HỒNG DANH BỬU SÁM
DƯƠNG
CHI TÁN
Dương chi tịnh thủy,
Biến sái tam thiên,
Tánh không bát đức lợi nhơn thiên,
Pháp giới quảng tăng diên...
Diệt tội tiêu khiên,
Hỏa diệm hóa Hồng liên.
NAM MÔ THANH LƯƠNG
ÐỊA BỒ TÁT.(3 lần)
NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT. (3 lần)
Thiên-Thủ Thiên-Nhãn
Quán-Thế-Âm Bồ-Tát
Vô-Ngại Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni
Nam-mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát Ma-ha-tát
(3 lần)
Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni
Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da.1
Nam-mô a rị da2, bà lô yết đế thước bác ra da3, Bồ-đề tát đỏa bà da4, ma ha tát đỏa bà da5, ma ha ca lô ni ca da6, Án!7, tát bàn ra phạt duệ8, số đát na đát tỏa9.
Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da10, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà11.
Nam-mô na ra cẩn trì12, hê rị ma ha bàn đa sa mế13, tát bà a tha đậu thâu bằng14, a thệ dựng15, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già16, ma phạt đạt đậu17, đát điệt tha.18
Án, a bà lô hê19, lô ca đế20, ca ra đế21, di hê rị22, ma ha bồ-đề tát đỏa23, tát bà tát bà24, ma ra ma ra25, ma hê ma hê, rị đà dựng26, cu lô cu lô kiết mông27, độ lô độ lô, phạt xà da đế28, ma ha phạt xà da đế29, đà ra đà ra30, địa rị ni31, thất Phật ra da32, dá ra dá ra33.
Mạ mạ phạt ma ra34, mục đế lệ35, y hê di hê36, thất na thất na37, a ra sâm Phật ra xá-lợi38, phạt sa phạt sâm39, Phật ra xá da40, hô lô hô lô ma ra41, hô lô hô lô hê lỵ42, ta ra ta ra43, tất rị tất rị44, tô rô tô rô45, bồ-đề dạ bồ-đề dạ46, bồ-đà dạ bồ-đà dạ47, di đế rị dạ48, na ra cẩn trì49, địa rị sắc ni na50, ba dạ ma na51, ta bà ha52.
Tất đà dạ53, ta bà ha54. Ma ha tất đà dạ55, ta bà ha56. Tất đà du nghệ57, thất bàn ra dạ58, ta bà ha59. Na ra cẩn trì60, ta bà ha61. Ma ra na ra62, ta bà ha63. Tất ra tăng a mục khê da64, ta bà ha65. Ta bà ma ha, a tất đà dạ66, ta bà ha67.
Giả kiết ra a tất đà dạ68, ta bà ha69. Bà đà ma yết tất đà dạ70, ta bà ha71. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ72, ta bà ha73. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ74, ta bà ha75.
Nam-mô hắt ra đát na, đa ra dạ da76.
Nam-mô a rị da77, bà lô yết đế78, thước bàng ra dạ79, ta bà ha80.
Án! Tất điện đô81, mạng đa ra82, bạt đà dạ83, ta-bà ha84.
NGHI THỨC
HỒNG DANH BỬU SÁM (1)
Bất Động Pháp Sư Thuật
1. TÁN THÁN
CÔNG ĐỨC CỦA CHƯ
PHẬT (2)
Ðại từ đại bi vớt chúng sanh
Ðại hỉ đại xả cứu hàm thức
Tướng tốt sáng rỡ dùng nghiêm thân
Chúng con chí tâm quy mạng lễ.
2. QUY Y
TAM BẢO (3)
Nam mô Quy y Kim Cang Thượng sư.
Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng.
3. PHÁT TÂM
TỐI THƯỢNG
THỪA (4)
Con nay phát tâm, chẳng vì tự cầu phước báo Nhơn Thiên, cùng quả Thanh văn, Duyên giác, nhẫn đến các quả vị Bồ tát trong Quyền thừa.
Con chỉ y theo tối thượng thừa, phát tâm Bồ đề, nguyện cùng chúng sanh trong
pháp giới chung cùng một lúc đồng chứng đặng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
4. QUY Y VÔ
TẬN TAM BẢO (5)
Nam mô Quy y khắp mười phương cùng tận cõi hư không tất cả các đức Phật.
Nam mô Quy y khắp mười phương cùng tận cõi hư không tất cả Tôn Pháp.
Nam mô Quy y khắp mười phương cùng tận cõi hư không tất cả Hiền Thánh Tăng.
5. XƯNG
DƯƠNG
MƯỜI
HIỆU CỦA CHƯ
PHẬT (6)
Nam mô Như Lai, Ưng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.
6. LỄ 89 HIỆU PHẬT (7)
Nam mô Phổ Quang Phật.
Nam mô Phổ Minh Phật.
Nam mô Phổ Tịnh Phật.
Nam mô Ða Ma La Bạt Chiên Ðàn Hương Phật.
Nam mô Chiên Ðàn Quang Phật.
Nam mô Ma Ni Tràng Phật.
Nam mô Hoan Hỉ Tạng Ma Ni Bảo Tích Phật.
Nam mô Nhứt Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Thượng Ðại Tinh Tấn Phật.
Nam mô Ma Ni Tràng Ðăng
Quang Phật.
Nam mô Huệ Cự Chiếu Phật.
Nam mô Hải Ðức Quang Minh Phật.
Nam mô Kim Cang Lao Cường Phổ Tán Kim Quang Phật.
Nam mô Ðại Cường Tinh Tấn Dõng Mãnh Phật.
Nam mô Ðại Bi Quang Phật.
Nam mô Từ Lực Vương Phật.
Nam mô Từ Tạng Phật.
Nam mô Chiên Ðàn Khốt Trang Nghiêm Thắng Phật.
Nam mô Hiền Thiện Thủ Phật.
Nam mô Thiện Ý Phật.
Nam mô Quảng Trang Nghiêm Vương Phật.
Nam mô Kim Hoa Quang Phật.
Nam mô Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Lực Vương Phật.
Nam mô Hư Không Bảo Hoa Quang Phật.
Nam mô Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật.
Nam mô Phổ Hiện Sắc Thân Quang Phật.
Nam mô Bất Ðộng Trí Quang Phật.
Nam mô Hàng Phục Chúng Ma Vương Phật.
Nam mô Tài Quang Minh Phật.
Nam mô Trí Huệ Thắng Phật.
Nam mô Di Lặc Tiên Quang Phật.
Nam mô Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương Phật.
Nam mô Thế Tịnh Quang Phật.
Nam mô Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật.
Nam mô Nhựt Nguyệt Quang Phật.
Nam mô Nhựt Nguyệt Châu Quang Phật.
Nam mô Huệ Tràng Thắng Vương Phật.
Nam mô Sư Tử Hống Tự Tại Lực Vương Phật.
Nam mô Diệu Âm Thắng Phật.
Nam mô Thường Quang Tràng Phật.
Nam mô Quang Thế Ðăng Phật.
Nam mô Huệ Oai Ðăng Vương Phật.
Nam mô Pháp Thắng Vương Phật.
Nam mô Tu Di Quang Phật.
Nam mô Tu Ma Na Hoa Quang
Phật.
Nam mô Ưu Ðàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương Phật.
Nam mô Ðại Huệ Lực Vương Phật.
Nam mô A Súc Tỳ Hoan Hỉ Quang Phật.
Nam mô Vô Lượng Âm Thinh Vương Phật.
Nam mô Tài Quang Phật.
Nam mô Kim Hải Quang Phật.
Nam mô Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật.
Nam mô Ðại Thông Quang Phật.
Nam mô Nhứt Thiết Pháp Tràng Mãn Vương Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Kim Cang Bất Hoại Phật.
Nam mô Bảo Quang Phật.
Nam mô Long Tôn Vương Phật.
Nam mô Tinh Tấn Quân Phật.
Nam mô Tinh Tấn Hỷ Phật.
Nam mô Bảo Hỏa Phật.
Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật.
Nam mô Hiện Vô Ngu Phật.
Nam mô Bảo Nguyệt Phật.
Nam mô Vô Cấu Phật.
Nam mô Ly Cấu Phật.
Nam mô Dõng Thí Phật.
Nam mô Thanh Tịnh Phật.
Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật.
Nam mô Ta Lưu Na Phật.
Nam mô Thủy Thiên Phật.
Nam mô Kiên Ðức Phật.
Nam mô Chiên Ðàn Công Ðức Phật.
Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật.
Nam mô Quang Ðức Phật.
Nam mô Vô Ưu Ðức Phật.
Nam mô Na La Diên Phật.
Nam mô Công Ðức Hoa Phật.
Nam mô Liên Hoa Quang Du Hí
Thần Thông Phật.
Nam mô Tài Công Ðức Phật.
Nam mô Ðức Niệm Phật.
Nam mô Thiện Danh Xưng Công Ðức Phật.
Nam mô Hồng Diệm Ðế Tràng Vương Phật.
Nam mô Thiện Du Bộ Công Ðức Phật.
Nam mô Ðấu Chiến Thắng Phật.
Nam mô Thiện Du Bộ Phật.
Nam mô Châu Tráp Trang
Nghiêm Công Ðức Phật.
Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật.
Nam mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật.
NAM MÔ PHÁP GIỚI TẠNG THÂN A DI ÐÀ PHẬT
7. SÁM HỐI TỘI LỖI (8)
Các đức Phật Thế Tôn khắp trong tất cả thế giới như thế thường trụ tại trong đời, xin các đức Thế Tôn nên từ niệm con.
Hoặc đời này của con, hoặc đời trước của con, con từ vô thỉ sanh tử nhẫn đến nay gây phạm các điều tội lỗi, hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy người làm mình vui mừng theo.
Đồ vật của tháp, của hiện tiền Tăng, hay của tứ phương Tăng, hoặc tự mình lấy, hoặc bảo người lấy, hoặc thấy người lấy mình vui mừng theo.
Năm tội Vô gián, hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy người làm mình vui mừng theo.
Mười điều bất thiện, hoặc tự mình phạm, hoặc bảo người phạm, hoặc thấy người phạm mình vui mừng theo.
Bao nhiêu tội chướng của con gây tạo ra, hoặc có che giấu hoặc không che giấu, đáng đọa địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, cùng các ác thú
khác, đọa vào chốn biên địa, hạng hạ tiện, kẻ ác kiến.
Những tội chướng đáng bị đọa vào các nơi khổ báo như thế, nay con đều sám hối.
8. HỒI HƯỚNG
CĂN LÀNH (9)
Nay các đức Phật Thế Tôn nên chứng biết cho con. Con lại đối trước các đức Phật Thế Tôn mà bạch lời này:
Hoặc đời này của con, hoặc đời khác của con đã từng làm việc bố thí, hay giữ gìn giới pháp trong sạch, nhẫn đến thí cho loài chim muông một vắt cơm.
Hoặc đã từng tu hạnh thanh tịnh có bao nhiêu căn lành,
thành tựu chúng sanh có bao nhiêu căn lành, tu hạnh đạo Bồ đề có bao nhiêu căn lành, cho
đến đã từng phát tâm Vô thượng Phật trí có bao nhiêu căn
lành; Hiệp nhóm so đếm tính lường tất cả căn lành thảy đều hồi hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Các đức Phật trong thuở quá khứ, vị lai và hiện tại cách thức hồi hướng như thế nào, con cũng hồi hướng như thế đó. O (98)
9. TỔNG KẾT HAI ĐOẠN TRƯỚC
Những tội lỗi con đều sám hối.
Các phước lành con vội tùy hân (vui ưa theo)
Với cùng thỉnh Phật công huân,
Trí mầu Vô thượng nguyện thuần nên ngay.
Các đức Phật khứ lai hiện tại
Trong chúng sanh thắng Đại Thánh Vương
Biển khơi công đức không lường
Con nay quy mạng nguyện thường lễ tin.
10. LỄ KÍNH CHƯ PHẬT (10)
Trong bao nhiêu mười phương cõi nước
Cả ba đời các đức Pháp Vương.
Con dùng ba nghiệp tịnh xương (sạch tốt)
Khắp lễ tất cả mười phương vẹn tuyền.
Sức thần oai Phổ Hiền hạnh nguyện
Trước Như Lai khắp hiện tự thân
Mỗi thân lại hiện trần thân
Thân thân lễ khắp sát trần Thế Tôn.
11. XƯNG TÁN NHƯ LAI
Trong một trần có trần số Phật
Đều ở trong hội bực Thượng Nhân
Khắp cùng pháp giới mảy trần
Sâu tin chư Phật đều thường đầy trong.
Biển âm thanh đều dùng trọn vận
Diệu ngôn từ vô tận khắp vang
Vị lai cả kiếp thảy toàn (tất cả)
Ngợi khen Phật đức biển nghìn rất sâu!
12. QUẢNG TU CÚNG DƯỜNG (11)
Tràng hoa đẹp rất xinh thơm ngát,
Cùng hương xoa, kỹ nhạc, lọng tàn,
Như kia đồ tốt trang hoàng,
Cúng dường chư Phật con toàn kính dưng.
Y tối thắng cùng hương tối thắng
Với đuốc đèn, hương phấn, hương xông
Đều nhiều như Diệu Cao Phong, (núi Tu Di)
Cúng dường chư Phật con đồng dưng lên
Tâm thắng giải mông mênh con dụng
Phật ba đời thảy cũng tin kiên, (tin chắc)
Đều nương hạnh nguyện Phổ Hiền
Cúng dường chư Phật khắp miền mười phương.
13. SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG
Các tội ác xưa con lầm lỡ
Do tham sân muôn thuở xui nên
Từ thân ngữ ý sanh lên
Nay con cả thảy đều bền sám luôn.
14. TÙY HỶ CÔNG ĐỨC (12)
Các chúng sanh khắp mười phương cõi
Bực nhị thừa: Hữu học cùng vô
Như Lai Bồ tát vẹn tuyền
Có bao công đức con nguyền vui ưa.
15. THỈNH CHUYỂN PHÁP LUÂN (13)
Thế gian đăng trong mười phương nước
Lúc tối sơ thành được Bồ đề
Nay con đều thỉnh một bề
Giảng truyền pháp diệu vỗ về quần sanh.
16. THỈNH PHẬT TRỤ THẾ (14)
Các đức Phật muốn toan nhập diệt
Con chí thành mải miết ân cần
Cúi mong ở mãi kiếp trần
Làm cho lợi lạc khắp cùng sinh linh.
17. PHỔ GIAI HỒI HƯỚNG (15)
Bao nhiêu phước cúng dường, lễ, tán
Thỉnh ở đời cùng giảng pháp luân
Vui theo sám hối thiện căn
Hồi sanh, hướng Phật, cao thăng Bồ đề.
18. QUY CHƠN THỪA VÀ TỔNG KẾT
Con nguyện đem đức dày thắng lợi
Hồi hướng chơn pháp giới tối cao
Tánh tướng Tam bảo thế nào
Hải Ấn Tam muội dung vào Tục, Chơn.
Biển công đức khôn lường như thế
Nay con đều đem để hồi về
Dưới cho muôn loại nương kề
Cùng con đồng chứng Bồ đề đạo chơn.
Bao nhiêu chúng nơi thân, khẩu, ý
Lòng mê lầm móng nghĩ sân, si,
Chê bai chánh pháp Mâu Ni (Phật)
Thâm tâm phạm quấy kể gì phải chăng.
Như trên nghiệp chướng tội thâm,
Nguyện tiêu diệt hết ác tâm chẳng còn.
Trí huệ khắp đầy tròn pháp giới,
Độ chúng sanh chẳng nại gian lao,
Hư không thế giới dẫu hao,
Chúng sanh phiền não với nào nghiệp chung, (cùng tận)
Nay con hồi hướng rộng lung,
Cũng như bốn pháp vô cùng vô biên!
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)
Thích Nghĩa
Hồng Danh Bửu Sám
( 1). Hồng danh: Danh hiệu rộng lớn. Danh hiệu của Phật là danh hiệu tôn quý nhứt trong đời, nên gọi là “Hồng danh”. Toàn thể những đoạn văn dưới
đây: trước
xướng
lễ danh hiệu của chư
Phật để rồi cầu ai sám hối, là pháp sám hối rất báu quý, vì có thể đem nhiều sự lợi ích lớn lao cho hàng nhơn,
nên gọi là “Hồng Danh Bửu Sám”. Văn sám hối này là của ngài Bất Động Pháp Sư
đời tống soạn ra. Toàn văn chia làm 108
lạy để biểu nghĩa đối trị 108 món phiền não. Nên chính tên là “Lễ Phật đại sám hối văn”.
( 2). Đại từ đại bi, đại hỷ, đại xả là bốn đức vô lượng
tâm của Phật. Ban vui cho tất cả muôn loài là đại từ. Cứu khổ cho tất cả muôn loài là Đại bi. Muôn loài được
lợi ích, đức Phật vui mừng đó là Đại hỉ. Dầu luôn luôn ban vui, cứu khổ, làm lợi ích cho muôn loài, đức Phật vẫn không thấy mình có làm, mà cũng
không thấy có mình v.v... đó là đại xả.
Hàm thức là những loài hàm súc thức tâm tri giác, một tên riêng của hữu tình chúng sanh.
Quy mạng là đem thân mạng, món quý trọng nhứt của mình, nương
về nơi
đức Phật, giáo phó cho đức Phật, đó là biểu lòng kính tưởng
chí thiết không tiếc gì mạng sống.
( 3). Quy y
là về nương.
Quy y và qui mạng đồng là Hán dịch ở danh từ Phạm âm “Nam mô”.
Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi
báu quý rất lợi ích ở trong đời, nên gọi là Tam bảo.
Kim Cang Thượng
Sư
là đấng giáo chủ của đức Tỳ Lô Giá Na, biểu hiệu của pháp tánh nhứt thể Tam bảo.
( 4). Tối thượng
thừa là thừa (đưa
đến chỉ về các pháp môn) rất trên hơn
cả, cũng gọi là Phật thừa hay viên thừa, nhứt thừa.
( 5). Mười
phương
hư
không rộng lớn vô biên, Tam bảo ở trong cũng nhiều vô tận, nên nói Vô Tận Tam bảo.
( 6). Các đức Phật đều có đủ 10 đức hiệu này, đủ mười
đức hiệu này mới phải là Phật.
Như
Lai tự thể pháp thân chẳng động chẳng dời là Như.
Trí quang chiếu khắp, bi tâm độ sanh là Lai.
Ứng Cúng: Đức Phật đã dứt hẳn tất cả mê lầm tội quấy, xa khỏi tất cả khổ lụy, viên thành tất cả công đức, đầy đủ tất cả phước
huệ, là phước
điền của tất cả Thánh phàm, kham ứng thọ sự cúng dường
của tất cả Thánh phàm, do đó tất cả Thánh phàm trọn nên thiện căn công đức.
Chánh Biến Tri: Đức Phật có trí lớn rõ thấu tất cả một cách hoàn toàn đúng đắn.
Minh Hạnh Túc: Trí minh và vạn hạnh đều đầy đủ.
Thiện Thệ: Hay khéo ra khỏi thế gian chứng thành quả Phật, hằng đến trong thế gian để độ sanh, hẳn không bị thế gian làm ô nhiễm.
Thế Gian Giải: Thế gian đây là gồm cả thế gian và xuất thế gian, tất cả pháp trong đó đức Phật đều hiểu rõ thấu suốt.
Vô thượng
Sĩ: Đấng cao thượng
không còn có ai trên.
Điều Ngự Trượng
Phu: Đấng đầy đủ đức tướng
tài năng hay điều
hòa những chúng sanh nhu thuận và ngự phục những chúng sanh cang cường.
Thiên Nhơn
Sư:
Đấng Đạo Sư
của tất cả Trời, người.
Phật: Nói tắt của danh từ Phật Đà (Phạm âm), Hán dịch là Giác giả, nghĩa là đấng giác ngộ hoàn toàn.
Đức Phật đủ cả mười
đức hiệu ở trên, là đấng tôn quý cao thượng
nhất trong thế gian và xuất thế gian gọi là Thế Tôn.
( 7). Từ Phật Phổ Quang đến Nhứt Thiết Pháp Tràng Mãn Vương
Phật (53 hiệu Phật) rút ở trong kinh Quán Dược
Vương
Dược
Thượng
Nhị Bồ tát. Từ Thích Ca Mâu Ni Phật đến Bửu Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương
Phật (35 hiệu Phật) rút trong kinh Bửu Tích.
Trong kinh
đức Phật dạy rằng: “Người
nào chí tâm xưng niệm
vào kính lễ đức hiệu của 53 đức Phật và của 35 đức Phật, thời bao nhiêu tội nghiệp ác chướng
đều tiêu diệt, được
công đức rất lớn. Chính đức Phật lúc còn tu hạnh Bồ tát cũng nhờ đó mà đặng mau thành Phật”.
Rốt sau lễ đức A Di Đà Phật là ngụ ý đem cả công đức hồi hướng
nguyện sanh về cõi Cực Lạc.
( 8) Sám là
tiếng nói tắt của danh từ sám ma (Phạm âm), Hán dịch là hối quá: sám hối là gồm cả Phạm âm và Hán dịch mà gọi tắt vậy... Ăn năn lỗi trước,
chừa bỏ lỗi sau là ý nghĩa của hai chữ sám hối.
- Năm tội vô gián: 1) Giết cha, 2) Giết mẹ, 3) Phá hòa hợp Tăng, 4) Ác tâm làm thân
của Phật ra máu, 5) Giết các bậc Thánh.
Người
nào phạm 1 trong 5 tội trên đây phải bị đọa vào vô gián Địa ngục (nơi
Địa ngục mà các sự khổ sở không hề hở ngớt), nên gọi là tội vô gián.
- Mười
đạo bất thiện:
Nơi
thân nghiệp có ba: 1) Sát sanh, 2) Trộm cướp,
3) Tà dâm.
Nơi
khẩu nghiệp có bốn: 1) Nói dối, 2) Nói chia rẽ, 3) Nói thô ác, 4) Nói
thêu dệt.
Nơi
ý nghiệp có ba: 1) Tham lam bỏn xẻn, 2) Giận hờn ganh ghét, 3) Mê lầm tà kiến.
Có che giấu là ẩn khuất giấu giếm không che dấu là phô bày tự thú.
Đức Phật dạy: Tất cả mọi người
chẳng phải mới có một đời sống hiện tại, mà trước
đã trải qua vô lượng
đời sống, hoặc là làm trời, làm súc, làm quỉ, làm người
v.v..., thùy theo hạnh
nghiệp gây tạo ở những đời chiêu cảm ra. Và những hạnh nghiệp gây tạo ra trong đời sống làm người
hiện tại đây hiệp với quá khứ, sẽ chiêu cảm thành đời sống tương
lai, khi mãn đời sống này. Nếu hạnh nghiệp trong đời hiện tại và quá khứ có tánh cách lành thời nó sẽ cảm với đời sống tương
lai một trình độ cao tốt vui sướng
(Người,
Trời, Thánh v.v...); nhược
bằng tánh cách dữ, đời sống tương
lai sẽ xấu xa thấp thỏi khổ sở (quỉ súc v.v...) vì thế nên trong đây sám hối cả tội lỗi trong đời này cho đến vô lượng
đời về trước
vô cùng nên gọi là Vô thỉ.
( 9). Những điều làm, nói và suy nghĩ hay
phải, có thật lợi ích cho mình cho người
v.v... là những căn lành. Với một tâm lượng
hẹp nhỏ những căn lành kia sẽ kết thành những quả báo hẹp nhỏ trên đường
lành (tâm thế gian sẽ kết thành quả báo nhơn,
thiên, tiên, thần.
Tâm xuất thế tiểu thừa sẽ kết thành bực Tiểu Thánh: Thanh văn, Duyên
giác). Nay đem căn lành hồi
hướng
về Phật đạo (Vô thượng
Chánh giác), đó là dùng tâm lượng rộng lớn xuất thế đại thừa, với tâm lượng
này những căn lành kia sẽ kết thành bực Đại Thánh Phật quả. Đem căn lành công đức xoay về đó, hướng
đến đó, nguyện cầu cho được
thành Phật, như
thế gọi là hồi hướng
A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề.
( 10). Sư
tử là chúa tể trong loài muông thú, mỗi khi gầm hét, tất cả muôn thú nghe đều thất vía kinh hồn. Đức Phật ra đời dùng viên âm thuyết pháp, tất cả Thiên ma, ngoại đạo v.v... đều khiếp phục quy đầu, như
thế đức Phật đáng là chúa tể tự tại vô úy trong loài người
như
sư
tử là chúa tể tự tại vô úy trong loài thú nên
gọi là đấng Nhơn
Sư
Tử.
Lòng tưởng
Phật, miệng xưng
danh hiệu Phật, năm vóc gieo xuống đất, đó là thanh tịnh lễ Phật.
Hạnh nguyện Phổ Hiền lượng
rộng lớn đồng pháp giới. Nương
hạnh nguyện Phổ Hiền thời tâm và thân của hành giả cũng đồng pháp giới. Pháp giới rộng vô biên các đức Phật trong pháp giới nhiều vô lượng,
tâm của hành giả cũng rộng vô biên, thân của hành giả cũng biến hiện nhiều vô lượng
như
sát trần (bụi trần trong cõi nước)
để lễ khắp tất cả Phật.
Thượng
Nhơn
là các vị Bồ tát (Kinh Duy Ma Cật).
( 11). Núi
Tu Di (Phạm âm) Hán dịch là Diệu cao, núi này thuần bằng bốn chất báu vàng, bạc, lưu
ly, pha lê, rất xinh đẹp nên gọi là Diệu, cao hơn
tất cả núi khác nên gọi là Cao. Lưng
chừng núi là chỗ của trời Tứ Thiên Vương,
trên đỉnh là nước
của trời Đao Lợi.
Tâm Thắng Giải là tâm nhận hiểu chắc thật quyết định.
( 12). Nhị thừa là Thanh văn thừa và Duyên giác thừa. Trong hai thừa này bực A La Hán và Bích Chi Phật là bực Vô học (đối trong hai thừa, chỗ tu chứng đã xong không còn phải học nữa) dưới
hai bực trên là bực hữu học (chỗ tu chứng chưa
xong còn phải học thêm).
( 13). Chuyển pháp là thuyết pháp độ đời.
Đức Phật ra đời nói pháp phá tan lòng mê
tối lầm lạc của mọi người
trong đời, như
ngọn đèn sáng phá sự tối tăm, nên gọi là đấng Thế Gian Đăng.
( 14). Toan
thị tịch là sắp muốn thể hiện Niết bàn (nhập diệt).
Kiếp trần là kiếp số nhiều như
bụi trần, ý muốn thỉnh Phật ở mãi trên đời đừng nhập diệt, để mọi người
được
gội nhờ ơn
giáo hóa.
( 15). Vô
thượng
chơn
pháp giới là tự tánh bổn tâm. Tâm này thể tánh chơn
thật tuyệt đối trùm khắp pháp giới, là thể của pháp giới, mà mọi người
đều tự sẵn đủ. Hồi hướng
về đó là ý rằng từ trên tất cả công đức lễ Phật, sám hối v.v... là việc làm thuộc về hình thức bề ngoài, nay đem tất cả quy về tự bổn tâm chơn
tánh vậy.
Nhị đế là chơn
đế (tánh thể chơn
thật) và tục đế (tướng
dụng giả huyễn) Tánh Phật, Pháp, Tăng thuộc chơn
đế. Tướng
Phật, Pháp, Tăng thuộc tục đế. Trong Tam muội (chánh định) dung thông cả tánh (chơn)
và tướng
(tục) như
trong biển ảnh hiện sum la vạn tượng
(hải ấn).
Từ lễ kính chư
Phật đến Phổ giai hồi hướng
(48 câu kệ) trích trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện.
Comments
Post a Comment