Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ KINH HOA NGHIÊM, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH
BÀI TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương vừa ngún chiên-đàn
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa
Lòng con kính ngưỡng thiết tha
Ngửa mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN
ÁN LAM (7 lần)
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN
Tu rị Tu rị ma ha tu rị tu tu rị ta-bà-ha (3 lần)
TỊNH BA NGHIỆP CHƠN NGÔN
Án ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ,
đạt mạ ta phạ bà phạ thuật độ hám (3 lần)
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần)
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Hoa-Nghiêm
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (3 lần)
BÀI KỆ KHAI KINH
Phật-pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện tỏ Như-Lai nghĩa nhiệm mầu
Nam-Mô Hoa-Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
QUYỂN 52
PHẨM NHƯ LAI XUẤT HIỆN
THỨ BA MƯƠI BẢY
Phổ Hiền đại Bồ Tát lại bảo chư Bồ Tát :
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết cảnh giới của đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác như thế nào ?
Ðại Bồ Tát dùng trí huệ vô ngại biết tất cả cảnh giới thế gian là
cảnh giới Như Lai. Biết tất cả tam thế cảnh giới, tất cả cõi cảnh giới, tất cả pháp cảnh giới, tất cả chúng
sanh cảnh giới, chơn như vô sai
biệt cảnh giới, pháp
giới vô chướng ngại cảnh giới, thiệt tế vô biên
tế cảnh giới, hư không
vô phần lượng cảnh giới, cảnh giới không
cảnh giới, đều là Như Lai cảnh giới.
Chư Phật tử ! Như tất cả thế gian cảnh giới vô lượng, Như Lai cảnh giới cũng vô lượng. Như tất cả tam thế cảnh giới vô lượng, Như Lai cảnh giới cũng
vô lượng. Nhẫn đến như cảnh giới không
cảnh giới vô lượng, Như Lai cảnh giới cũng
vô lượng. Như cảnh giới không
cảnh giới tất cả xứ không
có, Như Lai cảnh giới cũng vậy, tất cả xứ không
có.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết tâm cảnh giới là Như Lai cảnh giới. Như tâm cảnh giới vô lượng vô biên vô phược vô
thoát, Như Lai cảnh giới cũng
vô lượng vô
biên vô phược vô
thoát. Vì do tư duy
phân biệt như vậy như vậy, nên
hiển hiện vô lượng như vậy như vậy.
Chư Phật tử ! Như đại Long Vương tùy
tâm tuôn mưa, mưa đó chẳng từ trong
ra, chẳng từ ngoài
ra.
Như Lai cảnh giới cũng như vậy. Tùy ở sự tư duy
phân biệt như vậy thời có vô
lượng hiển hiện như vậy, ở trong mười phương đều không
chỗ đến.
Chư Phật tử ! Như nước đại hải đều từ tâm lực của Long Vương khởi ra.
Biển nhứt thiết trí của chư Phật Như Lai cũng như vậy, đều từ đại nguyện thưở xưa của Như Lai mà
sanh khởi.
Chư Phật tử ! Biển nhứt thiết trí vô lượng vô
biên bất tư nghì,
chẳng thể ngôn
thuyết. Nhưng nay
tôi lược nói ví
dụ, đại chúng
nên lắng nghe.
Nam Diêm Phù Ðề này có
hai ngàn năm trăm con sông chảy vào đại hải. Tây
Câu Gia Ni có năm ngàn con sông chảy vào đại hải. Ðông Phất Bà Ðề có bảy ngàn
năm trăm con sông chảy vào đại hải. Bắc Uất Ðơn Việt có một vạn con
sông chảy vào đại hải. Bốn châu
thiên hạ có hai
vạn năm
trăm con sông như vậy luôn nối tiếp chảy vào đại hải, nước sông
đó đã rất nhiều.
Trong đại hải lại có Thập Quang Minh Long Vương mưa nước nhiều gấp bội nước sông.
Lại có Bá
Quang Minh Long Vương mưa nước nhiều gấp bội nước mưa trên.
Lại có Ðại Trang
Nghiêm Long Vương, Ma
Na Tư Long Vương, Lôi
Chấn long Vương, Nan
Ðà Long Vương, Bạt Nan Ðà
Long Vương, Vô Lượng Quang
Minh Long Vương, Liên
Chú Bất Ðoạn Long Vương, Ðại Thắng Long
Vương, Ðại Phấn Tấn Long Vương, có
tám mươi ức đại Long Vương như vậy đều làm mưa xuống đại hải và đều tuần tự nhiều gấp bội. Thái
Tử của Ta Kiệt La
Long Vương tên
là Diêm Phù Tràng mưa xuống đại hải lại hơn gấp bội Long Vương trên.
Nước trong cung điện của Thập Quang
Minh Long Vương chảy vào đại hải gấp bội nước mưa trên.
Nước trong
cung điện của Bá
Quang Minh Long Vương chảy vào đại hải lại gấp bội. Nhẫn đến cung
điện của tám mươi ức đại Long Vương đều riêng
khác và đều có nước chảy vào đại hải tuần tự gấp bội nhau.
Ta Liệt La Long Vương mưa vào đại hải nước nhiều hơn trên.
Nước trong
cung điện của Ta Kiệt La
Long Vương chảy vào đại hải lại nhiều gấp bội. Nước này
màu lưu ly
xanh biếc, chảy ra có
giờ, do đây
nên nước triều của đại hải không
lỗi giờ.
Chư Phật tử ! Như vậy đại hải : nước vô lượng, châu báu vô lượng,
chúng sanh vô lượng, đại địa nương dựa cũng
vô lượng.
Ðại hải vô lượng như vậy so với trí hải vô lượng của đức Như Lai không bằng một phần trăm,
không bằng một phần ngàn,
nhẫn đến không
bằng một phần ưu ba ni
sa đà. Chỉ tùy tâm
chúng sanh mà lập ví dụ. Nhưng Phật cảnh giới chẳng phải ví dụ đến được.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết trí hải của Như Lai vô lượng, vì từ sơ phát
tâm tu Bồ Tát hạnh không
dứt.
Phải biết bửu tụ của Như Lai vô lượng vì tất cả pháp Bồ Ðề phần Tam Bảo chủng chẳng dứt.
Phải biết chúng sanh trụ trong
đó vô lượng, vì tất cả hàng hữu học vô học Thanh
Văn, Duyên Giác thọ dụng.
Phải biết trụ địa vô lượng, vì chư Bồ Tát từ Sơ Hoan Hỷ địa đến bực Cứu Cánh
Vô Ngại địa ở nơi đó.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát vì nhập vô lượng trí
huệ lợi ích tất cả chúng
sanh, ở nơi cảnh giới của đức Như Lai Ðẳng Chánh
Giác phải biết như vậy.
Phổ Hiền đại Bồ Tát muốn rõ lại nghĩa này mà nói kệ rằng :
Như tâm cảnh giới vô biên lượng
Chư Phật cảnh giới cũng như vậy
Như tâm cảnh giới từ ý sanh
Phật cảnh như vậy phải quán sát
Như Long chẳng rời khỏi cung
điện
Do tâm oai lực tuôn mưa lớn
Nước mưa dầu không chỗ đến đi
Tùy long tâm nên đều đầy đủ
Thập Lực Mâu Ni cũng như vậy
Không từ đâu đến chẳng đi đâu
Nếu có tịnh tâm thời hiện thân
Lượng bằng pháp giới vào lỗ lông
Như biển trân bửu vô
biên lượng
Chúng sanh đại địa cũng
như vậy
Thủy tánh một vị đồng không
khác
Kẻ sanh trong đó đều được lợi
Như Lai trí hải cũng
như vậy
Tất cả chỗ có đều vô lượng
Hữu học vô học trụ các địa
Ðều ở trong đó được lợi ích.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết hạnh của đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác như thế nào ?
Ðại Bồ Tát phải biết vô ngại hạnh là Như Lai hạnh, phải biết chơn như hạnh là Như Lai hạnh.
Chư Phật tử ! Như chơn như : tiền tế bất sanh, hậu tế bất động, hiện tại bất khởi. Như Lai hạnh cũng
vậy : chẳng sanh,
chẳng động, chẳng khởi.
Chư Phật tử ! Như pháp giới : chẳng phải hữu lượng, chẳng phải vô lượng, vì
vô hình. Cũng vậy, Như Lai hạnh chẳng phải hữu lượng, chẳng phải vô lượng, vì
vô hình.
Chư Phật tử ! Như chim bay ngang hư không
trải qua
trăm năm, chỗ đã bay
qua cùng chỗ chưa bay
qua đều chẳng thể lường, vì hư không
giới không
biên tế. Cũng vậy, Như Lai hạnh, giả sử có người trải qua
trăm ngàn ức na do
tha kiếp phân
biệt diễn thuyết đã nói
chưa nói đều chẳng thể lường, vì
Như Lai hạnh không
ngằn mé.
Chư Phật tử ! Ðức Như Lai Ðẳng Chánh Giác trụ hạnh vô ngại, không
có chỗ trụ mà hay
khắp vì tất cả chúng
sanh thị hiện công hạnh. Làm
cho họ thấy rồi được vượt hơn tất cả đạo chướng ngại.
Chư Phật tử ! Ví như Kim Sí
Ðiểu Vương bay
trên hư không,
đảo liệng chẳng đi,
dùng mắt thanh
tịnh quán
sát trong cung điện của chư Long,
phấn khởi sức mạnh lấy hai
cánh quạt nước biển rẽ ra làm
hai, bắt rồng mạng sắp chết để ăn.
Ðức Như Lai Ðẳng Chánh Giác cũng như vậy, an trụ hạnh vô ngại dùng
Phật nhãn
thanh tịnh quán
sát pháp giới tất cả chúng
sanh, nếu là hạng từng đã gieo
thiện căn đã
thành thục, dùng
sức mạnh thập lực vỗ hai
cánh chỉ quán quạt tách nước biển tham
ái sanh tử ra làm
hai mà bắt lấy họ vào
trong Phật pháp,
cho họ dứt tất cả vọng tưởng hí luận, an trụ nơi hạnh vô ngại vô
phân biệt của Như Lai.
Chư Phật tử ! Như mặt nhựt mặt nguyệt không gì sánh, riêng đi vòng giữa hư không
làm lợi ích
chúng sanh, mà không tự nghĩ từ đâu đến và đi
đến đâu.
Chư Phật Như Lai cũng như vậy, tánh
vốn tịch diệt không
phân biệt, thị hiện du
hành khắp pháp
giới, vì muốn làm lợi ích tất cả chúng
sanh, mà làm Phật sự không
thôi nghỉ, vẫn không
sanh hí luận phân
biệt là ta
từ đó đến rồi đi qua
kia.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải dùng vô lượng phương tiện vô lượng tánh
tướng như vậy, để thấy biết công hạnh của đức Như Lai Ðẳng Chánh
Giác.
Phổ Hiền đại Bồ Tát muốn rõ lại nghĩa này mà nói kệ rằng :
Ví như chơn như chẳng sanh diệt
Không có nơi chỗ không
thể thấy
Bực Ðại Nhiêu Ích, hạnh như vậy
Vượt hơn tam thế chẳng lường được
Pháp giới : chẳng giới, chẳng không giới
Chẳng phải hữu lượng chẳng vô lượng
Ðấng Ðại Công Ðức hạnh cũng
vậy
Chẳng : lượng, vô lượng, vì
vô thân
Như chim bay đi ức ngàn
năm
Trước sau hư không chẳng không
khác
Nhiều kiếp diễn thuyết hạnh Như Lai
Ðã nói chưa nói chẳng thể lường
Ðiễu Vương trên cao xem đại hải
Rẽ nước bắt lấy rồng để ăn
Thập Lực hay cứu người thiện căn
Khiến khỏi biển ải trừ phiền não
Ví như nhựt nguyệt đi hư không
Chiếu đến tất cả chẳng phân biệt
Thế Tôn đi khắp cả pháp giới
Giáo hóa chúng sanh chẳng động niệm
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết đức Như Lai thành Ðẳng Chánh
Giác như thế nào ?
Ðại Bồ Tát phải biết đức Như Lai thành Ðẳng Chánh
Giác nơi tất cả nghĩa
không chỗ quán
sát, nơi pháp
bình đẳng không
chỗ nghi lầm, không
hai, không tướng,
không làm, không thôi, không lượng,
không mé, rời xa hai
bên an trụ nơi trung
đạo, vượt khỏi tất cả văn tự ngôn
thuyết, biết tất cả chúng
sanh tâm niệm nghĩ tưởng, căn
tánh, ưa thích,
phiền não
nhiễm tập. Tóm lại, biết rõ tam
thế tất cả pháp.
Chư Phật tử ! Ví như đại hải có thể ấn hiện tất cả hình tượng sắc thân của các
chúng sanh trong bốn châu
thiên hạ, thế nên mọi loài đều cùng gọi là đại hải.
Chư Phật Bồ Ðề cũng như vậy, hiện khắp tất cả chúng
sanh căn tánh ưa thích,
mà không sở hiện, thế nên gọi là chư Phật Bồ Ðề.
Chư Phật tử ! Phật Bồ Ðề; tất cả văn tự chẳng tuyên được, tất cả âm
thanh chẳng đến được, tất cả ngôn ngữ chẳng nói được, chỉ tùy chỗ sở nghi mà
phương tiện khai
thị.
Chư Phật tử ! Lúc đức Như Lai
thành Ðẳng Chánh
Giác được thân lượng bằng tất cả chúng
sanh, được thân lượng bằng tất cả pháp, được thân lượng bằng tất cả cõi, được thân lượng bằng tất cả tam thế, được thân lượng bằng tất cả Phật, được thân lượng bằng tất cả ngữ ngôn, được thân lượng bằng chơn như, được thân lượng bằng pháp
giới, được thân lượng bằng hư không
giới, được thân lượng bằng vô ngại giới, được thân lượng bằng tất cả nguyện, được thân lượng bằng tất cả hạnh, được thân lượng bằng tịch diệt Niết Bàn giới.
Như thân đã được, ngôn
ngữ và tâm
đã được cũng
như vậy. Ðược vô lượng vô số tam
luân thanh tịnh như vậy.
Chư Phật tử ! Lúc đức Như Lai
thành Chánh Giác, ở trong
thân Như Lai, thấy khắp tất cả chúng
sanh thành Chánh Giác. Nhẫn đến thấy khắp tất cả chúng
sanh nhập Niết Bàn đều đồng một tánh.
Một tánh
đây chính là không tất cả tánh.
Không những tánh
gì ? Không tánh tướng,
không tánh tận, không
tánh sanh, không tánh diệt, không
tánh ngã, không tánh phi ngã, không tánh chúng sanh, không tánh phi chúng sanh,
không tánh Bồ Ðề, không
tánh pháp giới, không
tánh hư không,
cũng lại không
tánh thành Chánh Giác. Vì biết tất cả pháp đều không
tánh nên được nhứt thiết trí đại bi tương tục cứu độ chúng
sanh.
Chư Phật tử ! Ví như hư không,
tất cả thế giới hoặc thành
hoặc hoại, hư không
thường chẳng thêm
bớt, vì hư không vốn vô
sanh.
Chư Phật Bồ Ðề cũng như vậy, hoặc thành
Chánh Giác hay chẳng thành
Chánh Giác, cũng không tăng giảm. Vì Bồ Ðề vốn không
tướng,
không phi tướng,
không một, không
nhiều.
Chư Phật tử ! Giả sử có người hay hóa làm hằng hà sa
tâm, mỗi mỗi tâm lại hóa
làm hằng hà sa
Phật, đều không
sắc, không
hình, không tướng. Hóa
như vậy tột hằng hà sa
kiếp không
thôi nghỉ.
Này chư Phật tử ! Các Ngài nghĩ thế nào ?
Người đó hóa
tâm, hóa Phật, có tất cả là bao
nhiêu ?
Như Lai Tánh Khởi Diệu Ðức Bồ Tát nói
: Như theo
tôi hiểu nghĩa
của Ngài
nói thời hóa
cùng chẳng hóa đồng nhau
không khác. Sao lại hỏi là có
bao nhiêu ?
Phổ Hiền Bồ Tát nói : Lành thay ! Lành thay !
Ðúng như lời Ngài
nói.
Giả sử tất cả chúng sanh ở trong một niệm đều thành
Chánh giác cùng chẳng thành
Chánh giác đồng nhau
không khác. Vì Bồ Ðề không
có tướng. Nếu không
tướng thời không
tăng không giảm.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết như vầy : Thành Ðẳng Chánh
Giác đồng với Bồ Ðề một tướng không
tướng. Lúc đức Như Lai
thành Ðẳng Chánh
Giác dùng phương tiện nhứt tướng nhập tam muội thiện giác
trí. Nhập rồi ở một thân
quảng đại thành
Chánh Giác hiện thân bằng số tất cả chúng
sanh trụ ở trong
thân. Như một thân
quảng đại thành
Chánh Giác tất cả thân quảng đại thành
Chánh Giác đều như vậy cả.
Chư Phật tử ! Ðức Như Lai có vô lượng môn
thành Chánh Giác như vậy, vì thế phải biết đức Như Lai hiện thân
vô lượng. Vì
vô lượng nên
nói thân Như Lai là
vô lượng giới đồng với chúng
sanh giới.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết thân Như Lai
trong một lỗ lông có
thân chư Phật bằng số tất cả chúng
sanh. Vì đức Như Lai
thành Ðẳng Chánh
Giác rốt ráo
không sanh diệt. Như một lỗ lông khắp pháp
giới, tất cả lỗ lông
cũng đều như vậy. Phải biết chẳng có một chút
chỗ nào là
không có thân Phật. Vì đức Như Lai
thành Ðẳng Chánh
Giác không chỗ nào chẳng đến. Tùy sở năng,
tùy thế lực, ở dưới cây Bồ Ðề đạo tràng
trên tòa sư tử, hiện nhiều thân
thành Ðẳng Chánh
Giác.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết tâm mình, niệm niệm thường có Phật thành
Chánh Giác. Vì chư Phật Thế Tôn chẳng rời tâm
này mà thành Chánh Giác. Như tâm
mình, tâm của tất cả chúng
sanh cũng đều như vậy, đều thường có Như Lai
thành Ðẳng Chánh
Giác, rộng lớn cùng
khắp không
chỗ nào chẳng có,
chẳng rời, chẳng dứt, không
thôi nghỉ, nhập pháp
môn phương tiện bất tư nghì.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết đức Như Lai thành Ðẳng Chánh
Giác như vậy.
Phổ Hiền đại Bồ Tát muốn rõ lại nghĩa này mà nói kệ rằng :
Chánh Giác biết rõ tất cả pháp
Không hai lìa hai đều bình đẳng
Tự tánh thanh tịnh như hư không
Ngã cùng phi ngã chẳng phân
biệt
Như biển ấn hiện thân chúng sanh
Do đây gọi biển là đại hải
Bồ Ðề ấn khắp các tâm hành
Vì thế nên gọi là Chánh Giác
Ví như thế giới có thành hoại
Mà ở hư không chẳng thêm
bớt
Tất cả chư Phật hiện thế gian
Bồ Ðề một tướng thường không tướng
Như người hóa tâm hóa làm Phật
Hóa cùng chẳng hóa
tánh không khác
Tất cả chúng sanh thành Bồ Ðề
Thành cùng chẳng thành
không tăng giảm
Phật có tam muội tên
Thiện Giác
Dưới cây Bồ Ðề nhập định này
Phóng vô lượng quang
bằng chúng
sanh
Khai ngộ quần sanh như sen nở
Như tam thế kiếp sát, chúng sanh
Có những tâm niệm và
căn, dục
Thân bằng số ấy đều hiện ra
Nên Chánh Giác gọi là vô
lượng
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác chuyển pháp
luân như thế nào ?
Ðại Bồ Tát phải biết như vầy : Ðức Như Lai dùng sức tâm tự tại không
khởi không
chuyển mà
chuyển pháp
luân, vì biết tất cả pháp thường không
khởi. Dùng
ba thứ chuyển dứt chỗ đáng dứt mà
chuyển pháp
luân, vì biết tất cả pháp
lìa biên kiến. Lìa dục tế phi tế mà chuyển pháp
luân. Vì nhập tất cả pháp hư không tế. Không
có ngôn thuyết mà
chuyển pháp
luân, vì biết tất cả pháp chẳng thể nói. Rốt ráo tịch diệt mà
chuyển pháp
luân, vì biết tất cả pháp là
tánh Niết Bàn.
Dùng tất cả văn tự, tất cả ngữ ngôn mà
chuyển pháp
luân, vì âm thanh của Như Lai
không chỗ nào chẳng đến. Biết tiếng như vang mà
chuyển pháp
luân, vì rõ tánh chơn thiệt của các
pháp. Trong một âm
thanh phát ra tất cả âm
thanh mà chuyển pháp
luân, vì rốt ráo
không chủ. Không
sót không hết mà
chuyển pháp
luân, vì trong ngoài không nhiễm trước.
Chư Phật tử ! Ví như tất cả văn tự ngữ ngôn tột kiếp vị lai nói
chẳng hết được. Phật chuyển pháp
luân cũng như vậy, tất cả văn tự an lập hiển thị không
thôi nghỉ không
cùng tận.
Chư Phật tử ! Như Lai pháp luân đều nhập tất cả ngữ ngôn
văn tự mà
không chỗ trụ. Ví như viết chữ vào khắp tất cả sự, tất cả lời, tất cả toán số, tất cả chỗ thế gian và
xuất thế gian mà
không chỗ trụ.
Âm thanh của đức Như Lai
cũng như vậy, vào
khắp tất cả xứ tất cả chúng
sanh, tất cả pháp, tất cả nghiệp, tất cả báo, mà
không chỗ trụ.
Các thứ ngữ ngôn của tất cả chúng sanh đều chẳng rời pháp
luân của đức Như Lai, vì
thiệt tướng của ngôn
âm chính là pháp luân vậy.
Ðại Bồ Tát phải biết đức Như Lai chuyển pháp
luân như vậy.
Lại nữa, chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát muốn biết đức Như Lai chuyển pháp
luân, thời phải biết chỗ xuất sanh
pháp luân của đức Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðức Như Lai tùy theo tâm hành dục lạc vô lượng sai
khác của tất cả chúng
sanh, phát ra ngần ấy âm
thanh mà chuyển pháp
luân.
Chư Phật tử ! Ðức Như Lai có tam muội tên là
cứu cánh
vô ngại vô úy.
Nhập tam muội này rồi, ở mỗi mỗi thân mỗi mỗi miệng thành
Ðẳng Chánh
Giác, đều phát
ra ngôn âm bằng số tất cả chúng
sanh. Trong mỗi mỗi ngôn
âm đầy đủ các
ngôn âm đều riêng
khác mà chuyển pháp
luân, làm cho tất cả chúng
sanh đều hoan hỷ.
Người biết được đức Như Lai chuyển pháp
luân như vậy, phải biết người này đã
tùy thuận tất cả Phật pháp.
Không biết như vậy thời chẳng phải là tùy
thuận.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết đức Phật chuyển pháp luân như vậy, vì
vào khắp vô lượng chúng
sanh giới.
Phổ Hiền đại Bồ Tát muốn rõ lại nghĩa này mà nói kệ rằng :
Như Lai pháp luân không sở chuyển
Tam thế vô khởi cũng vô đắc
Như văn tự không thời gian hết
Thập Lực pháp luân cũng như vậy
Như chữ vào khắp mà không đến
Chánh Giác pháp luân cũng như vậy
Vào các ngôn âm không chỗ vào
Hay khiến chúng sanh đều hoan hỷ
Phật có tam muội tên cứu cánh
Nhập định này rồi mới thuyết pháp
Tất cả chúng sanh vô lượng biên
Khắp pháp ngôn âm khiến tỏ ngộ
Trong mỗi ngôn âm lại còn diễn
Vô lượng ngôn âm đều sai
khác
Thế gian tự tại vô phân biệt
Tùy họ sở thích khắp khiến nghe
Văn tự chẳng từ trong ngoài ra
Cũng chẳng hư mất, không chứa nhóm,
Mà vì chúng sanh chuyển pháp
luân
Tự tại như vậy rất kỳ đặc.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác nhập Niết Bàn như thế nào ?
Ðại Bồ Tát muốn biết đại Niết Bàn của đức Như Lai, cần phải biết rõ căn bổn tự tánh.
Như chơn như Niết bàn,
Như Lai Niết Bàn
cũng như vậy. Như thiệt tế Niết Bàn,
Như Lai Niết Bàn
cũng như vậy. Như pháp giới Niết Bàn,
Như Lai Niết Bàn
cũng như vậy. Như hư không
Niết Bàn,
Như Lai Niết bàn
cũng như vậy. Như pháp
tánh Niết Bàn.
Như Lai Niết Bàn
cũng như vậy. Như ly dục tế Niết Bàn,
Như Lai Niết Bàn
cũng như vậy. Như vô tướng tế Niết Bàn,
Như Lai Niết Bàn
cũng như vậy. Như ngã
tánh tế Niết Bàn,
Như Lai Niết Bàn
cũng như vậy. Như Nhứt thiết pháp
tánh tế Niết Bàn,
Như Lai Niết Bàn
cũng như vậy. Như chơn như tế Niết Bàn,
Như Lai Niết Bàn
cũng như vậy. Vì Niết Bàn vô
sanh vô xuất. Nếu pháp
vô sanh vô xuất thời vô diệt.
Chư Phật tử ! Như Lai chẳng vì Bồ Tát mà nói chư Phật cứu cánh
Niết Bàn,
cũng chẳng vì Bồ Tát mà
thị hiện việc ấy. Vì muốn cho Bồ Tát thấy tất cả Như Lai thường ở trước, ở trong một niệm thấy quá khứ, vị lai sắc tướng viên
mãn đều như hiện tại, cũng
chẳng móng
tưởng là
hai chẳng hai.
Vì đại Bồ Tát đã
lìa hẳn tưởng chấp.
Chư Phật Như Lai vì muốn làm
cho chúng sanh có lòng mến thích
nên xuất hiện ra đời. Vì muốn chúng
sanh luyến mộ mà thị hiện Niết Bàn.
Nhưng thiệt ra đức Như Lai
không có xuất thế cũng
không Niết Bàn.
Vì đức Như Lai thường trụ thanh tịnh pháp
giới, tùy
theo tâm của chúng
sanh mà thị hiện.
Chư Phật tử ! Ví như mặt nhựt mọc chiếu khắp tất cả thế gian,
trong tất cả đồ đựng nước trong
sạch đều có
bóng mặt nhựt hiện, cùng
khắp các xứ mà
không có đến đi. Nếu có một đồ đựng bị bể thời chẳng hiện bóng mặt nhựt. Ðây
không phải lỗi ở mặt nhựt mà do
đồ đựng nước bị bể.
Như Lai trí cũng như vậy, hiện khắp pháp
giới không
trước không
sau. Trong tâm thanh tịnh của tất cả chúng
sanh đức Như Lai đều hiện. Tâm
thường thanh
tịnh thời thường thấy thân
Phật. Nếu tâm ô
trược, hư bể thời không
thấy Như Lai.
Chư Phật tử ! Nếu có chúng sanh nên do Niết Bàn mà
được độ thời đức Như Lai vì
họ mà thị hiện Niết Bàn.
Nhưng thiệt ra đức Như Lai
không sanh, không mất, không
có diệt độ.
Ví như hỏa đại nơi tất cả thế gian hay làm thành lửa. Hoặc có lúc
ở một xứ lửa tắt. Nhưng chẳng phải lửa ở tất cả thế gian đều tắt.
Ðức Như Lai Ðẳng Chánh Giác cũng như vậy, ra
làm Phật sự ở tất cả thế giới. Hoặc ở một thế giới việc làm đã
xong hiện nhập Niết bàn,
há lại tất cả thế giới chư Phật Như Lai đều diệt độ !
Ðại Bồ Tát phải biết đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác đại Niết Bàn như vậy.
Lại nữa, chư Phật tử ! Ví như thuật sĩ giỏi biết huyễn thuật, dùng
sức huyễn thuật ở trong tất cả cõi nước, thành
ấp, tụ lạc nơi Ðại Thiên
thế giới mà thị hiện huyễn thân,
dùng sức huyễn giữ còn đến cả kiếp. Hoặc ở một xứ huyễn sự đã xong
bèn ẩn thân
chẳng hiện. Nhưng chẳng phải tất cả xứ đều ẩn thân.
Ðức Như Lai Ðẳng Chánh Giác cũng như vậy, giỏi biết vô lượng trí
huệ phương tiện các thứ huyễn thuật, hiện thân
khắp tất cả pháp giới, giữ gìn còn
mãi tột thưở vị lai. Hoặc ở một xứ, tùy
tâm của chúng
sanh việc làm đã
xong bèn thị hiện nhập Niết bàn.
Há lại vì ở một xứ đức Phật nhập Niết bàn
bèn cho rằng tất cả Phật đều diệt độ !
Ðại Bồ Tát phải biết đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác đại Niết Bàn như vậy.
Lại nữa, chư Phật tử ! Lúc đức Như Lai Ðẳng Chánh
Giác thị hiện Niết bàn,
bèn nhập bất động tam
muội. Nhập tam muội này rồi, ở mỗi mỗi thân
Phật đều phóng
vô lượng trăm
ngàn ức na do
tha đại quang
minh. Mỗi mỗi quang
minh đều hiện vô số hoa
sen. Mỗi mỗi hoa
sen đều có bất khả thuyết nhị hoa diệu bửu. Mỗi mỗi nhị hoa đều có tòa
sư tử. Trên mỗi mỗi toà đều có đức Như Lai ngồi kiết già. Số thân Phật bằng với số tất cả chúng
sanh, đều đủ mọi sự công đức trang
nghiêm thượng diệu, từ bổn nguyện lực mà
sanh khởi.
Nếu có chúng sanh thiện căn
thành thục, thấy thân
Phật rồi đều thọ hóa. Nhưng thân
Phật kia tột vị lai tế rốt ráo an
trụ tùy
nghi hóa độ tất cả chúng
sanh chưa từng lỗi thời.
Chư Phật tử ! Thân của đức Như Lai
không có phương xứ, chẳng thiệt chẳng hư, chỉ do bổn thệ nguyện lực của chư Phật, hễ chúng
sanh đáng được độ thời bèn xuất hiện.
Ðại Bồ Tát phải biết đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác đại Niết bàn như vậy.
Chư Phật tử ! Ðức Như Lai trụ nơi vô lượng vô ngại cứu cánh
pháp giới, hư không
giới, chơn như, pháp
tánh, vô sanh, vô diệt và thiệt tế, vì các
chúng sanh mà tùy thời thị hiện. Do bổn nguyện giữ gìn nên
không thôi nghỉ. Chẳng bỏ tất cả chúng
sanh, tất cả cõi, tất cả pháp.
Phổ Hiền Ðại Bồ Tát muốn rõ lại nghĩa này mà nói kệ rằng :
Mặt nhựt phóng sáng chiếu thế gian
Ðồ hư nước lọt bóng liền mất,
Tối Thắng Thế Tôn cũng như vậy
Chúng sanh không tin thấy nhập diệt
Như hỏa đại thành lửa thế gian
Hoặc một thành ấp có lúc
tắt,
Tối Thắng Thế Tôn khắp pháp giới
Xứ giáo hóa xong hiện nhập diệt
Thuật sĩ hiện thân tất cả cõi
Chỗ việc đã xong thời ẩn thân,
Như Lai hóa xong cũng như vậy
Ở cõi nước khác
thường thấy Phật
Phật có tam muội tên bất động
Hóa chúng sanh rồi nhập định này
Một niệm thân phóng vô lượng quang
Quang hiện liên
hoa, hoa có Phật
Phật thân vô số khắp pháp
giới
Chúng sanh có phước thời được thấy
Như vậy vô số mỗi mỗi thân
Thọ mạng trang nghiêm đều đầy đủ
Như tánh vô sanh, Phật xuất thế
Như tánh vô diệt, Phật Niết bàn
Ngôn từ ví dụ thảy đều dứt
Tất cả nghĩa thành không cùng sánh.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát phải biết ở chỗ đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác, thấy nghe
thân cận gieo
trồng thiện căn như thế nào ?
Ðại Bồ Tát phải biết ở chỗ đức Như Lai, thấy nghe gần gũi
gieo trồng thiện căn thảy đều chẳng luống, vì
xuất sanh
vô tận giác
huệ, vì rời tất cả chướng nạn, vì
quyết định đến nơi cứu cánh,
vì không hư dối, vì tất cả nguyện viên
mãn, vì chẳng hết hạnh hữu vi, vì
tùy thuận trí vô
vi, vì sanh Phật trí,
vì tột vị lai tế, vì
thành thắng hạnh nhứt thiết chủng, vì đến vô
công dụng trí địa.
Chư Phật tử ! Ví như trượng phu
ăn chút ít chất kim
cang trọn không
tiêu tất phải xuyên
lủng thân
lọt ra
ngoài. Vì chất kim
cang chẳng cùng ở chung với nhục thân tạp uế.
Nơi đức Như Lai, gieo một ít căn
lành cũng như vậy, tất phải xuyên
thấu tất cả phiền não hữu vi hạnh đến nơi trí vô
vi cứu cánh.
Vì chút thiện căn
này chẳng cùng ở chung với những hữu vi hạnh phiền não.
Chư Phật tử ! Giả sử cỏ khô chất đống lớn bằng núi Tu Di, ném vào cỏ một đóm lửa nhỏ tất sẽ cháy hết cả. Vì lửa hay
cháy vậy.
Nơi đức Như Lai, gieo một ít thiện căn
cũng như vậy, tất hay
cháy hết tất cả phiền não rốt ráo đến Vô dư Niết bàn.
Vì chút thiện căn
tánh rốt ráo vậy.
Chư Phật tử ! Ví như núi Tuyết có cây
Dược vương tên
là Thiện Kiếp. Nếu ai được thấy thời cặp mắt được thanh
tịnh. Nếu ai được nghe
thời tai được thanh
tịnh. Nếu ai được ngửi thời mũi được thanh
tịnh. Nếu ai được nếm thời lưỡi được thanh
tịnh. Nếu ai được chạm đến thời thân
thanh tịnh. Nếu có ai
lấy đất nơi gốc cây ấy, cũng
có thể dùng để trị bịnh được.
Ðức Như Lai Ðẳng Chánh Giác cũng như vậy, có thể làm tất cả sự lợi ích
cho chúng sanh. Nếu có ai
thấy sắc thân
Như Lai thời mắt được thanh
tịnh. Nếu ai được nghe
danh hiệu Phật thời tai được thanh
tịnh. Nếu ai ngửi được giới hương Như Lai thời mũi được thanh
tịnh. Nếu ai nếm được pháp vị của Như Lai thời lưỡi được thanh
tịnh, đủ tướng rộng dài,
hiểu pháp
ngữ ngôn. Nếu ai được chạm đến quang
minh của Như Lai thời thân được thanh
tịnh rốt ráo được pháp
thân vô thượng. Nếu ai nhớ niệm đức Như Lai thời được niệm Phật tam muội thanh
tịnh. Nếu ai
cúng dường chỗ đất của đức Như Lai đi
qua, và tháp miếu thờ Phật cũng được đủ thiện căn trừ diệt tất cả họa phiền não, được vui của Hiền Thánh.
Chư Phật tử ! Nay tôi nói với các
Ngài : Mặc dầu có
chúng sanh vì nghiệp chướng che đậy nên thấy nghe nơi Phật mà chẳng có
lòng mến tin, vẫn cũng
gieo được căn
lành không luống uổng, nhẫn đến rốt ráo nhập Niết bàn.
Ðại Bồ Tát phải biết ở nơi đức Như Lai, thấy nghe gần gũi
gieo trồng căn
lành như vậy, đều lìa tất cả pháp bất thiện, đầy đủ thiện pháp.
Chư Phật tử ! Ðức Như Lai dùng tất cả ví dụ nói nhiều sự, không
có ví dụ nào nói
được pháp
này. Vì bất tư nghì, đường tâm
trí tuyệt vậy. Chư Phật, chư Bồ Tát chỉ tùy tâm
của chúng
sanh khiến họ hoan hỷ mà nói
ví dụ, chớ chẳng phải là rốt ráo.
Pháp môn này gọi là chỗ bí mật của đức Như Lai, gọi là chỗ mà tất cả thế gian chẳng biết được, gọi là nhập Như Lai ấn, gọi là
khai cửa đại trí, gọi là thị hiện chủng tánh
Như Lai, gọi là
thành tựu tất cả Bồ Tát, gọi là tất cả thế gian
không làm hư hoại được, gọi là một bề tùy thuận cảnh giới Như Lai, gọi là hay
thanh tịnh tất cả chúng
sanh giới, gọi là diễn thuyết Như Lai căn
bổn thiệt tánh
pháp bất tư nghì rốt ráo.
Chư Phật tử ! Pháp môn này đức Như Lai chẳng nói với những chúng
sanh khác. Chỉ nói với chư Bồ Tát xu
hướng Ðại thừa, chỉ nói với chư Bồ Tát ngồi nơi bất tư nghì thừa. Pháp
môn này chẳng vào
tay của tất cả chúng
sanh khác, chỉ trừ chư Ðại Bồ Tát.
Chư Phật tử ! Ví như Chuyển Luân
Thánh Vương có bảy báu.
Nhơn bảy báu
này mà hiển bày
Luân Vương. Bảy báu
này chẳng vào
tay chúng sanh khác chỉ trừ Thái tử do Ðệ Nhất phu
nhân sanh, đầy đủ trọn vẹn các tướng Thánh
Vương. Nếu Chuyển luân
Thánh Vương không
có Thái tử đầy đủ đức tướng, thời sau
khi Thánh Vương thăng
hà trong vòng bảy ngày
các báu đều tan mất.
Cũng vậy, kinh này chẳng vào
tay của các
chúng sanh khác, chỉ trừ chơn tử của đức Như Lai
Pháp Vương sanh
nhà Như Lai,
gieo căn lành Như Lai. Nếu không
có những chơn tử này, thời pháp
môn đây chẳng bao
lâu sẽ tan mất. Vì tất cả hàng nhị thừa chẳng được nghe
kinh này huống là thọ trì, đọc tụng, biên
chép, phân biệt giải thuyết. Chỉ có chư Bồ Tát mới có thể được như vậy.
Do những cớ trên đây, chư Ðại Bồ Tát
nghe pháp môn này nên rất vui mừng, dùng
tâm tôn trọng cung
kính đảnh lễ. Vì Ðại Bồ Tát tin
ưa kinh
này thời mau được Vô thượng Chánh
Ðẳng Chánh
Giác.
Chư Phật tử ! Giả sử có Bồ Tát trong vô lượng trăm
ngàn ức na do
tha kiếp thật hành
sáu môn ba la mật, tu tập những pháp
Bồ Ðề phần, nếu chưa nghe
pháp môn đại oai đức bất tư nghì củ Như Lai
đây. Hoặc nghe rồi mà chẳng tin,
chẳng hiểu, chẳng thuận, chẳng nhập, thời chẳng được gọi là chơn thiệt Bồ Tát. Vì
chẳng được sanh
nhà Như Lai. Nếu được nghe
pháp môn vô chướng ngại trí huệ vô lượng bất tư nghì của Như Lai
đây, nghe rồi tin hiểu tùy
thuận ngộ nhập. Nên
biết người này
sanh nhà Như Lai,
tùy thuận cảnh giới của tất cả Như Lai, đầy đủ pháp Bồ Tát, an
trụ cảnh giới nhứt thiết chủng trí,
xa lìa tất cả những pháp
thế gian,
xuất sanh tất cả công hạnh của Như Lai,
thông đạt tất cả pháp
tánh của Bồ Tát, nơi đức tự tại của Phật không
lòng nghi lầm, trụ nơi pháp vô
sư, thâm
nhập cảnh giới vô ngại của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát nghe pháp này rồi, thời có thể dùng
bình đẳng trí
biết vô lượng pháp,
thời hay
dùng tâm chánh trực lìa
các phân biệt. Thời có thể dùng thắng dục lạc hiện tiền được thấy chư Phật. Thời có thể dùng sức tác ý
nhập hư không
giới bình đẳng. Thời có thể dùng niệm tự tại đi vô
biên pháp giới. Thời có thể dùng sức trí huệ đủ tất cả công đức. Thời có thể dùng
trí tự nhiên
lìa tất cả cấu nhiễm thế gian.
Thời có thể dùng
tâm Bồ Ðề vào tất cả thế giới mười phương. Thời có thể dùng sức quán
sát lớn biết tam thế chư Phật đồng một thể tánh.
Thời có thể dùng
trí thiện căn hồi hướng vào
khắp pháp
như vầy : chẳng vào
mà vào, chẳng phan
duyên nơi một pháp,
hằng dùng
một pháp
quán sát tất cả pháp.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát thành tựu công đức như vậy, dùng
chút ít công lực liền được vô sư tự nhiên
trí.
Phổ Hiền đại Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa
này mà nói kệ rằng :
Thấy nghe cúng dường chư Như Lai
Thời được công đức vô
biên lượng
Ở trong hữu vi trọn không
hết
Tất diệt phiền não lìa những khổ
Như người nuốt chút ít kim cang
Tất không tiêu được phải ra
ngoài
Công đức cúng dường đấng Thập Lực
Diệt phiền não đến kim cang trí
Như cỏ khô bằng núi Tu Di
Ném đóm lửa nhỏ đều cháy hết
Chút ít công đức cúng dường Phật
Tất đoạn phiền não đến Niết bàn
Núi Tuyết có thuốc tên
Thiện Kiến
Thấy nghe ngửi chạm tiêu
các bịnh
Nếu ai thấy nghe đấng Thập Lực
Ðược thắng công đức đến Phật trí
Bấy giờ do thần lực của Phật, do pháp như vậy, mười phương đều có mười bất khả thuyết trăm ngàn
ức na do
tha thế giới sáu
cách chấn động : những là
Ðông vọt Tây lặn, Tây vọt Ðông lặn, Nam vọt Bắc lặn, Bắc vọt Nam lặn, mé vọt giữa lặn, giữa vọt mé lặn, Mười tám tướng động : những là động, biến động, đẳng biến động, dũng
biến dũng,
đẳng biến dũng, khởi biến khởi, đẳng biến khởi, chấn biến chấn, đẳng biến chấn, hống biến hống, đẳng biến hống, kích
biến kích,
đẳng biến kích.
Mưa mây
hoa hơn cõi trời, mây lọng, mây
tràng, mây phan, mây hương, mây
tràng hoa, mây hương thoa,
mây đồ trang
nghiêm, mây đại quang
minh ma ni bửu, mây
chư Bồ Tát ca
ngợi, mây
thân sai khác của bất khả thuyết Bồ Tát. Mưa mây
thành Chánh giác, mây nghiêm tịnh bất tư nghì thế giới, mây
âm thanh ngữ ngôn của Phật đầy khắp vô
biên thế giới.
Như ở bốn châu thiên hạ này thần lực của đức Như Lai thị hiện như vậy, làm
cho chư Bồ Tát rất hoan hỷ, cùng
khắp mười phương tất cả thế giới đều cũng
như vậy.
Bấy giờ mười phương đều qua khỏi tám mươi bất khả thuyết trăm
ngàn ức na do
tha Phật sát vi
trần số thế giới, đều có tám
mươi bất khả thuyết trăm
ngàn ức na do
tha Phật sát vi
trần số Như Lai đồng hiệu Phổ Hiền đều hiện ra trước Phổ Hiền Bồ Tát mà
bảo rằng :
Lành thay Phật tử ! Nhà
ngươi có thể thừa oai lực của Phật, tùy
thuận pháp
tánh mà diễn nói
pháp Như Lai xuất hiện bất tư nghì.
Này Phật tử ! Mười phương chúng ta tám mươi bất khả thuyết trăm
ngàn ức na do
tha Phật sát vi
trần số chư Phật đồng hiệu Phổ Hiền đều nói
pháp này.
Này Phật tử ! Nay trong pháp hội này có
mười vạn sát vi
trần số đại Bồ Tát được tất cả thần thông
tam muội của Bồ Tát, chư Phật chúng
ta đều thọ ký họ một đời sẽ dược Vô thượng Chánh
đẳng Chánh
giác.
Lại có Phật sát vi trần số chúng
sanh phát Bồ đề tâm, chư Phật chúng
ta cũng thọ ký họ ở đời vị lai trải qua bất khả thuyết Phật sát vi
trần số kiếp, đều được thành
Phật đồng hiệu là Phật Thù Thắng Cảnh Giới.
Chư Phật chúng ta vì muốn cho chư Bồ Tát vị lai được nghe
pháp này, nên đều cùng hộ trì. Như hóa độ chúng
sanh nơi bốn châu
thiên hạ này, mười phương trăm
ngàn ức na do
tha vô số vô lượng, nhẫn đến bất khả thuyết bất khả thuyết pháp
giới hư không tất cả thế giới, hóa độ chúng
sanh cũng đều như vậy.
Bấy giờ do thần lực của thập phương chư Phật, do nguyện lực của Tỳ Lô
Giá Na, do pháp như vậy, do sức thiện căn,
do Như Lai khởi trí chẳng vượt ngoài
tâm niệm, do Như Lai ứng duyên
chẳng lỗi thời, do
tùy thời giác
ngộ chư Bồ Tát, do
thưở trước tu
hành không hư mất, do
làm cho được hạnh Phổ Hiền quảng đại, do hiển hiện tất cả trí tự tại, nên mười phương đều qua khỏi mười bất khả thuyết trăm
ngàn ức na do
tha Phật sát vi
trần số Bồ Tát đồng đến nơi đây, đầy khắp tất cả mười phương pháp
giới, thị hiện sự quảng đại trang
nghiêm của Bồ Tát,
phóng lưới đại quang
minh, chấn động tất cả mười phương thế giới, làm hư tan tất cả cung điện của các
loài ma, tiêu diệt tất cả những khổ ác đạo, hiển hiện tất cả oai đức của Như Lai, ca
ngâm khen ngợi vô lượng pháp
công đức sai biệt của Như Lai, khắp mưa tất cả những thứ mưa, thị hiện vô lượng thân
sai biệt, lãnh
thọ vô lượng Phật pháp,
do thần lực của Phật nên đồøng nói
rằng :
Lành thay Phật tử ! Ngài
có thể nói
pháp bất khả hoại của Như Lai
đây.
Này Phật tử ! Chư Bồ Tát chúng tôi đều hiệu Phổ Hiền, đều từ thế giới Phổ Quang
Minh chỗ của đức Như Lai Phổ Tràng Tự Tại mà đến đây. Tất cả thế giới đó đều nói
pháp này. Văn cú như vậy, nghĩa
lý như vậy, tuyên
thuyết như vậy, quyết định như vậy, đều đồng ở đây chẳng thêm
chẳng bớt.
Chư Bồ Tát chúng tôi đều do thần lực của Phật, do được pháp
Như Lai nên
đến nơi đây để chứng minh
cho Ngài.
Như chúng tôi đến đây, mười phương khắp hư không
khắp pháp
giới tất cả thế giới bốn châu
thiên hạ cũng như vậy.
Bấy giờ Phổ Hiền Bồ Tát thừa thần lực của Phật, quán sát tất cả Bồ Tát đại chúng,
muốn tuyên
rõ lại oai đức quảng đại xuất hiện của Như Lai,
chánh pháp chẳng thể trở hoại của Như Lai, vô
lượng thiện căn đều chẳng luống, chư Phật xuất thế ắt đủ tất cả pháp tối thắng, giỏi quán
sát được tâm
chúng sanh tùy nghi thuyết pháp
chưa từng lỗi thời, sanh
Bồ Tát vô
lượng pháp
quang, tất cả chư Phật tự tại trang
nghiêm, tất cả Như Lai một thân
không khác sanh khởi do từ đại hạnh thuở trước. Nói kệ rằng :
Tất cả Như Lai những công hạnh
Thế gian ví dụ không kịp được
Vì khiến chúng sanh được ngộ giải
Chẳng dụ làm dụ mà hiển thị
Pháp thậm thâm vi mật như vậy
Trăm ngàn muôn kiếp khó được nghe
Người tinh tấn trí huệ điều phục
Mới được nghe nghĩa bí áo này
Nếu nghe pháp này sanh hoan hỉ
Kia từng cúng dường vô lượng Phật
Ðược Phật gia trì chỗ nhiếp thọ
Trời người ca ngợi thường cúng dường
Ðây là pháp cứu thế đệ nhứt
Ðây hay cứu độ những quần phẩm
Ðây hay xuất sanh đạo thanh
tịnh
Các Ngài thọ trì chớ phóng dật.
PHẨM NHƯ LAI XUẤT HIỆN
THỨ BA MƯƠI BẢY
CHUNG
Comments
Post a Comment