PHẬT THUYẾT
KINH KIM CANG BÁT-NHÃ
BA-LA-MẬT
HƯƠNG TÁN
Lư hương sạ nhiệt,
Pháp giới mông huân.
Chư Phật hải hội tất diêu văn,
Tùy xứ kiết tường vân,
Thành ý phương ân,
Chư Phật hiện toàn thân.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ tát Ma ha tát. (3 lần)
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN
Tu rị Tu rị ma ha tu rị tu tu rị ta-bà-ha (3
lần)
TỊNH BA NGHIỆP CHƠN NGÔN
Án ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ,
đạt mạ ta phạ bà phạ thuật độ hám (3
lần)
ÁN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN
Nam mô tam mãn, đa một đà nẫm, án, độ rô, độ rô địa vĩ, ta bà ha. (3 lần)
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN
Án nga
nga nẳng tam bà
phạ phiệt nhựt ra hồng (3
lần)
PHỤNG THỈNH BÁT KIM CANG:
Phụng thỉnh Thanh Trừ Tai Kim Cang.
Phụng thỉnh Bích Độc Thần Kim Cang.
Phụng thỉnh Huỳnh Tùy Cầu Kim Cang.
Phụng thỉnh Bạch Tịnh Thủy Kim Cang.
Phụng thỉnh Xích Thanh Hỏa Kim Cang.
Phụng thỉnh Định Trì Tai Kim Cang.
Phụng thỉnh Tử Hiền Kim Cang.
Phụng thỉnh Đại Thần Kim Cang.
PHỤNG THỈNH TỨ BỒ TÁT:
Phụng thỉnh Kim Cang Quyến Bồ tát.
Phụng thỉnh Kim Cang Sách Bồ tát.
Phụng thỉnh Kim Cang Ái Bồ tát.
Phụng thỉnh Kim Cang Ngữ Bồ tát.
PHÁT NGUYỆN VĂN:
Khể thủ tam giới Tôn,
Quy mạng thập phương Phật.
Ngã kim phát hoằng nguyện:
Trì thử Kim Cang kinh.
Thượng báo tứ trọng ân,
Hạ tế tam đồ khổ.
Nhược hữu kiến văn giả,
Tất phát Bồ đề tâm.
Tận thử nhứt báo thân,
Vãng sanh Cực Lạc quốc.
VÂN HÀ PHẠM:
Vân hà đắc trường thọ,
Kim Cang bất hoại thân?
Phục dĩ hà nhân duyên
Đắc đại kiên cố lực?
Vân hà ư thử kinh
Cứu cánh đáo bỉ ngạn?
Nguyện Phật khai vi mật
Quảng vị chúng sanh thuyết.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)
KHAI KINH KỆ:
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ tát Ma Ha Tát. (3 Lần)
PHẬT NÓI:
KINH KIM CANG BÁT-NHÃ (1)
BA-LA-MẬT
1. PHÁP HỘI NHƠN
DO
Ta nghe như vầy: Một thuở nọ, đức Phật ở trong vườn Kỳ Thọ, Cấp Cô Độc, tại nước Xá Vệ, cùng với chúng đại Tỳ kheo, một nghìn hai trăm năm mươi người câu hội. (2)
Lúc đó, gần đến giờ ăn, đức Thế Tôn đắp y, cầm bát, vào thành lớn Xá Vệ mà khất thực.
Trong thành ấy, đức Phật theo thứ tự, ghé từng nhà, khất thực xong (3) trở về Tinh xá, dùng cơm, rồi cất y bát, sau khi rửa chân xong, đức Phật trải tòa mà ngồi.
2. ÔNG TU BỒ ĐỀ THƯA
HỎI (4)
Bấy giờ, ông Trưởng Lão Tu Bồ Đề, ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bên vai hữu, gối bên hữu quỳ sát đất, cung kính chắp tay, mà bạch cùng đức Phật rằng:
"Hi hữu thay, đức Thế Tôn! Đức Như Lai khéo hay hộ niệm (5) các vị Bồ tát, và khéo hay phó chúc (6) cho các vị Bồ tát!
Bạch đức Thế Tôn! Trang thiện nam, người thiện nữ, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thời phải trụ tâm như thế nào, nên hàng phục tâm mình như thế nào?"
Đức Phật dạy: "Hay thay! Hay
thay! Này Tu Bồ Đề! Đúng như lời của ông vừa nói, đức Như Lai khéo hay hộ niệm các vị Bồ tát, và khéo hay phó chúc cho các vị Bồ tát.
"Nay ông nên lắng nghe, Ta sẽ vì ông mà nói. Trang thiện nam, người thiện nữ, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, phải trụ tâm như thế này, phải hàng phục tâm mình như thế này".
"Vâng, bạch đức Thế Tôn! Con xin vui thích muốn nghe."
3. ĐẠI THỪA CHÁNH TÔNG
Đức Phật bảo ngài Tu Bồ Đề: "Các vị đại Bồ tát phải hàng phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng sanh, hoặc là loài noãn sanh, hoặc loài thai sanh, hoặc loài thấp sanh, hoặc loài hóa sanh, hoặc loài có hình sắc, hoặc loài không hình sắc, hoặc loài có tư tưởng, hoặc loài không tư tưởng, hoặc loài chẳng phải có tư tưởng, mà cũng chẳng phải không tư tưởng, (7) thời Ta đều làm cho được diệt độ, và đưa tất cả vào nơi vô dư Niết bàn (8). Diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh như thế, mà thiệt không có chúng sanh nào là kẻ được diệt độ cả. Tại sao vậy? Này, Tu Bồ Đề! Nếu vị Bồ tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thời chẳng phải là Bồ tát.
4. DIỆU HẠNH VÔ TRỤ
Tu Bồ Đề! Lại nữa, vị Bồ tát, đúng nơi pháp, phải nên không có chỗ trụ trước mà làm việc bố thí. Nghĩa là không trụ trước nơi hình sắc mà bố thí, không trụ trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà bố thí. (9)
Này, Tu Bồ Đề! Vị Bồ tát phải nên bố thí như thế, chẳng trụ trước nơi tướng. Tại vì sao? Vì nếu vị Bồ tát, không trụ trước nơi tướng mà bố thí, thời phước đức nhiều không thể suy lường.
Tu Bồ Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể suy lường được cõi hư không ở phương đông chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn, không thể suy lường được."
"Tu Bồ Đề! Có thể suy lường được cõi hư không ở phương nam, tây, bắc, cõi hư không ở bốn hướng cạnh, (10) và cõi hư không ở trên, dưới, chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Không thể suy lường được."
"Tu Bồ Đề! Vị Bồ tát không trụ trước nơi tướng mà bố thí, thời phước đức cũng lại như thế, không thể suy lường được.
Tu Bồ Đề! Vị Bồ tát chỉ phải nên đúng như lời Ta đã dạy đó mà trụ tâm.
5. THẤY CHƠN
THIỆT ĐÚNG LÝ
Tu Bồ Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể do nơi thân tướng mà thấy Như Lai chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Không thể do nơi thân tướng mà thấy được Như Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như Lai nói thân tướng đó chính là chẳng phải thân tướng." (11)
Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề: "Phàm hễ có tướng đều là hư vọng cả! Nếu nhận thấy các tướng đều là không phải tướng, chính là thấy Như Lai".
6. CHÁNH
TÍN RẤT HI HỮU
Ông Tu Bồ Đề bạch cùng đức Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Như có chúng sanh nào được nghe những câu trong bài giảng giải như vậy, mà sanh lòng tin là thiệt chăng?"
Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề: "Ông chớ nói lời ấy! Sau khi đức Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau, có người trì giới, tu phước, có thể sanh lòng tin nơi những câu trong bài này mà cho
đó là thiệt, thời phải biết rằng người ấy chẳng phải chỉ vun trồng căn lành nơi một đức Phật, hai đức Phật, ba, bốn, năm đức Phật, mà người đó đã vun trồng căn lành từ nơi vô lượng nghìn muôn đức Phật rồi.
Như có ai nghe những câu trong bài này sanh lòng tin trong sạch nhẫn đến chừng trong khoảng một niệm. Tu Bồ Đề! Đức Như Lai đều thấy, đều biết, những chúng sanh đó đặng phước đức vô lượng dường ấy. Tại vì sao? Vì những chúng sanh đó không còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, không có tướng pháp, cũng không có tướng phi pháp. Tại vì sao? Vì những chúng sanh đó, nếu trong lòng chấp tướng, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.
Nếu chấp tướng pháp, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, và vì nếu chấp tướng phi pháp, thời cũng chính là chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, vì thế cho nên, chẳng nên chấp pháp, và cũng chẳng nên chấp phi pháp.
Cũng bởi nghĩa đó, Như Lai thường dạy rằng: "Này, các Tỳ kheo, các ông phải biết rằng, pháp của Ta nói ra đó, dụ cũng như thuyền bè, (12) đến pháp còn phải xả bỏ, huống nữa là phi pháp!" (13)
7. VÔ ĐẮC VÔ THUYẾT
Tu Bồ Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như Lai có chứng được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? Đức Như Lai có nói pháp
chăng?"
Ông Tu Bồ Đề bạch rằng: "Như con hiểu ý nghĩa của Phật nói, thời không có pháp nhứt định nào, gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp nhứt định nào, mà đức Như Lai có thể nói được. Bởi vì sao? Vì pháp của đức Như Lai nói, đều không thể vin lấy, không thể nói được, chẳng phải pháp, chẳng phải "không phải pháp". Tại vì sao? Vì tất cả Hiền Thánh, đều do nơi pháp vô vi mà có từng bực khác nhau". (14)
8. Y PHÁP
XUẤT SANH CÔNG ĐỨC
"Tu Bồ Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Như có người đem bảy thứ báu, đầy cả cõi tam thiên, đại thiên, để làm việc bố thí, phước đức của người đó đặng, có nhiều hay chăng?"
Tu Bồ Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn, rất nhiều! Tại làm sao? Vì phước đức đó, chính là không phải thật phước đức, cho nên đức Như Lai nói là phước đức nhiều".
"Còn như có người, nơi trong kinh này, nhẫn đến thọ trì một bài kệ bốn câu v.v... lại giảng nói cho người khác, thời phước đức này trội hơn phước đức trước. Bởi vì sao? Này Tu Bồ Đề! Tất cả các đức Phật, và pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các đức Phật, đều từ kinh này mà có ra. Này Tu Bồ Đề! Phật pháp nói đó chính chẳng phải là Phật pháp.
9. NHỨT TƯỚNG
KHÔNG CÓ TƯỚNG (15)
"Tu Bồ Đề! Vị Tu Đà Hoàn có thể tự nghĩ là mình chứng được quả Tu Đà Hoàn chăng?"
(16)
Ông Tu Bồ Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn, không thể được! Bởi vì sao? Vì vị Tu Đà Hoàn, gọi là bực Nhập Lưu, mà chính không nhập vào nơi đâu, chẳng vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là Tu Đà Hoàn".
"Tu Bồ Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị Tư Đà Hàm có thể tự nghĩ rằng mình được quả Tư Đà Hàm chăng?"
Ông Tu Bồ Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì vị Tư Đà Hàm gọi là bực Nhất Vãng Lai, mà thiệt không có vãng lai, đó gọi là Tư Đà Hàm".
"Tu Bồ Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị A Na Hàm có thể tự nghĩ rằng, mình được quả A Na Hàm chăng?"
Ông Tu Bồ Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì vị A Na Hàm gọi là bực Bất Lai, mà thiệt không có tướng bất lai, cho nên gọi là A Na Hàm".
"Tu Bồ Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị A La Hán có thể tự nghĩ rằng, mình chứng được quả vị A La Hán chăng?"
Ông Tu Bồ Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì thiệt không có pháp chi gọi là A La Hán. Bạch đức Thế Tôn! Nếu như vị A La Hán nghĩ thế này: Ta chứng được quả vị A La Hán, thời chính là còn chấp trước tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.
Bạch đức Thế Tôn! Đức Phật dạy rằng con được môn "vô tránh Tam muội", (17) là bực nhứt trong mọi người, là bực A La Hán ly dục thứ nhứt.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu con tự nghĩ rằng mình được quả vị A La Hán, thời chắc đức Thế Tôn chẳng nói: Tu Bồ Đề là người ưa hạnh tịch tịnh. Bởi Tu Bồ Đề thiệt không móng niệm, mới gọi Tu Bồ Đề là ưa hạnh tịch tịnh".
10. TRANG
NGHIÊM TỊNH ĐỘ
Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề: "Ý của ông nghĩ thế nào? Thuở xưa, hồi ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng, đức Như Lai có chứng đắc nơi pháp chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Không. Hồi ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng, nơi pháp, đức Như Lai thiệt không có chỗ chứng đắc."
"Này, Tu Bồ Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Bồ tát có trang nghiêm Phật độ chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Không, tại vì sao? Vì trang nghiêm
Phật độ đó, chính chẳng phải trang nghiêm, đó tạm gọi là trang nghiêm."
"Này, Tu Bồ Đề! Vì thế các vị đại Bồ tát, phải nên sanh tâm thanh tịnh như vầy: chẳng nên trụ trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ trước nơi thanh, hương, vị, xúc, và pháp, mà sanh
tâm, nên "không chỗ trụ trước" mà sanh tâm thanh tịnh kia.
Này, Tu Bồ Đề! Ví như có người, thân như núi chúa Tu Di, (18) ý của ông nghĩ thế nào? Thân của người đó, có lớn chăng?"
Ông Tu Bồ Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Rất lớn. Bởi vì sao? Vì đức Phật nói chẳng phải thân, đó mới gọi là thân lớn."
11. PHƯỚC
ĐỨC VÔ VI THÙ THẮNG
"Tu Bồ Đề! Như trong một sông Hằng có bao nhiêu số cát, lại có những sông Hằng nhiều như số cát đó. Ý của ông nghĩ thế nào? Số cát trong những sông Hằng đó, chừng có nhiều chăng?"
Ông Tu Bồ Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Nội những sông Hằng đã là nhiều vô số rồi, huống nữa là số cát trong sông!"
"Này, Tu Bồ Đề! Nay Ta nói thật mà bảo ông: Nếu có trang nam tử, người thiện nữ nhơn nào đem bảy thứ báu đầy cả ngần ấy Hằng hà sa số cõi Tam thiên đại thiên để làm việc bố thí, người đó đặng phước có nhiều không?"
Ông Tu Bồ Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều."
Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề: "Nơi trong kinh này, nếu có trang thiện nam, người thiện nữ nào, thọ trì nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... và giảng nói cho người khác nghe, thời phước đức này hơn phước đức trước kia.
12. TÔN TRỌNG CHÁNH GIÁO
Này Tu Bồ Đề! Lại nữa, tùy chỗ nào giảng nói kinh này, nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... phải biết chỗ đó, tất cả Trời, Người, A tu la... trong đời, đều nên cúng dường như là tháp miếu thờ đức Phật. Huống nữa là, có người nào hay thọ trì, đọc tụng, trọn cả kinh này!
Này Tu Bồ Đề! Phải biết người ấy thành tựu pháp tối thượng, hy hữu bực nhứt.
Còn nếu kinh điển này ở tại chỗ nào, thời chỗ đó chính là có đức Phật, hoặc có hàng tôn trọng Đệ tử của Phật." (19)
13. THỌ TRÌ ĐÚNG NHƯ
PHÁP
Bấy giờ, ông Tu Bồ Đề bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Tên gọi kinh này là gì? Chúng con
phải phụng trì thế nào?"
Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề rằng: "Kinh này tên là
Kim Cang Bát nhã Ba la mật, ông nên theo danh tự ấy mà phụng trì.
Bởi vì sao? Này Tu Bồ Đề, đức Phật nói Bát nhã Ba la mật, chính chẳng phải Bát nhã Ba la mật, đó gọi là Bát nhã Ba la mật.
Tu Bồ Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như Lai có chỗ nào nói pháp chăng?"
Ông Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Đức Như Lai không có chỗ nào nói pháp".
"Tu Bồ Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Bao nhiêu vi trần trong cõi tam thiên, đại thiên, thế là nhiều chăng?" (20)
Ông Tu Bồ Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều".
"Này Tu Bồ Đề! Những vi trần ấy, đức Như Lai nói chẳng phải vi trần, đó tạm gọi là vi trần. Đức Như Lai nói thế giới cũng chẳng phải thế giới, chỉ tạm gọi là thế giới.
Này Tu Bồ Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai chăng?" (21)
"Bạch đức Thế Tôn! Không. Chẳng có thể do ba mươi hai tướng mà thấy được Như Lai.
Bởi vì sao? Đức Như Lai nói ba mươi hai tướng chính chẳng phải tướng, đó gọi là ba mươi hai tướng."
"Tu Bồ Đề! Như có trang thiện nam, người thiện nữ nào, đem thân mạng, bằng số cát sông Hằng ra bố thí. Nếu lại có người giữ theo trong kinh này, mà thọ trì nhẫn đến những bài kệ bốn câu v.v..., mà giảng nói cho người khác nghe, thời phước của người này nhiều hơn người trên."
14. VẮNG LẶNG LÌA TƯỚNG
Bấy giờ, ông Tu Bồ Đề nghe đức Phật nói kinh này, thời ông hiểu thấu nghĩa thú (22) của kinh, nên ông buồn khóc, rơi lệ mà bạch với đức Phật rằng:
"Hi hữu thay, đức Thế Tôn! Đức Phật nói kinh điển rất sâu xa dường ấy, từ ngày đặng huệ nhãn đến nay, con chưa từng được nghe kinh điển như thế này.
"Bạch đức Thế Tôn! Nếu lại có người được nghe kinh này, mà có lòng
tin thanh tịnh, thời chính là sanh thiệt tướng. Phải biết người ấy thành tựu công đức hi hữu bực nhất.
Bạch đức Thế Tôn! Thiệt tướng đó chính chẳng phải tướng, cho nên đức Như Lai gọi là thiệt tướng.
Bạch đức Thế Tôn! Nay con được nghe kinh điển như thế này, con tin hiểu, thọ trì, chẳng đủ lấy làm khó.
Nếu khoảng năm trăm năm rốt sau ở đời tương lai, mà có chúng sanh nào đặng nghe kinh này, rồi tin hiểu thọ trì, thời người ấy chính là hi hữu bực nhứt.
Bởi vì sao? Người ấy không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả.
Vì sao thế? Vì tướng ngã chính là không phải tướng, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, chính là không phải tướng!
Bởi vì sao? Vì rời lìa tất cả tướng, chính đó gọi là chư Phật".
Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề: "Đúng thế! Đúng thế! Lại như có người được nghe kinh này mà lòng không kinh hãi, không e sợ, không nhút nhát, thời phải biết, người đó rất là hi hữu. Bởi vì sao? Này Tu Bồ Đề! Đức Như Lai nói môn Ba la mật thứ nhất chính chẳng phải môn Ba la mật thứ nhất, đó tạm gọi là môn Ba la mật thứ nhất.
Này Tu Bồ Đề! Môn Nhẫn nhục Ba la mật, đức Như Lai nói đó chẳng phải Nhẫn nhục Ba la mật, mà tạm gọi là Nhẫn nhục Ba la mật.
Bởi vì sao? Này Tu Bồ Đề! Như Ta thuở xưa, bị vua Ca Lợi chặt đứt thân thể. (23) Trong lúc đó, Ta
không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả.
Vì sao vậy? Vì thuở xưa, trong lúc thân phận bị chặt rời rã đó, nếu Ta còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thời lẽ ra Ta khởi lòng hờn giận.
Này Tu Bồ Đề! Ta lại nhớ hồi thuở quá khứ, trong năm trăm đời, Ta làm vị Tiên nhẫn nhục. Trong bao nhiêu đời đó, Ta không tướng ngã, không tướng nhân, không tướng chúng sanh, không tướng thọ giả.
Tu Bồ Đề! Vì thế nên, Bồ tát phải rời lìa tất cả tướng, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chẳng nên trụ trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâm. Nên sanh tâm không trụ trước vào đâu cả.
Nếu như tâm còn có chỗ để trụ, thời chính là chẳng phải trụ, cho nên đức Phật nói, tâm của Bồ tát chẳng nên trụ trước nơi sắc mà bố thí.
Này Tu Bồ Đề! Bồ tát vì lợi ích cho tất cả chúng sanh, nên phải bố thí như thế. Đức Như Lai nói tất cả các tướng chính là không phải tướng, lại nói tất cả chúng sanh chính là chẳng phải chúng sanh.
Này Tu Bồ Đề! Đức Như Lai là bực nói lời chân chánh, lời chắc thiệt, lời đứng đắn, lời không phỉnh phờ, lời không sai khác.
Này Tu Bồ Đề! Pháp của đức Như Lai chứng đặng, pháp ấy, không thiệt, không hư. (24)
Này Tu Bồ Đề! Nếu tâm của Bồ tát trụ trước nơi pháp mà làm việc bố thí, thời như người vào chỗ tối tăm, liền không thấy đặng chi cả.
Nếu tâm của Bồ tát, không trụ trước nơi pháp mà làm việc bố thí, thời như người có mắt sáng, lại có ánh sáng của mặt trời chiếu đến liền thấy các thứ hình sắc.
Này Tu Bồ Đề! Về đời đương lai, nếu có trang thiện nam, người thiện nữ nào, có thể thọ trì, đọc tụng kinh này, liền được đức Như Lai dùng trí huệ của Phật, đều biết rõ người ấy, đều thấy rõ người ấy, thảy đều được thành tựu công đức vô lượng, vô biên.
15. CÔNG ĐỨC TRÌ KINH
Này Tu Bồ Đề! Nếu có trang thiện nam, người thiện nữ nào, vào khoảng buổi sáng, đem thân mạng bằng số cát sông Hằng để bố thí, vào khoảng buổi trưa, lại đem thân mạng bằng số cát sông Hằng để bố thí, vào khoảng buổi chiều cũng đem thân mạng, bằng số cát sông Hằng để bố thí; trong vô lượng trăm nghìn muôn ức kiếp, đem thân mạng bố thí như thế.
Lại như có người nào, nghe kinh điển này mà sanh lòng tin không trái, thời phước của người này, hơn phước của người trước kia, huống chi là biên chép, thọ trì, đọc tụng, nói cho người khác nghe!
Này Tu Bồ Đề! Tóm tắt mà nói đó, thời kinh này có vô biên công đức không thể nghĩ bàn, không thể cân lường được.
Đức Như Lai vì người phát tâm đại thừa mà nói, vì người phát tâm tối thượng thừa mà nói.
Như có người nào, có thể thọ trì, đọc tụng, giảng nói rộng ra cho người khác nghe, thời đức Như Lai đều biết rõ người ấy, đều thấy rõ người ấy, thảy đều được thành tựu công đức không thể lường được, không thể cân được, không có ngằn mé, không thể nghĩ bàn được.
Những người như thế, chính là người gánh vác pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của đức Như Lai.
Bởi vì sao? Này Tu Bồ Đề! Vì nếu người nào ham ưa pháp tiểu thừa, chấp trước tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thời ở nơi kinh này, người ấy không thể nghe nhận, đọc tụng và giảng nói cho người khác nghe được.
Này Tu Bồ Đề! Nếu những nơi chỗ nào mà có kinh này, thời tất cả Trời, người, A tu la..., trong đời đều nên cúng dường. Phải biết chỗ đó chính là tháp thờ đức Phật, đều phải cung kính lễ lạy, đi nhiễu quanh, (25) đem các món hoa hương mà rải trên chỗ đó.
16. SẠCH TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG
Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Như có trang nam tử, thiện nữ nhân nào, thọ trì, đọc tụng, kinh này, lại bị người khinh tiện; thì những tội nghiệp đã gây ra trong đời trước, người ấy đáng lẽ sẽ phải đọa vào ác đạo, nhưng bởi trong đời nay, bị người khinh tiện, nên tội nghiệp đã gây ra trong đời trước đó, liền được tiêu diệt, người ấy sẽ đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Này Tu Bồ Đề! Ta nhớ lại hồi thuở trước đức Phật Nhiên Đăng ra đời, vô lượng vô số kiếp về quá khứ, Ta gặp đặng tám trăm bốn nghìn muôn ức na do tha các đức Phật, lúc ấy Ta thảy đều hầu hạ, cúng dường, không có luống bỏ qua.
Về đời mạt thế sau này, nếu lại có người hay thọ trì, đọc tụng kinh này, thời công đức của những người ấy được, nếu đem so sánh với công đức cúng dường các đức Phật của Ta trong thuở trước, thời công đức của Ta sánh không bằng một phần trăm, một phần nghìn, muôn, ức, cho đến tính đếm thí dụ đều chẳng bằng được.
Này Tu Bồ Đề! Về đời mạt thế sau này, nếu có trang thiện nam, người thiện nữ nào, thọ trì, đọc tụng, kinh này, công đức của những người đây đặng, nếu Ta nói đủ hết cả ra, hoặc có kẻ nghe đó, trong lòng liền cuồng loạn, nghi ngờ, không tin.
Này Tu Bồ Đề! Phải biết rằng, vì nghĩa lý của kinh này chẳng thể nghĩ bàn được, nên quả báo cũng không thể nghĩ bàn được!"
17. RỐT RÁO KHÔNG NGÃ
Bấy giờ, ông Tu Bồ Đề bạch với đức Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Trang thiện nam, người thiện nữ, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, phải trụ tâm như thế nào? Phải hàng phục tâm mình như thế nào?".
Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề: "Trang thiện nam, người thiện nữ, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đó, thời phải sanh tâm như vầy: Ta phải diệt độ tất cả chúng sanh, diệt độ tất cả chúng sanh xong, mà không có một chúng sanh nào thiệt diệt độ.
Bởi vì sao? Này Tu Bồ Đề! Nếu Bồ tát mà còn có tướng ngã; tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thời chính là chẳng phải Bồ tát.
Vì cớ sao? Này Tu Bồ Đề! Vì thiệt ra không có pháp chi phát
tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cả?
Tu Bồ Đề, nơi ý của Ông nghĩ thế nào? Ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng, Như Lai có pháp chi được thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Không, như chỗ con hiểu nghĩa lý của lời Phật dạy, thời đức Như Lai ở nơi đức Phật Nhiên Đăng, Đức Thế Tôn đã không có pháp chi mà được thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cả."
Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Này Tu Bồ Đề! Thiệt không có pháp chi đức Như Lai đặng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Này Tu Bồ Đề! Nếu còn có pháp nào mà đức Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thời đức Phật Nhiên Đăng bèn chẳng thọ ký cho Ta rằng: "Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni."
Bởi thiệt không có pháp chi để được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cho nên đức Phật Nhiên Đăng đã thọ ký cho Ta, mà nói lời này:
"Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni."
Bởi vì sao? Vì Như Lai đó chính là nghĩa các pháp như như. (26)
Nếu có người nói rằng: Đức Như Lai được thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Này Tu Bồ Đề! Thiệt ra không có pháp chi mà đức Phật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Này Tu Bồ Đề! Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của đức Như Lai chứng được, trong đó không thiệt, không hư, vì thế đức Như Lai nói, tất cả pháp đều là Phật pháp.
Này Tu Bồ Đề! Tất cả pháp mà đức Phật nói đó, chính chẳng phải tất cả pháp, cho nên gọi là tất cả pháp.
Này Tu Bồ Đề! Ví như thân người cao lớn."
Ông Tu Bồ Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Đức Như Lai nói thân người cao lớn, chính là chẳng phải thân cao lớn, đó tạm gọi là thân cao lớn".
"Này Tu Bồ Đề! Bồ tát cũng như thế. Nếu nói lời như vầy: Ta sẽ diệt độ vô lượng chúng sanh, thời vị đó không gọi là bực Bồ tát.
Bởi vì sao? Này Tu Bồ Đề! Thiệt không có pháp chi gọi là Bồ tát.
Vì thế, Như Lai nói tất cả pháp, không ngã, không nhân, không chúng sanh, không thọ giả.
Này Tu Bồ Đề! Nếu Bồ tát nói như thế này: Ta phải trang nghiêm Phật độ, thời vị ấy không gọi là bực Bồ tát.
Bởi vì sao? Vì đức Như Lai nói trang nghiêm Phật độ đó, chính chẳng phải trang nghiêm, đó tạm gọi là trang nghiêm.
Này Tu Bồ Đề! Nếu Bồ tát thông đạt được lý không ngã, không pháp
đó, (27)thời Như Lai gọi là thiệt phải bực Bồ tát.
18. XEM ĐỒNG MỘT THỂ
Này Tu Bồ Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như Lai có nhục nhãn chăng?" (28)
"Bạch đức Thế Tôn! Đúng thế, đức Như Lai có nhục nhãn."
"Này Tu Bồ Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như Lai có thiên nhãn
chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Đúng thế. Đức Như Lai có thiên nhãn."
"Này Tu Bồ Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như Lai có huệ nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Đúng thế. Đức Như Lai có huệ nhãn."
"Này Tu Bồ Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như Lai có pháp nhãn
chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Đúng thế. Đức Như Lai có pháp nhãn."
"Này Tu Bồ Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như Lai có Phật nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Đúng thế. Đức Như Lai có Phật nhãn."
"Này Tu Bồ Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như bao nhiêu cát trong sông Hằng, đức Phật có nói là cát
chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Đúng thế, đức Như Lai nói là cát."
"Này Tu Bồ Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Ví như có bao nhiêu cát trong một sông Hằng, thì cũng có số những sông Hằng, bằng số cát như thế, cõi Phật như bao nhiêu số cát trong những sông Hằng đó, như thế cõi Phật đó có nhiều chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều!"
Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề: "Bao nhiêu thứ tâm niệm của tất cả chúng sanh trong ngần ấy cõi nước, đức Như Lai đều biết rõ. Bởi vì sao? Vì đức Như Lai nói các thứ tâm đều là chẳng phải tâm, đó gọi là tâm. Vì cớ sao thế? Này Tu Bồ Đề! Tâm quá khứ chẳng thể đặng, tâm hiện tại chẳng thể đặng, tâm vị lai chẳng thể đặng.
19. THÔNG
HÓA PHẬT GIÁO
Này Tu Bồ Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như có người đem bảy thứ báu, đầy cả cõi tam thiên đại thiên để dùng bố thí. Do nhơn duyên như thế, người ấy có được phước, có nhiều chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Đúng thế. Người đó, do nhân duyên ấy, được phước rất nhiều."
"Này Tu Bồ Đề! Nếu dùng phước đức là có, hữu vi, thì đức Như Lai chẳng nói là được phước đức nhiều.
Do vì phước đức là không, vô vi, nên đức Như Lai mới nói là được phước đức nhiều."
20. LÌA SẮC LÌA TƯỚNG
"Này Tu Bồ Đề! Nơi ý ông nghĩ thế nào? Có thể do sắc thân cụ túc, mà thấy được đức Phật chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Không. Chẳng nên do sắc thân cụ túc mà thấy được đức Như Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như Lai nói sắc thân cụ túc, chính chẳng phải sắc thân cụ túc, đó gọi là sắc thân cụ túc."
"Này Tu Bồ Đề! Nơi ý ông nghĩ thế nào? Có thể do nơi các tướng cụ túc mà thấy được đức Như Lai chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Không. Chẳng nên do nơi các tướng cụ túc mà thấy được đức Như Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như Lai nói các tướng cụ túc, nhưng chẳng phải cụ túc, đó gọi là các tướng cụ túc."
21. CHẲNG PHẢI NĂNG THUYẾT SỞ THUYẾT
"Này Tu Bồ Đề! Ông chớ nói rằng đức Như Lai nghĩ thế này: Ta nên có chỗ thuyết pháp, ông đừng nghĩ như thế.
Bởi vì sao? Vì nếu người nào nói rằng: Đức Như Lai có thuyết pháp, thời là hủy báng đức Phật, không hiểu được nghĩa lý của Phật nói.
Này Tu Bồ Đề! Thuyết pháp đó chính thiệt không có pháp chi nói được, đó gọi là thuyết pháp."
Bấy giờ, ông Huệ Mạng Tu Bồ Đề bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Trong thời vị lai, chừng có chúng sanh nào nghe
nói pháp này mà sanh lòng tin chăng?"
Đức Phật dạy rằng: "Này Tu Bồ Đề! Chúng sanh kia chẳng phải chúng sanh, cũng chẳng phải là không phải chúng sanh. (29)
Bởi vì sao? Này Tu Bồ Đề! Những chúng sanh đó, đức Như Lai nói chẳng phải chúng sanh, đó tạm gọi là chúng sanh". (30)
22. KHÔNG
PHÁP CHI CÓ THỂ ĐẶNG
Ông Tu Bồ Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Đức Phật chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là không có
chỗ chi là được sao?"
Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Này Tu Bồ Đề! Ta ở nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nhẫn đến không có chút pháp chi có thể gọi là được đó mới gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác".
23. TỊNH TÂM HÀNH THIỆN
Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Pháp đó bình đẳng, không có cao, thấp, đó gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Do vì không ngã, không nhơn, không chúng sanh, không thọ giả, mà tu tất cả pháp lành, liền được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Này Tu Bồ Đề! Pháp lành đã nói đó đức Như Lai nói chính chẳng phải pháp lành đó gọi là pháp lành.
24. PHƯỚC
ĐỨC TRÍ TUỆ KHÔNG CHI SÁNH BẰNG
Này Tu Bồ Đề! Như trong cõi tam thiên, đại thiên, có bao nhiêu núi chúa Tu Di, nếu có người góp cả bảy thứ báu lại, bằng những núi Tu Di đó, đem dùng
mà bố thí.
Nơi kinh Bát nhã Ba la mật này nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... nếu có người thọ trì, đọc tụng, giảng nói cho kẻ khác nghe, thời phước đức của người bố thí trước, sánh không bằng một phần trăm, một phần nghìn, muôn ức, cho đến tính đếm thí dụ đều chẳng bằng được.
25. HÓA ĐỘ KHÔNG NGƯỜI
ĐƯỢC
HÓA ĐỘ
Này Tu Bồ Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Các ông chớ cho rằng đức Như Lai nghĩ như vầy: Ta phải hóa độ chúng sanh. Này Tu Bồ Đề! Ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì thiệt không có chúng sanh nào đức Như Lai độ cả. Nếu có chúng sanh mà đức Như Lai độ đó, thời đức Như Lai còn có tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả.
Này Tu Bồ Đề! Đức Như Lai nói có ngã đó chính chẳng phải có ngã, mà kẻ phàm phu lại cho là có ngã.
Này Tu Bồ Đề! Phàm phu đó, đức Như Lai nói chính chẳng phải phàm phu, đó tạm gọi là phàm phu.
26. PHÁP
THÂN KHÔNG PHẢI SẮC TƯỚNG
Này Tu Bồ Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như Lai chăng?"
Ông Tu Bồ Đề bạch rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như Lai".
Đức Phật dạy rằng: "Này Tu Bồ Đề! Nếu do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như Lai đó, thời vua Chuyển Luân Thánh Vương chính là đức Như Lai rồi!" (31)
Ông Tu Bồ Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Theo như con hiểu nghĩa lý của đức Phật nói, thời chẳng nên do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như Lai".
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:
Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng tiếng tăm cầu ta,
Người ấy tu đạo tà!
Chẳng thấy được Như Lai.
27. KHÔNG
ĐOẠN KHÔNG DIỆT
Tu Bồ Đề! Nếu ông nghĩ thế này: Đức Như Lai, không phải vì có tướng cụ túc mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác!
Tu Bồ Đề! Ông cũng đừng nghĩ như vầy: Đức Như Lai há chẳng do nơi tướng cụ túc mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác sao?
Tu Bồ Đề! Nếu ông nghĩ như vầy: Người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói các pháp đều đoạn diệt. Ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì nơi các pháp, người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không nói tướng đoạn diệt.
28. CHẲNG NHẬN LẤY CHẲNG THAM
Này Tu Bồ Đề! Nếu Bồ tát đem bảy thứ báu đầy cả những cõi nước bằng số cát sông Hằng để làm việc bố thí.
Nếu lại có người biết lý vô ngã của tất cả pháp mà đặng thành nhẫn trí. (32) Vị Bồ tát này được công đức hơn phước đức của vị Bồ tát trước. Bởi vì sao? Này Tu Bồ Đề! Vì các vị Bồ tát không nhận lấy phước đức."
Ông Tu Bồ Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Tại sao các vị Bồ tát không nhận lấy phước đức?"
"Này Tu Bồ Đề! Vị Bồ tát phàm có làm việc phước đức thời chẳng nên tham trước, vì thế nên nói là chẳng nhận lấy phước đức.
29. OAI
NGHI VẮNG LẶNG
Này Tu Bồ Đề! Nếu có người nói: Đức Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, thời người ấy không hiểu nghĩa của Phật nói.
Bởi vì sao? Vì Như Lai đó, không từ nơi nào lại, mà cũng không đi về đâu, nên gọi là Như Lai!
30. NGHĨA
LÝ NHỨT HIỆP TƯỚNG
Này Tu Bồ Đề! Như có trang thiện nam, người thiện nữ, đem cõi tam thiên đại thiên đập nát ra vi trần. Nơi ý ông nghĩ thế nào? Các vi trần đó có nhiều chăng?"
Ông Tu Bồ Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bởi vì sao? Vì nếu những vi trần đó là thiệt có, thời đức Phật chẳng nói là những vi trần.
Vì cớ sao thế? Vì đức Phật nói những vi trần chính chẳng phải những vi trần, đó gọi là những vi trần.
Bạch đức Thế tôn! Cõi tam thiên, đại thiên của đức Như Lai nói, chính chẳng phải thế giới, đó gọi là thế giới. Bởi vì sao? Vì nếu thế giới là thiệt có ấy, thời là một hợp tướng.
Đức Như Lai nói một hợp tướng chính chẳng phải một hợp tướng, đó gọi là một hợp tướng". (33)
"Này Tu Bồ Đề! Một hợp tướng đó bèn là chẳng thể nói được, chỉ nơi kẻ phàm phu tham trước việc ấy thôi.
31. TRI KIẾN KHÔNG SANH
Này Tu Bồ Đề! Như có người nói: Đức Phật nói ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. (34) Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Người ấy hiểu nghĩa lý của Phật nói chăng?"
"Bạch đức Thế Tôn! Không. Người ấy không hiểu nghĩa lý của đức Phật nói. Bởi vì sao? Đức Thế tôn nói ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, chính chẳng phải ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, đó gọi là ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến".
"Này Tu Bồ Đề! Nơi tất cả pháp, người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác phải biết như thế, thấy như thế, tin hiểu như thế, chẳng sanh pháp tướng.
Này Tu Bồ Đề! Pháp tướng nói ra đó, đức Như Lai nói chính là không phải pháp tướng, đó gọi là pháp tướng.
32. ỨNG HÓA KHÔNG PHẢI CHƠN
THẬT
Này Tu Bồ Đề! Như có người đem bảy thứ báu đầy cả vô lượng vô số cõi nước để làm việc bố thí. Như có trang thiện nam, người thiện nữ nào, phát tâm Bồ đề, thọ trì kinh này, nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... tự mình thọ trì, đọc tụng, lại giảng cho kẻ khác nghe, thời phước đức của người này hơn người trước.
Giảng nói cho người khác nghe như thế nào?:
"Không chấp lấy nơi tướng, như như chẳng động?"
Bởi vì sao?
Tất cả những pháp hữu vi
Khác nào mộng, huyễn, khác gì điện, sương.
Như bóng nước, như ảnh tượng.
Xét suy như thế cho thường chớ quên! (33)
33. TIN NHẬN VÂNG LÀM
Đức Phật nói kinh này xong, ông Trưởng Lão Tu Bồ Đề cùng với các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, tất cả Trời, Người, A tu la v.v... trong thế gian, nghe những lời của Đức Phật dạy, thảy đều rất vui mừng, tin nhận, vâng theo tu hành.
KINH KIM CANG BÁT NHÃ BA LA
MẬT ĐA
KIM CANG
CHÂN NGÔN:
Án, hô rô, hô rô, xả duệ, mục khế, tá ha. (7 lần)
PHỔ HỒI HƯỚNG
CHÂN NGÔN:
Án, Ta ma ra, Ta ma ra, Nhĩ
ma nẵng tát cót ra. Ma ha, chước ca ra hồng. (7 lần)
Nhứt hồi hướng: Chân như thiệt tế tâm tâm khế hiệp.
Nhị hồi hướng: Vô thượng Phật quả, bồ đề niệm niệm viên mãn.
Tam hồi hướng: Pháp giới nhứt thiết chúng sanh đồng sanh Tịnh độ.
TÁN VIẾT:
Kim cang công đức,
Diệu lý nan lường,
Như Lai vị chúng quảng tuyên dương.
Thọ thí ngộ chân thường,
Dĩ chư hoa hương.
Phổ tán Pháp Trung Vương.
NAM MÔ KỲ VIÊN HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT MA HA TÁT. (3 Lần)
Thích Nghĩa Kinh Kim Cang
(1) Bát nhã
(Phạm âm) Tàu dịch là Trí Huệ. Ba la mật (Phạm âm) Tàu dịch là Đáo Bỉ Ngạn (ý nói trọn nên hoàn toàn). Trí huệ hoàn toàn này có thể phá tất cả sự mê lầm trong thế gian và xuất thế gian, mà không có điều mê lầm nào phạm đến được,
dụ như
Kim Cang (một chất rất cứng có thể phá vỡ các chất khác, không chất gì cứng bằng).
(2) Xem lời thích nghĩa ở sau kinh A Di Đà.
(3) Theo thứ tự ghé từng mà khất thực đó là sau khi ghé nhà thứ nhứt liền ghé vào nhà kế bên (nếu đồ ăn chưa
đủ dùng), tuần tự như
thế nào cho đến khi vừa đủ ăn thì thôi. Không chọn nhà này bỏ nhà kia, mặc dầu là nhà giàu hay nhà
nghèo, nhà sang hay nhà hèn. Đó là lòng Từ bi bình đẳng
của đức Phật lưu
lộ ra nơi
cử chỉ vậy. Đức Phật đi khất thực là ý muốn cho mọi người
được
thấy nghi dung của Phật mà sinh lòng lành mộ đạo từ bi và để cho mọi người
được
phước,
vì cúng dường cho đức
Phật thời được
phước
đức rất lớn. Đức Phật là Vô thượng
phước
điền của tất cả chúng sanh!
(4) Tu Bồ Đề (Phạm âm) dịch là không sanh, là bực đại A La Hán, ngài tỏ ngộ lý chơn
không bực nhứt trong hàng Thanh văn.
(5) Hộ niệm là để ý nghĩ nhớ đến hầu giúp đỡ cho.
(6) Phó
chúc là giao phó dặn
dò.
(7) Noãn
sanh là loài từ trứng nở ra, như
chim...
Thai sanh
là loài từ bào thai đẻ ra như
người...
Thấp sanh là loài từ chỗ ẩm ướt
sanh ra, như trùn, đốm...
Hóa sanh là
loài do sự biến chuyển hóa ra như
Trời, địa ngục...
Có sắc là loài có sắc thân, nhu chúng sanh ở cõi dục cõi sắc.
Không sắc là loài không có thân bằng sắc chất, như
chúng sanh ở cõi vô sắc.
Có tưởng
là loài có tưởng gẫm
suy nghĩ, như người.
Không tưởng
là loài không tưởng gẫm suy nghĩ, như
Trời Vô Tưởng.
Không phải có tưởng
không phải chẳng có tưởng
là loài không có sự
tưởng
gẫm thô mà có sự tưởng
gẫm vi tế, như
Trời Phi Phi Tưởng.
(8) Diệt độ là độ cho chúng sanh dứt sạch phiền não nghiệp chướng
khỏi tất cả điều khổ lụy.
Vô dư
Niết bàn là vắng bặt tất cả phiền não, nghiệp chướng
và khổ lụy không còn sót thừa (cảnh giới của chư
Phật).
(9) Dầu vẫn bố thí luôn luôn mà trong
lòng không thấy có mình là người
bố thí kẻ khác là người
thọ thí và đồ vật v.v... là của bố thí. Lòng vắng lặng không để dính, mắc vào một điều gì, một sự gì nên gọi là không trụ trước.
Không trụ trước
thời lòng rỗng rang như
hư
không, nên phước đức
cũng rộng lớn như
hư
không.
(10) Bốn hướng
cạnh là Đông nam, Đông bắc, Tây nam, Tây bắc.
(11) Thân tướng
là thân sắc vàng sáng chói đủ tướng
tốt đẹp của Phật.
(12) Thuyền bè là vật tạm dùng để đưa
người
qua sông, đến bờ thời bỏ bè lên bộ. Giáo pháp của Phật cũng thế là những môn phương
tiện đưa
người
tu hành qua khỏi sông mê, biển khổ. Khi lên bờ giác thì bỏ phương
tiện.
(13) Pháp
là pháp lành, pháp chánh, pháp Thánh, pháp Phật v.v...
Phi pháp là
pháp ác, pháp tà, pháp phàm, pháp chúng sanh v.v...
(14) Vô thượng
Chánh đẳng Chánh giác là quả vị cứu cánh của chư
Phật mà cũng là bản thể chơn
thật thanh tịnh của tất cả muôn loài, nơi
đó, tuyệt vòng đối đãi, rời tướng
ngữ ngôn, rời tướng
văn tự, dứt tâm tư,
bặt ý niệm... Nếu Vô thượng
Chánh giác mà lời
nói đến được,
thời còn trong phạm vi tướng
ngữ ngôn, là hư
vọng, không phải thật Vô thượng
Chánh giác. Nếu là thật Vô thượng
Chánh giác thời không thể dùng lời nói kêu gọi được.
Pháp của đức Phật nói cũng như
thế, rời tất cả tướng,
dứt tư
niệm, không thể cho là có, cũng không thể cho là không. Rời tất cả tướng
nên không thể nói được,
dứt tư
niệm nên không thể duyên lấy, không phải có nên chẳng phải pháp, không phải không nên chẳng phải không phải pháp. Đó cũng gọi là vô vi pháp. Vô vi pháp
vẫn tuyệt đối mà do nơi
vô vi pháp tu hành lại
có các bực Hiền Thánh cao thấp khác nhau ấy, chỉ bởi vì chỗ chứng ngộ của các ngài không đồng nhau đấy thôi.
(15) Thể tánh chơn
thật làm tướng
chung cho tất cả pháp, bình đẳng không có tướng
sai khác, nên gọi
là nhứt tướng.
(16) Trong
Thanh văn thừa có 4 quả vị; trong 4 quả vị này do sự tu hành dứt kiến hoặc và tư
hoặc trong tam giới mà chứng đặng. Kiến hoặc trong tam giới có 88 món, dứt sạch 88 món kiến hoặc thời thoát khỏi phàm phu dự vào hàng Thánh (Nhập lưu
cũng gọi là Dự lưu,
tiếng Phạn Tu Đà Hoàn), đây là quả vị thứ nhất.
Về tư
hoặc, ở cõi dục có 9 phẩm, cõi sắc và vô sắc chung có 72 phẩm. Sau khi chứng bực Tu Đà Hoàn (đã dứt 88 món kiến hoặc) thời phải tu hành dứt tư
hoặc. 9 phẩm tư
hoặc cõi dục nó làm cho vị Tu Đà Hoàn phải bị 7 đời sanh tử ở cõi dục. Dứt được
6 phẩm trước
thời chỉ còn 1 lần sanh tử ở cõi dục nên gọi là Nhứt lai (Tư
Đà Hàm, Phạm âm) đây là quả vị thứ 2. Dứt luôn 3 phẩm sau thời không còn bị sanh vào cõi dục nữa nên gọi là Bất lai (A Na Hàm, Phạm âm) đây là quả vị thứ 3. Dứt sạch luôn cả 72 phẩm tư
hoặc cõi sắc và vô sắc thời thoát hẳn vòng sanh tử luân hồi nên gọi Vô sanh (A La Hán, Phạm âm) đây là quả vị thứ 4.
(17) Vô
tránh Tam muội là môn chánh định cao siêu hơn
hết trong các môn chánh định của hàng Thanh văn.
(18) Tu Di
(xem lời thích nghĩa sau kinh A Di
Đà).
(19) Hàng
tôn trọng đệ tử của đức Phật như
các ngài: Xá Lợi Phất, Ma Ha Ca Diếp v.v...
(20) Vi trần là bụi nhỏ.
Tam thiên đại thiên thế giới (xem lời thích nghĩa sau kinh A Di
Đà).
(21) Trên
thân Phật có 32 tướng
tốt:
1. Nhục kế (đỉnh đầu thịt nổi vun lên rất đẹp),
2. Lông trắng giữa chặn hai chơn
mày (bạch hào),
3. Tròng mắt đen trắng phân minh,
4. Lông
nheo như
của Ngưu
Vương,
5. Gương
mặt tròn trịa đầy đặn như
trăng rằm,
6. Răng đủ 40 cái,
7. Răng nhỏ đều khít khao,
8. Răng trắng trong tinh sạch,
9. Lưỡi
rộng dài, khi le ra có thể trùm cả mặt đến mí tóc,
10. Tiếng nói thanh tao và nghe được
rất xa,
11. Trong cổ hầu thường
có chất nước
trong cổ rịn ra,
12. Thân
mình nở nang tròn suông,
13. Mã âm
tàng,
14. Hai bên
hông đầy đặn,
15. Hai tay
dài quá gối,
16. Cánh
tay và bàn tay da thịt
mềm dịu như
bông,
17. Ngón
tay dài và vót,
18. Vế như
của Lộc Vương,
19. Lưng
hai bàn chân no tròn,
20. Lòng
bàn chân bằng phẳng,
21. Gót
chân tròn trịa,
22. Lòng
bàn chân có chỉ xoáy rõ ràng như
bánh xe nghìn cọng,
23. Ngón
tay và ngón chân đều
có da mỏng như
lưới
mịn, trong suốt như
pha lê dính liền nhau,
24. Bảy chỗ trong thân đều đầy đặn (2 lòng bàn tay, 2 lòng
bàn chân, hai vai, yết
hầu),
25. Tất cả lỗ chân lông đều có lông đẹp,
26. Lông và
tóc đều xoắn tròn về phía hữu,
27. Da mịn màng trơn
láng,
28. Màu da
như
màu vàng ròng tử
kim,
29. Thân
hình cao lớn hơn
mọi người,
30. Hình tướng
đoan nghiêm,
31. Thân
hình ngay thẳng vững vàng,
32. Thường
có ánh sáng sắc vàng ròng chiếu ra một tầm.
Trên đây là
32 tướng
chánh, còn có rất
nhiều tướng
tốt khác như
bát thập tùy hình hảo v.v...
(22) Nghĩa
thú là nghĩa lý và chỉ
thú.
(23) Thuở quá khứ, nước
Ba La Nại, có vị quốc vương
hiệu Ca Lợi. Một hôm Vua dẫn quan quân và cung phi đi
du ngoạn cảnh núi rừng. Trong khi nhà Vua nằm nghỉ dưới
bóng cây vì mỏi mệt, các cung phi rủ nhau đi hái hoa rừng để đem về hiến Vua. Trên gộp đá, các cung phi gặp một nhà tu dung nghi oai
nghiêm khác thường, Đại
Tiên Sằn Đề Ba La đang tịnh tọa! Tỏ lòng kính ngưỡng,
các cung phi đồng dâng hoa cúng dường
Đại Tiên rồi chỉnh tề ngồi hai bên nghe Đại Tiên giảng dạy đạo lý.
Vừa lúc đó Vua và quan quân
kéo đến. Thấy cung phi mình kính ngưỡng
Đại Tiên, nhà Vua không bằng lòng, liền đến trước
gộp đá.
- Người
ở đây làm việc gì? Nhà Vua hỏi gằn từng tiếng một.
- Tôi ở đây tu hạnh nhẫn nhục. Đại Tiên thong thả đáp.
- Để ta thử ngươi!
Vua Ca Lợi nói với một giọng mỉa mai đầy căm tức. Dứt lời, Vua tuốt gươm
chặt cụt hai cánh tay của Đại Tiên rồi hỏi tiếp: “Người
ở đây làm việc gì?”
- Tôi ở đây tu hạnh nhẫn nhục. Đại Tiên ung dung đáp. Càng tức giận, nhà Vua chặt luôn cả hai chân rồi kế đến lại lắc tai lắc mũi của Đại Tiên. Mỗi lần như
thế Vua đều hỏi: “Người
ở đây làm việc gì?” Mắt không nháy, mặt không đổi sắc, với một giọng nhã nhặn hiền từ, Đại Tiên vẫn thản nhiên đáp: “Tôi ở đây tu hạnh nhẫn nhục”.
Thấy tư
cách phi thường của
Đại Tiên, nhà Vua đổi giận làm sợ. Đại Tiên lại dịu dàng nói đến Vua: “Nay nhà Vua lấy gươm
sắt chặt đứt thi thể của ta, sau này, khi ta thành
Phật, ta sẽ dùng gươm
trí tuệ mà dứt giùm ác tâm của nhà Vua, để độ Vua trước
nhất”.
Gươm
rời khỏi tay, cả mình rởn ốc, nhà Vua bất giác sụp quỳ trước
hạnh nhẫn nhục, tinh thần cao quý Vô thượng
của Đại Tiên!
Vị Đại Tiên đó thuở xưa
là đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện nay. Vua Ca Lợi ngày trước
bây giờ là Kiều Trần Như
vị Đại A La Hán được
đức Phật độ trước
nhất nơi
Lộc Uyển.
(24) Không
thiệt không hư
nghĩa là không trụ
trước
vào tướng
có và tướng
không. Không trụ
trước
mới phải là pháp Vô thượng
Chánh giác của Phật.
(25) Đi nhiễu quanh về phía hữu (từ Đông qua Nam Tây Bắc Đông) là tỏ vẻ cung kính thuận tùng.
(26) Như
như
bất động.
(27) Ngã là
phần tác động chủ tể, như
Phật, Bồ tát v.v... Pháp là phần thể chất, hình tượng,
nghĩa lý, tức là những sự những điều có tánh cách riêng định có thể nhận đến được
như:
trang nghiêm, Phật
độ, v.v...
Đức Phật dạy: “Không có pháp chi gọi là Bồ tát”. Đó là không ngã. Đức Phật lại dạy: “Như
Lai nói trang nghiêm Phật
độ chính chẳng phải trang nghiêm”. Đó là nói
không pháp.
(28) Ngũ
nhãn:
1. Nhục nhãn (mắt thịt), mắt thường
bằng chất tứ đại (địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại) hiệp thành.
2. Thiên
nhãn, tác dụng của sự thấy được
xa trăm nghìn muôn ức
dặm cho đến nhiều thế giới, thấy đến vật rất nhỏ như
vi trùng, vi tử, khí chất v.v... và thấy suốt qua các chất ngại. Có 2 thứ Thiên nhãn: a) Sanh đắc Thiên nhãn: Thiên nhãn do
phước
báo mà cảm sanh ra, như
Thiên nhãn của các cõi Trời. b) Tu đắc Thiên nhãn: Thiên nhãn do
công phu tu tập chứng đạo quả mà có, như
Thiên nhãn của A La Hán, Bồ tát, Phật. Thiên nhãn sau này hơn
Thiên nhãn trên. Thù thắng
nhất là của Phật. Tất cả vô lượng
vô biên thế giới chúng sanh khắp trong pháp giới, Thiên nhãn của đức Phật thấy rõ ràng cả thảy.
3. Huệ nhãn, tác dụng của sự chứng thấu tánh thể không tịch vô ngã. Từ bực Thánh A La Hán trở lên mới có huệ nhãn. Các cõi Trời đến các loài dưới
(phàm phu) đều không có.
4. Pháp
nhãn, tác dụng của sự soi suốt huyễn trạng của hiện tượng
tùy duyên vô pháp. Từ
bực đại Bồ tát đến Phật mới có pháp nhãn, A La Hán trở xuống đều không có.
5. Phật nhãn, trí huệ viên mãn cứu cánh của Phật.
(29) Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh (Bồ đề tánh) nên nói chẳng phải chúng sanh. Nhưng
không tự nhận lấy Phật tánh nên nói chẳng phải là không phải chúng sanh.
(30) Chúng
sanh chúng sanh là nhiều
loài chúng sanh. Tất
cả chúng sanh đều sẵn đủ giống bát nhã nên đức Như
Lai nói chẳng phải chúng sanh. Sẵn đủ mà chưa
hiển lộ nên gọi là chúng sanh.
(31) (32) Tướng
là tướng
của ứng thân huyễn chất; còn pháp tánh thân mới thật là Như
Lai. Thân vua chuyển
luân cũng đủ 32 tướng,
mà vua chuyển luân vẫn là phàm phu chớ chẳng phải Như
Lai. Vì thế chỉ nhận 32 tướng
nơi
ứng thân mà cho là thật Như
Lai thời chưa
phải. Như
Lai pháp thân rời
tất cả sắc tướng,
nên ở nơi
sắc tướng
mà thấy mà cầu Như
Lai thời không thể thấy đặng. Vậy thời như
thế nào? Đức Phật dạy: “Phàm hễ có tướng
đều là hư
vọng cả, nếu thấy các tướng
đều là không phải tướng
thời chính là thấy Như
Lai.
(32) Hiểu biết nhân thật quyết định lý vô ngã của các pháp, gọi là vô sanh pháp nhẫn.
(33) Hiệp tướng
là nhiều thứ hội hiệp làm thành một tướng
thế giới.
(34) Ngã kiến, nhơn
kiến v.v... là tình chấp cho có tướng
ngã, tướng
nhơn
v.v...
(35) Mộng: cảnh giới trong chiêm bao.
Huyễn: những cảnh vật do huyễn thuật phù chú hóa hiện ra.
Điển: chớp nháng.
Sương:
sương
mù.
Bóng nước:
bong bóng nổi trên mặt nước.
Ảnh tượng:
bóng hình hiện ra trong gương,
trong nước.
Pháp hữu vi: pháp do thi vi tạo tác mà có. Phàm tất cả những vật, những sự, những điều gì... bất luận thuộc về vật chất hay tinh thần trong thế gian cùng xuất thế gian, mà do nhơn duyên chi phối cấu tạo hòa hiệp làm thành, đều thuộc về pháp hữu vi cả. Do nhơn duyên chi phối mà có, nên đều là không thật thể, như mộng, như huyễn v.v...
Comments
Post a Comment