân khởi, dị-thân nhập đồng-thân khởi, nhơn-thân nhập dạ-xoa thân khởi, dạ-xoa thân nhập long-thân khởi,
long-thân nhập a-tu-la
thân khởi, a-tu-la
thân nhập
thiên-thân khởi, thiên-thân
nhập phạm-vương thân khởi, phạm-vương thân nhập dục-giới thân khởi,
thiên-trung nhập địa-ngục khởi, địa-ngục nhập nhơn-gian khởi, nhơn-gian nhập loài khác khởi, ngàn thân nhập một thân khởi, một thân nhập ngàn thân khởi, na-do-tha thân nhập một thân khởi, một thân nhập na-do-tha
thânkhởi, trong
chúng nam-châu nhập trong
chúng tây-châu khởi, trong
chúng tây-châu nhập trong
chúng bắc-châu khởi, trong chúng bắc-châu nhập trong
chúng đông-châu khởi, trong
chúng đông-châu nhập trong
chúng ba châu kia khởi, trong
chúng ba châu nhập trong
chúng bốn châu khởi, trong chúng bốn châu nhập trong
chúng tất cả biển sai-biệt khởi, trong chúng tất cả biển sai-biệt nhập trong
chúng tất cả hải-thần khởi, trong chúng tất cả hải-thần nhập trong thủy-đại khởi, trong thủy-đại nhập trong địa-đại khởi, trong địa-đại nhập trong hỏa-đại khởi, trong hỏa-đại nhập trong
phong-đại khởi, trong phong-đại nhập trong tất cả tứ-đại-khởi, trong tất cả tứ đại nhập trong pháp vô-sanh khởi, trong pháp vô-sanh nhập trong núi Tu-Di khởi, trong núi Tu-Di nhập trong bảy Bửu-Sơn khởi, trong bảy Bửu-Sơn nhập trong tất cả cây cỏ lùm rừng hắc-sơn khởi, trong tất cả lùm rừng hắc-sơn nhập trong tất cả diệu-hương hoa bửu
trang-nghiêm khởi, trong tất cả trang-nghiêm nhập trong tất cả chúng-sanh thọ sanh nơi bốn châu thượng-phương hạ-phương khởi, trong tất cả chúng-sanh
thọ-sanh nhập trong chúng-sanh nơi Tiểu-Thiên thế-giới khởi, trong chúng-sanh nơi Tiểu-Thiên Thế-Giới nhập trong
chúng-sanh nơi
Trung-Thiên Thế-Giới khởi, trong chúng-sanh nơi Trung-Thiên thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi Đại-Thiên thế-giới khởi, trong
chúng-sanh nơi trăm ngàn
ức na-do-tha
Đại-Thiên thế-giới nhập trong
chúng-sanh nơi vô-số thế-giới khởi, trong chúng-sanh nơi vô-số thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi vô-lượng thế-giới khởi, nơi chúng-sanh trong vô-lượng thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi vô-biên thế-giới khởi, trong chúng-sanh nơi vô-biên thế-giới nhập trong chúng-sanh nơi vô-đẳng phật-độ khởi, trong chúng-sanh nơi vô-đẳng phật-độ nhập trong
chúng sanh nơi bất-khả-sổ thế-giới khởi, trong
chúng-sanh nơi bất-khả-sổ thế-giới nhập trong
chúng-sanh nơi bất-khả-xưng thế-giới khởi, trong
chúng-sanh nơi bất-khả-xưng thế-giới nhập trong
chúng-sanh nơi bất-khả-tư thế-giới khởi, trong
chúng-sanh nơi bất-khả-tư thế-giới nhập trong
chúng-sanh nơi bất-khả-lượng thế-giới khởi, trong
chúng-sanh nơi bất-khả-lượng thế-giới nhập trong
chúng-sanh nơi bất-khả-thuyết thế-giới khởi, trong
chúng-sanh nơi bất-khả-thuyết thế-giới nhập trong
chúng-sanh nơi bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết thế-giới khởi, trong chúng-sanh
nơi bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết thế-giới nhập trong
chúng-sanh tạp-nhiễm khởi, trong chúng-sanh tạp-nhiễm nhập trong chúng-sanh thanh-tịnh khởi, trong chúng-sanh thanh-tịnh nhập trong
chúng-sanh tạp-nhiễm khởi, trong nhãn-xứ nhập trong nhĩ-xứ khởi, trong
nhĩ-xứ nhập trong tỹ-xứ khởi, trong tỹ-xứ nhập trong thiệt-xứ khởi, trong thiệt-xứ nhập trong thân-xứ khởi, trong
thân-xứ nhập trong ý-xứ khởi, trong
ý-xứ nhập trong thân-xứ khởi, trong tự-xứ nhập trong
tha-xứ khởi, trong tha-xứ nhập trong tự-xứ khởi, trong một vi-trần nhập trong
vô-số thế-giới vi-trần khởi, trong vô-số thế-giới vi-trần nhập trong một vi-trần khởi, trong
Thanh-Văn mhập trong Độc-Giác khởi, trong Độc-Giác nhập trong Thanh-Văn khởi, trong tự-thân nhập trong Phật-thân khởi, trong Phật-thân nhập trong tự-thân khởi, một niệm nhập ức kiếp khởi, ức kiếp nhập một niệm khởi, đồng-niệm nhập biệt-thời khởi, biệt-thời nhập đồng-niệm khởi, tiền-tế nhập hậu-tế khởi, hậu-tế nhập tiền-tế khởi, tiền-tế nhập trung-tế khởi, trung-tế nhập tiền-tế khởi, tam-thế nhập sát-na khởi, sát-na nhập tam-thế khởi, chơn-như nhập ngôn thuyết khởi,
ngôn-thuyết nhập chơn-như khởi.
Ví như có người bị quỷ phá thân họ rung động chẳng tự an được, quỷ chẳng hiện thân mà làm cho thân người kia như vậy.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy tự-thân nhập định tự-thân khởi.
Ví như tử-thi do chú-lực mà hay chổi dậy mà đi, cùng làm được các việc. Tử-thi cùng
chú dầu đều khác nhau mà có thể hòa hiệp làm những việc trên.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy, đồng cảnh nhập định dị-cảnh khởi, dị-cảnh nhập định đồng-cảnh khởi.
Ví như Tỳ-Kheo được tâm tự-tại, hoặc một thân làm nhiều thân, hoặc nhiều thân làm một thân. Chẳng phải một thân mất mà nhiều thân sanh, cũng chẳng phải nhiều thân mất mà một thân
sanh.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy, một thân nhập định nhiều thân khởi, nhiều thân nhập định một thân khởi.
Ví như đại-địa đồng một vị mà sanh cỏ cây có nhiều vị khác nhau. Đất dầu không khác mà vị có sai khác.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy vẫn vô-phân-biệt, mà có một thứ nhập định nhiều thứ khởi, nhiều thứ nhập định một thứ khởi.
Chư Phậy-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy được mười pháp xưng-tán chỗ ngợi khen. Những là : vì nhập chơn-như nên gọi là Như-Lai, vì giác-ngộ tất cả pháp nên gọi là Phật, vì được tất cả thế-gian ngợi khen nên gọi là Pháp-Sư, vì biết tất cả pháp nên gọi là nhứt-thiết-trí, vì được tất cả thế-gian quy-y nên gọi là chỗ sở-y, vì rõ thấu tất cả pháp phương-tiện nên gọi là đạo sư, vì dẫn tất cả chúng-sanh vào đạo nhứt-thiết-trí nên gọi là đại-đạo-sư, vì là đèn của tất cả thế-gian nên gọi là quang-minh, vì tâm chí viên-mãn, nghĩa lợi thành-tựu, chỗ làm đều xong, trụ trí vô-ngại, phân-biệt biết rõ tất cả pháp nên gọi là thập-lực tự-tại, vì
thông-đạt tất cả pháp-luân nên gọi là bực nhứt-thiết-kiến.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy lại được mười thứ quang-minh
chói sáng. Những là được quang-minh của tất cả Phật, vì cùng Phật bình-đẳng. Được tất cả thế-giới
quang-minh, vì có thể khắp nghiêm-tịnh. Được tất cả chúng-sanh quang-minh, vì điều đến điều-phục. Được vô-lượng vô-úy quang-minh vì pháp-giới làm trường thuyết pháp. Được vô-sai-biệt quang-minh, vì biết tất cả pháp không các thứ tánh. Được phương-tiện quang-minh, vì nơi ly-dục-tế của các pháp mà chứng nhập. Được chơn-thiệt
quang-minh, vì nơi ly-dục-tế của các pháp
tâm bình-đẳng. Được thần-biến
quang-minh khắp tất cả thế-gian, vì được Phật gia-hộ hằng chẳng dứt. Được thiện tư-duy
quang-minh, vì đến bờ tự-tại của tất cả Phật. Được nhứt-thiết-pháp chơn-như quang-minh
vì nơi trong một lỗ chưn lông khéo
nói tất cả.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy được mười thứ vô-sở-tác. Những là thân-nghiệp vô-sở-tác, ngữ-nghiệp vô-sở-tác,
ý-nghiệp vô-sở-tác, thần thông vô-sở-tác, rõ
pháp vô-tánh vô-sở-tác, biết nghiệp chẳng hoại vô-sở-tác, vô-sai-biệt trí vô-sở-tác, vô-sanh-khởi trí vô-sở-tác, biết pháp không diệt vô-sở-tác, tùy
thuận nơi văn chẳng hoại nơi nghĩa vô-sở-tác.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy, vô-lượng cảnh giới nhiều thứ sai khác. Những là một nhập nhiều khởi, nhiều nhập một khởi, đồng nhập dị khởi, dị nhập đồng khởi, tế nhập thô khởi, thô nhập tế khởi, đại nhập tiểu khởi, tiểu nhập đại khởi, thuận nhập nghịch khởi, nghịch nhập thuận khởi, không thân nhập có thân khởi, có thân
nhập không
thân khởi, vô-tướng nhập hữu tướng khởi, hữu tướng nhập vô-tướng khởi, trong khởi mà nhập, trong nhập mà khởi. Đây đều là cảnh-giới tự-tại của tam-muội nầy.
Ví nhà huyễn thuật trì chú được thành có thể hiện các thứ hình tướng sai-biệt. Chú khác với huyễn, mà có thể làm ra huyễn. Chú chỉ là
âm-thanh, mà có thể làm ra các
hình sắc cho
nhãn-thức biết, các thứ tiếng cho
nhĩ-thức biết, các thứ hương cho tỹ-thức biết, các thứ vị cho thiệt-thức biết, các thứ xúc cho
thân-thức biết, các cảnh giới cho ý-thức biết.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy, trong đồng nhập định trong dị khởi, trong dị nhập định trong đồng khởi.
Ví như Đao-Lợi thiên lúc đánh với A-Tu-La. Chư Thiên thắng trận. Vua A-Tu-La thân cao lớn bảy trăm do-tuần dùng sức huyễn thuật đem binh
đội trăm ngàn
người đồng thời chạy vào trong
lỗ cộng sen để trốn.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát đã khéo thành-tựu các huyễn trí-địa. Huyễn-trí tức là Bồ-Tát, Bồ-Tát tức là huyễn-trí. Vì thế nên có thể trong pháp
vô-sai-biệt nhập định trong pháp sai-biệt khởi định. Trong pháp sai-biệt nhập định trong
pháp vô-sai-biệt khởi định.
Ví như nhà nông
gieo giống trong ruộng, hột giống ở dưới còn trái sanh ở trên.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ tam-muội nầy, trong một nhập định trong nhiều khởi, trong nhiều nhập định trong một khởi.
Ví như xích bạch của nam nữ hòa hiệp, hoặc có chúng-sanh thọ sanh trong đó, bấy giờ gọi là ca-la-lã. Từ đây tuần tự ở thai mẹ đủ mười tháng, do
sức nghiệp lành nên tất cả chi-phần đều được thành-tựu, căn thân chẳng thiếu, tâm ý
sáng suốt. Ca-la-lã
kia với sáu căn
thể trạng khác nhau, do nghiệp lực mà có thể làm cho
kia thứ đệ thành-tựu, thọ các thứ quả báo đồng dị loại.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát từ nhứt-thiết-trí ngôi ca-la-lã, do sức tín giải nguyện lần lần tăng trưởng, tâm Bồ-Tát quảng đại nhiệm vận tự-tại. Trong không nhập định trong có khởi, trong có nhập định trong không khởi.
Ví như long-cung
nương đất làm nền mà chẳng nương hư-không. Rồng ở trong cung chẳng ở hư-không mà có thể nổi mây đầy khắp hư-không. Có
người ngước xem hoặc thấy có
cung-điện, phải biết đó là thành càn-thát-bà chẳng phải
long-cung. Dầu rồng ở dưới mà mây nổi trên không.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ tam-muội nầy nơi vô-tướng nhập nơi hữu-tướng khởi nơi hữu-tướng nhập nơi vô-tướng khởi.
Ví như cung của Diệu-Quang Đại Phạm-Thiên-Vương ở tên là nhứt-thiết-thế-gian-tối-thắng-thanh-tịnh-tạng. Trong cung lớn nầy thấy khắp Đại-thiên thế-giới : những tứ thiên-hạ, cung của Thiên,
Long bát-bộ, chỗ ở của nhơn-gian và ba ác-đạo, các núi
Tu-Di-Sơn vân vân,
biển cả sông lạch, bờ đầm, nguồn suối, thành ấp tụ lạc, rừng cây, các thứ bửu. Những vật như vậy tột đến đại Luân-Vi, nhẫn đến vi-tế du-trần trong hư-không đều hiển-hiện trong
cung của Đại-Phạm-Vương, như bóng mặt hiện thấy trong gương sáng.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ nơi nhứt-thiết
chúng-sanh sai-biệt thân đại tam-muội nầy, biết các thứ cõi nước, thấy các thứ Phật-độ, các thứ quả chứng, các thứ pháp-thành, các thứ hạnh mãn, các
thứ giải nhập, các thứ tam-muội, khởi các thứ thần-thông, được các thứ trí-huệ, trụ các thứ sát-na-tế.
Đại Bồ-Tát nầy đến mười thứ thần-thông bỉ-ngạn. Những là đến chư Phật tận hư-không biến pháp-giới : thần-thông bỉ-ngạn. Đến Bồ-Tát rốt ráo vô-sai-biệt tự-tại thần-thông bỉ-ngạn. Đến hay phát khởi bồ-tát quảng đại hạnh nguyện nhập Như-Lai môn phật-sự : thần-thông bỉ-ngạn. Đến hay chấn-động tất cả thế-giới tất cả cảnh-giới đều làm cho
thanh-tịnh : thần-thông bỉ-ngạn. Đến hay tự-tại biết tất cả chúng-sanh
nghiệp quả bất-tư-nghì đều như huyễn hóa : thần-thông bỉ-ngạn. Đến hay tự-tại biết các tam-muội thô tế nhập xuất tướng sai biệt : thần-thông bỉ-ngạn. Đến hay dũng-mãnh nhập cảnh-giới Như-Lai mà ở trong đó
phát-sanh đại-nguyện : thần-thông bỉ-ngạn. Đến hay hóa làm Phật, hóa chuyển pháp-luân điều-phục
chúng-sanh, khiến sanh phật chủng, khiến nhập phật-thừa mau được thành-tựu : thần-thông bỉ-ngạn. Đến hay rõ biết bất-khả-thuyết tất cả văn cú
bí-mật mà chuyển pháp-luân, khiến trăm ngàn ức na-do-tha
bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết pháp-môn đều được thanh-tịnh : thần-thông bỉ-ngạn. Đến chẳng nhờ ngày đêm năm tháng kiếp số, một niệm đều có thể thị-hiện khắp tam thế : thần-thông bỉ-ngạn.
Trên đây là trí thiện-xảo nhứt-thiết chúng-sanh sai-biệt thân đại tam-muội thứ tám của đại Bồ-Tát.
Chư Phật-tử ! thế nào là
pháp-giới tự-tại tam-muội của đại Bồ-Tát ?
Đại Bồ-Tát nầy nơi tự nhãn-xứ nhẫn đến tự ý-xứ nhập tam-muội, nên gọi là
pháp-giới tự-tại.
Đại Bồ-Tát nơi mỗi mỗi lỗ chưn lông của tự-thân mà nhập tam-muội nầy, tự nhiên biết được các thế-gian, biết các pháp thế-gian, biết các thế-giới, biết ức na-do-tha thế-giới, biết a-tăng-kỳ thế-giới, biết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số thế-giới. Trong tất cả thế-giới thấy có Phật xuất-thế, Bồ-Tát
chúng-hội thảy đều đông đủ,
quang-ming thanh-tịnh, thuần thiện không tạp,
trang-nghiêm rộng lớn, các thứ châu báu dùng để ngiêm-sức.
Bồ-Tát trong
các thế-giới nầy không ngớt tu hạnh bồ-tát hoặc một kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp, ức kiếp, trăm
ngàn ức na-do-tha
kiếp, vô-số kiếp, vô-lượng kiếp, vô-biên kiếp, vô-đẳng kiếp, bất-khả-sổ kiếp, bất-khả-xưng kiếp, bất-khả-tư kiếp, bất-khả-lượng kiếp, bất-khả-thuyết kiếp, bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết kiếp, bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần số kiếp.
Bồ-Tát lại ở trong vô-lượng kiếp như vậy mà trụ nơi tam-muội nầy : cũng nhập, cũng khởi, cũng
thành-tựu thế-giới, cũng điều phục chúng-sanh, cũng rõ khắp pháp-giới, cũng biết khắp tam thế, cũng diễn thuyết các pháp, cũng hiện đại thần-thông các
thứ phương-tiện vô-trước vô-ngại, vì nơi pháp-giới được tự-tại. Khéo
phân-biệt nhãn,
khéo phân-biệt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, khéo phân-biệt ý. Các thứ sai biệt chẳng đồng như vậy đều khéo
phân-biệt tột ngằn mé.
Bồ-Tát khéo
thấy và biết như vậy rồi, có thể sanh khởi mười ngàn ức đà-la-ni pháp quang-minh, thành-tựu mười ngàn ức hạnh thanh-tịnh, chứng được mười ngàn ức thiện-căn, viên-mãn mười ngàn ức thần-thông, hay nhập mười ngàn ức tam-muội, thành-tựu mười ngàn ức thần-lực, trưởng dưỡng mười ngàn ức công-lực, viên-mãn
mười ngàn ức thâm tâm, vận động mười ngàn ức lực-trì, thị-hiện mười ngàn ức thần-biến, đầy đủ mười ngàn ức bồ-tát vô-ngại, viên-mãn
mười ngàn ức bồ-tát trợ-đạo, chức nhóm mười ngàn ức bồ-tát tạng, chiếu sáng mười ngàn ức bồ-tát phương-tiện, diễn thuyết mười ngàn ức các nghĩa, thành-tựu mười ngàn ức các nguyện, xuất sanh mười ngàn ức hồi-hướng, tịnh tu mười ngàn ức bồ-tát chánh-vị, minh liễu mười ngàn ức pháp-môn, khai-thị mười ngàn ức diễn-thuyết, tu trị mười ngàn ức bồ-tát thanh-tịnh.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát lại có vô số công-đức, vô-lượng công-dức, vô-biên
công-đức, vô-đẳng công-đức, bất-khả-sổ công-đức, bất-khả-xưng công-đức, bất-khả-tư công-đức, bất-bất-khả-lượng công-đức, bất-khả-thuyết công-đức, vô-tận công-đức.
Chư Phật-tử ! Bồ-Tát nầy nơi công-đức như vậy đều đã làm
xong, đều đã chứa nhóm, đều đã trang-nghiêm, đều đã thanh-tịnh, đều đã suốt thấu, đều đã nhiếp thọ, đều đã xuất sanh, đều đáng khen
ngợi, đều được kiên-cố, đều đã thành-tựu.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát trụ tam-muội nầy được đông-phương mười ngàn vô-số phật-sát vi-trần-số danh-hiệu chư Phật nhiếp thọ. Mỗi mỗi danh hiệu Phật nầy lại có mười ngàn vô-số phật-sát vi-trần-số Phật đều riêng khác. Như đông phương, chín phương kia cũng như vậy.
Chư Phật đó đều hiện ra trước mặt Bồ-Tát. Vì Bồ-Tát mà hiện cõi thanh-tịnh của chư Phật, vì nói
vô-lượng thân của chư Phật, vì nói
nan-tư nhãn của chư Phật, vì nói
vô-lượng nhĩ của chư Phật, vì nói tỹ thanh-tịnh của chư Phật, vì nói thiệt thanh-tịnh của chư Phật, vì nói tâm vô-trụ của chư Phật, vì nói thần-thông vô-thượng của chư Phật, khiến tu vô-thượng bồ-đề của Phật, khiến được âm-thanh thanh-tịnh của Phật, khai-thị pháp-luân bất-thối của Phật, hiển-thị vô-biên chúng-hội của Phật, khiến nhập vô-biên bí-mật của Phật, tán thán tất cả thiện-căn của Phật, khiến nhập pháp bình-đẳng của Phật, tuyên nói tam-thế chủng-tánh của Phật, thị-hiện vô-lượng sắc-tướng của Phật, xiển dương pháp hộ-niệm của Phật, diễn sướng pháp âm vi-diệu của Phật, biện minh thế-giới của tất cả chư Phật, tuyên dương tam-muội của tất cả chư Phật, thị-hiện chúng-hội thứ đệ của chư Phật, hộ-trì pháp bất-tư-nghì của chư Phật, nói tất cả pháp dường như huyễn hóa, thuyết minh pháp-tánh không động chuyển, khai-thị tất cả pháp-luân vô-thượng, khen ngợi vô-lượng công-đức của Phật, khiến vào tất cả những mây
tam-muội, khiến biết tâm đó như huyễn như hóa vô-biên vô-tận.
Chư Phật-tử ! Lúc đại Bồ-Tát trụ nơi pháp-giới tự-tại tam-muội nầy, mười phương kia, mỗi phương đều có mười ngàn vô-số phật-sát vi-trần số danh-hiệu Như-Lai, trong mỗi mỗi danh-hiệu đều có mười ngàn vô-số phật-sát
vi-trân-số Phật đồng thời hộ-niệm cho Bồ-Tát nầy được vô-biên thân, cho Bồ-Tát nầy được tâm vô-ngại, cho Bồ-Tát nầy nơi tất cả pháp được không vong-niệm, cho Bồ-Tát nầy nơi tất cả pháp được huệ quyết-định, cho Bồ-Tát nầy càng thêm sáng suốt nơi tất cả pháp đều lãnh thọ được, cho Bồ-Tát nầy nơi tất cả pháp đều có thể hiểu rõ, cho Bồ-Tát nầy các căn mạnh lẹ nơi pháp thần-thông đều được thiện-xảo, cho Bồ-Tát nầy cảnh-giới vô-ngại đi khắp pháp-giới hằng chẳng nghỉ, cho Bồ-Tát nầy được trí vô-ngại rốt-ráo thanh-tịnh, cho Bồ-Tát nầy dùng sức thần-thông trong tất cả thế-giới thị-hiện thành Phật.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát trụ tam-muội nầy được mười thứ " hải ". Những là được chư Phật-hải, vì đều xem thấy. Được chư pháp-hải, vì hay
dùng trí-huệ trọn biết rõ. Được
chúng-sanh-hải, vì trọn điều-phục. Được chư sát-hải, vì dùng
thần-thông
vô-tánh vô-tác đều qua đến. Được công-đức-hải, vì tất cả tu hành trọn viên-mãn. Được thần-thông-hải, vì hay rộng thị-hiện khiến khai-ngộ. Được chư căn-hải, vì những căn-tánh chẳng đồng đều khéo biết. Được chư tâm-hải, vì biết vô-lượng tâm chủng loại sai biệt của tất cả chúng-sanh. Được chư hạnh-hải, vì hay dùng nguyện-lực đều viên-mãn. Được chư nguyện-hải, vì đều làm cho
thành-tựu trọn thanh-tịnh.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát được mười thứ " hải " rồi, lại được mười thứ thù-thắng : một là trong
tất cả chúng-sanh rất là đệ nhứt. Hai là trong tất cả chư thiên rất là thù-đặc. Ba là
trong tất cả Phạm-Vương rất tột tự-tại. Bốn là nơi các thế-gian không chỗ nhiễm-trước. Năm là tất cả thế-gian không gì che chói được. Sáu là tất cả các ma chẳng mê loạn được. Bảy là vào khắp các loài không bị chướng ngại. Tám là mọi nơi thọ sanh biết chẳng kiên-cố. Chín là tất cả phật-pháp đều được tự-tại. Mười là tất cả thần-thông đều hay thị-hiện.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát đã được mười thứ thù-thắng, lại được mười thứ " lực " ở trong chúng-sanh-giới tu tập các hạnh : một là sức dũng-kiện, vì điều-phục thế-gian. Hai là sức tinh-tấn, vì hằng chẳng thối-chuyển. Ba là sức vô-trước, vì lìa
các cấu nhiễm. Bốn là sức tịch-tịnh, vì không tránh luận nơi tất cả pháp. Năm là sức nghịch thuận, vì nơi tất cả pháp tâm tự-tại. Sáu là sức pháp-tánh, vì trong các nghĩa được tự-tại. Bảy là sức vô-ngại vì trí-huệ quảng-đại. Tám là sức vô-úy vì khéo thuyết-pháp. Chín là sức biện-tài, vì khéo thọ-trì các pháp. Mười là sức khai-thị, vì trí-huệ vô-biên.
Chư Phật-tử ! Mười thứ " lực " nầy là sức quảng-đại, sức tối-thắng, sức không ai xô dẹp được, sức vô-lượng, sức khéo chứa nhóm, sức bất-động, sức kiên-cố, sức trí-huệ, sức thành-tựu, sức thắng-định, sức thanh-tịnh, sức rất thanh-tịnh, sức pháp-thân, sức pháp quang-minh, sức pháp-đăng, sức pháp-môn,
sức không bị phá hoại, sức rất dũng-mãnh, sức đại trượng-phu, sức thiện-tượng-phu tu tập, sức thành
chánh-giác, sức quá-khứ chứa nhóm thiện-căn, sức an-trụ vô-lượng thiện-căn, sức trụ Như-Lai lực, sức tâm tư-duy, sức tăng-trưởng Bồ-Tát hoan-hỷ, sức xuất sanh Bồ-Tát tịnh-tín, sức tăng-trưởng Bồ-Tát
dũng-mãnh, sức do Bồ-Đề tâm sanh, sức Bồ-Tát thanh-tịnh thâm-tâm, sức Bồ-Tát thù-thắng thâm-tâm, sức Bồ-Tát thiện-căn huân-tập, sức cựu-cánh các pháp, sức thân vô-ngại, sức nhập pháp-môn phương-tiện thiện-xảo, sức diệu-pháp thanh-tịnh, sức an-trụ thế-lực lớn tất cả thế-gian chẳng khuynh động được, sức tất cả chúng-sanh không ai che chói được.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát nầy nơi vô-lượng pháp công-đức như vậy, hay thành-tựu, hay viên-mãn, hay chiếu minh, hay cụ túc, hay
khắp cụ-túc, hay quảng-đại, hay
kiên-cố, hay
tăng-trưởng, hay tịnh-trị, hay khắp tịnh-trị.
Về những công-đức biên-tế, trí-huệ biên-tế, tu hành biên-tế, pháp-môn
biên-tế, tự-tại biên-tế, khổ-hạnh biên-tế, thành-tựu biên-tế, thanh-tịnh biên-tế, xuất-ly biên-tế, pháp tự-tại biên-tế của đại Bồ-Tát nầy không ai có thể nói được.
Bồ-Tát nầy chỗ chứng đắc, chỗ thành-tựu, chỗ xu nhập, chỗ hiện tiền, chỗ có cảnh-giới, chỗ có
quan-sát, chỗ có chứng nhập, chỗ có thanh-tịnh, chỗ có liễu-tri, chỗ có kiến lập tất cả pháp-môn, trong bất-khả-thuyết kiếp không thể nói hết được.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi tam-muội nầy có thể rõ biết vô-số vô-lượng vô-biên
vô-đẳng bất-khả-sổ bất-khả-xưng bất-khả-tư bất-khả-lượng bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tất cả tam-muội. Cảnh giới của mỗi mỗi tam-muội đó quảng-đại vô-lượng. Trong cảnh-giới đó hoặc nhập, hoặc xuất, hoặc trụ, chỗ có tướng-trạng, chỗ có thị-hiện, chỗ có hành-xứ, chỗ có đẳng-lưu, chỗ có tự-tánh,chỗ có trừ-diệt, chỗ có xuất-ly, tất cả như vậy đều thấy rõ cả.
Ví như cung của đại Long-Vương nơi ao A-Nậu-Đạt chảy ra thành bốn con sông lớn, không đục, không tạp, không cấu-uế, màu sắc thanh-tịnh dường như hư-không. Bốn mặt ao, mỗi phía có một cửa sông, chảy ra thành
bốn con sông.
Nơi cửa Tượng-Khẩu chảy ra thành sông Hằng-Già. Nơi cửa Sư-Tử-Khẩu chảy ra thành sông Tư-Đà. Nơi
cửa Ngưu-Khẩu chảy ra thành
sông Tín-Độ. Nơi cửa Mã-Khẩu chảy ra thành sông Phược-Sô. Nơi cửa sông Hằng-Già chảy ra cát bạc. Cửa sông Tư-Đà chảy ra cát
kim-cương. Cửa sông Tín-Độ chảy ra cát
vàng. Cửa sông Phược-Sô chảy ra cát lưu-ly. Cửa sông Hằng-Già màu bạc. Cửa sông Tư-Đà màu kim-cương. Cửa sông Tín-Độ màu vàng. Cửa sông Phược-Sô màu lưu-ly. Mỗi cửa sông rộng một do-tuần.
Nước nơi bốn cửa sông chảy quanh ao A-Nậu-Đạt bảy vòng rồi theo phương vị mà chảy ra bốn phía, nổi sóng cuồn-cuộn chảy thẳng ra biển.
Nơi dòng nước của bốn sông chảy quanh ao, có thiên-bửu hiệp thành bốn thứ hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng, hương thơm lạ lùng ngào-ngạt, diệu-sắc thanh-tịnh. Những cánh hoa, những đài nhụy đều là các thứ báu tự-nhiên chói
suốt, đều phóng ánh sáng chiếu hiện lẫn nhau.
Ao A-Nậu-Đạt chu-vi rộng lớn năm mươi do-tuần, những cát báu
trải khắp đáy ao, nghiêm-sức với những châu
ma-ni, bờ ao
trang-nghiêm bằng vô-lượng diệu-bửu, diệu-hương chiên-đàn rải khắp trong đó. Bốn thứ hoa sen và
các hoa báu khác đều có khắp ao. Gió thoảng đưa hương-khí đi xa. Rừng hoa cây báu bao quanh ao. Lúc
mặt nhựt mọc thảy đều chiếu sáng. Ao và sông cùng tất cả vật chiếu chói lẫn nhau
thành lưới
quang-minh. Các vật nầy, hoặc xa, hoặc gần, hoặc cao, hoặc thấp, hoặc rộng, hoặc hẹp, hoặc thô, hoặc tế, nhẫn đến rất nhỏ như một hột cát, một hột bụi đều là diệu-bửu
quang-minh chói sáng. Tất cả vật đều có hiện bóng mặt nhựt. Các vật nầy cũng hiện bóng lẫn nhau. Các bóng ấy không thêm không bớt, chẳng phải hiệp, chẳng phải tan, đều như bổn chất mà được thấy rõ.
Chư Phật-tử ! Như ao A-Nậu-Đạt, nơi bốn cửa chảy ra bốn con sông, thẳng vào biển.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát từ tứ biện-tài phát sanh các hạnh rốt ráo vào nơi biển nhứt-thiết-trí.
Như sông Hằng-Già từ Tượng-Khẩu màu bạc chảy ra cát bạc.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng nghĩa biện-tài thuyết tất cả nghĩa-môn của đức Như-lai đã nói, xuất sanh tất cả bạch-pháp
thanh-tịnh rốt ráo vào nơi biển trí vô-ngại.
Như sông Tư-Đà từ Sư-Tử-Khẩu màu kim-cương chảy ra cát kim-cương.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng pháp biện-tài vì tất cả chúng-sanh mà nói câu kim-cương dẫn ra trí
kim-cương rốt ráo vào nơi biển trí vô-ngại.
Như sông Tín-Độ từ Ngưu-Khẩu màu vàng chảy ra cát vàng.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng huấn-từ biện-tài thuyết duyên-khởi phương-tiện tùy thuận thế-gian, khai-ngộ chúng-sanh
khiến đều hoan-hỉ điều-phục thành-thục, rốt ráo vào nơi biển duyên-khởi phương-tiện.
Như sông Phược-Sô từ Mả-Khẩu màu lưu-ly chảy ra cát lưu-ly.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng vô-tận biện-tài mưa trăm ngàn ức na-do-tha
bất-khả-thuyết diệu-pháp, làm
cho người nghe đều được gội nhuần rốt ráo vào nơi biển phật-pháp.
Như bốn con sông chảy quanh ao A-Nậu-Đạt rồi đều theo phương-vị chảy thẳng ra biển.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát thành-tựu tùy thuận thân-nghiệp,khẩu-nghiệp, ý-nghiệp. Thành-tựu trí làm
tiền-đạo cho thân-nghiệp, ngữ-nghiệp, ý-nghiệp. Tuôn khắp bốn phương rốt ráo vào nơi biển nhứt-thiết-trí.
Chư Phật-tử ! Những gì gọi là Bồ-Tát bốn phương ? Những là thấy tất cả Phật mà được khai ngộ, nghe tất cả pháp thọ-trì chẳng quên, đầy đủ tất cả hạnh ba-la-mật, đại-bi thuyết pháp làm đầy đủ cho chúng-sanh.
Như bốn con sông chảy quanh ao, trong đó mọc đầy những bốn thứ hoa sen :
xanh, vàng, đỏ, trắng.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát trong chặng phát tâm
bồ-đề chẳng rời bỏ chúng-sanh, thuyết pháp điều-phục khiến điều viên-mãn
vô-lượng tam-muội thấy cõi nước Phật trang-nghiêm thanh-tịnh.
Như cây báu
bao quanh ao A-Nậu-Đạt.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát hiện cõi nước Phật trang-nghiêm, làm cho chúng-sanh xu-hướng bồ-đề.
Như ao A-Nậu-Đạt rộng năm mươi do-tuần, nước ao trong
sạch không đục.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát tâm bồ-đề rộng vô-lượng vô-biên,
đầy đủ thiện-căn thanh-tịnh không nhơ.
Như ao A-Nậu-Đạt dùng vô-lượng bửu trang-nghiêm nơi bờ, hương chiên-đàn rải đầy khắp trong đó.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng trăm ngàn ức mười thứ trí-bửu trang-nghiêm ờ đại-nghuyện bồ-đề tâm, khắp rải tất cả những pháp
lành diệu-hương.
Như ao A-Nậu-Đạt, cát vàng trải khắp đáy ao, châu ma-ni xen lẫn trang-nghiêm.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng trí-huệ vi-diệu quán-sát cùng khắp, bất-tư-nghì
pháp-hữu bồ-tát giải-thóat xen lẫn trang-nghiêm,
được vô-ngại quang-minh nơi tất cả pháp, trụ nơi chỗ trụ của tất cả Phật, nhập nơi tất cả phương-tiện thậm-thâm.
Như Long-Vương nơi ao A-Nậu-Đạt khỏi hẳn những nhiệt-não của loài rồng.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát khỏi hẳn tất cả ưu não của thế-gian. Dầu hiện thọ sanh mà
không nhiễm trước.
Như bốn sông lớn thấm nhuần khắp mặt đất, rồi chảy vào biển.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng bốn sông
trí-huệ thấm nhuần Trời, Người, Sa-Môn, Bà-La-Môn, làm cho họ đều vào nơi biển trí-huệ vô-thượng bồ-đề. Dùng bốn thứ lực để trang-nghiêm
:
Một là sông
nguyện trí : cứu hộ điều-phục tất cả chúng-sanh
thường không ngớt nghỉ.
Hai là sông trí ba-la-mật tu hạnh bồ-đề lợi ích
chúng-sanh, quá-khứ, vị-lai, hiện-tại nối tiếp vô-tận rốt ráo vào nơi biển trí của chư Phật.
Ba là sông trí tam-muội của Bồ-Tát vô-số tam-muội dùng làm
trang-nghiêm thấy tất cả Phật vào nơi biển chư Phật.
Bốn là sông
trí đại-bi, đại-bi tự-tại cứu khắp chúng-sanh, phương-tiện nhiếp lấy không
thôi nghỉ, tu hành
môn công-đức bí-mật rốt ráo vào nơi biển lớn thập-lực.
Như bốn sông lớn từ ao A-Nậu-Đạt chảy ra vô-tận thẳng vào đến biển.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng sức đại nguyện tu hạnh Bồ-Tát, tri-kiến tự-tại vô-tận, rốt ráo vào nơi biển nhứt-thiết-trí.
Như bốn sông lớn chảy vào biển, không gì có thể ngăn chẳng cho chảy vào biển được.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát thường siêng tu
tập hạnh nguyện Phổ-Hiền, thành-tựu tất cả trí-huệ quang-minh, trụ nơi pháp bồ-đề của tất cả Phật, vào phật-trí không chướng-ngại.
Như bốn sông lớn chảy thẳng vào biển, trải qua nhiều kiếp vẫn không
nhàm mỏi.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng hạnh nguyện Phổ-Hiền tu hạnh bồ-tát tột kiếp vị-lai vào biển Như-Lai chẳng nhàm mỏi.
Như lúc mặt nhựt mọc, trong ao
A-Nậu-Đạt, cát bạc, cát vàng, các kim cương, cát lưu-ly và các
thứ bửu-vật khác đều có bóng mặt nhựt hiện trong đó.
Những cát bạc, vàng, kim-cương, lưu-ly và tất cả bửu-vật cũng đều xoay vần hiện bóng nhau không trở ngại.
Cũng vậy, đại Bồ-Tát trụ tam-muội nầy, trong mỗi mỗi lỗ lông nơi thân đều thấy bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số chư Phật Như-Lai, cũng thấy cõi nước đạo-tràng và chúng-hội của chư Phật đó. Nơi mỗi đức Phật, Bồ-Tát nầy nghe pháp thọ-trì,
tín-giải, cúng-dường, đều trải qua bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết ức na-do-tha-kiếp, mà chẳng tưởng niệm thời tiết dài vắn. Những chúng-hội đó cũng không bị chật hẹp.
Tại sao vậy ?
Vì Bồ-Tát nầy dùng tâm vi-diệu nhập vô-biên
pháp-giới, vì nhập vô-đẳng nghiệp quả sai-biệt, vì nhập cảnh giới tam-muội bất-tư-nghì, vì nhập cảnh-giới tư-duy bất-tư-nghì, vì nhập cảnh-giới tự-tại của chư Phật, vì được tất cả Phật hộ niệm, vì được tất cả Phật hộ niệm, vì được đại thần-biến của tất cả Phật, vì được thập-lực khó biết khó được của chư Phật, vì nhập cảnh-giới hạnh viên-mãn
của Phổ-Hiền Bồ-Tát, vì được sức thần-thông
không mỏi nhọc của tất cả Phật.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát dầu có thể ở nơi chánh-định xuất nhập trong một niệm, nhưng cũng chẳng bỏ thời-gian lâu ở trong định, cũng không chấp trước. Dầu nơi cảnh-giới không chỗ y-trụ, nhưng cũng chẳng bỏ tất cả cảnh sở-duyên. Dầu khéo nhập sát-na-tế tam-muội, nhưng vì lợi ích chúng-sanh mà hiện Phật thần-thông
không nhàm đủ. Dầu vào khắp pháp-giới mà chẳng có ngằn mé. Dầu không sở-trụ không có xứ-sở, nhưng luôn xu-nhập đạo nhứt-thiết-trí, dùng
sức biến-hóa vào khắp trong vô-lượng
chúng-sanh, trang-nghiêm đầy đủ tất cả thế-giới. Dầu rời điên đảo phân-biệt thế-gian, vượt khỏi tất cả bực phân-biệt, cũng chẳng bỏ tất cả các tướng. Dầu hay đầy đủ phương-tiện thiện-xảo, mà rốt ráo thanh-tịnh. Dầu chẳng phân-biệt các bực Bồ-Tát, mà đều đã khéo
nhập các bực.
Ví như hư-không dầu hay dung thọ tất cả các vật, mà chẳng rời có và không.
Cũng vậy, đại bồ-Tát dầu vào khắp tất cả thế-gian mà rời tưởng thế-gian. Dầu siêng độ tất cả chúng-sanh mà rời tưởng chúng-sanh. Dầu sâu biết tất cả pháp mà rời tưởng các pháp. Dầu thích thấy chư Phật mà rời tưởng chư Phật. Dầu khéo nhập các thứ tam-muội mà biết tất cả pháp tự-tánh đều như không chỗ nhiễm trước. Dầu dùng vô-biên biện-tài diễn vô-tận pháp cú mà tâm luôn trụ nơi pháp lìa
văn-tự. Dầu thích quán-sát pháp không ngôn thuyết mà luôn thị-hiện âm-thanh
thanh-tịnh. Dầu trụ tất cả pháp-tế ly ngôn mà luôn thị-hiện các thứ sắc tướng. Dầu giáo-hóa chúng-sanh mà biết tất cả pháp rốt ráo tánh không. Dầu siêng tu đại-bi độ thoát
chúng-sanh mà biết
chúng-sanh-giới vô-tận vô-tán. Dầu rõ thấu pháp-giới thường-trụ bất-biến mà dùng tam luân điều-phục
chúng-sanh luôn chẳng thôi nghỉ. Dầu thường an-trụ chỗ trụ của Như-Lai, mà trí-huệ thanh-tịnh tâm không sợ hãi phân biệt diễn thuyết các thứ pháp, chuyển pháp-luân thường chẳng thôi nghỉ.
Trên đây là trí thiện-xảo pháp-giới tự-tại đại tam-muội thứ chín của đại Bồ-Tát.
Comments
Post a Comment