Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo
BÀI KHEN NGỢI KINH
Hơn sáu muôn lời, thành BẢY QUYỂN
Rộng chứa đựng vô-biên nghĩa mầu
Trong cổ nước cam-lộ rịn nhuần
Trong miệng chất đề-hồ nhỏ mát
Bên răng ngọc trắng tuôn xá-lợi
Trên lưỡi sen hồng phóng hào quang
Dầu cho tạo tội hơn núi cả
Chẳng nhọc Diệu-Pháp vài ba hàng.
Nam-mô DIỆU PHÁP LIÊN HOA Hội-Thượng Phật Bồ-tát. ( 3
lần )
KINH
DIỆU PHÁP LIÊN HOA
QUYỂN 1
PHẨM “TỰA”
THỨ NHẤT
1.- Tôi
nghe như thế này: Một thuở nọ đức Phật (2) ở trong
núi Kỳ-Xà Quật, nơi thành vương xá
cùng chúng đại Tỳ-kheo
một muôn
hai nghìn người câu-hội. Các vị đó đều là bực
A-La-Hán, các lậu (3) đã
hết, không
còn phiền não, việc lợi mình đã
xong (4) dứt sự ràng rịt trong
các cõi (5) tâm được tự tại. Tên của các vị đó là:
A-Nhã Kiều-Trần-Như,
Ma-Ha-Ca-Diếp, Ưu-Lâu-Tần-Loa
Ca-Diếp, Dà-Gia
Ca-Diếp, Na-Ðề Ca-Diếp, Xá-Lợi-Phất, Ðại Mục-Kiền-Liên,
Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, A-Nâu-Lâu-Ðà, Kiếp-Tân-Na, Kiều-Phạm, Ba-Ðề, Ly-Bà-Ða Tất-Lăng-Già-Bà-Ta-Bạc-Câu-La,
Ma-Ha-Câu-Hy-La, Nan-Ðà Tôn-Ðà-La Nan-Ðà, Phú-Lâu-Na Di-Ða-La-Ni-Tử, Tu-Bồ-Ðề, A-Nan,
La-Hầu-La
v.v.. đó là những vị đại
A-La-Hán hàng tri-thức của chúng.
Lại có bực hữu-học và vô-học (6) hai
nghìn người.
Bà Tỷ-khiêu-ni
Ma-ha Ba-Xà-Ba-Ðề cùng với quyến thuộc sáu
nghìn người câu-hội. Mẹ của La-Hầu-La là
bà Tỷ-khiêu-ni
Gia-Du-Ðà-La cùng với quyến thuộc câu-hội.
2.- Bực đại Bồ-tát tám
muôn người đều không
thối chuyển ở nơi đạo vô thượng
chính-đẳng
chính-giác (7), đều chứng được pháp
đà-la-ni (8) nhạo-thuyết biện tài (9)
chuyển nói
pháp luân bất thối chuyển, từng cúng-dường vô lượng trăm
nghìn chư Phật, ở các nơi đức Phật trồng các cội công-đức.
Thường được các Phật ngợi khen,
dùng đức từ để tu thân,
khéo chứng trí-tuệ của Phật thông đạt đại-trí đến nơi bờ kia
(10), danh đồn khắp vô-lượng thế-giới có thể độ vô số trăm
nghìn chúng-sanh.
Tên của các vị đó là:
Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát.
Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Ðắc-Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ-tát, Bất-Hưu Tức Bồ-tát, Bửu-Chưởng Bồ-tát, Dược-Vương Bồ-tát,
Dõng-thí Bồ-tát. Bửu-Nguyệt Bồ-tát,
Nguyệt-Quang Bồ-tát,
Mãn-Nguyệt Bồ-tát, Ðại-Lực Bồ-tát,
Vô-Lượng-Lực Bồ-tát, Việt-Tam-Giới Bồ-tát, Bạt-Ðà
Bà-La Bồ-tát,
Di-Lặc Bồ-tát, Bửu-Tích Bồ-tát, Ðạo-Sư Bồ-tát
v.v... các vị đại Bồ-tát như thế tám muôn
người câu hội.
3.- Lúc bấy giờ, Thích-Ðề Hoàn-Nhơn (11)
cùng quyến thuộc hai
muôn vị thiên-tử câu hội.
Lại có
Minh-Nguyệt thiên tử, Phổ-Hương thiên
tử, Bửu-Quang
thiên-tử, bốn vị đại Thiên-Vương cùng với quyến-thuộc một muôn
thiên-tử câu hội.
Tự-tại Thiên-tử, đại tự-tại Thiên-tử cùng với quyến thuộc ba vạn Thiên-tử câu hội.
Chủ cõi
Ta-Bà: Phạm-Thiên-Vương,
Thi-Khí-Ðại-Phạm,
Quang-Minh Ðại-Phạm
v.v...cùng với quyến thuộc một muôn
hai nghìn vị thiên-tử câu hội.
Có tám vị Long-Vương:
Nan-Ðà Long-Vương, Bạt-Nan-Ðà
Long-Vương,
Sa-Dà-La Long-Vương,
Hòa-Tu-Cát Long-Vương, Ðức-Xoa-Ca
Long-Vương, A
Na-Bà-Ðạt-Ða
Long-Vương,
Ma-Na-Tư Long-Vương, Ưu-Bát-La
Long-Vương v.v...
đều cùng
bao nhiêu trăm nghìn quyến thuộc câu hội.
Có bốn vị Khẩn-Na-La vương,
Pháp-Khẩn-Na-La vương, Diệu-Pháp Khẩn-Na-La vương, Ðại-Pháp Khẩn-Na-La vương,
Trì-Pháp Khẩn-Na-La vương đều cùng
bao nhiêu trăm nghìn quyến-thuộc câu hội.
Có bốn vị
Càn-Thát-Bà vương. Nhạc-âm
Càn-Thát-Bà vương, Mỹ
Càn-Thát-Bà vương, Mỹ-âm
Càn-Thát-Bà vương, đều cùng
bao nhiêu trăm nghìn quyến-thuộc câu hội.
Có bốn vị A-tu-la
vương:
Bà-Trĩ A-tu-la vương,
Dà-La-Khiên-Ðà A-tu-la vương,
Tỳ-Ma-Chất-Ða-La
A-tu-la vương, La-Hầu A-tu-la
vương, đều cùng
bao nhiêu trăm nghìn quyến-thuộc câu hội.
Có bốn vị
Ca-lâu-la vương: Ðại-Uy-Ðức
Ca-lâu-la vương, Ðại-Thân
Ca-lâu-la vương, Ðại-Mãn
Ca-lâu-la vương, Như-Ý
Ca-lâu-la vương, đều cùng
bao nhiêu quyến thuộc câu hội.
Vua
A-Xà-Thế, con bà
Vi-Ðề-Hi, cùng
bao nhiêu trăm nghìn quyến thuộc câu hội.
Cả chúng đều lễ chân Phật, lui ngồi một phía.
4.- Lúc bấy giờ, đức Thế-Tôn,
hàng tứ-chúng
vây quanh cúng-dàng cung kính ngợi-khen
tôn trọng, vì
các vị Bồ-tát mà
nói kinh đại-thừa tên là:
'Vô-Lượng-Nghĩa
Giáo Bồ-tát Pháp
Phật sở hộ-niệm'.
Nói kinh
này xong, đức Phật ngồi xếp bằng nhập vào
chính-định 'Vô-lượng nghĩa
xứ', thân
và tâm của Phật đều không
lay động.
Khi đó trời mưa hoa Mạn-đà-la,
hoa Ma-ha Mạn-đà-la,
hoa Mạn-thù-sa,
hoa Ma-ha Mạn-thù-sa,
để rải trên đức Phật cùng
hàng đại chúng;
khắp cõi Phật sáu điệu vang động (12).
Lúc bấy giờ, trong
chúng hội, các hàng:
Tỳ-khiêu, Tỳ-khiêu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ, Trời, Rồng, Dạ-Xoa,
Càn-thát-bà (13), A-tu-la (14), Ca-lâu-la (15), Khẩn-na-la
(16), Ma-hầu-la-dà
(17), nhơn, phi-nhơn và các
vị tiểu-vương cùng
Chuyển-luân
thánh vương, các đại-chúng ấy đều được thấy việc chưa từng có,
vui mừng chắp tay một lòng
nhìn Phật.
5.- Bấy giờ, đức Phật từ nơi tướng lông
trắng giữa chặn mày
phóng ra luồng
hào-quang chiếu khắp cả một muôn
tám nghìn cõi ở phương Ðông,
dưới thời chiếu đến địa-ngục A-Tỳ,
trên suốt thấu trời Sắc-Cứu-Cánh.
Chúng ở cõi này
đều thấy cả sáu loài
chúng-sanh (18), ở các cõi
kia.
Lại thấy các đức Phật hiện-tại nơi các cõi
kia và nghe kinh pháp của các đức Phật ấy nói.
Cùng thấy nơi các cõi
kia, các hàng Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni,
cận-sự-nam, cận-sự-nữ, những người tu hành
đắc đạo.
Lại thấy các vị đại Bồ-tát dùng
các món nhơn-duyên,
các lòng tín giải, các loại tướng mạo mà tu
hành đạo Bồ-tát. Lại thấy các đức Phật nhập Niết-bàn, lại thấy sau khi
các đức Phật nhập Niết-bàn,
đem xá-lợi của Phật mà dựng tháp bằng bảy báu.
6.- Khi ấy, ngài
Di-Lặc Bồ-tát nghĩ
rằng: 'Hôm
nay đức Thế-Tôn hiện thần biến tướng, vì nhơn duyên
gì mà có điềm lành
này'.
Nay đức Phật đương nhập chính-định, việc biến hiện hi hữu không
thể nghĩ bàn
này nên hỏi ai, ai
đáp được?'
Ngài lại nghĩ:
'Ông Pháp-Vương-tử (19)
Văn-Thù Sư-Lợi này đã
từng gần gũi
cúng dàng vô-lượng các đức Phật đời quá khứ chắc đã thấy tướng hi-hữu này, ta
nay nên hỏi ông'.
Lúc đó,
hàng Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni,
Cận-sự-nam, Cận-sự-nữ (20) và
các trời, rồng, quỉ, thần v.v.. đều nghĩ rằng: 'Tướng thần-thông
sáng chói của đức Phật hiện đây,
nay nên hỏi ai?'
7.- Bấy giờ, ngài
Di-Lặc Bồ-tát muốn giải quyết chỗ nghi của mình,
ngài lại xét tâm
niệm của bốn-chúng:
Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni,
Cận-sự-nam, Cận-sự-nữ và của cả chúng hội trời rồng quỉ thần v.v..
mà hỏi Văn-Thù
Sư-Lợi rằng: 'Vì
nhơn duyên
gì mà có tướng lành
thần thông
này, Phật phóng
ánh sáng lớn soi khắp một muôn
tám nghìn cõi ở phương Ðông,
đều thấy cõi nước
trang-nghiêm của các đức Phật?'
Khi đó,
ngài Di-Lặc muốn nói lại nghĩa
trên, dùng kệ hỏi rằng:
8.- Ngài
Văn-Thù Sư-Lợi!
Ðức Ðạo-Sư cớ chi
Lông trắng giữa chặn mày
Phóng
ánh-sáng khắp soi?
Trời mưa hoa Mạn-đà
Cùng hoa
Mạn-thù-Sa,
Gió thơm mùi
chiên-đàn
Vui đẹp lòng đại chúng
Vì nhơn duyên
như vậy
Cõi đất đều nghiêm
tịnh
Mà trong thế giới này
Sáu điệu vang động lên
Bấy giờ bốn bộ chúng
Thảy đều rất vui mừng
Thân cùng
ý thơ thới
Ðược việc chưa từng có.
9.- Ánh
sáng giữa chặn mày
Soi suốt thẳng phương Ðông
Một muôn
tám nghìn cõi
Ðều ánh như sắc vàng.
Từ địa ngục A-Tỳ
Trên đến trời hữu đảnh
Trong các
thế giới đó
Cả sáu đạo chúng
sanh
Sống chết của kia đến
Nghiệp duyên
lành cùng dữ
Thụ báo có tốt xấu
Tại đây đều thấy rõ.
10.- Lại thấy các đức Phật
Ðấng
Thánh-Chúa Sư-Tử
Diễn nói các
kinh điển
Nhiệm mầu bực thứ nhất.
Tiếng của ngài thanh-tịnh
Giọng nói ra
êm dịu
Dạy bảo các Bồ-tát
Vô-số ức muôn người
Tiếng phạm-âm thâm
diệu
Khiến người đều ưa nghe.
Các Phật ở cõi mình
Mà giảng nói
chính pháp
Dùng nhiều món nhơn-duyên
Cùng vô-lượng tỉ-dụ
Ðể soi rõ
Phật Pháp
Mà khai
ngộ chúng
sanh.
Nếu có người bị khổ
Nhàm lìa
già, bệnh, chết,
Phật vì nói
Niết-Bàn
Ðể dứt các ngằn khổ
Nếu là người có phước
Ðã từng
cúng-dàng Phật
Chí cầu pháp
thù-thắng
Vì nói hạnh
Duyên-Giác
Nếu lại có Phật-tử
Tu-tập các
công hạnh
Ðể cầu tuệ vô thượng
Phật vì nói
tịnh-đạo.
11.- Ngài
Văn-Thù Sư-Lợi!
Tôi ở tại nơi đây
Thấy nghe dường ấy đó
Và nghìn ức việc khác
Thấy rất nhiều như thế
Nay sẽ lược nói ra:
12.- Tôi
thấy ở cõi kia
Có hằng-sa Bồ-tát
Dùng các
món nhơn-duyên
Mà cầu chứng Phật đạo.
Hoặc có vị bố-thí
Vàng, bạc, ngọc,
san-hô,
Chơn châu,
ngọc như-ý,
Ngọc xa-cừ mã-não,
Kim-cương các
trân-bửu
Cùng tôi
tớ, xe cộ
Kiệu, cán chưng châu
báu
Vui-vẻ đem bố-thí
Hồi-hướng về Phật-đạo
Nguyện được chứng thừa ấy
Bực nhất của ba cõi
Các Phật hằng khen
ngợi.
Hoặc có vị Bồ-tát
Xe tứ-mã xe
báu
Bao lơn che tàn
đẹp
Trau-tria
dùng bố-thí.
Lại thấy có Bồ-tát
Bố-thí cả vợ con
Thân thịt cùng
tay chân
Ðể cầu vô-thượng đạo.
Lại thấy có Bồ-tát
Ðầu, mắt và thân
thể
Ðều ưa vui thí
cho
Ðể cầu trí-tuệ Phật
13.- Ngài
Văn-Thù Sư-Lợi!
Ta thấy các quốc-vương
Qua đến chỗ của Phật
Thưa hỏi đạo vô-thượng
Bèn bỏ nước vui vẻ
Cung-điện cả thần-thiếp
Cạo sạch râu lẫn tóc
Mà mặc y Pháp
phục.
Hoặc lại thấy Bồ-tát
Mà hiện làm Tỷ-khiêu
Một mình ở vắng vẻ
Ưa vui tụng kinh
điển
Cũng thấy có Bồ-tát
Dõng mãnh
và tinh tấn
Vào ở nơi thâm sơn
Suy xét mối Phật-đạo
Và thấy bực ly-dục
Thường ở chỗ không
nhàn
Sâu tu
các thuyền-định
Ðược năm món
thần thông
Và thấy vị Bồ-tát
Chắp tay trụ thuyền-định
Dùng
nghìn muôn bài kệ
Khen ngợi các
Pháp-Vương
Lại thấy có Bồ-tát
Trí sâu
chí bền chắc
Hay hỏi các đức Phật
Nghe rồi đều thụ trì.
Lại thấy hàng Phật-tử
Ðịnh-tuệ trọn đầy đủ
Dùng vô-lượng tỉ-dụ
Vì chúng
mà giảng pháp
Vui ưa nói các
pháp
Dạy bảo các Bồ-tát
Phá dẹp chúng
binh ma
Mà đánh rền trống pháp
Cùng thấy vị Bồ-tát
Vắng bặt yên lặng ngồi
Trời, rồng đều
cung-kính
Chẳng lấy đó làm
mừng,
Và thấy có Bồ-tát
Ở rừng phóng
hào-quang
Cứu khổ chốn Ðịa-ngục
Khiến đều vào Phật-đạo.
Lại thấy hàng Phật-tử
Chưa từng có ngủ nghỉ
Kinh-hành
ở trong rừng
Siêng
năng cầu Phật-đạo
Cũng thấy đủ giới-đức
Uy-nghi
không thiếu sót
Lòng sạch như bửu-châu
Ðể cầu chứng Phật-Ðạo.
Và thấy hàng Phật-tử
Trụ vào sức nhẫn nhục
Bị kẻ Tăng-thượng-mạn
Mắng rủa cùng
đánh đập
Thảy đều hay nhẫn được
Ðể cầu chứng Phật-đạo
Lại thấy có Bồ-tát
Xa rời sự chơi cười
Và quyến-thuộc ngu si
Ưa gần-gũi người trí
Chuyên
tâm trừ loạn động
Nhiếp niệm ở núi rừng
Trải ức nghìn
muôn năm
Ðể cầu được Phật-đạo.
14.- Lại thấy vị Bồ-tát
Ðồ ăn uống ngọt ngon
Cùng trăm
món thuốc thang
Ðem cúng
Phật và
Tăng,
Áo tốt đồ thượng-phục
Giá đáng
đến nghìn
muôn
Hoặc là
vô-giá y
Dùng
nghìn muôn ức thứ
Nhà báu bằng
Chiên-đàn
Các giường nằm tốt đẹp
Ðể cúng Phật cùng
Tăng
Rừng vườn rất thanh-tịnh
Bông trái
đều sum-sê
Suối chảy cùng ao
tắm
Cúng cho
Phật và
Tăng,
Cúng thí
như thế đó
Các đồ cúng tốt đẹp
Vui vẻ không hề nhàm
Ðể cầu đạo vô-thượng.
15.- Lại có vị Bồ-tát
Giảng nói
pháp tịch-diệt
Dùng các
lời dạy dỗ
Dạy vô-số
chúng-sanh
Hoặc thấy vị Bồ-tát
Quán sát
các pháp tịnh
Ðều không
có hai tướng
Cũng như khoảng hư không
Lại thấy hàng Phật-tử
Tâm không
chỗ mê đắm
Dùng món
diệu-tuệ này
Mà cầu đạo vô-thượng.
16.- Ngài
Văn-Thù Sư-Lợi!
Lại có vị Bồ-tát
Sau khi
Phật diệt-độ
Cúng dàng
Xá-Lợi-Phật.
Lại thấy hàng Phật-tử
Xây dựng các
tháp miếu
Nhiều vô-số hằng-sa
Nghiêm sức khắp cõi nước.
Bửu tháp rất cao đẹp
Ðều năm nghìn
do-tuần.
Bề ngang rộng xứng nhau
Ðều hai
nghìn do-tuần.
Trong mỗi mỗi tháp miếu
Ðều có
nghìn tràng phan
Màn châu
xen thả xuống
Tiếng linh
báu hòa reo
Các vị Trời, rồng, thần,
Người cùng với phi-nhơn
Hương, hoa,
cùng kỹ-nhạc
Thường đem đến
cúng-dàng
Ngài
Văn-Thù Sư-Lợi!
Các hàng
Phật-tử kia
Vì
cúng-dàng xá-lợi
Nên
trang-sức tháp miếu,
Cõi quốc-giới tự-nhiên
Thù đặc rất tốt-đẹp
Như cây
Thiên-thụ-vương
Hoa kia
đang xòe nở
17.- Phật phóng một luồng sáng
Ta cùng cả chúng-hội
Thấy nơi cõi nước này
Các thứ rất tốt đẹp
Thần-lực của chư Phật
Trí-tuệ đều hi-hữu
Phóng một luồng tịnh-quang
Soi khắp vô-lượng cõi
Chúng ta
thấy việc này
Ðược điều chưa từng có.
18.- Xin
Phật-tử Văn-Thù
Giải-quyết lòng
chúng nghi
Bốn chúng đều mong
ngóng
Nhìn ngài
và nhìn ta
Ðức Thế-Tôn cớ chi
Phóng ánh
quang-minh này?
Phật-tử phải thời đáp
Quyết nghi
cho chúng mừng
Có những lợi ích gì
Ðức Phật phóng
quang này?
Khi Phật ngồi đạo-tràng
Chứng được pháp
thâm-diệu
Vì muốn nói
Pháp đó
Hay là sẽ thọ-ký?
Hiện bày các
cõi Phật
Các báu sạch trang-nghiêm
Cùng thấy các đức Phật
Ðây không
phải cớ nhỏ
Ngài
Văn-Thù nên biết
Bốn-chúng
và Long, Thần
Nhìn xem
xét ngài đó
Mong sẽ nói những gì?
19.- Lúc
bấy giờ, ngài
Văn-Thù Sư-Lợi nói với ngài
Di-Lặc Ðại Bồ-tát cùng
các vị Ðại-Sĩ:
'Các Thiện-nam-tử! Như chỗ ta xét
nghĩ thời nay đức Thế-Tôn muốn nói
Pháp lớn, mưa pháp-vũ
lớn, thổi
pháp-loa lớn, đánh
pháp-cổ lớn và diễn
pháp-nghĩa lớn.
Các thiện-nam-tử! Ta từng ở nơi các đức Phật đời quá-khứ thấy điềm lành
này, Phật kia
phóng hào-quang đó rồi liền nói pháp
lớn. Cho
nên chắc biết rằng hôm
nay đức Phật hiện
hào-quang đó rồi liền nói
pháp lớn. Cho
nên chắc biết rằng hôm
nay đức Phật hiện
hào-quang cũng lại như vậy. Phật vì muốn cho
chúng-sanh đều được nghe biết pháp mầu mà tất cả trong đời khó tin
theo, cho nên hiện điềm lành
này.
20.- Các
thiện-nam-tử! Như vô-lượng
vô-biên a-tăng-kỳ (21) kiếp về trước. Bấy giờ có đức Phật hiệu Nhật-Nguyệt
Ðăng-Minh Như-Lai, Ứng-Cúng,
Chính-Biến-Tri,
Minh-Hạnh-Túc,
Thiện-Thệ, Thế-Gian-Giải, Vô-Thượng-Sĩ, Ðiều-Ngự Trượng-Phu, Thiên-Nhơn-Sư, Phật Thế-Tôn, diễn nói
chính pháp. Ban đầu, giữa, rốt sau ba
chặng đều lành,
nghĩa lý rất xâu xa,
lời lẽ khéo mầu, thuần một không tạp, đầy đủ cả tướng phạm-hạnh thanh
bạch.
Phật, vì người cầu đạo
Thanh-Văn, nói pháp tứ-đế (22)
thoát khỏi sanh,
già, bệnh, chết, cứu cánh Niết-bàn. Vì
hạng cầu quả
Duyên-Giác, nói pháp mười hai nhơn duyên
(23), Vì hàng Bồ-tát nói
sáu pháp Ba-la-mật (24)
làm cho chứng được quả Vô-thượng
chính-đẳng
chính-giác thành bậc nhất-thiết chủng-trí.(25)
Kế lại có đức Phật cũng hiệu Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh,
lại có đức Phật cũng hiệu Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh.
Như thế đến hai
muôn đức Phật đều đồng một tên, hiệu Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh,
lại cùng đồng cùng một họ, họ Phả-La-Ðọa.
Di-Lặc nên biết! Ðức Phật trước, đức Phật sau đều đồng một tên, hiệu Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh,
đầy đủ mười hiệu, những pháp được nói ra,
đầu, giữa, sau đều lành.
Ðức Phật rốt sau cả, lúc chưa xuất-gia có
tám vị vương tử: Người thứ nhất tên Hữu-Ý, thứ hai tên
Thiện-Ý, thứ ba tên
Vô-Lượng-Ý, thứ tư tên Bửu-Ý, thứ năm tên
Tăng-Ý, thứ sáu tên
Trừ-Nghi-Ý,
thứ bảy Hưởng-Ý, thứ tám tên
Pháp-Ý.
Tám vị vương tử đó có uy
đức tự tại đều lãnh trị bốn châu
thiên hạ (26) .
Nghe vua cha xuất gia chứng đạo Vô-thượng
Chính-đẳng
Chính-giác đều bỏ ngôi vua
cũng xuất-gia
theo, phát tâm đại thừa, thường tu hạnh
thanh-tịnh, đều làm bậc pháp sư, thuở trước đã từng ở chỗ nghìn
muôn đức Phật vun trồng các cội lành.
21.- Ðức Phật Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh
lúc đó nói kinh đại thừa tên
'Vô-Lượng-Nghĩa-Xứ Giáo Bồ-tát Pháp
Phật Sở Hộ-Niệm'. Nói
kinh đó rồi Phật liền ở trong đại-chúng
ngồi xếp bằng nhập vào cảnh giới chánh-định 'Vô-Lượng
nghĩa-xứ', thân
và tâm chẳng động.
22.- Khi ấy trời mưa hoa Mạn-đà-la,
hoa Ma-ha Mạn-đà-la,
hoa Mạn-thù-sa
cùng hoa Ma-ha Mạn-thù-sa
để rải trên đức Phật và hàng
đại-chúng.
Khắp cõi nước Phật sáu điệu vang động.
Lúc đó
trong hội, hàng Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni,
Cận-sự nam, Cận-sự nữ, trời, rồng, dạ-xoa,
càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhơn, phi-nhơn cùng các vị tiểu vương, các vị Chuyển-luân thánh-vương v.v... các đại-chúng đó được điều chưa từng có, mừng rỡ chắp tay một lòng nhìn Phật.
23.- Bấy giờ, đức Như-Lai từ tướng lông
trắng chặn giữa chân
mày phóng ra luồng
ánh-sáng soi khắp cùng cả một muôn
tám nghìn cõi nước ở phương đông,
như nay đương thấy ở cõi Phật đây.
Di-Lặc nên biết! Khi đó
trong hội, có hai
mươi ức Bồ-tát ưa muốn nghe
pháp, các vị Bồ-tát ấy thấy
ánh-sáng chiếu khắp các cõi
Phật được điều chưa từng có, đều muốn biết vì
duyên cớ gì mà
phóng ánh-sáng này.
Khi ấy, có vị Bồ-tát hiệu Diệu-Quang
có tám trăm người đệ-tử.
24.- Bấy giờ, đức Phật Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh
từ trong
chính-định mà dậy, vì Diệu-Quang Bồ-tát nói
kinh đại-thừa tên 'Diệu-Pháp-Liên-Hoa
Giáo-Bồ-tát Pháp
Phật Sở Hộ-Niệm', trải qua sáu
mươi tiểu kiếp chẳng rời chỗ ngồi.
25.- Lúc ấy trong hội, người nghe
pháp cũng ngồi một chỗ đến sáu mươi tiểu kiếp thân
tâm đều không
lay động, nghe
đức Phật nói
pháp cho là như trong
khoảng bữa ăn. Bấy giờ trong
chúng không có một người nào hoặc là thân
hoặc là tâm
mà sanh lười mỏi.
26.- Ðức Phật Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh
trong sáu mươi tiểu kiếp nói
kinh đó rồi, liền ở trong
chúng ma, phạm sa-môn,
bà-la-môn, và trời, người,
a-tu-la mà tuyên rằng: 'Hôm
nay vào nửa đêm, Như-Lai sẽ nhập Vô-dư Niết-bàn'.
Khi đó có
vị Bồ-tát, tên
Ðức-Tạng đức Phật Nhật-Nguyệt
Ðăng-Minh liền thọ-ký (12)
cho, bảo các Tỷ-khiêu rằng 'Ông Ðức-Tạng Bồ-tát này
kế đây sẽ thành Phật hiệu là Tịnh-Thân
Như-Lai Ứng-cúng,
Chính-đẳng
Chính-giác'.
Ðức Phật thọ-ký xong,
vào nửa đêm bèn
nhập Vô-dư Niết-bàn.
27.- Sau
khi đức Phật diệt-độ, Diệu-Quang Bồ-tát trì
kinh 'Diệu-Pháp
Liên-Hoa' trải tám mươi tiểu kiếp vì người mà diễn nói.
28.- Tám
người con của Phật Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh
đều học với ngài Diệu-Quang,
ngài Diệu-Quang dạy bảo cho đều vững bền ở nơi đạo Vô-thượng
Chính-dẳng Chính-giác.
Các vị Vương-tử đó
cúng-dàng vô-lượng trăm
nghìn muôn ức đức Phật đều thành
Phật-đạo. Vị thành Phật rốt ráo sau
hết, hiệu là
Nhiên-Ðăng.
29.-
Trong hàng tám trăm người đệ-tử có một người tên: Cầu-Danh,
người này
tham ưa danh lợi, dầu cũng đọc tụng các
kinh mà chẳng thuộc rành,
phần nhiều quên mất, nên gọi là Cầu-Danh.
Người này
cũng do có trồng các
nhân-duyên căn lành nên được gặp vô-lượng trăm
nghìn muôn ức đức Phật mà
cúng-dàng cung-kính tôn trọng khen
ngợi.
30.- Di-Lặc nên biết! Lúc đó
Diệu-Quang Bồ-tát đâu
phải người nào lạ, chính
là ta đây. Còn Cầu-Danh Bồ-tát là
ngài đấy.
Nay thấy điềm lành
này, cùng với xưa không
khác, cho nên ta xét nghĩ hôm nay đức Phật Như-Lai sẽ nói kinh đại-thừa tên: 'Diệu-Pháp Liên-Hoa Giáo Bồ-tát Pháp
Phật Sở Hộ-Niệm'.
Bấy giờ, ngài
Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát ở trong đại-chúng,
muốn tuyên lại nghĩa
trên mà nói kệ rằng:
31.- Ta
nhớ thuở quá-khứ
Vô-lượng vô-số kiếp
Có Phật Nhơn
Trung-tôn
Hiệu Nhật-Nguyệt
Ðăng-Minh
Ðức Thế-Tôn nói
pháp
Ðộ vô-lượng
chúng-sanh
Vô số ức Bồ-tát
Khiến vào
trí-tuệ Phật.
32.- Khi
Phật chưa xuất-gia
có sanh
tám vương-tử
Thấy Ðại-Thánh
xuất-gia
Cũng theo
tu phạm-hạnh
33.- Phật nói
kinh Ðại-Thừa
Tên là
'Vô-Lượng-Nghĩa'
Ở trong
hàng đại-chúng
Mà vì rộng tỏ bày.
Phật nói
kinh ấy rồi
Liền ở trong
pháp-tòa
Xếp bằng nhập chính-định
Tên 'Vô-Lượng-Nghĩa-Xứ'
Trời rưới hoa Mạn-đà
Trống trời tự-nhiên
vang
Các Trời, rồng, quỉ, thần
Cúng-dàng
đấng Nhơn-Tôn,
Tất cả các cõi
Phật
Tức thời vang động lớn,
34.- Phật phóng
sáng giữa mày
Hiện các việc hi-hữu
Ánh-sáng
chiếu phương-đông
Muôn tám
nghìn cõi Phật
Bày
sanh-tử nghiệp báo
Của tất cả
chúng-sanh
Lại thấy các cõi
Phật
Dùng các
báu trang-nghiêm
Màu lưu-ly
pha-lê
Ðây bởi Phật-quang
soi.
35.- Lại thấy những Trời, người
Rồng, thần, chúng
Dạ-Xoa
Càn-thát,
Khẩn-na-la
Ðều cúng-dàng
Phật mình
36.- Lại thấy các Như-Lai
Tự-nhiên
thành Phật-đạo,
Màu thân
như núi vàng
Ðoan
nghiêm rất đẹp mầu
Như trong lưu-ly sạch
Hiện ra tượng chơn kim
Thế-Tôn
trong đại-chúng
Dạy nói
nghĩa thâm diệu.
37.- Mỗi mỗi các cõi
Phật
Chúng
Thanh-Văn vô-số,
Nhơn Phật-quang
soi sáng
Ðều thấy đại-chúng
kia.
Hoặc có các
Tỷ-khiêu
Ở tại trong
núi rừng
Tinh-tấn giữ tịnh-giới
Dường như gìn châu
sáng
38.- Lại thấy các Bồ-tát
Bố-thí nhẫn-nhục thảy
Số đông như hằng-sa
(28)
Ðây bởi sáng Phật soi.
Lại thấy hàng Bồ-tát
Sâu vào
các thuyền-định
Thân tâm
lặng chẳng động
Ðể cầu đạo vô-thượng.
Lại thấy các Bồ-tát
Rõ tướng pháp tịch-diệt
Ðều ở tại nước mình
Nói pháp
cầu Phật-đạo.
39.- Bấy giờ bốn bộ chúng
Thấy Phật Nhật-Nguyệt-Ðăng
Hiện sức thần-thông lớn
Tâm kia đều vui mừng
Mỗi người tự hỏi nhau
Việc này nhơn-duyên
gì?
40.- Ðấng của Trời người thờ
Vừa từ chính-định dậy
Khen Diệu-Quang Bồ-tát
Ông là mắt của đời
Mọi người đều tin về
Hay vưng giữ tạng pháp
Như pháp của ta nói
Chỉ ông chứng biết được
Ðức Phật đã ngợi khen
Cho Diệu-Quang
vui mừng
Liền nói
kinh Pháp-Hoa
Trải sáu mươi tiểu kiếp
Chẳng rời chỗ ngồi ấy
Ngài Diệu-Quang
Pháp-sư
Trọn đều hay thụ-trì
Pháp thượng diệu của Phật.
41.- Phật nói
kinh Pháp-Hoa
Cho chúng
vui mừng rồi
Liền chính
trong ngày đó
Bảo hàng
chúng trời, người
Các pháp
'nghĩa thật tướng'
Ðã vì các
ông nói
Nay ta giữa đêm này
Sẽ vào cõi
Niết-Bàn
Phải một lòng
tinh-tấn
Rời các sự
buông-lung
Các Phật rất khó gặp
Ức kiếp được một lần
42.- Các
con của Phật thảy
Nghe Phật sắp nhập-diệt
Thảy đều lòng buồn khổ
Phật sao gấp diệt vậy?
Ðấng
Thánh-Chúa-Pháp-Vương
An ủi vô-lượng chúng:
Nếu lúc ta
diệt độ
Các ông
chớ lo sợ
Ðức-Tạng Bồ-tát đây
Tâm đã được thông
thấu
Nơi vô-lậu thiệt-tướng
Kế đây sẽ thành Phật
Tên hiệu là Tịnh-Thân
Cũng độ vô-lượng chúng.
43.- Ðêm
đó Phật diệt độ
Như củi hết, lửa tắt
Chia phân
các xá-lợi
Mà xây
vô-lượng tháp
Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni
Số đông như hằng-sa
Lại càng
thêm tinh-tấn
Ðể cầu đạo vô-thượng
44.- Diệu-Quang
pháp-sư ấy
Vưng giữ Phật pháp-tạng
Trong tám
mươi tiểu-kiếp.
Rộng nói
kinh Pháp-Hoa.
Tám vị vương-tử đó
Ðược Diệu-Quang dạy bảo
Vững bền đạo Vô-thượng
Sẽ thấy vô-số Phật
Cúng-dàng
các Phật xong
Thuận theo tu
đại đạo
Nối nhau đặng thành
Phật
Chuyển thứ thọ-ký nhau,
Ðấng Phật rốt sau cả
Hiệu là: Phật
Nhiên-Ðăng
Ðạo-sư (29) của thiên
tiên
Ðộ thoát
vô-lượng chúng.
45.- Diệu-Quang
pháp-sư đó
Có một người đệ-tử
Tâm thường cưu biếng trễ
Tham ưa nơi danh lợi
Cầu danh lợi không
nhàm
Thường đến nhà
sang giàu
Rời bỏ việc tụng học
Bỏ quên
không thông thuộc
Vì bởi
nhân-duyên ấy
Nên gọi là Cầu-Danh
Cũng tu
các nghiệp lành
Ðược thấy vô-số Phật
Thuận tu theo
đại đạo
Ðủ sáu
ba-la-mật
Nay gặp đấng
Thích-Ca
Sau đây sẽ thành Phật
Hiệu rằng: 'Phật Di-Lặc
Rộng độ hàng
chúng-sanh
Số đông đến vô-lượng.
46.- Sau
Phật kia diệt độ
Lười-biếng đó là
ngài
Còn Diệu-Quang
Pháp-sư
Nay thời chính
là ta.
Ta thấy Phật
Ðăng-Minh
Ðiềm sáng trước như thế
Cho nên
biết rằng nay
Phật muốn nói
'Pháp-Hoa'
Tướng nay như điềm xưa.
Là phương-tiện của Phật
Nay Phật phóng
ánh-sáng
Giúp bày
nghĩa thiệt-tướng
Các người nay nên
biết
Chắp tay một lòng chờ
Phật sẽ rưới nước pháp
Ðầy đủ người cầu đạo
Các người cầu ba thừa (30)
Nếu có chỗ nghi-hối
Phật sẽ dứt trừ cho
Khiến hết không
còn thừa.
PHẨM “PHƯƠNG TIỆN”
THỨ HAI
1.- Lúc bấy giờ, đức Thế-Tôn từ chính định an
lành mà dậy, bảo ngài
Xá-Lợi-Phất:
'Trí-tuệ của các đức Phật rất sâu
vô-lượng, môn
trí-tuệ đó khó
hiểu khó
vào, tất cả hàng
Thanh-văn cùng Tích-Chi-Phật đều không
biết được. Vì
sao?
Phật đã từng gần gũi
trăm nghìn muôn ức, vô-số các đức Phật, trọn tu vô-lượng đạo-pháp của các đức Phật, dõng
mãnh tinh-tấn, danh tốt đồn khắp, trọn nên
pháp rất sâu chưa từng có,
theo thời nghi mà
nói pháp ý thú khó hiểu.
Xá-Lợi-Phất! Từ ta thành
Phật đến nay,
các món nhơn-duyên,
các món thí-dụ, rộng nói
ngôn giáo, dùng vô số phương-tiện dìu dắt chúng
sanh, làm cho xa lìa lòng chấp. Vì
sao? Ðức Như-Lai đã đầy-đủ phương-tiện, tri-kiến và
ba-la-mật.
Xá-Lợi-Phất! Tri-kiến của Như-Lai rộng lớn sâu xa,
đức vô-lượng vô-ngại lực, vô sở-úy, thuyền-định, giải-thoát
tam-muội, đều sâu vào
không ngằn mé, trọn nên tất cả pháp chưa từng có.
Xá-Lợi-Phất! Như-Lai hay
các món phân biệt, khéo
nói các pháp lời-lẽ im dịu vui đẹp lòng
chúng.
Xá-Lợi-Phất! Tóm yếu mà nói
đó, vô-lượng
vô-biên pháp vị tằng hữu, đức Phật thảy đều trọn nên.
2.- Thôi
Xá-Lợi-Phất! Chẳng cần nói nữa. Vì
sao? Vì pháp khó hiểu ít có
thứ nhất mà Phật trọn nên đó,
chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu tột tướng chơn-thật của các
pháp, nghĩa là các pháp: tướng như vậy, tính
như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhơn như vậy, duyên
như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trước sau rốt-ráo như vậy.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa
trên mà nói bài kệ rằng:
3.- Ðấng Thế-Hùng khó
lường
Các trời cùng người đời
Tất cả loài
chúng-sanh
Không ai
hiểu được Phật
Trí-lực, vô-sở-úy
Giải-thoát
các tam-muội
Các pháp
khác của Phật
Không ai
so lường được
Vốn từ vô-số Phật
Ðầy đủ tu các đạo
Pháp nhiệm mầu rất sâu
Khó thấy khó rõ
được
Trong
vô-lượng ức kiếp
Tu các đạo đó rồi
Ðạo tràng được chứng quả
Ta đều đã thấy biết
Quả-báo lớn như vậy
Các món
tính tướng nghĩa
Ta cùng mười phương Phật
Mới biết được việc đó
4.- Pháp
đó không chỉ được
Vắng bặt tướng nói
năng
Các loài
chúng sinh khác
Không có
ai hiểu được
Trừ các
chúng Bồ-tát
Người sức tin bền chặt
Các hàng
đệ-tử Phật
Từng
cúng-dàng các Phật
Tất cả lậu đã hết
Trụ thân rốt sau này
Các hạng người vậy thảy
Sức họ không
kham được,
Giả-sử đầy thế-gian
Ðều như Xá-Lợi-Phất
Cùng suy
chung so lường
Chẳng lường được Phật-trí
Chính sử khắp mười phương
Ðều như Xá-Lợi-Phất
Và các đệ-tử khác
Cũng đầy mười phương cõi
Cùng suy
chung so lường
Cũng lại chẳng biết được.
Bậc
Duyên-giác trí lành
Vô-lậu thân rốt sau
Cũng đầy mười phương cõi
Số đông như rừng tre,
Hạng này
chung một lòng
Trong
vô-lượng ức kiếp
Muốn xét Phật thật trí
Chẳng biết được chút phần.
Bồ-tát mới phát
tâm
Cúng-dàng
vô-số Phật
Rõ thấu các
nghĩa thú
Lại hay
khéo nói pháp
Như lúa, mè,
tre, lau
Ðông đầy mười phương cõi
Một lòng
dùng trí mầu
Trải số kiếp hằng-sa
Thảy đều chung
suy lường
Chẳng biết được trí Phật
Hàng Bất-thối Bồ-tát
Số đông như hằng-sa
Một lòng
chung suy cầu
Cũng lại chẳng hiểu được.
5.- Lại bảo Xá-Lợi-Phất
Pháp nhiệm-mầu rất sâu
Vô-lậu khó
nghĩ bàn
Nay ta đã
được đủ
Chỉ ta biết tướng đó
Mười phương Phật cũng vậy,
Xá-Lợi-Phất phải biết
Lời Phật nói
không khác
Với Pháp của Phật nói
Nên sinh
sức tin chắc
Pháp của Phật lâu sau
Cần phải nói chơn thật
Bảo các
chúng Thanh-văn
Cùng người cầu
Duyên-giác
Ta khiến cho
thoát khổ
Ðến chứng được Niết-Bàn
Phật dùng sức phương-tiện
Dạy cho
ba-thừa-giáo
Chúng-sinh
nơi nơi chấp
Dắt đó khiến ra khỏi.
6.- Khi
đó trong đại-chúng
có hàng Thanh-văn lậu-tận
A-la-hán, ngài A-Nhã Kiều-Trần-Như v.v... một nghìn
hai trăm người và các
Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni,
Cận-sự-nam cùng
Cận-sự-nữ, hạng người phát
tâm Thanh-văn, Duyên-giác đều nghĩ rằng: 'Hôm
nay đức Phật cớ chi lại ân-cần ngợi-khen phương-tiện mà nói
thế này:
'Pháp của Phật chứng rất sâu khó
hiểu, tất cả hàng
Thanh-văn cùng Duyên-giác không thể đến được.'
Ðức Phật nói một nghĩa
giải-thoát,
chúng ta cũng chứng được pháp đó
đến nơi Niết-bàn, mà
nay chẳng rõ
nghĩa đó về đâu?
7.- Lúc ấy, ngài
Xá-Lợi-Phất biết lòng
nghi của bốn-chúng,
chính mình cũng chưa rõ, liền bạch Phật rằng: 'Thưa Thế-Tôn! Nhơn gì
duyên gì mà Phật ân cần khen ngợi pháp phương-tiện thứ nhất nhiệm-mầu rất sâu khó
hiểu của các đức Phật?
Con từ trước đến nay chưa từng nghe
Phật nói điều đó, hôm
nay bốn-chúng
thảy đều có lòng
nghi. Cúi xin đức Thế-Tôn bày
nói việc đó. Cớ gì mà đức Thế-Tôn ân cần khen-ngợi pháp
nhiệm-mầu rất sâu khó
hiểu?
Khi đó
ngài Xá-Lợi-Phất muốn tuyên lại nghĩa
trên mà nói kệ rằng:
8.- Ðấng Huệ-Nhật Ðại-Thánh
Lâu mới nói
pháp này,
Tự nói pháp
mình chứng
Lực, vô-úy,
tam-muội,
Thuyền-định, giải-thoát
thảy
Ðều chẳng nghĩ
bàn được.
Pháp chứng nơi đạo-tràng
Không ai
hỏi đến được,
Ý con khó
lường được
Cũng
không ai hay hỏi.
Không hỏi mà tự nói
Khen-ngợi đạo mình
làm
Các đức Phật chứng được
Trí-tuệ rất nhiệm-mầu.
Hàng vô-lậu La-Hán
Cùng người cầu Niết-bàn
Nay đều sa lưới nghi
Phật cớ chi nói
thế?
Hạng người cầu
Duyên-Giác.
Tỷ-Khiêu, Tỷ-Khiêu-ni,
Các trời, rồng, quỉ, thần
Và
Càn-thát-bà thảy
Ngó nhau
cưu lòng
nghi
Nhìn
trông đấng
Túc-Tôn,
Việc đó là
thế nào
Xin Phật vị dạy cho?
Trong các
chúng Thanh-Văn
Phật nói con
hạng nhất
Nay con nơi trí
mình
Nghi lầm không
rõ được
Vì là
pháp rốt-ráo
Vì là đạo Phật làm
Con từ miệng Phật sanh
Chắp tay
nhìn trông chờ
Xin ban
tiếng nhiệm-mầu
Liền vì nói
như thực
Các trời, rồng, thần thảy
Số đông như hằng-sa
Bồ-tát cầu thành
Phật
Số nhiều có tám
muôn
Lại những muôn ức nước
Vua Chuyển-Luân-Vương đến
Ðều lòng
kính chắp tay
Muốn nghe đạo đầy-đủ.
9.- Khi
đó đức Phật bảo ngài
Xá-Lợi-Phất: Thôi
thôi! Chẳng nên
nói nữa, nếu nói việc đó tất cả trong đời các trời và người đều sẽ kinh sợ nghi-ngờ.'
10.- Ngài
Xá-Lợi-Phất lại bạch Phật rằng: 'Thưa Thế-Tôn! Cúi
xin nói đó, cúi xin nói đó. Vì sao?
Trong hội đây có
vô-số trăm
nghìn muôn ức
A-tăng-kỳ chúng-sinh đã từng gặp các đức Phật, các
căn mạnh lẹ, trí-tuệ sáng-suốt, được nghe Phật dạy chắc có thể kính
tin'.
Lúc ấy, ngài
Xá-Lợi-Phất muốn tuyên lại nghĩa
này mà nói kệ rằng:
Ðấng Pháp-Vương vô-thượng
Xin nói
chuyện đừng lo
Vô-lượng chúng
hội đây
Có người hay
kính tin.
11.- Ðức Phật lại ngăn
Xá-Lợi-Phất: 'Nếu nói việc đó thì
tất cả trong đời, trời, người,
a-tu-la đều sẽ kinh
nghi Tỷ-khiêu
Tăng-thượng-mạn sẽ phải sa vào
hầm lớn.'
Khi đó đức Thế-Tôn lại nói kệ rằng:
Thôi
thôi! Chẳng nên
nói
Pháp ta
diệu khó
nghĩ
Những kẻ tăng-thượng-mạn
Nghe ắt không
kính tin.
12.- Lúc ấy ngài
Xá-Lợi-Phất bạch Phật rằng: 'Thưa Thế-Tôn! Cúi
xin nói đó, cúi xin nói đó. Nay trong hội này hạng người sánh bằng con có trăm nghìn muôn ức. Ðời đời đã từng theo
Phật học-hỏi, những người như thế chắc hay
kính tin lâu dài an-ổn nhiều điều lợi-ích.
Khi đó
ngài Xá-Lợi-Phất, muốn tuyên lại nghĩa
trên mà nói kệ rằng:
Ðấng Vô-thượng-lưỡng-túc
Xin nói
pháp đệ-nhất
Con là trưởng-tử Phật
Xin thương
phân-biệt nói.
Vô-lượng
chúng-hội đây
Hay kính
tin pháp này
Ðời đời Phật đã từng
Giáo-hóa
chúng như thế
Ðều một lòng chắp tay
Muốn muốn nghe
lãnh lời Phật.
Chúng con
nghìn hai trăm
Cùng hạng cầu Phật nọ
Nguyện Phật vì
chúng này
Cúi xin
phân-biệt nói
Chúng đây
nghe pháp ấy
Thời sinh
lòng vui-mừng.
13.- Bấy giờ, đức Thế-Tôn bảo ngài
Xá-Lợi-Phất: 'Ông
đã ân-cần ba phen
thưa thỉnh đâu được chẳng nói.
Ông nay lóng nghe khéo suy nghĩ nhớ đó, ta sẽ vì ông phân-biệt giải-nói.'
14.- Khi
đức Phật nói lời đó,
trong hội có các
Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni,
Cận-sự-nam, Cận-sự-nữ, cả thẩy năm
nghìn người, liền từ chỗ ngồi đứng dậy lễ Phật mà lui
về. Vì sao?
Vì bọn người này gốc tội sâu nặng cùng
tăng-thượng-mạng, chưa được mà nói
đã được, chưa chứng mà đã
cho chứng, có lỗi dường ấy, cho
nên không ở lại. Ðức Thế-Tôn yên
lặng không
ngăn cản.
15.- Bấy giờ, Ðức Phật bảo ngài
Xá-Lợi-Phất: 'Trong
chúng ta đây không còn cành lá, rặt có hạt chắc. Xá-Lợi-Phất! Những gã tăng-thượng-mạn như vậy lui về cũng là tốt. Ông nay nên khéo nghe, ta sẽ vì ông
mà nói.'
Ngài Xá-Lợi-Phất bạch rằng: 'Vâng
thưa Thế-Tôn con
nguyện ưa muốn nghe'.
16.- Ðức Phật bảo ngài
Xá-Lợi-Phất: 'Pháp
mầu như thế, các đức Phật Như-Lai đến khi
đúng thời mới nói, đó
như hoa
linh-thoại đến thời-tiết mới hiện một lần. Xá-Lợi-Phất! Các
ông nên tin lời của Phật nói
không hề hư vọng.
17.- Xá-Lợi-Phất! Các đức Phật theo thời-nghi
nói pháp ý-thú khó hiểu. Vì
sao? Ta dùng vô-số phương-tiện các món
nhân-duyên, lời lẽ thí-dụ diễn nói các
pháp.
Pháp đó
không phải là
suy-lường
phân-biệt mà có
thể hiểu, chỉ có các đức Phật mới biết được đó. Vì
sao? Các đức Phật Thế-Tôn, chỉ do một sự nhơn-duyên lớn mà hiện ra nơi đời.
Xá-Lợi-Phất! Sao
nói rằng các đức Phật Thế-Tôn chỉ do một sự nhơn duyên lớn mà hiện ra đời? Các đức Phật Thế-Tôn vì
muốn cho
chúng-sinh khai tri-kiến-Phật để được thanh tịnh mà hiện ra nơi đời; vì muốn chỉ tri-kiến-Phật cho
chúng-sinh mà hiện ra nơi đời; vì muốn cho
chúng-sinh tỏ ngộ tri-kiến-Phật mà hiện ra nơi đời; vì muốn cho
chúng-sinh chứng vào đạo tri-kiến-Phật mà hiện ra nơi đời.
Xá-Lợi-Phất! Ðó là
các đức Phật do vì một sự nhơn-duyên lớn mà hiện ra nơi đời'.
18.- Ðức Phật bảo Xá-Lợi-Phất: 'Các đức Phật Như-Lai chỉ giáo-hóa
Bồ-tát, những điều làm ra
thường vì một việc: chỉ đem
tri-kiến-Phật chỉ cho
chúng-sinh tỏ ngộ thôi.'
Xá-Lợi-Phất! Ðức Như-Lai chỉ dùng một Phật-Thừa mà vì
chúng-sinh nói pháp không có các thừa hoặc hai hoặc ba khác.
Xá-Lợi-Phất! Pháp của tất cả các đức Phật ở mười phương cũng
như thế.
Xá-Lợi-Phất! Thuở quá-khứ các đức Phật dùng
vô-lượng vô-số phương-tiện các món
nhân-duyên lời-lẽ thí-dụ mà vì
chúng-sinh diễn nói các
pháp. Vì pháp đó đều là một Phật-thừa, nên
các chúng-sinh đó theo chư Phật nghe
pháp rốt-ráo đều được chứng 'nhất-thiết chủng-trí.'
Xá-Lợi-Phất! Thuở vị-lai, các
đức Phật sẽ ra đời cũng
dùng vô-lượng vô-số phương-tiện các món
nhân-duyên lời lẽ thí-dụ mà vì
chúng-sinh diễn nói các
pháp, vì pháp ấy đều là một Phật-thừa nên các
chúng sinh đó theo Phật nghe
pháp rốt-ráo đều được chứng 'nhất-thiết chủng-trí'.
Xá-Lợi-Phất! Hiện-tại nay,
trong vô-lượng trăm
nghìn muôn-ức cõi Phật ở mười phương, các đức Phật Thế-Tôn nhiều điều lợi-ích
an-vui cho chúng-sinh. Các đức Phật đó cũng
dùng vô-lượng vô-số phương-tiện các món
nhân-duyên lời lẽ thí-dụ mà vì
chúng-sinh diễn nói các
pháp, vì pháp đó đều là một Phật-thừa, các
chúng-sinh ấy theo Phật nghe
pháp rốt-ráo đều được chứng 'nhất-thiết chủng-trí'.
Xá-Lợi-Phất! Các đức Phật đó chỉ giáo-hóa
Bồ-tát, vì
muốn đem
tri-kiến-Phật mà chỉ cho
chúng-sinh, vì muốn đem
tri-kiến-Phật cho
chúng-sinh tỏ ngộ, vì muốn làm cho
chúng-sinh chứng vào
tri-kiến-Phật vậy.
Xá-Lợi-Phất! Nay ta
cũng lại như thế, rõ biết các
chúng-sinh có những điều ưa-muốn,
thân-tâm mê-chấp, ta tùy
theo bản-tính
kia dùng các món nhân-duyên lời lẽ thí-dụ cùng sức phương-tiện mà vì
đó nói pháp.
Xá-Lợi-Phất! Như thế đều vì để chứng được một Phật-thừa 'nhất-thiết chủng-trí.'
20.- Xá-Lợi-Phất! Trong
cõi nước ở mười phương còn
không có hai thừa hà-huống có ba!
Xá-Lợi-Phất! Các đức Phật hiện ra
trong đời ác năm
trược, nghĩa
là: kiếp trược, phiền-não trược,
chúng-sinh trược, kiến trược, mệnh trược. Như thế, Xá-Lợi-Phất, lúc kiếp loạn trược
chúng-sinh nhơ nặng, bỏn-sẻn,
tham-lam, ghét-ganh, trọn nên các
căn chẳng lành,
cho nên các đức Phật dùng sức phương-tiện, nơi một Phật-thừa,
phân-biệt nói
thành ba.
21.- Xá-Lợi-Phất! Nếu đệ-tử ta tự cho mình
là A-la-hán cùng Duyên-giác mà không nghe không biết việc của các đức Phật Như-Lai chỉ giáo-hóa
Bồ-tát, người này chẳng phải là đệ-tử Phật, chẳng phải
A-la-hán, chẳng phải
Duyên-giác.
Lại-nữa, Xá-Lợi-Phất! Các Tỷ-Khiêu, Tỷ-khiêu-ni
đó tự cho mình
đã được
A-la-hán, là thân rốt sau rốt-ráo Niết-Bàn,
bèn chẳng lại chí-quyết cầu đạo Vô-thượng
chính-đẳng
chính-giác. Nên biết bọn đó là kẻ tăng-thượng-mạn. Vì
sao? nếu có Tỷ-khiêu thực chứng-quả A-la-hán
mà không tin pháp này, quyết không
có lẽ ấy, trừ sau khi
Phật diệt độ hiện-tiền không
Phật. Vì
sao? Sau khi Phật diệt độ, những kinh
như thế, người hay thọ-trì đọc tụng hiểu nghĩa rất khó có được, nếu gặp đức Phật khác, ở trong
pháp này bèn được hiểu rõ.
Xá-Lợi-Phất! Các
ông nên một lòng
tin hiểu thọ-trì lời Phật dạy. Lời các đức Phật Như-Lai nói
không hư-vọng, không
có thừa nào
khác, chỉ có một Phật-thừa thôi.
Khi ấy đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa
này mà nói kệ rằng:
22.- Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni
Cựu lòng
tăng-thượng-mạng
Cận-sự-nam
ngã-mạn
Cận-sự-nữ chẳng tin,
Hàng bốn-chúng
như thế
Số kia có
năm nghìn
Chẳng tự thấy lỗi mình
Nơi giới có thiếu-sót
Tiếc giữ tội quấy mình
Trí nhỏ đó đã
ra,
Bọn cám tấm trong
chúng
Uy-đức Phật phải đi,
Gã đó kém
phước-đức
Chẳng kham
lãnh pháp này,
Chúng nay
không cành lá
Chỉ có những hột chắc
23.- Xá-Lợi-Phất khéo
nghe!
Pháp của các Phật được
Vô-lượng sức phương-tiện
Mà vì
chúng-sinh nói.
Tâm của
chúng-sinh nghĩ
Các món đạo ra làm
Bao nhiêu
những tánh dục
Nghiệp lành dữ đời trước
Phật biết hết thế rồi
Dùng các
duyên thí-dụ
Lời-lẽ sức phương-tiện
Khiến tất cả vui-mừng.
Hoặc là nói
thế-kinh
Cô-khởi cùng bổn-sự.
Bổn-sinh, vị-tằng-hữu
Cũng nói
những
nhân-duyên
Thí-dụ và Trùng-tụng
Luận-nghị cộng chín
kinh.
Căn-độn ưa pháp nhỏ.
Tham-chấp nơi sinh-tử
Nơi vô-lượng đức Phật
Chẳng tu đạo sâu mầu
Bị các khổ-não loạn
Vì đó nói
Niết-bàn.
Ta bày phương-tiện đó
Khiến đều vào tuệ Phật,
Chưa từng nói
các ông
Sẽ được thành
Phật-đạo
Sở-dĩ chưa từng nói
Vì giờ nói chưa đến,
Nay chính
là đến giờ
Quyết định nói đại-thừa.
24.- Chín
bộ pháp của ta
Thuận theo
chúng-sanh nói
Vào đại-thừa làm gốc
Nên mới nói
kinh này.
Có phật-tử tâm tịnh
Êm dịu cũng
căn lợi,
Nơi vô-lượng các Phật
Mà tu đạo sâu mầu,
Vì hàng
phật-tử này
Nói kinh
đại-thừa đây.
Ta ghi
cho người đó
Ðời sau
thành Phật-đạo
Bởi thâm
tâm niệm Phật
Tu trì tịnh-giới vậy
Hạng này
nghe thành Phật
Rất mừng đầy khắp mình,
Phật biết tâm của kia.
Nên vì
nói đại-thừa.
Thanh-Văn
hoặc Bồ-tát,
Nghe ta
nói pháp ra
Nhẫn đến một bài kệ
Ðều thành
Phật không
nghi.
25.-
Trong cõi Phật mười phương
Chỉ có một thừa pháp
Không hai
cũng không ba
Trừ Phật phương-tiện nói
Chỉ dùng
danh tự giả
Dẫn dắt các
chúng-sanh
Vì nói
trí-tuệ Phật.
Các Phật ra nơi đời
Chỉ một việc này thực
Hai thứ chẳng phải chơn.
Trọn chẳng đem tiểu-thừa
Mà tế độ
chúng-sinh,
Phật tự trụ đại-thừa
Như pháp của mình được
Ðịnh, huệ, lực
trang-nghiêm
Dùng đây
độ
chúng-sanh.
Tự chứng đạo vô-thượng
Pháp
bình-đẳng đại-thừa
Nếu dùng tiểu-thừa độ
Nhẫn đến nơi một người
Thời ta đọa sân
tham
Việc ấy tất không được,
Nếu người tin về Phật
Như-Lai chẳng dối gạt
Cũng
không lòng tham ghen
Dứt ác
trong các pháp
Nên Phật ở mười phương
Mà riêng
không chỗ sợ.
Ta dùng tướng
trang-nghiêm
Ánh-sáng
soi trong đời
Ðấng vô-lượng chúng
trọng
Vì nói thực-tướng ấn
26.- Xá-Lợi-Phất! nên biết
Ta vốn lập thệ-nguyện
Muốn cho tất cả chúng
Bằng như ta không
khác,
Như ta xưa đã nguyện
Nay đã đầy-đủ rồi
Ðộ tất cả
chúng-sanh
Ðều khiến vào Phật-đạo
Nếu ta gặp
chúng-sanh
Dùng Phật-đạo dạy cả
Kẻ vô-trí rối sai
Mê-lầm không
nhận lời.
Ta rõ
chúng-sanh đó
Chưa từng tu cội lành
Chấp chặt nơi ngũ-dục
Vì si-ái
sinh khổ,
Bởi
nhân-duyên các dục.
Sanh vào
ba đường dữ
Xoay lăn
trong sáu nẻo
Chịu đủ những khổ độc
Thân mọn thụ bào thai
Ðời đời tăng trưởng luôn
Người đức mỏng ít phước
Các sự khổ bức ngặt
Vào rừng rậm tà-kiến
Hoặc chấp có, chấp không
Nương gá các
chấp này
Ðầy đủ sáu mươi hai
Chấp chặt pháp hư-vọng
Bền nhận không bỏ được
Ngã-mạn tự khoe cao
Dua-nịnh lòng
không thực
Trong
nghìn muôn ức kiếp
Chẳng nghe
danh-tự Phật
Cũng chẳng nghe
chính-pháp
Người như thế khó độ.
27.- Cho
nên Xá-Lợi-Phất!
Ta vì bày
phương-tiện
Nói các đạo dứt khổ
Chỉ cho đó
Niết-Bàn
Ta dầu nói Niết-Bàn
Cũng chẳng phải thực-diệt,
Các pháp
từ bản-lai
Tướng thường tự vắng-lặng
Phật-tử hành-đạo rồi
Ðời sau được thành
Phật
Ta có sức phương tiện
Mở bày khắp ba-thừa.
Tất cả các Thế-Tôn
Ðều nói đạo nhất-thừa
Nay trong
đại-chúng
này
Ðều nên trừ nghi-lầm
Lời Phật nói
không khác
Chỉ một, không
hai thừa.
28.- Vô-số kiếp đã qua
Vô-lượng Phật diệt-độ
Trăm
nghìn muôn ức Phật
Số nhiều không lường được.
Các Thế-Tôn như thế
Các món
duyên thí-dụ
Vô-số ức phương-tiện
Diễn nói các
pháp tướng,
Các đức Thế-Tôn đó
Ðều nói
pháp nhất-thừa
Ðộ vô-lượng
chúng-sanh
Khiến vào nơi Phật-đạo
Lại các đại-thánh-chúa
Biết tất cả thế-gian
Trời người loài quần-sanh
Thâm-tâm
chỗ ưa-muốn
Bèn dùng
phương-tiện khác
Giúp bày
nghĩa đệ-nhất.
29.- Nếu có loài
chúng-sinh
Gặp các Phật quá-khứ
Hoặc nghe
pháp bố-thí
Hoặc trì-giới nhẫn-nhục
Tinh-tấn, thuyền, trí thảy
Các món tu
phước-tuệ,
Những người như thế đó
Ðều đã
thành Phật-đạo
Sau các
Phật diệt-độ
Nếu người lòng
lành dịu
Các
chúng-sinh như thế
Ðều đã
thành Phật-đạo
30.- Các
Phật diệt-độ rồi
Người
cúng-dàng Xá-Lợi
Dựng muôn-ức thứ tháp
Vàng, bạc và
pha-lê
Xà-cừ cùng
mã-não
Ngọc
mai-khôi, lưu-ly
Thanh-tịnh rộng nghiêm
sức,
Trau-giồi nơi các
tháp,
Hoặc có dựng miếu đá
Chiên-đàn
và trầm-thủy
Gỗ mật cùng gỗ khác
Gạch ngói
bùn đất thảy,
Hoặc ở trong đồng trống
Chứa đất thành
miếu Phật
Nhẫn đến đồng-tử giỡn
Nhóm cát
thành tháp Phật,
Những hạng người như thế
Ðều đã
thành Phật-đạo.
31.- Nếu như người vì Phật
Xây dựng các
hình-tượng
Chạm-trổ thành
các tướng
Ðều đã
thành Phật-đạo.
Hoặc dùng bảy báu làm
Thau, đồng bạch, đồng đỏ
Chất nhôm
cùng chì kẽm
Sắt, gỗ cùng với bùn
Hoặc dùng
keo, sơn, vải
Nghiêm-sức làm tượng Phật
Những người như thế đó
Ðều đã
thành Phật-đạo
Vẽ vời làm tượng Phật
Trăm tướng phước
trang-nghiêm
Tự làm hoặc bảo người
Ðều đã
thành Phật-đạo.
Nhẫn đến đồng-tử giỡn
Hoặc cỏ cây và
bút
Hoặc lấy móng
tay mình
Mà vẽ làm tượng Phật
Những hạng người như thế
Lần lần chứa công-đức
Ðầy đủ tâm đại-bi
Ðều đã
thành Phật-đạo
Chỉ dạy các Bồ-tát
Ðộ thoát
vô-lượng chúng.
32.- Nếu người nơi tháp-miếu
Tượng báu và
tượng vẽ
Dùng hoa,
hương, phan,
lọng
Lồng kính
mà cúng-dàng
Hoặc khiến người trổi nhạc
Ðánh trống, thổi sừng ốc
Tiêu địch, cầm,
không-hầu
Tỳ-bà, chụp-chả đồng
Các tiếng hay như thế
Ðem dùng
cúng-dàng hết
Hoặc người lòng
vui-mừng
Ca ngâm
khen đức Phật
Nhẫn đến một tiếng nhỏ
Ðều đã
thành Phật-đạo
33.- Nếu người lòng
tán-loạn
Nhẫn đến dùng một hoa
Cúng-dàng
nơi tượng vẽ
Lần thấy các đức Phật
Hoặc có người lễ lạy
Hoặc lại chỉ chắp tay
Nhẫn đến giơ một tay
Hoặc lại hơi cúi đầu
Dùng đây
cúng-dàng tượng
Lần thấy vô-lượng Phật
Tự thành đạo vô-thượng
Rộng độ chúng
vô-số
Vào vô-dư Niết-bàn
Như củi hết lửa tắt.
Nếu lòng người tán-loạn
Vào nơi trong
tháp-miếu
Một xưng Nam-mô
Phật
Ðều đã
thành Phật-đạo
Nơi các Phật quá-khứ
Tại-thế, hoặc diệt-độ,
Có người nghe
pháp này
Ðều đã
thành Phật-đạo
34.- Các
Thế-Tôn vị-lai
Số nhiều không
thể lường
Các đức Như-Lai đó
Cùng phương-tiện nói
pháp.
Tất cả các Như-Lai
Dùng vô-lượng phương-tiện
Ðộ thoát
các chúng-sinh
Vào trí
vô-lậu Phật,
Nếu có người nghe
pháp
Không ai
chẳng thành
Phật.
Các Phật vốn thệ-nguyện
Ta tu
hành Phật-đạo
Khắp muốn cho
chúng-sinh
Cũng đồng được đạo này.
Các Phật đời vị-lai
Dầu nói
trăm nghìn ức
Vô-số các
pháp-môn
Kỳ-thực vì nhất-thừa.
Các Phật lưỡng-túc-tôn
Biết pháp thường không
tính
Giống Phật theo
duyên sinh
Cho nên
nói nhất-thừa.
Pháp đó
trụ ngôi
pháp
Tướng thế-gian thường còn
Nơi đạo-tràng
biết rồi
Ðức Phật phương tiện nói.
Hiện-tại mười phương Phật
Của trời người
cúng-dàng
Số nhiều như hằng-sa
Hiện ra nơi thế-gian
Vì an-ổn
chúng-sanh
Cũng nói
pháp như thế.
Biết vắng-bặt thứ nhất
Bởi dùng sức phương-tiện
Dầu bày các
món đạo
Kỳ-thực vì Phật-thừa
Biết các hạnh
chúng-sinh
Thâm-tâm
nó nghĩ nhớ
Nghiệp quen từ quá-khứ
Tính-dục, sức tinh-tấn
Và các
căn-lợi độn
Dùng các
món nhân-duyên
Thí-dụ cùng lời-lẽ
Tùy-cơ phương-tiện nói.
Từ nay cũng
như vậy
Vì an-ổn
chúng-sinh
Dùng các
món pháp-môn
Rao bày nơi Phật-đạo
Ta dùng sức trí-tuệ
Rõ tính dục
chúng-sinh
Phương-tiện nói các
pháp
Ðều khiến được vui-mừng.
Xá-Lợi-Phất nên biết!
Ta dùng mắt Phật xem
Thấy sáu đường
chúng-sinh
Nghèo
cùng không phước-tuệ
Vào đường hiểm sinh-tử
Khổ nối luôn
không dứt
Sâu tham
nơi ngũ-dục
Như trâu
'mao' mến đuôi
Do
tham-ái tự che
Ðui mù
không thấy biết
Chẳng cầu Phật thế lớn
Cùng pháp
dứt sự khổ
Sâu vào
các tà-kiến
Lấy khổ muốn bỏ khổ
Phật vì
chúng-sinh này
Mà sinh
lòng đại-bi
36.- Xưa, tu ngồi đạo-tràng
Xem cây
cùng kinh-hành
Suy-nghĩ
việc như vầy:
Trí-tuệ của ta được
Vi-diệu rất thứ nhất
Chúng-sinh
các căn chậm
Tham vui
si làm mù
Các hạng người như thế
Làm sao
mà độ được?
Bấy giờ các Phạm-Vương
Cùng các
Trời Ðế-Thích
Bốn Thiên-Vương hộ đời
Và trời Ðại-tự-tại
Cùng các
thiên-chúng khác
Trăm
nghìn ức quyến-thuộc
Chắp tay
cung-kính lễ
Thỉnh ta
chuyển-pháp-luân.
Ta liền tự suy-nghĩ
Nếu chỉ khen Phật-thừa
Chúng-sanh
chìm nơi khổ
Không thể tin pháp
đó
Do phá
pháp không tin
Rớt trong
ba đường dữ
Ta thà
không nói pháp
Mau vào
cõi Niết-Bàn
Liền nhớ Phật quá-khứ
Thực-hành sức phương-tiện
Ta nay chứng được đạo
Cũng nên
nói ba thừa.
37.- Lúc
ta nghĩ thế đó
Mười phương Phật đều hiện
Tiếng phạm an-ủi ta
Hay thay!
đức
Thích-Ca
Bậc Ðạo-sư thứ nhất
Ðược pháp
vô-thượng ấy
Tùy theo
tất cả Phật
Mà dùng sức phương-tiện
Chúng ta
cũng đều được
Pháp tối-diệu thứ nhất
Vì các loại
chúng-sinh
Phân-biệt nói
ba-thừa.
Trí kém ưa pháp nhỏ
Chẳng tự tin
thành Phật
Cho nên
dùng phương-tiện
Phân-biệt nói các
quả
Dầu lại nói
ba-thừa
Chỉ vì dạy Bồ-tát.
38.- Xá-Lợi-Phất nên biết!
Ta nghe
các đức Phật
Tiếng nhiệm-mầu rất sạch
Xưng:
'Nam-mô chư Phật!'
Ta lại nghĩ thế này
Ta ra đời trược-ác
Như các Phật đã nói
Ta cũng
thuận làm
theo
Suy-nghĩ
việc đó rồi
Liền đến thành
Ba-Nại.
Các
pháp-tướng tịch-diệt
Không thể dùng lời bày
Bèn dùng
sức phương-tiện
Vì năm Tỷ-khiêu
nói.
Ðó gọi chuyển-pháp-luân
Bèn có tiếng Niết-bàn
Cùng với
A-La-Hán
Tên pháp,
tăng sai khác.
Từ kiếp xa nhẫn lại
Khen bày
Pháp Niết-Bàn
Dứt hẳn khổ sống chết
Ta thường nói như thế
39.- Xá-Lợi-Phất phải biết
Ta thấy các Phật-tử
Chí-quyết cầu Phật-đạo
Vô-lượng nghìn
muôn ức
Ðều dùng
lòng cung-kính
Ðồng đi đến chỗ Phật
Từng đã
theo các Phật
Nghe nói
pháp phương-tiện
Ta liền nghĩ thế này
Sở-dĩ Phật ra đời
Ðể vì nói
Phật-tuệ
Nay chính
đã đúng giờ.
40.- Xá-Lợi-Phất phải biết!
Người căn chậm trí nhỏ
Kẻ chấp tướng kiêu-mạo
Chẳng thể tin pháp
này
Nay ta
vui vô-úy
Ở trong
hàng Bồ-tát
Chính bỏ ngay phương-tiện
Chỉ nói đạo vô-thượng.
Bồ-tát nghe
pháp đó
Ðều đã trừ lưới nghi
Nghìn hai
trăm la-hán
Cũng đều sẽ thành Phật
Như nghi-thức nói
pháp
Của các Phật ba đời
Ta nay
cũng như vậy
Nói pháp
không phân-biệt
Các đức Phật ra đời
Lâu xa
khó gặp-gỡ
Chính sử hiện ra đời
Nói pháp
này khó hơn
Vô-lượng vô-số kiếp
Nghe pháp
này cũng khó,
Hay nghe
được pháp
này
Người đó cũng
lại khó
Thí như hoa
linh-thoại
Tất cả đều ưa-mến
Ít có
trong trời, người
Lâu lâu một lần trổ.
41.- Người nghe
pháp mừng khen
Nhẫn đến nói một lời
Thời là đã
cúng dàng
Tất cả Phật ba đời
Người đó rất ít có
Hơn cả hoa Ưu-đàm.
Các ông
chớ có nghi
Ta là vua
các pháp
Khắp bảo các đại chúng
Chỉ dùng đạo nhất thừa
Dạy bảo các Bồ-tát
Không
Thanh-Văn đệ-tử
42.- Xá-Lợi-Phất các
ông!
Thanh-Văn
và Bồ-tát
Phải biết pháp mầu này
Bí yếu của các Phật
Bởi đời ác năm
trược
Chỉ tham ưa các dục
Những
chúng-sinh như thế
Trọn không cầu Phật-đạo
Người ác đời sẽ tới
Nghe Phật nói nhất-thừa
Mê lầm không
tin nhận
Phá pháp
đọa đường dữ
Người tàm quí
trong sạch
Quyết chí cầu Phật-đạo
Nên vì bọn người ấy
Rộng khen đạo nhất-thừa.
Xá-Lợi-Phất nên biết
Pháp các
Phật như thế
Dùng muôn
ức phương-tiện
Tùy thời nghi
nói pháp
Người chẳng học tập tu
Không hiểu được pháp
này
Các ông
đã biết rõ
Phật là thầy trong đời
Việc phương-tiện
tùy-nghi
Không còn
lại nghi lầm
Lòng sinh
rất vui mừng
Tự biết sẽ thành Phật.
KINH
DIỆU PHÁP LIÊN
HOA
QUYỂN THỨ NHẤT
Một sáng
chiếu phương đông, Thể diệu toàn
bày, Chẳng phải chỗ suy lường mà suy
lường được, Thầm hiểu ở trong
lòng, Phương-tiện truyền bày một đạo nhả hương trời.
Nam-mô
Pháp-hoa Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)
Thế-Tôn hiện điềm tốt, Di-Lặc nghi tướng lành, Văn-Thù
vì chúng rộng phô
bày: Phật xưa phóng
hào-quang. Ba phen mời đấng Pháp Vương vì nói
hương Diệu-Liên.
Nam-mô
quá-khứ Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh
Phật (3 lần)
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Pháp-Hoa
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
(1.080 CÂU)
PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
(Sau khi trì danh đủ số, đến quỳ trước bàn Phật, chắp tay niệm)
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (3 câu)
(Vẫn quỳ, chí tâm đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
( Bài kệ trên tuy đơn giản, song đầy đủ tất cả ý nghĩa. Hành giả có thể đọc nguyện văn khác mà mình ưa thích, nhưng phải đúng với ý nghĩa phát nguyện hồi hướng. Xong đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư, Pháp giới Tạng thân A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Vạn Đức đường thượng, từ Lâm Tế Gia Phổ, tứ thập nhất thế, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng TRÍ hạ TỊNH thùy từ minh chứng (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng (1 lạy)
HÒA NAM THÁNH CHÚNG
NIỆM PHẬT
LỜI KHAI THỊ.- Tất cả pháp của Phật dạy đều có tông chỉ, y theo tông chỉ mà thực hành mới có kết quả. Tông chỉ của môn niệm Phật là TÍN, NGUYỆN và HẠNH.
Thế nào là TÍN ? - Tin chắc cõi Cực Lạc thanh tịnh trang nghiêm ở cách đây mười muôn ức Phật độ về phương Tây là chỗ mình nguyện sẽ về. Tin chắc nguyện lực của Phật A Di Đà, nhiếp thọ người niệm Phật văng sinh. Tin chắc mình niệm Phật đây quyết sẽ được vãng sinh về Cực Lạc thế giới ở bậc Bất thối chuyển Bồ Tát. Được như vậy gọi là TIN SÂU.
Thế nào là NGUYỆN ? - Mong mỏi được về Cực Lạc thế giới như viễn khách nhớ cố hương. Mong mỏi được ở gần Phật A Di Đà như con thơ nhớ từ mẫu, ngày ngày ngưỡng vọng Tây phương mà lòng mãi ngậm ngùi. Phút phút trông chờ Từ phụ mà mắt luôn trông ngóng. Nguyện rời cõi trược ác. Nguyện về Tịnh độ an lành. Nguyện thành Phật. Nguyện độ chúng sinh. Như trên đây gọi là NGUYỆN THIẾT.
Thế nào là HẠNH? - Dùng lòng tin và chí nguyện ở trên mà xưng niệm hồng danh “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT". Niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng hay niệm thầm đều được cả miễn là khi niệm phải đủ bốn điều dưới đây mới gọi là thực hành đúng pháp.
1) RÀNH RÕ.- Rành là từng chữ, từng câu rành rẽ không lộn lạo. Rõ là mình tự nhận lấy tiếng niệm rõ ràng không trại không mờ.
2) TƯƠNG ỨNG.- Tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng. Tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.
3) CHÍ THIẾT.- Chí thành tha thiết nhớ tưởng đến Phật. Như con thơ mắc nạn mà kêu cầu từ mẫu cứu vớt.
4) NHIẾP TÂM.- Để tâm vào tiếng niệm Phật, không cho tạp niệm xen vào. Nếu xao lãng thời liền thâu lại, chăm chú nhận rõ lấy tiếng niệm Phật của minh.
Lòng tin sâu chắc và nguyện vọng tha thiết mà niệm Phật chuyên cần như trên, đó là NIỆM PHẬT ĐÚNG PHÁP. Niệm Phật đúng pháp rồi chí tâm hồi hướng cầu sinh, thời quyết định vãng sinh Tịnh độ Cực Lạc thế giới ở chung với chư Bồ Tát thượng thiện nhân, gần gũi Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, trụ bậc Bất thối chuyển, một đời sẽ thành Phật.
Kệ rằng :
Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
(Hạ Thủ Công Phu)
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ
(Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
(Sự Nhất Tâm)
Nhất tâm Phật hiện tiền
Tam-muội sự thành tựu
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
(Lý nhất Tâm)
Chứng lý pháp thân hiện
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
(Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)
Cầu đài sen thượng phẩm.
(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)
Tâm Nguyện Của Dịch Giả
Trích cuối tập 9 Kinh Ðại-Bửu-Tích
…
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại VÀI DÒNG NÀY, CHÍNH TÔI, PHẢI CHÍNH TÔI, KHÔNG DÁM ngửng mặt tự xưng là Tỳ Kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát.
Chùa Vạn Ðức
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tỵ .
(08-10-1989)
Thích Trí Tịnh
Cẩn Chí
Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-Di.
Về cách trì niệm, Bút-giả lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – KÝ SỐ NIỆM: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là KÝ SỐ.
2 – CHỨNG SỐ NIỆM: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là CHỨNG SỐ. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 – CHỈ QUÁN NIỆM: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là CHỈ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là QUÁN. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép CHỈ, hôn trầm dùng phép QUÁN.
4 – TỊCH TĨNH NIỆM: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là TỊCH TĨNH NIỆM.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, Bút-giả đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.
Có lời khen rằng:
Hạ bối căn non, kém hiểu biết,
Ngũ nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp
Phá giới, phạm trai, trộm của Tăng,
Không tin Ðại Thừa, báng Chánh Pháp.
Lâm chung tướng khổ hội như mây,
Ưng đọa A Tỳ vô lượng kiếp.
Thiện hữu khuyên xưng niệm Phật danh
Di Đà hóa hiện tay vàng tiếp.
Mười niệm khuynh tâm đến bảo trì,
Luân hồi từ ấy thoát trường kỳ.
Mười hai đại kiếp hoa sen nở
Đại nguyện theo với tiếng đại bi.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
Tế Tỉnh Đại Sư, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường
27.
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!
Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi niệm Phật dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
THÍCH NGHĨA
(1) KINH: Pháp thường,
mười
phương ba đời các đức
Phật
đều
nói như vậy. Nói đủ
là 'Khế
Kinh' nghĩa là 'pháp thường
khế
hiệp
chân-lý cùng khế hiệp căn-cơ chúng-sinh'. DIỆU
PHÁP LIÊN HOA: Pháp mầu khó nghĩ lường,
thắng
hơn tất cả
các pháp. Kinh pháp này là bậc nhất trong kinh
pháp khác của Phật nói, dụ
như hoa sen, vì hoa sen sánh với
hoa khác có 5 điều đặc-biệt:
1. Có hoa là có gương: nhân quả đồng
thời.
2. Mọc
trong bùn lầy mà vẫn trong sạch
thơm tho.
3. Cọng
hoa từ
gốc
tách riêng nhưng không
chung cành với lá.
4. Ong và bướm
không bu đậu.
5. Không bị
người
dùng làm trang điểm (Xưa đàn bà Ấn-Ðộ
quen dùng hoa kết thành tràng để
đeo đội
v.v...)
(2) Ðức
Phật
Thích-Ca Mâu-Ni.
(3) Các điều
vọng
lầm
hay làm lọt mất công-đức
lành.
(4) Tự
mình đã được thoát khỏi khổ
sinh-tử
luân hồi.
(5) Ba cõi: Cõi dục,
cõi sắc,
cõi vô-sắc.
(6) Từ
quả
A-na-hàm trở xuống chưa được
giải
thoát còn phải học tập
nên gọi
'Hữu-học'.
Quả
A-la-hán đã được giải thoát, về
trong tiểu
thừa
pháp, thời
không còn phải học nữa
nên gọi
Vô-học.
(7) Quả
chứng
của
Phật.
(8) Tổng
trì: Gồm
nhiếp
các Pháp.
(9) Tài biện
luận
ưa giảng nói pháp.
(10) Chỗ
rốt
ráo, trọn
vẹn,
nên xong hoàn toàn.
(11) Tên của
vị
vua 33 nước
trời
Ðao-lỵ
ở
trên đỉnh
núi Tu-Di.
(12) Ba thứ
tiếng
vang dội
và 3 thứ
rung động
của
hình sắc.
(13) (16) Các loài thần
hầu
hạ
cõi Ðao-lỵ.
(14) Thần
phi-thiên: có phúc như
trời
mà đức
kém hơn trời.
(15) Chim cánh vàng (kim
sí-điểu)
(17) Thần
rắn.
(18) 1) Trời,
2) Người,
3) A-tu-la, 4) Thú, 5) Quỉ, 6) Ðịa ngục.
(19) Phật
là vua pháp (pháp-vương).
Bồ-tát
cũng như con của Phật
nên là: Pháp-vương-tử.
(20) Người
thụ
tam-qui ngũ-giới tu tại-gia gần
gũi hộ
thờ
Tam-Bảo
nên gọi
cận-sự,
đàn ông là Nam, đàn bà là nữ, ta quen gọi là 'Cư-sĩ'.
(21) Vô-số
(một
số
lớn).
Kiếp
có: tiểu-kiếp,
trung-kiếp,
đại-kiếp.
Một
tiểu-kiếp
có 16.798.000 năm. Một trung-kiếp có 20 tiểu-kiếp.
Một
đại-kiếp
có 4 trung-kiếp: Thành, Trụ,
Hoại,
Không.
(22) 1) Khổ-đế,
2) Tập-đế,
3) Diệt-đế,
4) Ðạo-đế.
(23) 1) Vô-minh, 2) Hành,
3) Thức,
4) Danh sắc, 5) Lục nhập,
6) Xúc, 7) Thụ, 8) Ái, 9) Thủ,
10) Hữu,
11) Sinh, 12) Lão-tử
. 12 món này làm nhân duyên lẫn nhau.
(24) Cũng gọi
là 6 độ:
1) Bố-thí-độ,
2) Trì-giới-độ, 3) Nhẫn-nhục-độ,
4)Tinh-tấn-độ,
5) Thuyền-định-độ,
6) Trí-tuệ-độ.
(25) Trí của
Phật.
(26) 1) Ðông-thắng-thần
châu. 2) Nam-Thiệm-bộ châu (quả
địa-cầu),
3) Tây-ngưu-hóa
châu, 4) Bắc-câu-lô
châu.
(27) (THỌ-KÝ):
Trao cho lời ghi chắc về
sau, bao nhiêu năm cõi nào sẽ thành Phật hiệu
là v.v...
(28) Sông Hằng
một
con sông lớn xứ Ấn-Ðộ,
trong sông và hai bờ có cát rất mịn,
trong kinh thường dùng số
cát ấy
để
chỉ
một
một
số
đông nhiều.
(29) Ông thầy
dắt
dẫn.
(30) Thanh-Văn thừa,
Duyên-Giác thừa, Phật-thừa.
(31) Phương-chước
hay phương-pháp tiện-lợi
dễ-dàng.
Sự
Tích Tả
Kinh Pháp Hoa - Ông Nghiêm Cung
Nước
Tàu, triều
nhà Trần
niên hiệu
Ðại-Kiến
năm đầu,
ở
xứ
Dương-Châu có ông Nghiêm-Cung tả
kinh Pháp-Hoa để phát cho người
trì tụng.
Lúc đó có thần
ở
miếu
Cung-Ðình-Hồ mách mộng cho khách
buôn đem hết của trong miếu
đưa sang trao cho ông Cung để
chi phí về việc tả
kinh.
Lại
một
hôm ông Cung mang tiền ra phố mua giấy
viết
lỡ
thiếu
3.000 đồng
điếu,
bỗng
thấy
từ
trong chợ
đi ra một
người
cầm
3.000 đồng
điếu
trao cho ông Cung mà nói: 'Giúp ông mua giấy'. Nói xong
biến
mất.
Rốt
đời
Tùy, giặc
cướp
đến
Giang-Ðô đều dặn nhau không
nên phạm
đến
xóm của
ông Nghiêm Pháp-Hoa (Nghiêm-Cung). Nhờ đó mà cả
xóm an-lành.
Ðến
cuối
đời
Ðường,
nhà họ
Nghiêm vẫn
nối
nhau tả
kinh không thôi.
'Vậy
thời
tả
kinh, hay in kinh công-đức lớn biết
dường
nào, không nói đến phước
báu tốt
đẹp
ở
nhiều
đời
sau, mà ngay trong hiện-tại cũng không
thể
lường
được,
chẳng
những
là mình khỏi khổ ngay mà mọi
người
ở
gần
cũng được
nhờ,
cả
thần
thánh cũng thường theo hộ trợ
như truyện ông
Nghiêm-Cung đây vậy.'
Comments
Post a Comment