Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo
Nam-Mô Bát-Nhã Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (3 lần)
KINH
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT
QUYỂN 30
PHẨM TÁT ĐÀ BA LUÂN
THỨ TÁM MƯƠI TÁM
Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Đại Bồ Tát cầu Bát nhã ba la mật phải như Đại Bồ Tát Đàn Ba Luân. Đại Bồ Tát ấy hiện nay ở chỗ Đại Lôi Âm Phật mà hành Bồ Tát đạo”.
Ngài Tu Bồ Đề bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát Đàn Ba Luân cầu Bát nhã ba la mật như thế nào?”.
- Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát Đàn Ba Luân trước kia, lúc cầu Bát nhã ba la mật chẳng tiếc thân mạng, chẳng màng danh lợi.
Ngài ở trong rừng vắng vẻ, nghe trên hư không có tiếng bảo rằng:
Này thiện nam tử! Người từ đây đi qua phương Đông chớ nhớ đến mỏi mệt, chớ nhớ đến ngủ nghỉ, chớ nhớ đến uống ăn, chớ nhớ đến ngày đêm, chớ nhớ đến lạnh nóng, chớ nhớ đến trong ngoài.
Khi đi người chớ nhìn hai bên. Khi đi người chớ phá hoại tướng thân, chớ phá hoại tướng sắc, tướng thọ, tưởng, hành, thức.
Tại sao vậy?
Nếu phá hoại các tướng ấy thì ở trong Phật pháp có trở ngại.
Nếu ở Phật pháp có trở ngại thì qua lại ở năm đường sanh tử, cũng chẳng được Bát nhã ba la mật.
Bồ Tát Đàn Ba Luân đáp:
Tôi sẽ Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý theo lời dạy. Tại sao vậy? Vì tôi muốn vì tất cả chúng sanh mà làm ánh
sáng lớn, tôi muốn tập hợp pháp của tất cả chư Phật, tôi muốn được Vô Thượng Bồ Đề.
Trên hư không lại có tiếng nói:
Lành thay, lành thay!
Người nên có lòng tin pháp
không, vô tướng, vô tác.
Đem tâm lý mà cầu Bát nhã ba la mật: ly tướng ngã, nhẫn đến ly tướng tri giả, kiến giả.
Người phải xa rời ác tri thức, phải gần gũi cúng dường thiện tri thức.
Ai là thiện tri thức?
Là người có thể nói pháp không, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt và nhứt thiết chủng trí, làm cho người nghe, tâm họ thâm nhập vui mừng tin ưa. Đó là thiện tri thức.
Nếu người đi như vậy không lâu sẽ được nghe Bát nhã ba la mật. Hoặc được nghe từ trong quyển kinh. Hoặc được nghe từ nơi Bồ Tát nói.
Chỗ mà người theo đó được nghe Bát nhã ba la mật, người phải xem nơi ấy như đức Phật. Người phải tri ân, phải nghĩ rằng đây tức là thiện tri thức của tôi. Do nghe pháp Bát nhã ba la mật ấy, tôi sẽ chóng được chẳng thối chuyển Vô Thượng Bồ Đề, được ở gần chư Phật, thường sanh trong nước có Phật, xa rời các chướng nạn, được đầy đủ chỗ không chướng nạn.
Người phải suy lường công đức ấy, phải ở chỗ được nghe pháp xem như đức Phật.
Người chớ mong tâm về thế lợi mà theo bên pháp sư, mà chỉ vì ưa thích chánh pháp, chỉ vì kính trọng chánh pháp nên theo
bên Bồ Tát pháp sư.
Lúc bấy giờ người phải cảnh giác biết những ma sự.
Nếu ác ma giả vì pháp mà đem ngũ dục đến dâng cho Bồ Tát pháp sư.
Nếu Bồ Tát pháp sư nhập thiệt pháp minh vì công đức lực nên nhận lấy, nhưng không hề nhiễm ngũ dục ấy.
Bồ Tát pháp sư lại vì ba việc nên nhận lấy ngũ dục ấy: một là vì sức phương tiện, hai là vì muốn cho chúng sanh gieo căn lành, ba là vì muốn cùng chúng sanh đồng sự ấy.
Đối với sự ấy, người chớ sanh tâm chẳng kính tin mà phải sanh lòng kính tin,
nghĩ rằng: Tôi chưa được phương tiện trí. Đại sư vì độ chúng sanh nên dùng pháp phương tiện cho họ được phước đức, nên đại sư mới nhận lấy ngũ dục ấy, nơi Bồ Tát trí huệ vẫn không trước, không ngại, chẳng bị ngũ dục nhiễm ô.
Người liền phải quán thiệt tướng các pháp, nghĩa là tất cả pháp chẳng cấu, chẳng tịnh. Tại sao vậy? Tất cả pháp tự tánh rỗng không, không có chúng sanh, không có ngã, không có nhơn. Tất cả pháp như ảo, như mộng, như hưởng, như ảnh, như diệm, như huyễn, như hóa.
Người quán các pháp thiệt tướng ấy rồi phải theo pháp sư, không lậu người sẽ thành tựu Bát nhã ba la mật.
Lại nữa, người phải cảnh giác biết ma sự.
Nếu Bồ Tát pháp sư thấy người muốn học Bát nhã ba la mật mà chẳng để ý đến thì người chớ có sanh lòng oán hận. Người chẳng phải nên vì pháp mà sanh lòng cung kính, chớ có ý chán lười, phải thường theo bên pháp sư.
Sau khi nghe lời chỉ bảo từ trên hư không, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát đi qua phương Đông không bao lâu chợt nghĩ rằng sao tôi không hỏi tiếng trên hư không phải đi đến xứ nào, xa hay gần, sẽ phải theo ai để được nghe Bát nhã ba la mật.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát liền đứng lại, ưu sầu khóc than mà nghĩ rằng: Tôi ở lại đây chỉ nhớ đến mỏi nhọc nhẫn đến chẳng nhớ đến đói khát, lạnh nóng, nếu chẳng được nhơn duyên nghe học Bát nhã ba la mật, tôi quyết chẳng rời khỏi nơi đây.
Này Tu Bồ Đề! Như người chỉ có một đứa con trai, đứa con ấy bỗng chết, người ấy ưu sầu đau khổ, trong lòng chỉ có sầu khổ chớ chẳng nghĩ gì khác.
Cũng vậy, lúc ấy Tát Đà Ba Luân Bồ Tát không nghĩ gì khác ngoài sự mong muốn được biết bao giờ tôi được nghe Bát nhã ba la mật, tai sao tôi không hỏi tiếng trên hư không: tôi phải đến xứ nào, xa hay gần, sẽ theo ai để học Bát nhã ba la mật.
Lúc Tát Đà Ba Luân Bồ Tát buồn nghĩ như vậy, trên hư không có đức Phật bảo rằng:
Lành thay, lành thay!
Này thiện nam tử! Chư Phật quá khứ lúc hành Bồ Tát đạo, cầu Bát nhã ba la mật cũng như người ngày nay vậy.
Người giữ gìn tâm siêng năng tinh
tiến, ưa thích chánh pháp ấy mà đi qua phương Đông cách đây năm trăm do tuần có tòa thành tên Chúng Hương. Thành ấy có bảy lớp, bảy báu trang nghiêm, nhà cửa bao lớn đều trang sức bằng bảy báu, hào bằng bảy báu, hàng cây bảy báu vòng quanh bảy vòng. Tòa thành ấy ngang rộng mười hai do tuần, giàu vui an tịnh, nhơn dân đông đảo, có năm trăm thị xã, đường xá tương đương đẹp tốt như tranh vẽ. Cầu cống rộng rãi sạch sẽ như đất bằng. Trên bảy lớp thành đều có lâu đài, cây bảy báu hàng, nhánh lá bằng hoàng kim, bạch ngân, ngọc xa cừ, mã não, san hô, lưu ly, pha lê và chân châu màu hồng. giây báu kết giăng, linh lưới bằng vàng trùm lên thành.
Gió thổi Linh khua vang tiếng hòa nhã làm vui lòng người nghe, như ngũ nhạc khéo hòa tấu rất là vui vẻ, tiếng lưới vàng và linh báu cũng
như vậy. Bốn phía thành có ao nước chảy trong sạch, lạnh ấm vừa thích. Trong ao có những chiếc thuyền bằng bảy báu. Đó là do nghiệp đời trước của chúng sanh nới ấy gây nên. Ngồi thuyền báu ấy qua lại vui chơi. Trong nước ao có các loại hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng và nhiều thứ hoa khác che khắp mặt ao. Bao nhiêu thứ hoa trong cõi Đại Thiên đều có trong ấy. Bốn phía thành lại có năm trăm khu vườn nhà bảy báu trang nghiêm rất đáng ưa thích. Trong mỗi khu vườn ấy đều có năm trăm ao nước. Mỗi ao rộng mười dặm cũng bằng bảy báu nhiều màu trang nghiêm.
Trong ao nước ấy cũng có hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng chen đầy mặt nước. Hoa sen ấy lớn như bánh xe: màu xanh ánh
sáng xanh, màu vàng ánh sáng vàng, màu đỏ ánh sáng đỏ, màu trắng ánh sáng trắng. Mặt nước ao lại có nhiều loại chim: chim le, chim nhạn, chim uyên ương kêu tiếng hòa nhau. Các khu vườn nhà ấy không thuộc riêng ai. Đó là do
nghiệp đời trước của chúng sanh xứ ấy gây nên, họ luôn mãi tin ưa chánh pháp sâu xa và thật hành Bát nhã ba la mật nên hưởng thọ quả báo ấy.
Này thiện nam tử! Trong thành Chúng Hương có tòa đài cao, cung điện của Đại Bồ Tát Đàm Vô kiệt ở trên đài ấy. Cung ấy rộng một do tuần, bằng bảy báu nhiều màu trang nghiêm rất đáng ưa thích. Tường rào bảy lớp cũng bằng bảy báu, bao lơn bảy báu, lầu gác bảy báu, hào báu bảy lớp cũng bằng bảy báu chồng chất xây thành, bảy lớp hàng cây, nhánh lá bảy báu, bảy lớp vườn bao quanh. Trong cung điện ấy có bốn khu vườn vui chơi: một khu vườn tên Thường Hỉ, khu thứ hai tên Ly Ưu, khu thứ ba tên Hoa Sức, khu thứ tư tên Hương Sức. Trong mỗi khu vườn có tám ao: ao thứ nhất tên Hiền, ao thứ hai tên Hiền Thượng, ao thứ ba tên Hoan Hỉ, ao thứ tư tên Hỉ Thượng, ao thứ năm tên An Ổn, ao thứ sáu tên Đa An Ổn, ao thứ bảy tên Viễn Ly, ao thứ tám tên Bất Thối Chuyển. Bốn bên ao, mỗi mặt riêng một thứ báu: hoàng kim, bạch ngân, lưu ly và pha lê. Ngọc mai côi làm đáy ao,
trên trải cát hoàng kim. Cạnh mỗi ao đều có thềm bực bằng các thứ báu. Khoảng giữa thềm bực có hàng cây ba tiêu bằng vàng diêm phù đàn.
Trong tất cả ao đều có hoa sen xanh, vàng,
đỏ, trắng che trùm mặt nước. Bốn bên các ao đều có cây hoa đẹp, gió thổi các hoa rơi vào trong nước ao. Nước ao có đủ tám công đức, thơm như chiên đàn, đầy đủ màu sắc và mùi vị, vừa nhẹ vừa nhu nhuyễn.
Đàm Vô Kiệt Bồ Tát cùng sáu muôn tám
ngàn thể nữ, ngũ dục đầy đủ, chung vui cùng hưởng.
Nhơn dân trong thành cùng vào các vườn Thường Hỉ và ao Hiền v.v…, ngũ dục đầy đủ, cũng chung vui cùng hưởng.
Này thiện nam tử! Sau khi cùng các thể nữ dạo chơi vui thú xong, ngày ba
thời, Đàm Vô Kiệt Bồ Tát giảng thuyết Bát nhã ba la mật.
Nam nữ lớn nhỏ trong thành Chúng Hương chọn nơi đông người tụ họp, thiết lập pháp tia lớn. Bốn chưn pháp tọa ấy hoặc bằng bạch ngân, hoặc bằng lưu ly, hoặc bằng pha lê, trên trải nệm êm dầy nhiều màu thòng những tua tụa, dùng bạch điệp đẹp trùm lên trên, rải những hoa đẹp hương thơm. Pháp tọa ấy cao năm dặm, giăng trướng bạch châu. Bốn phía khoảng đấy ấy rải hoa năm màu, đốt những hương thơm, nước thơm tưới trên đất. Đó là để cúng dường Bát nhã ba la mật vậy.
Đàm Vô Kiệt Bồ Tát ngồi trên pháp tòa ấy giảng thuyết Bát nhã ba la mật.
Nhơn chúng nơi thành ấy cúng dường cung kính Đàm Vô kiệt Bồ Tát để nghe Bát nhã ba la mật.
Đại hội ấy có trăm ngàn vạn chúng, chư Thiên cùng người thế gian hòa hiệp một chỗ. Trong đó có người lắng nghe, có người thọ, có người trì, có người tụng, có người biên, có người chánh quán, có người thật hành đúng theo lời dạy.
Bấy giờ do nhơn duyên ấy nên chúng sanh đều chẳng đọa ác đạo, chẳng thối chuyển Vô Thượng Bồ Đề.
Này thiện nam tử! Người qua đến chỗ Đàm Vô Kiệt Bồ Tát sẽ được nghe Bát nhã ba la mật.
Đàm Vô Kiệt Bồ Tát là thiện tri thức trong nhiều đời trước của người, hay dạy cho người Vô Thượng Bồ Đề, chỉ dạy cho người được lợi ích vui mừng.
Thuở trước, lúc Đàm Vô Kiệt Bồ Tát cầu Bát nhã ba la mật cũng như người ngày nay.
Người đi chớ kể ngày đêm, chớ e ngại, không lâu người sẽ được nghe Bát nhã ba la mật.
Khi nghe lời chỉ bảo trên hư không, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát lòng rất vui mừng nghĩ rằng bao giờ tôi sẽ được thấy vị thiện tri thức ấy để được nghe Bát nhã ba la mật.
Này Tu Bồ Đề! Ví như có người trúng phải tên độc, trong lòng người ấy không nghĩ gì khác, chỉ nghĩ rằng lúc nào gặp được lương y nhổ tên độc ra, chữa khỏi nạn khổ cho tôi.
Cũng vậy, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát không còn nghỉ gì khác, chỉ tâm nguyện lúc nào tôi được thấy Đàm Vô Kiệt Bồ Tát, cho tôi được nghe Bát nhã ba la mật, dứt hết tâm chấp có.
Ở tại chỗ cũ ấy, Tát Đà Ba Luân tâm tưởng niệm Đàm Vô Kiệt Bồ Tát, ở trong tất cả pháp được tri kiến vô ngại, liền được vô lượng môn tam muội hiện tiền, đó là: chư pháp tánh quán tam muội, chư pháp tánh bất khả đắc tam muội, pháp chư pháp vô minh tam muội, chư pháp bất dị tam muội, chư pháp bất hoại tự tại tam muội, chư pháp năng chiếu minh tam muội, chư pháp ly ám tam muội, chư pháp vô dị tương tục tam muội, chư pháp bất khả đắc tam muội, tán hoa tam muội, chư pháp vô ngã tam muội, như huyễn oai thế tam muội, đắc như cảnh tượng tam muội, đắc nhứt thiết chúng sanh ngữ ngôn tam muội, nhứt thiết chúng sanh hoan hỷ tam muội, nhập phân biệt âm thanh tam muội, đắc chủng chủng ngữ ngôn tự cú trang nghiêm tam muội, vô úy tam muội, tánh thường mặc nhiên tam muội, đắc vô ngại giải thoát tam muội, ly trần cấu tam muội, danh tự ngữ cú trang nghiêm tam muội, kiến chư pháp tam muội, chư pháp vô ngại đảnh tam muội, như hư không tam muội, như kim cang tam muội, bất úy trước sắc tam muội, đắc thắng tam muội, chuyển nhãn tam muội, tất pháp tánh tam muội, năng giữ an ổn tam muội, sư tử hống tam muội, thắng nhứt thiết chúng sanh tam muội, hoa trang nghiêm tam
muội, đoạn nghi tam muội, đoạn nhứt thiết kiên cố tam muội, xuất chư pháp đắc thần thông lực vô úy tam muội, năng đạt chư pháp tam muội, chư pháp tài ấn tam muội, chư pháp vô phân biệt kiến tam muội, ly chư kiến tam muội, ly nhứt thiết ám tam muội, giải thoát nhứt thiết tướng tam muội, trừ nhứt thiết giải đãi tam muội, đắc thâm pháp minh tam muội, bất khả đoạt tam muội, phá ma tam muội, bất trước tam giới tam muội, khởi quang minh tam muội, kiến chư Phật tam muội.
An trụ trong các tam muội ấy, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát liền thấy mười phương vô lượng vô số chư Phật vì chư Đại Bồ Tát mà nói Bát nhã ba la mật.
Lúc ấy chư Phật mười phương an ủi Tát Đà Ba Luân Bồ Tát rằng: Lành thay, lành
thay! Này thiện nam tử! Lúc chúng ta hành Bồ Tát đạo thuở trước cầu Bát nhã ba la mật được các tam muội ấy cũng như chỗ được của người hiện nay vậy.
Được các tam muội ấy rồi chúng ta khéo vào Bát
nhã ba la mật, thành tựu sức phương tiện, trụ bực bất thối chuyển.
Chúng ta quán tánh các
tam muội ấy chẳng thấy có pháp gì xuất tam muội, nhập tam muội, cũng chẳng thấy ai hành Phật đạo, cũng chẳng thấy ai được Vô Thượng Bồ Đề.
Này thiện nam tử! Đó gọi là Bát nhã ba la mật, nghĩa là chẳng quan niệm có các pháp ấy.
Này thiện nam tử! Chúng ta an trụ trong pháp vô sở niệm mà được thân màu hoàng kim rất sáng chói này, có ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo, trí huệ chẳng thể nghĩ bàn được, giới vô thượng, tam muội vô thượng, Phật vô thượng trí huệ, tất cả công đức thảy đều đầy đủ.
Đã đầy đủ tất cả công đức mà đức Phật còn chẳng thể lấy tướng nói hết được, huống là hàng Thanh Văn,
Bích Chi Phật và những người khác!
Này thiện nam tử! Vì lẽ ấy nên ở trong Phật pháp này phải càng cung kinh mến nhớ, sanh lòng tin thanh tịnh. Đối với thiện tri thức phải xem như đức Phật.
Tại sao vậy?
Vì nhờ thiện tri thức thủ hộ mà Bồ Tát mau được Vô Thượng Bồ Đề.
Lúc ấy Tát Đà Ba Luân Bồ Tát bạch chư Phật mười phương:
Ai là thiện tri thức của tôi mà tôi phải thân cận cúng dường?
Chư Phật mười phương bảo Tát Đà Ba Luân Bồ Tát:
Đàm Vô Kiệt Bồ Tát đã nhiều đời giáo hóa Vô Thượng Bồ Đề cho người thành tựu. Đàm Vô Kiệt Bồ Tát cho người thành tựu. Đàm Vô Kiệt Bồ Tát thủ hộ người, dạy cho người sức phương tiện Bát nhã ba la mật, Bồ Tát ấy là thiện tri thức của người.
Dầu người có cúng dường Đàm Vô Kiệt Bồ Tát hoặc một kiếp, hai kiếp, ba kiếp nhẫn đến hơn trăm kiếp, dầu đội cung kính, đem tất cả đồ sắc, thanh, hương, vị, xúc, vui thích trong
cõi Đại Thiên cúng dường hết chưa đáp được ơn trong khoảnh khắc.
Tại sao vậy?
Vì do nhơn duyên của Đàm Vô Kiệt Bồ Tát làm cho người được những tam muội như vậy, được sức phương tiện Bát nhã ba la mật như vậy.
Chư Phật an ủi giáo hóa Tát Đà Ba Luân Bồ Tát như vậy, làm cho ngài vui mừng xong, bỗng nhiên chẳng hiện.
Từ tam muội dậy, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát chẳng còn thấy chư Phật bèn nghĩ rằng: Chư Phật ấy từ đâu đến, đi về đâu?
Vì chẳng thấy chư Phật nên Ngài lại buồn rầu chẳng vui: Ai sẽ dứt hết chỗ nghi ngờ của tôi?
Ngài lại nghĩ rằng Đàm Vô Kiệt Bồ Tát từ lâu đã thường hành Bát nhã ba la mật, được sức phương tiện và các đà la ni, nơi pháp Bồ Tát được tự tại, cúng dường nhiều chư Phật quá khứ, nhiều đời làm thầy tôi, thường làm lợi ích cho tôi. Tôi sẽ hỏi Đàm Vô Kiệt Bồ Tát : chư Phật từ đâu đến, đi đến đâu?
Lúc ấy đối với Đàm Vô Kiệt Bồ Tát, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát sanh lòng cung
kính, tôn trọng, mến ưa, nghĩ rằng: Tôi phải lấy gì cúng dường Đàm Vô Kiệt Bồ Tát?
Hiện nay tôi nghèo cùng, không có hoa hương, vàng bạc, châu báu. Không có những vật khả dĩ cúng dường Bát nhã ba la mật và pháp sư Đàm Vô Kiệt Bồ Tát. Tôi không nên đi
tay không để đến chỗ Đàm Vô Kiệt Bồ Tát. Nếu tôi đi không thì khó sanh lòng mừng rỡ. Vì Bát nhã ba la mật, tôi phải bán thân để có tài vật cúng dường Đàm Vô Kiệt Bồ Tát.
Từ nhiều đời tôi đã mất vô số thân. Trong vô thỉ sanh tử hoặc chết, hoặc bán, hoặc vì dục vọng mà nhiều đời chịu vô lượng khổ não ở trong địa ngục. Chưa bao giờ vì pháp thanh tịnh, vì pháp sư mà mất thân.
Giữa đường, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát vào một thành, đến giữa chợ rao lớn rằng: Ai cần người! Ai cần người! Ai muốn mua người?
Bấy giờ ác ma nghĩ rằng, vì mến chánh pháp mà Tát Đà
Ba Luân này tự bán thân, vì Bát nhã ba
la mật mà cúng dường Đàm Vô Kiệt Bồ Tát. Ông ấy sẽ chánh vấn Bát nhã ba la mật thế nào để chóng được Vô Thượng Bồ Đề? Ông ấy sẽ được đầy đủ đa văn như nước biển cả, lúc đó chẳng thể ngăn trở phá hoại được. Ông ấy sẽ đầy đủ tất cả công đức lợi ích chư Đại Bồ Tát nơi Vô Thượng Bồ Đề, qua khỏi cảnh giới của ta, và cũng dạy những người khác ra khỏi cảnh giới của ta để được Vô Thượng Bồ Đề. Ta phải phá hoại công việc của ông ấy.
Bấy giờ ác ma che các nhà Bà La
Môn, Cư Sĩ chẳng nghe tiếng rao bán thân của Tát Đà Ba Luân Bồ Tát, chỉ trừ một trưởng giả nữ, vì nhơn duyên đời trước, nên ác ma chẳng che được.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát rao bán thân chẳng ai hỏi mua, bèn buồn rầu rồi khóc lóc, đứng lại một nơi, rơi lệ tự nghĩ rằng vì tôi có một tội lớn nên bán thân mà chẳng ai mua, vì Bát nhã ba
la mật mà tôi tự bán thân để cúng dường Đàm Vô Kiệt Bồ Tát.
Bấy giờ Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn nghĩ rằng Tát Đà Ba Luân Bồ Tát mến chánh pháp mà tự bán thân, vì Bát nhã ba la mật nên muốn cúng dường Đàm Vô Kiệt Bồ Tát, ta sẽ thử ông ấy coi có phải thiệt vì thâm tâm mến pháp mà xả thân chăng?
Thiên Đế Thích liền hóa làm người Bà La Môn đi ngang qua chỗ Tát Đà Ba Luân đứng hỏi rằng: Cớ chi mà ngươi đứng nơi đây khóc than buồn rầu, nhan sắc tiều tụy như vậy?
Thưa Bà La Môn! Tôi mến kính chánh pháp. Vì
Bát nhã ba la mật nên tôi bán thân để cúng dường Đàm Vô Kiệt Bồ Tát nhưng không ai mua. Tôi nghĩ mình phước bạc không có của báu, muốn bán thân cũng chẳng ai mua. Tôi lấy gì cúng dường Bát nhã ba la mật và Đàm Vô Kiệt Bồ Tát.
Bà La Môn nói:
Tôi chẳng cần người. Hiện nay tôi muốn tế Trời, cần có tim, máu và tủy người. Ông có thể bán những vật ấy cho tôi không?
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát nghĩ rằng tôi được lợi lớn, được lợi đệ nhứt. Nay tôi vì đầy đủ Bát nhã ba la mật, phương tiện lực nên được người mua tim, máu và tủy.
Nghĩ xong, Tát Đà Ba
Luân trong lòng rất vui mừng không còn buồn rầu, bảo Bà La Môn rằng:
Tôi bằng lòng trao cho ông tất cả những gì ông muốn dùng.
Bà La Môn hỏi:
Ông lấy giá bao nhiêu?
Tát Đà Ba Luân đáp:
Tùy ý ông cho bao nhiêu
cũng được.
Liền đó, Tát Đà Ba Luân tay mặt cầm dao bén đâm vào cánh
tay tả tuôn máu ra, rồi cắt thịt bắp vế bên mặt, muốn chặt xương để lấy tủy.
Khi ấy có một người trưởng giả nữ ở trên gác cao thất Tát Đà Ba Luân tự cắt thân thể, chẳng tiếc mạng sống, muốn biết duyên do, nàng liền xuống gác đến hỏi Tát Đà Ba Luân rằng:
Người Trời, Người, A tu la, sao lại tự hủy thân khốn khổ đến như vậy. Dùng tim, máu, tủy này để làm gì?
Tát Đà Ba Luân đáp:
Tôi bán thân cho ông Bà
La Môn đây, để có tiền vật cúng dường Bát nhã ba la mật và Đàm Vô Kiệt Bồ Tát.
Trưởng giả nữ hỏi:
Ông muốn đem bán tim, máu và tuỷ để cúng dường Đàm Vô Kiệt Bồ Tát sẽ được công đức gì?
Tát Đà Ba Luân đáp:
Đàm Vô Kiệt Bồ Tát khéo học Bát nhã ba la mật và phương tiện lực. Ngài sẽ giảng dạy tôi việc phải làm của Bồ Tát và đạo sở hành của Bồ Tát.
Tôi học pháp ấy, đạo ấy, lúc được Vô Thượng Bồ Đề làm y chỉ cho chúng sanh sẽ được thân màu hoàng kim đủ ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo quang minh vô lượng, đại từ đại bi hỉ xả, bốn vô úy, bốn trí vô ngại, Phật thập lực, mười tám pháp bất cộng, sáu thần thông chẳng thể nghĩ bàn, giới định trí huệ thanh tịnh, được Vô Thượng Bồ Đề. Ở trong các pháp được tri kiến nhứt thiết vô ngại.
Đem pháp bảo vô lượng phân bố cho tất cả chúng sanh.
Những công đức lợi ích như vậy, tôi sẽ được từ nơi Đàm Vô Kiệt Bồ Tát ấy.
Trưởng giả nữ nghe Phật pháp thượng diệu ấy lòng rất vui mừng kinh ngạc, rởn ốc nói:
Rất là hi hữu. Chỗ ông nói vi diệu khó được nghe. Vì mỗi mỗi pháp công đức ấy đáng xả cả hằng sa thân mạng. Chỗ ông nói đó rất là vi diệu!
Nay ông cần những gì, tôi sẽ cung cấp hết. Những vàng bạc, châu báu, hoa hương, phan lọng, y phục, nhạc khí, tôi sẽ cấp cho ông tất cả để ông cúng dường Bát nhã ba la mật và Đàm Vô Kiệt Bồ Tát.
Ông chớ nên hủy hoại thân thể. Tôi cũng sẽ đến chỗ Đàm Vô Kiệt Bồ Tát cùng ông gieo căn lành để được pháp vi diệu như lời ông nói đó.
Lúc ấy Thiên Đế Thích hoàn lại bổ hình khen:
Lành thay, lành thay! Ông
bền chịu sự đau khổ như vậy mà chẳng động tâm. Chư Phật quá khứ lúc hành đạo Bồ Tát cũng như vậy mà cầu Bát nhã ba la mật và phương tiện lực nên được Vô Thượng Bồ Đề.
Tôi thiệt chẳng dùng tim, máu, tủy người, chỉ đến để thử nhau thôi. Ông cầu mong điều gì, tôi sẽ ban cho!
Tát Đà Ba Luân đáp:
Tôi cầu mong Vô Thượng Bồ Đề.
Thiên Đế Thích nói:
Điều ấy sức tôi làm không được. Đó là cảnh giới chư Phật.
Tôi quyết phải báo đền, vậy ông nên cầu việc khác.
Tát Đà Ba Luân nói:
Nếu như vậy, xin thân thể tôi bình phục như cũ.
Liền đó thân thể của Tát Đà Ba Luân bình phục không còn thương tích y như trước không khác.
Thiên Đế Thích bỗng nhiên chẳng thiện.
Trưởng giả nữ bảo Tát Đà Ba Luân:
Người đến nhà tôi, cần thứ gì tôi sẽ xin cha mẹ tôi cấp cho. Tôi cũng sẽ từ giả cha mẹ rồi mang theo kẻ hầu hạ cùng người đi đến chỗ Đàm Vô Kiệt Bồ Tát để cúng dường và cầu pháp.
Tát Đà Ba Luân liền đứng ngoài cửa nhà trưởng giả nữ. Nàng vào thưa cha mẹ xin đủ đồ dùng để cúng dường và xin pháp cha mẹ cho nàng mang theo năm trăm thị nữ vốn là kẻ hầu hạ nàng cùng đi với Tát Đà Ba Luân đến chỗ Đàm Vô Kiệt Bồ Tát để cúng dường Bát nhã ba la mật. Bồ Tát ấy sẽ vì chúng con mà thuyết pháp. Con sẽ thật hành đúng theo và sẽ được pháp của chư Phật.
Cha mẹ nàng hỏi:
Tát Đà Ba Luân là người nào?
Nàng thưa:
Người ấy hiện đứng ngoài cửa.
Người ấy dùng thâm tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề, muốn độ tất cả chúng sanh khỏi vô lượng khổ sanh tử. Vì cầu pháp mà người ấy tự bán thân mình để cúng dường Bát nhã ba la mật.
Bát nhã ba la mật có tên là đạo sở học của Bồ Tát.
Vì cúng dường Bát nhã ba la mật và Đàm Vô Kiệt Bồ Tát mà Tát Đà Ba Luân ở giữa chợ rao lớn: Ai muốn cần người, ai muốn mua người?
Bán thân không ai hỏi mua, người ấy đứng một chỗ buồn rầu khóc than.
Thiên Đế Thích hóa làm người Bà La Môn đến thử thách hỏi duyên cớ.
Tát Đà Ba Luân nói tôi
muốn bán thân để cúng dường Bát nhã ba la mật và Đàm Vô Kiệt Bồ Tát, nhưng vì phước bạc nên chẳng ai hỏi mua.
Bà La môn nói tôi chẳng cần người, tôi muốn tế Trời, phải dùng tim, máu và tuỷ người. ông có bán được không?
Tát Đà Ba Luân nghe nói
hết buốn rầu, vui mừng ưng bán không cần giá cả.
Lúc ấy Tát Đà Ba Luân tay mặt cầm dao bén đâm vào cánh tay trái lấy máu, rồi cắt thị bắp vế mặt, muốn chẻ xương lấy tủy.
Con ở trên gác ngó thấy vội xuống hỏi duyên cớ.
Khi biết rõ duyên do, con hứa cung cấp đầy đủ đồ cúng dường và ngăn người ấy hủy hoại thân thể. Con cũng hứa sẽ xin phép cha mẹ cùng đi với người ấy đến cúng dường Bát nhã ba la mật và Đàm Vô Kiệt Bồ Tát.
Cha mẹ nàng nói:
Thật là hi hữu khó có. Người ấy tinh tiến vì pháp và rất thích pháp tướng.
Những Phật pháp ấy chẳng thể nghĩ bàn, là tối đệ nhứt ở tất cả thế gian, là nhơn duyên an lạc của tất cả chúng sanh.
Vì pháp ấy mà người ấy đại thệ trang nghiêm.
Cha mẹ cho phép con đến gặp Đàm Vô Kiệt Bồ Tát để thân cận cúng dường. Vì con đã phát tâm lớn muốn được Phật pháp. Con tinh tiến như vậy cha mẹ đâu được chẳng tùy hỉ.
Được cha mẹ cho phép, trưởng giả nữ rất vui mừng, liền trang nghiêm xe bảy báu năm trăm cỗ. Đích thân nàng cùng
năm trăm thị nữ sắm sửa đồ cúng dường, đem các thứ hoa tươi và hoa bằng vàng, bằng bạc, những Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý phục trân báu, chuỗi ngọc, hương tốt, đồ ăn uống thơm ngon, rồi cùng Tát Đà Ba Luân và
năm trăm thị nữ, mỗi người ngồi một xe, cung kính trang trọng đi lần về phương đông, thấy thánh Chúng Hương bày báu trang nghiêm, bảy lớp vây quang, hào bằng bảy báu và hàng cây bảy báu cũng đều bảy lớp. Thành ấy rộng mười hai do tuần, giàu thạnh an tĩnh rất là vui sướng. Trong thành nhơn dân đông đúc, có năm
trăm thị xã, đường xá tương được đẹp đẽ như tranh vẽ. Cầu kỳ bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ. Đến khi vào trong thành,
thấy Đàm Vô Kiệt Bồ Tát ngồi trên pháp tòa giữa đài cao đang thuyết pháp cho vô lượng trăm ngàn muôn ức thính chúng cung kính vây quanh.
Lúc thấy Đàm Vô Kiệt Bồ Tát, Tát Đà Ba Luân lòng liền vui mừng như Tỳ Kheo nhập đệ tam thiền nhiếp tâm an tĩnh, tự nghĩ rằng theo nghĩ thì chúng ta chẳng nên ngồi xe đến Đàm Vô Kiệt Bồ Tát. Suy nghĩ xong liền xuống xe đi bộ.
Trưởng giả nữ cùng năm trăm thị nữ cũng xuống xe đi bộ.
Bấy giờ Tát Đà Ba Luân cùng trưởng giả nữ và năm trăm thị nữ châu báu trang nghiêm, cung kính vây quang, đồng đến chỗ Đàm Vô Kiệt Bồ Tát.
Đàm Vô Kiệt Bồ Tát có đài bảy báu trang nghiêm với ngưu đầu chiên đàn đỏ, màn lưới chơn châu che trùm phía trên, bốn gốc đều treo bửu châu ma ni để làm đèn sáng và có bốn lò hương báu thường đốt hương thơm để cúng dường Bát nhã ba la mật.
Trong đài có giường lớn bảy báu, giường nhỏ bốn báu đặt trên giường lớn.
Bát nhã ba la mật được biên vào là vàng hoàng
kim và an trí trên giường nhỏ.
Các thứ phan lọng trang nghiêm treo che
phí trên.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát cùng chúng nữ nhơn thấy đài báu thờ Bát nhã ba la mật ấy có các châu báu trang nghiêm. Lại thấy Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn cùng vô lượng trăm ngàn vạn chư Thiên dùng hoa trời mạn đà la, chiên đàn nghiền bột, mạt các thứ báu rải trên đài. Trên hư không trỗi nhạc trời để cúng dường đài báu ấy.
Tát Đà Ba Luân hỏi Thiên Đế Thích:
Ngài Kiều Thi Ca! Có duyên cớ gì mà Ngài cùng vô lượng trăm ngàn vạn chư Thiên đem hoa hương trời và kỹ nhạc trời cúng dường đài ấy như vậy?
Thiên Đế Thích đáp:
Người chẳng biết ư Đây là Ma ha bát nhã ba
la mật, là mẹ của chư Đại Bồ Tát, hay sanh chư Phật và nhiếp trì Bồ Tát.
Bồ Tát học Bát nhã ba la mật ấy thành tựu tất cả công đức, được các Phật pháp và nhứt thiết chủng trí.
Tát Đà Ba Luân liền vui mừng hỏi Thiên Đế Thích:
Ngài Kiều Thi Ca! Bát nhã ba la mật ấy là mẹ chư Đại Bồ Tát, hay sanh chư Phật và nhiếp trì Bồ Tát. Bồ Tát học Bát nhã ba la mật ấy thành tựu tất cả công đức, được các Phật pháp và nhứt thiết chủng trí nay ở tại chỗ nào?
Thiên Đế Thích đáp:
Trong đài cao ấy có giường lớn bảy báu, trên giường lớn đặt giường nhỏ bốn báu, Bát nhã ba la mật được biên trên lá vàng
hoàng kim an trí trên giường nhỏ ấy. Đàm Vô Kiệt Bồ Tát dùng ấn bảy báu ấn lên. Chúng ta không thể mở được để cho người xem.
Lúc ấy Tát Đà Ba Luân Bồ Tát cùng trưởng giả nữ và năm trăm thị nữ đem đồ cúng dường như hoa hương, chuỗi ngọc, phan lộng chia làm hai phần: một phần cúng dường Bát nhã ba la mật, một phần cúng dường Đàm Vô Kiệt Bồ Tát đang ngồi trên pháp tọa.
Sau khi cúng dường phần Bát nhã ba la mật xong, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát cùng các nữ nhơn đem phần cúng dường thứ hai đến chỗ Đàm Vô Kiệt Bồ Tát. Thấy Đàm Vô Kiệt Bồ Tát ngồi trên pháp tọa, liền vì pháp lấy đồ cúng dường dâng lên Đàm Vô Kiệt Bồ Tát. Những đồ cúng dường ấy hiện lên hư không, phía trên Đàm Vô
Kiệt Bồ Tát, hóa thành hoa đài, bửu trướng, bửu cái, bốn phía bửu các treo thòng những phan báu.
Tát Đà Ba Luân và các nữ nhơn thấy Đàm Vô Kiệt Bồ Tát biến hóa như vậy lòng rất vui mừng nghĩ rằng: Thiệt chưa từng có. Công đức thần thông của Đàm Vô Kiệt Bồ Tát là như vậy. Lúc hành Bồ Tát đạo mà sức thần thông còn được từng ấy huống là lúc được Vô Thượng Bồ Đề.
Trưởng giả nữ và năm trăm thị nữ lòng tin thanh tịnh kính trọng Đàm Vô Kiệt Bồ Tát, đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, đồng nguyện rằng:
Như Đàm Vô Kiệt Bồ Tát được các thâm pháp Bồ Tát, như Đàm Vô Kiệt Bồ Tát cúng dường Bát nhã ba la mật, như Đàm Vô Kiệt Bồ Tát ở trong đại chúng hiển thị diễn thuyết nghĩa Bát nhã ba la mật, như Đàm Vô Kiệt Bồ Tát được sức phương tiện Bát nhã ba la mật, thành tựu thần thông, ở nơi công việc Bồ Tát được tự tại, chúng tôi cũng sẽ như vậy.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát và các nữ nhơn cúng dường Bát nhã ba la mật và Đàm Vô Kiệt Bồ Tát rồi, đồng đảnh lễ Đàm Vô Kiệt Bồ Tát. Sau đó cùng đứng qua một phía.
Đứng qua một phía xong, Tát Đà Ba
Luân Bồ Tát bạch Đàm Vô Kiệt Bồ Tát rằng:
Ngày trước lúc tôi cầu Bát nhã ba la mật, ở trong rừng vắng vẻ nghe tiếng trên hư không dạy rằng: này thiện nam tử! Từ đây người đi qua phương Đông sẽ được nghe Bát nhã ba la mật. Tôi theo lời đi qua phương Đông. Chẳng bao lâu tôi nghĩ rằng sao tôi chẳng hỏi nơi tiếng hư không: Tôi phải đi đến xứ nào, xa gần, nghe pháp nơi ai? Tôi quá buồn khổ khóc lóc, ở lại đó bảy ngày đêm, vì quá buồn khổ nên tôi không màng ăn uống, chỉ nghĩ rằng lúc nào tôi được nghe Bát nhã ba la mật? Đương lúc tôi buồn rầu nhứt tâm niệm Bát nhã ba la mật như vậy, tôi thấy đức Phật hiện thân trên hư không bảo tôi rằng: Nhà ngươi chớ buông bỏ tâm đại nguyện, đại tinh tiến. Dùng tâm đại nguyện, đại tinh tiến ấy, nhà ngươi đi qua phương Đông cách đây năm
trăm do tuần có tòa thành tên Chúng
Hương, trong thành ấy có Đại Bồ Tát tên Đàm Vô Kiệt Bồ Tát. Nhà người sẽ được nghe Bát nhã ba la mật nơi Đàm Vô Kiệt Bồ Tát. Bồ Tát ấy là thiện tri thức nhiều đời của nhà ngươi, thường thủ hộ nhà ngươi.
Đức Phật chỉ bảo xong, tôi đi qua phương Đông, trong lòng chẳng nghĩ gì khác, chỉ tâm niệm bao giờ tôi được thấy Đàm Vô Kiệt Bồ Tát vì tôi mà nói Bát nhã ba la mật?
Lúc ấy tôi dừng lại giữa đường, nơi tất cả pháp, tôi được tri kiến vô ngại, được các tam muội quán chư Pháp tánh v.v… hiện ra trước. Tôi an trụ trong các tam muội ấy, thấy mười phương vô lượng vô số chư Phật giảng thuyết Bát nhã ba la mật. Chư Phật giảng thuyết Bát nhã ba la mật. Chư Phật khen tôi rằng: Lành thay, lành thay! Này thiện nam tử! Thuở trước, lúc cầu Bát nhã ba la mật, ta được các tam muội cũng như nhà ngươi hôm nay vậy. Được các tam muội ấy rồi thì được khắp các Phật pháp.
Chư Phật vì tôi thuyết pháp và an ủi tôi xong, bỗng nhiên chẳng thiện.
Tôi từ tam muội dậy, suy nghĩ rằng: Chư Phật từ đâu đến và đi đến đâu?
Vì không còn thấy chư Phật nên tôi rất buồn rầu.
Tôi lại suy nghĩ rằng Đàm Vô Kiệt Bồ Tát trước đã cúng dường chư Phật gieo các căn lành, từ lâu hành Bát nhã ba la mật và sức phương tiện, ở trong Bồ Tát đạo đã được tự tại, là thiện tri thức của tôi, thủ hộ tôi.
Tôi sẽ hỏi Đàm Vô Kiệt Bồ Tát sự việc ấy: Chư Phật từ đâu đến và đi đến đâu.
Nay tôi hỏi đại sư: Chư Phật ấy từ đâu đến và đi đến đâu?
Đại sư vì tôi nói chỗ chư Phật từ đâu đến và đi cho tôi được biết.
Tôi biết rồi cũng thường chẳng rời thấy chư Phật”.
PHẨM ĐÀM VÔ KIỆT
THỨ TÁM MƯƠI CHÍN
Lúc ấy Đàm Vô Kiệt Bồ Tát bảo Tát Đà Ba Luân Bồ Tát:
Này thiện nam tử! Chư Phật không từ đâu đến, đi cũng không đến đâu.
Tại sao vậy?
Chư pháp như, tướng chẳng động.
Chư pháp như túc là chư Phật.
Pháp vô sanh không đến, không đi. Pháp vô diệt tức là chư Phật.
Pháp vô diệt không đến, không đi. Pháp vô diệt tức là chư Phật.
Pháp thiệt tế không đến, không đi. Pháp thiệt tế là chư Phật.
Pháp không không đến, không đi. Pháp không là chư Phật.
Pháp vô nhiễm không đến, không đi. Pháp vô nhiễm là chư Phật.
Pháp tịch diệt không đến, không đi. Pháp tịch diệt là chư Phật.
Tánh hư không không đến, không đi. Tánh hư không là chư Phật.
Này thiện nam tử! Rời các pháp ấy không còn có Phật.
Chư Phật như, các pháp như, một như không sai khác.
Này thiện nam tử! Như ấy thường một, không có hai, không
có ba, ra ngoài các pháp số, vì là vô sở hữu.
Ví như tháng cuối xuân, giữa ngày lúc nắng nóng, có người thấy ánh nắng dợn động bèn đuổi theo mong tìm được nước. Ý ông nghỉ sao? Nước ấy từ ao nào, núi nào, suối nào chảy đến, nay đi về đâu, hoặc là chảy về biển Đông, biển Tây, biển Nam, biển Bắc ư
Tát Đà Ba Luân thưa:
Thưa Đại sư! Trong ánh nắng còn không có nước, làm sao có được chỗ nước đến, nước đi!
Này thiện nam tử! Kẻ ngu vô trí bị sự khát bức ngặt, thấy nắng dợn bèn tường là nước.
Này thiện nam tử! nếu có người phân biệt chư Phật có đi, phải biết các người ấy đều là ngu phu.
Tại sao vậy?
Này thiện nam tử! Chư Phật, chẳng thể lấy sắc thân thấy được. Chư Phật, pháp thân không đến, không đi, cũng không chỗ đến, chỗ đi.
Này thiện nam tử! Thí như nhà ảo thuật, thuật ra các thứ như voi, ngựa, bò, dê, nam, nữ. Ý ông nghĩ sao? Ảo sự ấy từ chỗ nào đến, đi đến đâu?
Thưa Đại sư! Ảo sự không thiệt làm sao có chỗ đến, chỗ đi.
Này thiện nam tử! Người mà phân biệt đức Phật có đến, có đi cũng như vậy.
Này thiện nam tử! Ví như chiêm bao thấy voi, ngựa, bò, dê, nam, nữ. ý ông nghĩ sao? Cảnh vật được thấy trong chiêm bao có chỗ đến chỗ đi chăng?
Thưa Đại sư! Cảnh vật được thấy trong chiêm bao đều là hư vọng, làm sao lại có đến, có đi.
Này thiện nam tử! Nếu người mà phân biệt đức Phật có đến, có đi cũng như vậy.
Này thiệnnam tử! Đức Phật nói các pháp như chiêm bao. Nếu có chúng sanh nào chẳng biết pháp nghĩa ấy, cho danh tự sắc thân là Phật, người ấy phân biệt chư Phật có đến, có đi.
Vì chẳng biết tướng thiệt tế của các pháp, nên đều là hạng ngu phu vô trí.
Các người ấy mãi mãi qua lại năm được, xa rời Bát nhã ba la mật, xa rời các Phật pháp.
Này thiện nam tử! Đức Phật nói các pháp như ảo, như mộng. Nếu có chúng sanh nào biết đúng thiệt, thì người ấy chẳng phân biệt các pháp, hoặc đến, hoặc đi, hoặc sanh, hoặc diệt.
Nếu chẳng phân biệt các pháp hoặc đến, hoặc đi, hoặc sanh, hoặc diệt thì có thể biết được thiệt tướng của các pháp mà đức Phật đã nói. Người ấy hành Bát nhã ba la mật gần Vô Thượng Bồ Đề, gọi là chơn Phật đệ tử, chẳng hư vọng ăn của tín thí. Người ấy đáng nhận cúng dường. Là phước điền thế gian.
Này thiện nam tử! Ví như ở đại hải, những châu báu trong nước chẳng từ phương Đông lại, chẳng từ phương Nam lại, chẳng từ phương Tây lại, chẳng từ phương Bắc lại, cũng chẳng từ bốn phương cạnh và trên dưới lại. Vì do nơi căn lành của chúng sanh mà biển sanh châu báu ấy. Châu báu ấy cũng chẳng phải không nhơn duyên mà sanh. Châu
báu ấy đều từ nhơn duyên hòa hiệp mà sanh. Châu báu ấy nếu diệt mất, nó cũng chẳng đi đến mười phương. Các duyên hòa hiệp thì có. Các duyên rời thì diệt.
Này thiện nam tử Thân chư Phật cũng vậy, từ bổn nghiệp nhơn duyên quả báo mà sanh. Lúc sanh
chẳng từ mười phương đến, lúc diệt cũng chẳng đi đến mười phương. Chỉ các duyên hiệp thì có, các duyên rời thì diệt.
Này thiện nam tử! Ví như đờn không hầu, lúc tiếng phát ra không chỗ đến, lúc tiếng diệt không chỗ đi. Vì các duyên hòa hiệp nên có tiếng.
Có thùng, có cổ, có da, có dây, có trụ, có cần, có người lấy tay khảy, các duyên ấy hòa hiệp mà có âm thanh ấy. Âm thanh ấy cũng chẳng từ thùng đờn nhẫn đến chẳng từ tay người phát ra. Các duyên hòa
hiệp bèn có âm thanh. Lúc
các duyên ấy rời tan, âm thanh cũng không có chỗ đi.
Này thiện nam tử Thân chư Phật cũng như vậy, từ vô lượng công đức nhơn duyên sanh, chẳng từ một nhơn, một duyên, một công đức sanh, cũng chẳng không nhơn duyên mà có. Vì các duyên hòa hiệp nên có. Thân chư Phật chẳng riêng từ một sự mà thành. Đến không từ đâu, đi không đến đâu.
Này thiện nam tử Phải biết chư Phật, tướng đến, tướng đi như vậy.
Này thiện nam tử Cũng phải biết tất cả pháp không có tướng đến, đi.
Nếu ông biết chư Phật và các pháp không có tướng đến, đi, sanh, diệt thì tất là được Vô Thượng Bồ Đề, cũng hay lành Bát nhã
ba la mật và phương tiện lực.
Lúc ấy Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn đem hoa trời mạn đà la trao cho Tát Đà
Ba Luân Bồ Tát mà nói rằng:
Người lấy hoa này cúng dường Đàm Vô Kiệt Bồ Tát. Tôi phải thủ hộ cúng dường Ngài.
Tại sao vậy?
Vì do nơi ngài mà hôm nay đem sự lợi ích đến cho trăm ngàn muôn ức chúng sanh, khiến họ được Vô Thượng Bồ Đề.
Này Ngài! Đàm Vô Kiệt Bồ Tát ấy rất khó gặp được. Vì lợi ích cho tất cả chúng sanh mà Đại Bồ Tát chị những sự nhọc nhằn khổ sở trong vô lượng vô số kiếp.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát nhận lấy hoa mạn đà la rải trên Đàm Vô Kiệt Bồ Tát mà bạch rằng:
Thưa Đại sư! Từ ngày hôm nay, thân tôi
thuộc về Đại sư dùng cung cấp cúng dường.
Lúc ấy trưởng giả nữa và năm trăm thị nữ thưa với Tát Đà Ba Luân Bồ Tát rằng:
Từ hôm nay chúng tôi cũng đem thân thuộc về Ngài. Do căn lành nhơn duyên này, chúng tôi sẽ được pháp như vậy, cũng như Ngài đã được. Chúng tôi cùng Ngài đời đời cúng dường chư Phật, đời đời thường cúng dường ngài.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát bảo chúng nữ nhơn:
Các người lấy tâm chí thành thuộc về tôi, tôi sẽ nhận các người.
Chúng nữ thưa:
Chúng tôi tâm chí thành
thuộc về Ngài, tùy theo chỗ Ngài dạy bảo.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát và chúng nữ đem những đồ bửu vật trang nghiêm cùng năm
trăm cỗ xe bảy báu dâng lên Đàm Vô Kiệt Bồ Tát mà bạch rằng:
Tôi đem năm trăm nữ nhơn này phụng cấp đại sư. Năm trăm cỗ xe này tùy đại sư dùng.
Thiên Đế Thích liền khen rằng:
Lành thay, lành thay!
Này Ngài Đại Bồ Tát thí xả tất cả sở hữu phải như vậy. Bố thí như vậy sẽ chóng được Vô Thượng Bồ Đề.
Cúng dường người thuyết pháp như vậy ắt có thể được nghe Bát nhã ba la mật và phương tiện lực.
Chư Phật quá khứ, thuở trước lúc hành Bồ Tát đạo cũng an trụ trong sự bố thí như vậy mà được nghe Bát nhã ba la mật và phương tiện lực rồi được Vô Thượng Bồ Đề.
Lúc ấy Đàm Vô Kiệt Bồ Tát muốn cho Tát Đà Ba Luân Bồ Tát được căn lành đầy đủ nên thọ lấy năm trăm cỗ xe, năm trăm thị nữ và trưởng giả nữ, thọ lấy xong bèn đem cho lại Tát Đà Ba Luân Bồ Tát.
Đàm Vô Kiệt Bồ Tát thuyết pháp đến mặt trời lặn, Ngài rời khỏi pháp tọa vào cung.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát nghĩ rằng: Tôi vì pháp mà đến đây, vậy tôi chẳng nên ngồi và nằm. Tôi phải dùng hai oai nghi: hoặc đi, hoặc đứng để chờ pháp sư từ nội cung ra thuyết pháp.
Lúc ấy Đàm Vô Kiệt Bồ Tát trọn bảy năm nhứt tâm nhập trong Vô lượng A tăng kỳ Bồ Tát tam muội và hành Bát nhã ba la
mật cùng phương tiện kực.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát cũng trọn bảy năm đi tu kinh hành hoặc đứng, chẳng ngồi, chẳng nằm, không có ngủ nghỉ, không tham dục giận phiền, lòng chẳng chấp luyến, chỉ niệm Đàm Vô Kiệt Bồ Tát bao giờ xuất định ra thuyết pháp.
Qua bảy năm, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát nghĩ rằng tôi phải vì Đàm Vô Kiệt Bồ Tát mà trần thiết pháp tọa để Ngài sẽ ngồi trên đó thuyết pháp. Tôi phải rưới quét sạch sẽ, rải các thứ hoa, trang nghiêm chỗ thuyết pháp, vì Đàm Vô Kiệt Bồ Tát sẽ thuyết Bát nhã ba la mật và phương tiện lực.
Lúc ấy Tát Đà Ba Luân Bồ Tát cùng trưởng giả nữ và năm trăm thị nữ đặt giường bảy báu. Năm trăm nữ nhơn đều cởi thượng Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý của mình trải trên pháp tọa, tâm niệm Đàm Vô Kiệt Bồ Tát sẽ ngồi trên pháp tọa này thuyết Bát nhã ba la mật và phương tiện lực.
Sắp đặt pháp tọa xong, tìm nước rưới đất mà tìm không được. Tại sao? Vì ác ma che ngăn
làm cho nước chẳng hiệp.
Ma nghĩ rằng Tát Đà Ba Luân Bồ Tát tìm nước chẳng được, ở nơi Vô Thượng Bồ Đề nếu móng khởi chừng một niệm kém khác thì trí huệ chẳng chiếu, căn lành chẳng thêm, sẽ chậm trễ nơi nhứt thiết trí.
Lúc ấy Tát Đà Ba Luân Bồ Tát nghĩ rằng tôi phải tự đâm thân mình lấy máu rưới đất để bụi không bay lấm dơ Đại sư. Tôi còn cần thân thể này, nó sẽ hư hại. Từ vô thỉ đến nay, tôi luôn luôn mất thân mạng chưa từng được có pháp.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát liền cầm dao bén tự đâm vào thân, lấy máu rưới đất.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát với trưởng giả nữ và năm trăm thị nữ đều không có tâm thiện khác, ma cũng không có dịp hại được.
Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn nghĩ rằng: Thiệt chưa từng có, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát mến yêu chánh pháp đến đỗi như vậy. Tự đâm thân mình lấy máu rưới đất. Bồ Tát ấy cùng chúng nữ nhơn tâm chẳng động chuyển. Ác ma Ba Tuần chẳng phá hư được căn lành của họ. Tâm họ kiên cố, phát đại trang nghiêm, chẳng tiếc thân mạng. Dùng thân tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề. Sẽ độ tất cả chúng sanh khỏi vô lượng sanh tử.
Thiên Đế Thích khen ngợi Tát Đà Ba Luân Bồ Tát:
Thiện nam tử! Ngài có sức tinh tiến kiến cố khó lay động, chẳng nghĩ bàn được. Ngài yêu mến chánh pháp, cầu được chánh pháp rất là vô thượng.
Thiện nam tử! Chư Phật thuở quá khứ cũng như vậy. Dùng thân tâm yêu
pháp, tiếc pháp, trọng pháp, tập họp các công đức, được Vô Thượng Bồ Đề.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát nghĩ rằng tôi đã vì Đàm Vô Kiệt Bồ Tát trần thiết pháp tọa, quét rưới đất sạch sẽ rồi, tôi phải tìm ở đâu để được hoa đẹp thơm để trang nghiêm đất chỗ thuyết pháp này. Và lúc Bồ Tát ngồi trên pháp tọa thuyết pháp còn phải rải hoa cúng dường.
Biết tâm niệm Tát Đà Ba Luân Bồ Tát, Thiên Đế Thích liền đem ba ngàn thạch hoa trời mạn đà la trao cho Tát Đà
Ba Luân Bồ Tát.
Được hoa rồi, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát dùng phân nửa số hoa rải đất, còn phân nửa số hoa chờ Đàm Vô Kiệt Bồ Tát ra ngồi thuyết pháp sẽ cúng dường.
Lúc ấy Đàm Vô Kiệt Bồ Tát nhập tam muội quá bảy năm rồi, từ tam muội dậy, vì thuyết Bát nhã ba la mật nên cùng vô lượng trăm ngàn vạn chúng cung kính vây
quanh đến ngồi trên pháp tọa.
Lúc thấy Đàm Vô Kiệt Bồ Tát, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát lòng rất vui mừng như Tỳ Kheo nhập đệ tam thiền, bèn cùng trưởn giả nữ và năm trăm thị nữ đến chỗ Đàm Vô Kiệt Bồ Tát rải hoa cúng dường, đầu mặt đảnh lễ rồi ngồi qua một phía.
Đàm Vô Kiệt Bồ Tát thấy đại chúng ngồi xong, bèn bảo Tát Đà Ba Luân Bồ Tát rằng:
Này thiện nam tử! Lắng nghe và lãnh thọ kỹ. Nay tôi sẽ vì ông mà thuyết tướng Bát nhã ba la mật.
Này thiện nam tử! Vì các pháp bình đẳng nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng bình đẳng. Vì các pháp rời lìa nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng rời lìa. Vì các pháp bất cộng nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng bất động. Vì các pháp vô niệm nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô niệm. Vì các pháp vô úy nên
phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô úy. Vì các
pháp nhứt vị nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng nhứt vị. Vì các pháp vô biên
nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô biên. Vì các
pháp vô sanh nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô sanh. Vì các
pháp vô diệt nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô diệt. Vì hư không vô biên nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô biên. Vì nước đại hải vô niên nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô biên. Vì núi
Tu Di trang nghiêm nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng trang nghiêm. Vì
hư không vô phân biệt nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô phân biệt. Vì sắc vô biên nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô biên. Vì thọ, tưởng, hành, thức vô biên nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô biên. Vì địa chủng vô biên nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô biên. Vì thủy chủng, hỏa chủng, phong chủng vô biên nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô biên. Vì không chủng vô biên nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô biên. Vì như kim cang bình đẳng nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng bình đẳng. Vì các pháp vô phân
biệt nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô phân biệt. Vì các tánh bất khả đắc nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng bất khả đắc. Vì các pháp vô sở hữu bình đẳng nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng sở hữu bình đẳng. Vì các pháp vô tác
nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng vô tác. Vì các
pháp bất khả tư nghì nên phải biết Bát nhã ba la mật cũng bất khả tư nghì.
Liền lúc ấy, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát tại chỗ ngồi được các tam muội. Những là chư pháp đẳng tam muội, chư pháp ly tam muội, chư pháp vô úy tam muội, chư pháp nhứt vị tam muội, chư pháp vô sanh tam muội, pháp vô diệt tam muội, hư không vô biên tam muội, đại hải thủy vô biên tam muội, tu di sơn trang nghiêm tam muội, hư không vô phân biệt tam muội, sắc vô biên tam muội, thọ, tưởng, hành, thức vô biên tam muội, địa chủng vô biên tam muội, thủy, hỏa, phong, không chủng vô biên tam muội, như kim cang đẳng tam muội, chư pháp vô phân biệt tam muội, chư pháp bất khả tư nghì tam muội. Được sáu trăm vạn môn tam muội như vậy”.
Đức Phật bào Ngài Tu Bồ Đế: “Như ta hôm nay ở trong tam thiên Đại thiên thế giớ cùng chư tăng Tỳ kheo vây quanh,
lấy tướng ấy, lấy tướng mạo ấy, lấy danh tự ấy thuyết Bát nhã ba la mật.
Tát Đà Ba Luân Bồ Tát được sáu trăm muôn tam muội ấy, thấy mười phương hằng sa chư Phật ở trong Đại Thiên thế giới cùng chư Tăng Tỳ Kheo cung kính vây quanh, lấy tướng như vậy, lấy tướng mạo như vậy, lấy danh tự ấy thuyết đại Bát nhã ba la mật ấy cũng như vậy.
Từ thuở ấy về sau, Tát Đà Ba Luân Bồ Tát đa văn trí huệ chẳng nghĩ bàn được, như nước đại hải thường chẳng rời chư Phật, sanh nơi nước có Phật, nhẫn đến trong giấc mơ cũng chẳng có lúc nào chưa từng thấy Phật, tất cả các nạn thảy đều đã dứt, tại cõi nước Phật tùy theo nguyện sanh về.
Này Tu Bồ Đề! phải biết nhơn duyên Bát nhã ba la mật ấy có thể thành tựu tất cả công đức Đại Bồ Tát, được nhứt thiết chủng trí.
Này Tu Bồ Đề! Vì thế nên chư Đại Bồ Tát nếu muốn học sáu ba la mật, muốn thâm nhập chư Phật trí huệ, muốn được nhứt thiết chủng trí thì phải thọ trì Bát nhã ba la mật ấy, đọc tụng, chánh ức niệm, rộng vì người mà giảng thuyết, cũng biên chép quyển kinh, tôn trọng tán thán, cúng dường hương hoa nhẫn đến kỷ nhạc.
Tại sao vậy?
Vì Bát nhã ba la mật là mẹ của mười phương chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Mười phương chư Phật đều tôn trọng Bát nhã ba la mật vậy”.
PHẨM CHÚC LỤY
THỨ CHÍN MƯƠI
Bấy giờ đức Phật bảo Ngài A Nan: “Này A Nan! Ý ông nghĩ sao? Đức Phật có phải là đại sư của ông chăng? Còn ông có
phải là đệ tử của đức Phật chăng?”
Ngài A Nan thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Đức Phật là đại sư của tôi. Đấng Thiện Thệ là đại sư của tôi. Tôi là đệ tử của đức Phật”.
- Đúng như vậy. Đức Phật là đại sư của ông. Ông là đệ tử của đức Phật.
Nếu như chỗ phải làm của hàng đệ tử thì ông đã làm rồi.
Này A Nan! Ông dùng
nghiệp thân,khẩu, ý nhơn từ cúng dường, hầu hạ đức Phật, cũng thường đúng theo ý của đức Phật, không có trái lỗi.
Này A Nan! Thân ta hiện tại đây, ông ái kính, cúng
dường, cung cấp, hầu hạ, tâm ông thường thanh tịnh.
Sau khi ta diệt độ, tất cả sự ái kính, cúng dường, cung cấp ấy ông phải dành cho Bát nhã ba la mật.
Nhẫn đến lần thứ hai, lần thứ ba, đưc Phật đem Bát nhã ba la mật chúc lụy cho ông.
Này A Nan! Ông chớ có quên, chớ để mất, chớ làm người đoạn Phật chủng tối hậu.
Này A Nan! Tùy bao
nhiêu thời gian mà Bát nhã ba la
mật còn tại thế gian, phải biết là bao nhiêu thời gian có Phật ở đời thuyết pháp.
Này A Nan! Nếu có ai biên chép Bát nhã ba la mật, rồi thọ trì, đọc tụng, chánh ức niệm, rộng giảng thuyết cho người, lấy các thứ hoa hương,phan lọng, bửu Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, đèn đuốc cung kinh, tôn trọng, ca ngợi, cúng dường, phải biết người ấy chẳng rời thấy Phật, chẳng rời nghe pháp, được thường gần bên Phật”.
Đức Phật nói Bát nhã ba la mật rồi, Di Lặc Bồ Tát v.v… chư Thiên Đế Thích, Huệ Mạng Tu Bồ Đề, Huệ Mạng Xá Lợi phất, Đại Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Phú Lâu Na Di Đa La
Ni Tử, Ma Ha Câu Si La, Ma Ha
Ca Chiên Diên, A Nan v.v… cùng tất cả đại chúng và tất cả thế gian, chư Thiên, nhơn chúng, Càn thát bà, A tu la v.v..nghe lời đức Phật nói đều rất vui mừng.
TRỌN BA MƯƠI QUYỂN
Dịch xong ngày Phật Đản 2517
Rằm tháng tư năm Quý Sửu
(17-5-1973)
Tỳ Kheo THÍCH TRÍ TỊNH
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam-mô thập phương thường trụ Tam-Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Bát-Nhã
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát bồ-đề tâm
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
(1.080 CÂU)
PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
(Sau khi trì danh đủ số, đến quỳ trước bàn Phật, chắp tay niệm)
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (3 câu)
(Vẫn quỳ, chí tâm đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
( Bài kệ trên tuy đơn giản, song đầy đủ tất cả ý nghĩa. Hành giả có thể đọc nguyện văn khác mà mình ưa thích, nhưng phải đúng với ý nghĩa phát nguyện hồi hướng. Xong đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG ÐẢNH LỄ:
Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư, Pháp giới Tạng thân A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Vạn Đức đường thượng, từ Lâm Tế Gia Phổ, tứ thập nhất thế, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng TRÍ hạ TỊNH thùy từ minh chứng (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG ÐẢNH LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng (1 lạy)
HÒA NAM THÁNH CHÚNG
NIỆM PHẬT
LỜI KHAI THỊ.- Tất cả pháp của Phật dạy đều có tông chỉ, y theo tông chỉ mà thực hành mới có kết quả. Tông chỉ của môn niệm Phật là TÍN, NGUYỆN và HẠNH.
Thế nào là TÍN ? - Tin chắc cõi Cực Lạc thanh tịnh trang nghiêm ở cách đây mười muôn ức Phật độ về phương Tây là chỗ mình nguyện sẽ về. Tin chắc nguyện lực của Phật A Di Đà, nhiếp thọ người niệm Phật văng sinh. Tin chắc mình niệm Phật đây quyết sẽ được vãng sinh về Cực Lạc thế giới ở bậc Bất thối chuyển Bồ Tát. Được như vậy gọi là TIN SÂU.
Thế nào là NGUYỆN ? - Mong mỏi được về Cực Lạc thế giới như viễn khách nhớ cố hương. Mong mỏi được ở gần Phật A Di Đà như con thơ nhớ từ mẫu, ngày ngày ngưỡng vọng Tây phương mà lòng mãi ngậm ngùi. Phút phút trông chờ Từ phụ mà mắt luôn trông ngóng. Nguyện rời cõi trược ác. Nguyện về Tịnh độ an lành. Nguyện thành Phật. Nguyện độ chúng sinh. Như trên đây gọi là NGUYỆN THIẾT.
Thế nào là HẠNH? - Dùng lòng tin và chí nguyện ở trên mà xưng niệm hồng danh “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT". Niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng hay niệm thầm đều được cả miễn là khi niệm phải đủ bốn điều dưới đây mới gọi là thực hành đúng pháp.
1) RÀNH RÕ.- Rành là từng chữ, từng câu rành rẽ không lộn lạo. Rõ là mình tự nhận lấy tiếng niệm rõ ràng không trại không mờ.
2) TƯƠNG ỨNG.- Tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng. Tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.
3) CHÍ THIẾT.- Chí thành tha thiết nhớ tưởng đến Phật. Như con thơ mắc nạn mà kêu cầu từ mẫu cứu vớt.
4) NHIẾP TÂM.- Để tâm vào tiếng niệm Phật, không cho tạp niệm xen vào. Nếu xao lãng thời liền thâu lại, chăm chú nhận rõ lấy tiếng niệm Phật của minh.
Lòng tin sâu chắc và nguyện vọng tha thiết mà niệm Phật chuyên cần như trên, đó là NIỆM PHẬT ĐÚNG PHÁP. Niệm Phật đúng pháp rồi chí tâm hồi hướng cầu sinh, thời quyết định vãng sinh Tịnh độ Cực Lạc thế giới ở chung với chư Bồ Tát thượng thiện nhân, gần gũi Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, trụ bậc Bất thối chuyển, một đời sẽ thành Phật.
Kệ rằng :
Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
(Hạ Thủ Công Phu)
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ
(Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
(Sự Nhất Tâm)
Nhất tâm Phật hiện tiền
Tam-muội sự thành tựu
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
(Lý nhất Tâm)
Chứng lý pháp thân hiện
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
(Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)
Cầu đài sen thượng phẩm.
(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)
Tâm Nguyện Của Dịch Giả
Trích cuối tập 9 Kinh Ðại-Bửu-Tích
…
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại VÀI DÒNG NÀY, CHÍNH TÔI, PHẢI CHÍNH TÔI, KHÔNG DÁM ngửng mặt tự xưng là Tỳ Kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát.
Chùa Vạn Ðức
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tỵ .
(08-10-1989)
Thích Trí Tịnh
Cẩn Chí
Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-Di.
Về cách trì niệm, Bút-giả lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – KÝ SỐ NIỆM: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là KÝ SỐ.
2 – CHỨNG SỐ NIỆM: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là CHỨNG SỐ. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 – CHỈ QUÁN NIỆM: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là CHỈ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là QUÁN. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép CHỈ, hôn trầm dùng phép QUÁN.
4 – TỊCH TĨNH NIỆM: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là TỊCH TĨNH NIỆM.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, Bút-giả đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.
Có lời khen rằng:
Hạ bối căn non, kém hiểu biết,
Ngũ nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp
Phá giới, phạm trai, trộm của Tăng,
Không tin Ðại Thừa, báng Chánh Pháp.
Lâm chung tướng khổ hội như mây,
Ưng đọa A Tỳ vô lượng kiếp.
Thiện hữu khuyên xưng niệm Phật danh
Di Đà hóa hiện tay vàng tiếp.
Mười niệm khuynh tâm đến bảo trì,
Luân hồi từ ấy thoát trường kỳ.
Mười hai đại kiếp hoa sen nở
Đại nguyện theo với tiếng đại bi.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
Tế Tỉnh Đại Sư, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường
27.
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!
Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi niệm Phật dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
Comments
Post a Comment