MUỐN LÀM PHẬT THÌ “NIỆM-PHẬT”

(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)




 GIỚI, ĐỊNH, HUỆ thoát Ta-bà

TÍN, NGUYỆN, HẠNH sanh Cực-lạc.



Kệ Niệm Phật 

  


Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
Tâm tiếng hiệp khắn nhau 
(Hạ Thủ Công Phu)
Thường niệm cho rành rõ


Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ 
(Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)


Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
Nhất tâm Phật hiện tiền 
(Sự Nhất Tâm)
Tam-muội sự thành tựu


Đương niệm tức vô niệm 
(Lý nhất Tâm)
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng lý pháp thân hiện



Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng phẩm
(Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)



Đức Phật Thế-Tôn, Chánh Biến Tri
Tướng hảo đoan nghiêm đều viên mãn,
Rủ lòng đại từ bi vô hạn,
Mở bày đại pháp cứu quần mê.



Niệm Phật hiện tiền đắc Phật tướng,
Thâm nhập cảnh giới bất tư nghị.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Quyết định một lòng xưng niệm Phật,
Hồng danh chứa nhóm vô lượng nghĩa,
Lợi lạc muôn ức chúng hữu tình.
Đức Phật Thế-Tôn, đấng Vô-thượng
Tri kiến, giác ngộ đều quang minh,
Rắc rải tuệ nhật khắp mười phương,
Rưới trận mưa pháp như Cam lộ.


Niệm Phật vãng sanh cõi Cực-Lạc,
An nhiên chứng đắc Vô-Sanh-Nhẫn.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Gìn giữ thân tâm bằng Phật hiệu,
Hồng danh tỏ ngộ Chân Như Tánh,
Dẫn dắt chúng sanh vào Tam-muội.
Đức Phật Như-Lai đấng Bất-động
Chẳng đến, chẳng đi, chẳng đoạn thường,
Xa lìa chấp hữu hoặc chấp vô,
Tự tại chỉ bày phương tiện lực.


Niệm Phật an trụ nơi bản giác,
Tùy nghi hòa hợp với tánh Không.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Trang nghiêm tự thân bằng niệm Phật,
Hồng danh hiển phát Hư-Không-Tạng,
Tức thời thẳng vào Viên-giác-tánh.
Con nay xưng tán Đại Đạo-Sư,
Khen ngợi hồng danh vô lượng lực.


Nguyện đem hồi hướng khắp chúng sanh,
Mong cầu hết thảy cùng niệm Phật.


NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT



GIỚI LUẬT LÀ THỌ MẠNG CỦA PHẬT PHÁP

 

Hòa thượng Thích Trí Tịnh

 

(bài ban từ trong Ðại giới đàn Thiện Hòa, 

ngày 01-04-1993 tại Ðại Tòng Lâm, Bà Rịa Vũng Tàu)



 

Ðức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một.   Lòng yêu thương chúng sinh của Ðức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói:

 

"Ðức Phật không có cái tâm tưởng nào khác ngoài tâm đại Từ đại Bi, ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sinh".

 

Vì vậy Ðức Phật ra đời, cũng không ngoài mục đích ấy, vì thương chúng sinh như con một mà phải ban vui cứu khổ, và trong kinh Pháp Hoa Ðức Phật nói rõ:

 

"Ðức Phật ra đời vì muốn cho tất cả chúng sinh được Khai Phật tri kiến, Thị Phật tri kiến, Ngộ Phật tri kiến và Nhập Phật tri kiến, được thành Phật như Phật không khác".  

 

Chỉ một hoài bão duy nhất đó mà Ðức Phật mới ra đời và Ðức Phật cũng nói thập phương Chư Phật ra đời cũng một hoài bão duy nhất đó mà thôi.

 

Do đó, tất cả Pháp của phật nói ra cho chúng ta cũng như tất cả chúng sinh, những người có thể tin được, có thể làm được cũng đến nơi mục đích là hết khổ được an vui cứu cánh giải thoát, đầy đủ trí Huệ đại Từ Bi như Ðức Phật không khác. Cho nên bổn phận hôm nay của chúng ta cũng như các vị Giới Sư, chỉ vì mục đích duy nhất là đem Giáo Pháp của Phật truyền nói lại cho những người kế thừa mình để cho Chánh Pháp của Phật mãi mãi lưu truyền ở thế gian không dứt.

 

 

Ðể chi? Ðể cho những người hiện tại cũng như tất cả những người ở tương lai và rộng đến tất cả mọi loài chúng sanh đều được nhuần nơi chánh Pháp (ban vui cứu khổ) để hết khổ và được an vui.  Như Ðức Phật dạy:

 

"Sau khi Phật diệt độ, chúng ta phải coi Giới luật là bậc Thầy sáng suốt, cũng như Phật còn tại thế không khác".  

 

Bởi vậy, sau Phật diệt độ, nhất là trong thời kỳ mạt Pháp nầy, nếu chúng ta có một tâm giữ gìn được Chánh Pháp của Ðức Như Lai để làm lợi ích cho tất cả mọi người, mọi chúng sinh đều được an vui hết khổ, thì trước hết phải giữ gìn giới luật của Ðức Phật còn tồn tại ở thế gian, giới luật có tồn tại ở thế gian thì mới có thể làm nền móng cho Chánh Pháp được tồn tại.

 

Muốn giữ gìn giới luật được tồn tại tại thế gian thì phải thực hành nơi giới luật của Phật chế ra lúc Phật còn tại thế.

 

Do đó, mà được truyền nối đến ngày nay. Thế nên ở nơi chúng ta là người đã thọ giới và thực hành theo giới, mà phải đem Giới luật ấy mà ban bố lại cho những người hậu lai để có sự kế thừa liên tục. Vì vậy, nên ta phải làm Giới Sư, phải truyền giới để cho giới đó được giới, học giới và giữ giới.

 

Các vị giới tử đó khi đã có giới rồi thì cũng sẽ truyền lại cho những người khác cũng được thọ giới, học giới và giữ giới. Ðược như vậy thì giới Pháp của Ðức Phật mới có thể tồn tại, mà Giới Pháp tồn tại thì Phật Pháp mới còn, đây là lời nói ở trong Kinh như vậy.

 

Vì sự truyền giới nó rất quan trọng nên tôi xin nhắc nhở cho toàn thể quý vị Giới Sư rằng: Dầu sao đi nữa cũng không nêu ở hoàn cảnh hay là bất cứ những điều chi đó. Mà nó có thể chi phối được mình không làm đúng theo giới luật, nhưng về phần truyền giới mình phải làm sao, nếu không được trọn vẹn hết thì cũng có một phần lớn để hoàn thành những điều ở trong luật chỉ dạy truyền giới phải như thế nào. Vì sự truyền giới có đúng Pháp thì người thọ giới mới được đắc giới.

 

 

Như vậy, giới luật đầu tiên là ở nơi người thọ giới, mà người thọ giới chưa được đắc giới, thì về sau làm sao có được giới thể trang nghiêm có giới đức thanh tịnh được, do đó sự truyền giới là mối đầu tiên hết, nên phải làm sao dầu không thể được hoàn toàn viên mãn, nhưng cũng phải làm sao để hoàn thành những điều quan trọng nhất mà trong giới luật đã nêu ra cho những người có bổn phận truyền giới.

 

Tôi cũng cầu nguyện cho toàn thể giới sư lục căn thanh tịnh, tam nghiệp thuần hòa, giới thể trang nghiêm để đem giáo Pháp của Phật ban bố cho hàng giới tử. Và sau đây tôi cũng có ít lời để khuyên nhắc các vị giới tử Tăng Ni cầu giới. 

 

Tôi xin mạn phép được gọi quý vị bằng huynh đệ, bởi vì dù sao chúng ta cũng đều là con của Ðức Phật, đã là con của Phật thì đồng một cha, tức là anh em với nhau cả. Quý huynh đệ ngày hôm nay, cũng như tôi trước đây, hơn nửa thế kỷ, thì cũng khép nép cần cầu và khát muốn được thọ giới. Lòng của tôi ngày hôm trước, và những ngày sau đó cũng chính là cái lòng của quý huynh đệ thọ giới ngày hôm nay.

 

Tôi thông cảm ở nơi tâm nguyện đó của quý huynh đệ, vì rằng tôi đã trải qua và cũng tấm lòng của tôi từ đó được ôm ấp cho tới ngày hôm nay. Vì sao? Vì khi mà cầu giới như vậy, thì thấy lòng mình có phần nào gọi là thiết tha, thanh tịnh đối với giới luật. Vì rằng do sự mong muốn do sự cần cầu đó mà nó có sự khao khát và trân trọng. Quý huynh đệ nên biết rằng: Cái sơ tâm tức là bỏ phát tâm nó rất là khó mà cũng rất quí, nhưng cũng có thể sau khi được rồi, thì cái tâm phát khởi lúc ban đầu ấy lần lần nó bị phai nhạt đi.

 

Cho nên vừa rồi tôi nói lòng khát ngưỡng giới luật, cũng như tấm lòng quí trọng nơi giới luật lần đầu tiên mình có được, tôi vẫn tâm tâm niệm niệm ôm ấp cho đến trọn đời. 

 

Thật ra mà nói cũng có lúc nó phai nhạt một phần nào, nhưng nhờ sự nghĩ đến bổn phận của mình, nghĩ đến tương lai làm sao mình được siêu phàm nhập thánh cầu mong cho được giải thoát, nhờ ở nơi tâm nguyện đó mà nó nếu kéo lại để cho lòng tôn kính giới luật, quí báo giới luật như lúc ban đầu.

 

 

Do đó, tôi khuyên nhắc tất cả quí huynh đệ mà cầu giới hôm nay nên ghi nhớ hẳn những giờ phút thiêng liêng mà mình cầu giới. Tâm trạng chí nguyện như thế nào. Phải nhớ rõ ngày tháng năm, cái giờ cho đến cái phút mà mình được thọ giới, để từ đó mình ôm chặt vào lòng giữ gìn, trân trọng quí báu mãi mãi về sau trọn đời của mình.

 

Ðiều đó tôi nhắc nhở ở nơi quí huynh đệ những ngày sắp tới đây, sau khi thọ giới và được đắc giới rồi; trở về nơi trụ xứ của mình thì lần lần, quí huynh đệ mới thấy rằng sự quí trọng ôm ấp ở nơi giới mình đã thọ, đã được đó rất là khó giữ trọn vẹn lắm, khó giữ bền lắm, chớ không phải là chuyện dể đâu. Phải có chí nguyện cho kiên cường, phải có một tâm hành luôn luôn được kiểm soát thì mới có thể trọn vẹn đối với sự giữ gìn ôm ấp.  Như quý huynh đệ cũng biết Phật dạy:

 

"Ở trong lục đạo chúng sinh thì chỉ có thân người, làm người mới được xuất gia, mới được thọ giới làm Tăng hay Ni".

 

Giờ đây quý huynh đệ được làm thân người và cũng có duyên tốt sắp tới đây được thọ giới mà được đắc giới, được giới nhân chánh quả Ðức Như Lai, đó là do vì ở nhiều đời trước trồng thiện căn sâu dày, cho nên ngày hôm nay mới được như vậy. Trước hết quý huynh đệ phải trân trọng với căn lành mà mình đã dày công vun trồng từ nhiều đời trước đó, để cho mỗi ngày được thêm lớn và khỏi phải có sự tốn hao. Như trong luật Ðức Phật có nói:

 

Tại sao người thọ giới được đắc giới?

 

Vì rằng, người thọ giới ở trước giới. Sự truyền giới mà lãnh giới, nhờ có tâm kính trọng hết lòng nên đắc giới, phải nhớ điều đó.  Do vậy, giờ phút này, quý huynh đệ luôn luôn giữ đến cái giới chỉ có Ðức Phật ra đời mới có, cái giới mà mình sắp thọ đó, không phải là chuyện dễ có đâu.

 

Mình đã có rồi thì cho là dễ, nếu như không có Phật ra đời thì không có cái giới đó ở thế gian. Vì sao? Vì chính nơi giới đó mới có thể làm nền tảng, làm chỗ đứng đầu tiên để bước lên hàng Hiền Thánh. Bởi vì các bậc Hiền Thánh do chánh định, chánh huệ nên mới thành bậc Hiền Thánh được.



Nếu không có giới thì chánh định không do đâu mà sanh, khi chánh định không có thì chánh huệ từ đâu mà phát sanh, khi chánh định không có thì chánh huệ từ đâu mà phát sanh. Cho nên nói rằng, nhân giới sanh định, nhân định phát huệ, trong lời phát nguyện vừa rồi của quý vị tôi cũng nghe nhắc đến điều đó.

 

Như vậy thì quý vị cũng đã biết được phần nào về sự quan trọng của giới định rồi. Giới là bậc đầu tiên, không giới thì lấy đâu để có định huệ bước lên bậc Hiền Thánh. Do có sự suy nghĩ như vậy nếu có cái lòng hết sức quan trọng quí báu vô cùng, vì sự tôn trọng cần cầu ấy mà khi quí vị ở trước giới Sư để thọ giới quí vị sẽ đắc giới, đó là điều ở trong giới luật có nói.

 

Nguyên nhân được đắc giới là do cái lòng hết sức kính trọng, thiếu lòng kính trọng ấy thì không thể đắc giới được, đó là mục đích của tôi hôm nay muốn nhắc nhở quý huynh đệ. Và tôi cũng xin nhắc tiếp theo là sau khi thọ giới rồi thì phải cố gắng học giới cho rành, nhờ có học hiểu ghi nhớ nên mới có thể hành trì đúng với giới luật được.

 

Quí vị đã có sự học hiểu, hành trì đúng như giới luật thì quí vị đã nắm được bước đầu tiên để bước lên bậc Hiền Thánh giải thoát hết khổ rồi, và cũng chính nơi giới luật nó làm nấc thang đầu tiên cho quí vị sẽ đến nơi hoài bảo duy nhất của Ðức Phật ra đời là muốn cho tất cả mọi người, tất cả chúng sinh khai thị ngộ, nhập Phật tri kiến để thành Phật như Phật không khác. 

 

Vậy tôi cầu mong cho tất cả quí huynh đệ từ giờ phút này, thân tâm được thanh tịnh, nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căng tăng trưởng để quí vị khi thọ giới thì được đắc giới. Và tôi cũng xin gởi lời cầu chúc đến cho toàn thể chư Tôn Ðức quí vị hiện diện hôm nay cũng như toàn thể mọi người, tất cả chúng sinh đều được an lành, đều được an vui, đều được giải thoát. 



 KINH A-DI-ĐÀ


 

TÁN PHẬT

 

         Quang, thọ khó suy lường,

          Sáng lặng khắp mười phương.

          Thế Tôn Vô Lượng Quang,

          Cha lành cõi Liên ban.

          Thần lực chẳng tư nghì,

          Sống lâu A tăng kỳ.

          A Di Đà Như Lai,

          Tiếp dẫn lên liên đài.

          Cực Lạc cõi thuần tịnh,

          Công đức lạ trang nghiêm.

          Nơi tất cả quần sanh,

          Vượt lên ngôi Bất thối.

          Mười phương hằng sa Phật.

          Đều ngợi khen Vô Lượng.

          Cho nên hôm nay con,

          Nguyện sanh về An Dưỡng.

 

 

Nam mô Liên trì hải hội Phật Bồ Tát. (3 lần)




PHẬT THUYẾT 

KINH A DI ĐÀ


Hán dịch, nhà Dao Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch.



THÔNG TỰ

Kỳ viên đại hội


Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Ðức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Ðộc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội: đều là bậc A La Hán mọi người đều quen biết, như là:

Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Ðại Mục-Kiền-Liên, Ðại Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Ma-Ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-Ða, Châu-Lợi-Bàn-Ðà-Già, Nan-Ðà, A-Nan-Ðà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Ðề, Tân Ðầu-Lư-Phả-La-Ðọa, Ca-Lưu-Ðà-Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc-Câu-La, A-Nâu-Lầu-Ðà, những vị đại đệ tử như thế.

Và hàng Ðại Bồ Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi: Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Ða Bồ Tát, Càn-Ðà-Ha-Ðề Bồ Tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ tát… cùng với các vị Ðại Bồ tát như thế và với vô lượng chư Thiên như ông Thích-Ðề-Hoàn-Nhơn..v..v.. đại chúng cùng đến dự hội.



 BIỆT TỰ

Y báo, chánh báo


Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: “Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Ðà hiện nay đương nói pháp.


CHÁNH TÔNG

 

 TÍN sanh Cực-lạc


 

1. Y báo trang nghiêm.



Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc?

Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc. 

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc. 

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất.

Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.

Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch. 

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà la.

Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành. 

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Lại nữa, Xá-Lợi-Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạt, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã.

Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!

Xá-Lợi-Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao?

Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ. Xá-Lợi-Phất! Cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Ðà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra đấy thôi. 

Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung.

Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.



2. Chánh báo vô lượng thù thắng. 


Xá-Lợi-Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Ðức Phật đó vì sao hiệu là A Di Ðà?

Xá-Lợi-Phất! Ðức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Ðà.

Xá-Lợi-Phất! Ðức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Ðà. 

Xá-Lợi-Phất! Ðức Phật A Di Ðà thành Phật nhẫn lại đến nay, đã được mười kiếp.

Xá-Lợi-Phất! Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát chúng cũng đông như thế.

Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.



NGUYỆN sanh Cực-lạc



Xá-Lợi-Phất! Lại trong cõi cực lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển.

Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi!

Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó.

Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ.



HẠNH sanh Cực-lạc



Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.

Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Ðà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn.

Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Ðà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó.

Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Ðà. 

Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.

Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.



LƯU THÔNG


Sáu phương Phật đồng khuyên TÍN sanh Cực-lạc.


Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Ðà, phương Ðông cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật, Tu-Di-Tướng Phật, Ðại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật, Diệu-Âm Phật; Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật- Nguyệt-Ðăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Ðại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Ðăng Phật, Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Ðại Quang Phật, Ðại-Minh Phật, Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Âm Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng-Minh Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Ðạt-Mạ Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-Âm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Ðại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Ðức Phật, Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”. 

Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?

Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.



Sáu phương Phật đồng khuyên NGUYỆN sanh Cực-lạc.


Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Ðà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.



Sáu phương Phật đồng khuyên HẠNH sanh Cực-lạc.

 

Xá-Lợi-Phất! Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời nầy: “Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này”.

Xá-Lợi-Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó!


 

TIN NHẬN THỌ TRÌ


Ðức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá-Lợi-Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A-Tu-La, v..v.. nghe lời của đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ mà lui ra.



PHẬT THUYẾT 

KINH A DI ĐÀ




BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN

ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI

 

NAM-MÔ A DI ĐA BÀ DẠ, ĐA THA DÀ ĐA DẠ, ĐA ĐIỆT DẠ THA.

A DI RỊ ĐÔ BÀ TỲ, A DI RỊ ĐA TẤT ĐAM BÀ TỲ, A DI RỊ ĐA TỲ CA LAN ĐẾ, A DI RỊ ĐA TỲ CA LAN ĐA, DÀ DI NỊ DÀ DÀ NA, CHỈ ĐA CA LỆ TA BÀ HA. 


(21 hoặc 108 lần)



VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHƠN-NGÔN

  

NAM MÔ RÁT NA TRA DẠ DA. 

NAM MÔ A RỊ DA.  A MI TÁ BÀ DA.  TÁT THA GA TÁ DA.  A RA HA TI.  SAM DẮT SAM BUÝT ĐÀ DA.  TÁT DA THA. 

UM !  A MI RỊ TI.  A MI RỊ TÔ NA BÀ VÊ.  A MI RỊ TÁ SAM BÀ VÊ.  A MI RỊ TÁ GA BÊ.  A MI RỊ TÁ SUÝT ĐÊ.  A MI RỊ TÁ SI TÊ.  A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÊ.

A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÁ GA MI NỊ.  A MI RỊ TÁ GÀ GA NA KY TI CA LI.  A MI RỊ TÁ LÔ ĐÔ VI SA PHẠ LI.  SẠT VA RỊ THÁ SA ĐÀ NI.  SẠT VA MA CA LI.  SA KHẤT SÁ DU CA LI.  SÓA HA.

  

 UM! BÚT RUM!  HÙM!

 

(21 hoặc 108 lần)

 

 


Khể thủ tây phương An-Lạc quốc

Tiếp dẫn chúng-sanh đại đạo sư

Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh

Duy nguyện từ-bi ai nhiếp thọ

 

Ngã kim phổ vị tứ ân tam hữu, cập pháp-giới chúng-sanh cầu ư chư Phật, nhứt thừa vô-thượng bồ-đề đạo-cố, chuyên tâm trì niệm A-Di-Đà-Phật vạn đức hồng danh kỳ sanh tịnh-độ. Duy nguyện Từ-Phụ A-Di-Đà Phật ai lân nhiếp thọ từ-bi gia hộ.

 

NAM-MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A-DI-ĐÀ PHẬT.

 


  (Kế tiếp niệm)

 

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT



            (Đứng lên đi nhiễu quanh bàn Phật, vừa niệm hồng danh : đi ba vòng  hoặc nhiều vòng rồi trở lại ngồi. Nên niệm ra tiếng nho nhỏ theo pháp : “THẬP-NIỆM KÝ-SỐ” lấy 10 câu làm 1 đơn vị, hoặc chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu : cứ hết 10 câu lần qua hột chuỗi. 

 

Khi niệm đủ số hạn định, quỳ trước bàn Phật, xưng danh hiệu TỨ THÁNH và đọc bài văn phát nguyện hồi hướng). 


 

III. PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG

 

Nam mô A Di Đà Phật (niệm mau 10 hơi)

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát (10 lần)

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (10 lần)

Nam mô Thanh tịnh đại hải chúng Bồ tát (10 lần)

 

 

NGUYỆN

 

A-Di-Ðà Phật, thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhơn, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thinh phân minh, diện phụng Di-Ðà, dữ chư thánh-chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã.

 

Nhứt sát na khoảng, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ-Tát đạo, quảng độ chúng sanh đồng thành chủng-trí.

 

Chí tâm đảnh lễ : Nam-Mô A-Di-Ðà Phật Thế-Tôn.

 

Nguyện ngã Tội chưóng tất tiêu diệt (1 lạy)

Nguyện ngã Thiện căn nhựt tăng trưởng (1 lạy)

Nguyện ngã Thân tâm hàm thanh-tịnh (1 lạy)

Nguyện ngã Nhứt tâm tảo thành tựu (1 lạy)

Nguyện ngã Tam muội đắc hiện tiền (1 lạy)

Nguyện ngã Tịnh nhơn tốc viên mãn (1 lạy)

Nguyện ngã Liên đài dự tiêu danh (1 lạy)

Nguyện ngã Kiến Phật ma đảnh ký (1 lạy)

Nguyện ngã Dự tri mạng chung thời (1 lạy)

Nguyện ngã Vãng sanh Cực Lạc Quốc (1 lạy)

Nguyện ngã Viên mãn Bồ tát đạo (1 lạy)

Nguyện ngã Quảng độ chư chúng-sanh (1 lạy)

 

Chí tâm qui mạng đảnh lễ Nam mô Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-Di-Ðà Như-Lai biến pháp giới Tam bảo (1 lạy)

 

Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)

 

Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)

 

Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)




CHUNG


  

THÍCH NGHĨA:

 

[1]. Trong kinh này, đc Pht Thích Ca Mâu Ni thut nói chánh báo và y báo thù thng trang nghiêm ca đc Pht a Di Ðà Pht.

[2]. Triu Tn (Tàu), Diu Hưng chiếm mt phn đt xưng Vương, quc hiu là Tn nên gi là Diu Tn. Bc thông hiu tam tng kinh, lut và lun, có th ging nói đ dy mi ngưi nên gi là Tam Tng Pháp Sư. Ngài Cưu Ma La Thp ngưi x Thiên Trúc, qua Tàu làm mt nhà dch kinh ch Phn ra ch Tàu có danh tiếng nht.

[3]. Ông Cp Cô Ðc Trưng Gi mua khu vưn ca ông Kỳ Ðà Thái T, con vua Ba-Tư-Nc, nưc Xá V. Thái t cúng luôn rng cây trong đó, ri hai ngưi chung sc nhau dng Tnh Xá d thnh Pht cùng chúng hi v . Do đó nên hip c hai tên ca hai ngưi đ đt tên chn y mà gi là Kỳ Th Cp Cô Ðc Viên vy. Ð t ca đc Pht rt đông, không phi ch có 1.250 ngưi, nhưng vì 1.250 v Ði A-La-Hán ny là nhng v đưc Pht đ trưc và theo hu cn bên Pht luôn, nên trong kinh thưng ưc lưc nói s đó.

[4]. A-Dt-Ða là tên ca đc Di-Lc B Tát. – Càn-Ðà Ha-Ð B Tát là ngài Bt-Hưu-Tưc B Tát – Thích-Ð-Hoàn-Nhân là tên ca Ðế Thích, vua cõi tri Ðao Li.

[5]. Y báo là ch nương , nhà ca, ao rng v..v.. gi chung là cõi nưc, trong đây y báo là nưc cưc lc. – Chánh báo là qu báo chánh th, tc là loài ngưi, tri, chim thú..v..v.. trong đây chánh báo là đc Pht A Di Ðà cùng B tát, Thanh Văn ..v..v..

[6]. Cõi nưc ta đương đây gi là Ta Bà có không biết bao nhiêu điu kh ly, nào tam khbát kh. Trái li, bên cõi Cc lc ch thun có nhng điu vui sưng, nào tam lcbát lc.

6.1 Kh cõi Ta Bà

Tam Kh:


1. Kh kh: mang thân sc ngưi nng n, nhơ uế, sng nay chết mai ny đã kh lm ri, mà trên cái kh đó li còn chng thêm không biết bao nhiêu là s kh khác na, như già, bnh, đói khát, nóng rét..v..v..
2. Ho
i kh: vô thưng biến đi, thân mng như ch mành, tang thương xây chuyn, như sương đu c.
3. Hành kh
: trong mi nim, tâm tưng, biến chuyn luôn không ngng.

Bát Kh:


1. Sanh kh: thai bào ti tăm nhơ uế, lt lòng kh trăm b.
2. Lão kh
: lm cm già nua, mt m tai điếc, trí lãng, lưng mi, gi dùn, mt nhăn đu bc.
3. B
nh kh: đau rên bt rt, nhc nhi xót xa, ngi nm không yên, đi đng không đưc.
4. T
kh: ngp mt, ln tròng, méo ming, chuyn xương, gân rút.
5. C
u bt đc kh: li danh không toi, mun phưc tr mang ha, cu th mà yu vong.
6. Ái bi
t ly kh: ct nhc phân tán, sanh bit t ly.
7. Oán t
ng ti kh: oan gia, đi đu, cu thù gp g.
8. Ngũ
m xí thnh kh: thân tâm di đi biến dit, phút phút chng dng, như ngn la phng phng không khác.

6.2 Vui Cc Lc

Tam Lc:


1. Lc trung lc: thân cùng đ đu thù thng, thân nh, cõi xinh, m no, khương kin…
2. B
t biến hoi lc: thân mng trưng tn, cõi nưc không thiêu dit…
3. B
t đng trí lc: đnh hu dung thông, chánh tri bt đng…

Bát lc:
1. Sanh Lc: thác cht liên hoa, thanh tnh hóa sanh..
2. Vô lão l
c: mãi mãi tr trung, không già không yếu…
3. Vô b
nh lc: hng hng khương kin, không bnh, không đau yếu…
4. Vô t
lc: th mng vô cùng, trưng sanh bt dit…
5. To
i nguyn lc: tùy ý qu toi, y thưc t nhiên…
6. Vô ái bi
t ly lc: bn lành hi chúng, thân cn không ri..
7. Vô oán t
ng hi lc: thun là Thưng-Thin-Nhân, đng tâm xng ý..
8. Vô ngũ
m thnh lc: thân tâm thanh tnh, thưng tr không di..

Không đâu kh bng Ta Bà, không đâu vui bng Cc Lc, vì thế mi ngưi nên nhàm lìa chn Ta bà mà nguyn v chn Cc Lc.

[7]. Bn báu: vàng, bc, lưu ly, pha lê. Trong đây nói bn báu mà chính là gm by báu: vàng ,bc, lưu ly, pha lê, xà c, xích châu, và mã não. Trong Quán Kinh nói: hoc có th cây thun bng vàng, hoc có th cây thun bng bc..v..v.. hoc có th cây thân vàng lá bc, nhánh lưu ly..v..v.. – Du bng cht tht bu ch vn là cây sng, cũng như cây bên này bng cht g.

[8]. Trong đây nói đt là ch thun theo tiếng ny mà gi thế, ch chính tht cõi cc lc thun bng cht vàng.. Tuyt không có th đt bùn cát si. – Tám công đc ca nưc trong ao bên Cc Lc:trong sch, nh nhàng, mát m, ngon ngt, đưm thun, êm đm hòa hun, ung vào hết đói khát, và b khe thân tâm.

[9]. Ngưi nưc Cc Lc đu có thn túc thông, trong nháy mt có th đi tri qua vô lưng thế gii. Ði kinh hành là đi vòng quanh chm rãi, va đi va suy gm tưng nim nhng pháp lành. Pht, Pháp và Tăng… Ði kinh hành có hai điu li ích: (1) Thâu nhiếp tâm tưng vào chánh nim, phc tr tà nim lon tưng cùng biếng lưi ng ngh, và (2) điu hoà thân th, huyết khí lưu thông, tiêu hóa d dàng.

[10]. Tinh, tn, nim, đnh, hu: ngưi tu hành có năm đc ny thi vng chc trên đưng đonhư cây có r nên gi là ngũ căn (ci r). Nếu tt c cnh duyên không th khuy ri làm lay đng đưc, thi năm đc trên gi là ngũ lc (sc mnh). Tht B Ð Phn cũng gi là Tht giác chi (7 đc giác ng) là Trch pháp, Nim, Tinh tn, H, Khinh an, Ðnh, và X. Bát Thánh Ðo Phn là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ng, Chánh nghip, Chánh mng, Chánh tinh tn, Chánh nim, và Chánh đnh. trong cõi Ta bà ny, nhng loài chim nhiếp thuc vào súc sanh đo, mt ác đo trong lc đo, do ác nghip ti khiên mà chiêu cm ra kh báo y. Chim bên Cc Lc thi khác hn, không phi là ging vt do ti báo cm vi sanh ra, mà do thn lc ca đc A Di Ðà biến hóa ra đ làm cho pháp âm đưc lưu chuyn khp trong nưc.

[11]. Ðon ny là đc Pht t đnh danh nghĩa ca ba đc A di Ðà, vì có hai điu vô lưng: (1) Vô lưng quang, (2) Vô lưng th, nên đc Pht bên nưc Cc Lc hiu là a Di Ðà.

[12]. A-b-bt-trí (Phn âm) Hán dch là bt thi chuyn, vào bc này thi mt mc đi trên đưng Thánh thng đến thành Pht, không còn b thi st xung phàm phu hay Tiu tha na. Tt c mi ngưi đưc sanh v cõi Cưc Lc đu vào bc bt thi c, trong hàng bt thi li có vô s bc nht sanh b x B Tát (vì B tát ch còn là B tát trong mt đi hin ti, mãn đi hin ti thi thành Pht, như hin nay đc Di Lc B tát cung tri Ðâu Sut ni vin là bc Nht sanh b x B tát vy). Các bc Thưng thin nhân là ch các bc Nht sanh b x B tát.

[13]. Cõi Cc Lc thù thng trang nghiêm, phi có nhiu căn lành phưc đc mi đưc sanh v đó. Nim Pht đưc nht tâm bt lon thi là thành tu căn lành phưc đc rt ln, đến khi lâm chung đc Pht A Di Ðà cùng Quán Thế Aâm B tát, Ði Thế Chí B tát ..phóng quangđến rưc, quyết đnh đng sanh cõi Cưc Lc. – Nim Pht không còn móng tưng gì khác, không có my may thinh sc gì khác xen vào, vng vàng không xao đng gi là nht tâm bt lon.

[14]. Ngưi tu Tnh Ð phi có đ ba điu: Tín (tin tht), Hnh (chuyên tâm nim Pht) và Nguyn (thiết tha mun đưc sanh v cõi Cưc Lc) Trong ba điu ny, lòng tin đng trưc c mà cũng là nn tng ca tt c căn lành vì thế nên chư Pht sáu phương đng khuyên bo, cho mi ngưi sanh lòng tin chc chn quyết đnh.

— Hng hà sa s: là s cát sông Hng. Sông Hng là con sng ln bên Thiên Trúc, ngun t dãy núi Hi Mã, chy ngang x Thiên Trúc, đ vào Aán Ð Dương. Lòng sông và hai bên bãi có cát rt nhiu và rt mn. Ðương thi đc Pht thưng nói pháp gn bên sông, nên phàm khi mun ch mt s ln quá nhiu thi mưn s cát trong sông Hng mà nói.

— Tưng lưi rng dài biu tưng ca s thành tht. Trong kinh nói ngưi nào chót lưi liếm đến đu mũi, thi ngưi y trong ba đi đã qua không h có mt li nói di. Lưi dài liếm đến đu mũi còn như thế, hung na là rng dài trùm khp c thế gii?

— Mt thái dương h là mt tiu thế gii. Mt nghìn tiu thế gii là mt tiu thiên thế gii. Mt nghìn tiu thiên thế gii là mt trung thiên thế gii. Mt nghìn trung thiên thế gii là mt thế gii tri qua ba ln nhân cho s nghìn, nên gi là Tam thiên đi thiên thế gii [1 tiu thế gii x 1.000 x 1.000 x 1.000 = Ði thiên thế gii].

– Ði thiên thế gii ca ta đây tên là Ta Bà dch là Kham kh ng ý rng trong cõi ny có vô lưng s thng kh, mà chúng sanh trong đó vn kham chu đưc.

[15]. Ngũ Trưc: (1) Kiếp trưc: kiếp là ch cho thi đi, thi gian. Trong thi đi nào mà có các món trưc dưi đây thi là thi đi đc nhơ. (2) Kiến trưc: Nhng điêu mê chp, tà kiến, điên đo… (3) Phin não trưc: Các tâm nim bt thin như tham, sân, si, mn bt tín… (4) Chúng sanh trưc: Năm m (sc, th,) hip hi sanh dit chng dng. (5) Mng trưc: S th rt ngn, sng nay chết mai, mng sng trong hơi th. Bn món trên đây tánh cách nhiu não, sai lm, biến đi vô thưng nên gi là trưc (nhơ đc).



































































































































































































































TÁN PHẬT


 

Pháp vương vô-thượng tôn

Tam-giới vô luân thất

Thiên nhơn chi Ðạo-sư

Tứ-sanh chi từ-phụ

Ư nhứt niệm quy-y

Năng diệt tam-kỳ nghiệp

Xưng dương nhược tán-thán

Ức kiếp mạc năng tận.

 

 

HỒNG-DANH BỬU-SÁM

 

Ðại-từ đại-bi mẫn chúng-sanh,

Ðại-hỉ đại-xả tế hàm-thức,

Tướng-hảo quang-minh dĩ tự nghiêm,

Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ.

 

 

QUÁN TƯỞNG

 

Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,

Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,

Ngã thử đạo tràng như Ðế-châu,

Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,

Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,

Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.


 

Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tận hư-không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị-lai thập-phương chư Phật, Tôn-Pháp, Hiền-Thánh Tăng, Thường-trú Tam-Bảo. (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Ta-bà Giáo-chủ Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðương-lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật, Ðại-trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại[1]hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát, Hộ-pháp Chư-tôn Bồ-tát, Linh-sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới Ðại-từ Ðại-bi A-Di Ðà Phật, Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát, Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát. (1 lạy)

 


KHAI KINH KỆ

 

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,

Nguyện giải Như-Lai chơn thiệt nghĩa.



NAM-MÔ LIÊN-TRÌ HẢI-HỘI PHẬT BỒ-TÁT. (3 lần)



PHẬT THUYẾT A-DI-ĐÀ KINH

 



Như thị ngã văn: Nhứt thời Phật tại Xá-vệ quốc, Kỳ thọ Cấp-cô-độc viên, dữ đại Tỳ-kheo tăng, thiên nhị bá ngũ thập nhơn câu, giai thị đại A-La-hán, chúng sở tri thức:


Trưởng-lão Xá-Lợi-Phất, Ma-ha Mục-kiền-liên, Ma-ha Ca-diếp, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ma-ha Câu-hy-la, Li-bà-đa, Châu-lợi bàn-đà-dà, Nan-đà, A-Nan-đà, La-hầu-la, Kiều-phạm-ba-đề, Tân-đầu-lô-phả-la-đọa, Ca-lưu-đà-di, Ma-ha Kiếp-tân-na, Bạc-Câu-la, A-nâu-lâu-đà, như thị đẳng chư đại đệ tử, tinh chư Bồ-tát ma-ha-tát. Văn-thù Sư-lợi pháp-vương-tử, A-dật-đa Bồ-tát, Càng Đà-ha-đề Bồ-tát, Thường-tinh-tấn Bồ-tát, dữ như thị đẳng, chư đại Bồ-tát; cập Thích-đề-hoàn nhơn đẳng, vô-lượng chư thiên, đại-chúng câu.


Nhĩ thời Phật cáo Trưởng lão Xá-Lợi-Phất: "Tùng thị Tây-phương quá thập vạn ức Phật-độ, hữu thế-giới danh viết Cực-lạc kỳ độ hữu Phật hiệu A-Di-Đà, kim hiện tại thuyết-pháp".


Xá-Lợi-Phất! Bỉ độ hà cố danh vi Cực-lạc? Kỳ quốc chúng-sanh vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực-lạc. Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la-võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu, thị cố bỉ quốc danh vi Cực-lạc.


Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công-đức thủy, sung mãn kỳ trung, trì để thuần dĩ kim sa bố địa, Tứ biên giai đạo, kim ngân, lưu-ly, pha-lê hiệp thành; thượng hữu, lâu các, diệc dĩ kim, ngân, lưu-ly, pha-lê, xa-cừ, xích-châu, mã-não nhi nghiêm sức chi. Trì chung liên-hoa, đại như xa luân, thanh sắc thanh quang, huỳnh sắc huỳnh quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang, vi diệu hương khiết.


Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.


Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc-độ thường tác thiên nhạc, huỳnh kim vi địa, trú dạ lục thời, vũ thiên mạn-đà-la hoa, kỳ độ chúng-sanh thường dĩ thanh đán, các dĩ y-kích thạnh chúng diệu hoa cúng dường tha phương thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời hườn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành.


Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang-nghiêm.


Phục thứ Xá-Lợi-Phất! Bỉ-quốc thường hữu chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu: Bạch-hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng-mạng chi điểu, thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm, kỳ âm diễn xướng: ngũ-căn, ngũ-lực, thất-bồ-đề phần, bát-thánh-đạo phần, như thị đẳng pháp, kỳ độ chúng-sanh văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.


Xá-Lợi-Phất! Nhữ vật vị thử điểu, thiệt thị tội báo sở sanh. Sở dĩ giả hà? Bỉ Phật quốc-độ vô tam ác đạo. Xá-Lợi-Phất! Kỳ Phật quốc-độ thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thiệt, thị chư chúng điểu, giai thị A-Di-Đà Phật dục linh pháp-âm tuyên lưu biến hóa sở tác.


Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc-độ vi phong xuy động, chư bảo hàng thọ, cập bảo la võng, xuất vi diệu âm, thí như bá thiên chủng nhạc đồng thời cu tác, văn thị âm giả, tự nhiên giai sanh: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm. Xá-Lợi-Phất! Kỳ Phật quốc-độ, thành tựu, như thị công-đức trang-nghiêm.


Xá-Lợi-Phất! Ư nhữ ý vân hà? Bỉ Phật hà cố hiệu A-Di-Đà? Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quang-minh vô-lượng, chiếu thập phương quốc, vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A-Di-Đà.


Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật thọ mạng, cập kỳ nhơn dân, vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cố danh A-Di-Đà.

Xá-Lợi-Phất! A-Di-Đà Phật thành Phật dĩ lai, ư kim thập kiếp.


Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật hữu vô-lượng vô-biên Thinh-văn đệ-tử, giai A-la-hán, phi thị toán số chi sở năng tri; chư Bồ-tát chúng diệc phục như thị.


Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc độ thành-tựu như thị công-đức trang-nghiêm.


Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc-độ chúng-sanh sanh giả, giai thị a-bệ-bạt-trí, kỳ trung đa hữu nhứt sanh bổ xứ, kỳ số thậm đa phi thị toán số, sở năng tri chi, đản khả dĩ vô-lượng vô-biên a-tăng-kỳ thuyết.


Xá-Lợi-Phất! Chúng-sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. Sở dĩ giả hà? Đắc dữ như thị chư thượng thiện-nhơn câu hội nhứt xứ.


Xá-Lợi-Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện-căn phước-đức nhơn-duyên, đắc sanh bỉ quốc.


Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nư nhơn, văn thuyết A-Di-Đà Phật, chấp trì danh-hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn. Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A-Di-Đà Phật dữ chư Thánh-chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên-đảo, tức đắc vãng-sanh A-Di-Đà Phật Cực-lạc quốc-độ.


Xá-Lợi-Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn, nhược hữu chúng-sanh văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.


Xá-Lợi-Phất! Như ngã kim giả, tán thán A-Di-Đà Phật bất khả tư nghị công-đức chi lợi.


Đông phương diệc hữu A-súc-bệ Phật, Tu-di-tướng Phật, Đại-tu-di Phật, Tu-di-quang Phật, Diệu-âm Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ-niệm kinh".


Xá-Lợi-Phất! Nam phương thế-giới hữu Nhựt-Nguyệt-Đăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tu-Di-Đăng Phật, Vô-Lượng Tinh Tấn Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh".


Xá-Lợi-Phất! Tây-Phương thế-giới hữu Vô-Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Đại-Quang-Phật, Đại-Minh Phật, Bảo-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh".


Xá-Lợi-Phất! Bắc phương thế-giới, hữu Diệm-Kiên Phật, Tối-Thắng-AÂm Phật, Nan-Thơ Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng Minh Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ-niệm kinh".


Xá-Lợi-Phất! Hạ phương thế-giới, hữu Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Đạt-Ma Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh".


Xá-Lợi-Phất! Thượng phương thế-giới, hữu Phạm-AÂm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc-Bảo-Hoa-Nghiêm thân Phật, Ta-La-Thọ-Vương Phật, Bảo-Hoa-Đức Phật, Kiến-Nhứt-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh".


Xá-Lợi-Phất! "Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi: Nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh"?


Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn văn thị kinh thọ trì giả, cập văn chư Phật danh giả, thị chư thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, giai vi nhứt-thiết chư Phật chi sở hộ niệm, giai đắc bất thối chuyển ư a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Thị cố Xá-Lợi-Phất! Nhữ đẳng giai đương tín thọ ngã ngữ, cập chư Phật sở thuyết.


Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu nhơn dĩ phát nguyện, kim phát-nguyện, đương phát nguyện, dục sanh A-Di-Đà Phật quốc giả, thị chư nhơn đẳng giai đắc bất thối chuyển ư a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, ư bỉ quốc độ nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh.


Thị cố Xá-Lợi-Phất! Chư thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện sanh bỉ quốc độ.


Xá-Lợi-Phất! Như ngã kim giả, xưng tán chư Phật bất khả tư nghị công-đức, bỉ chư Phật đẳng, diệc xưng tán ngã bất khả tư nghị công-đức nhi tác thị ngôn: "Thích-Ca Mâu-Ni Phật năng vi thậm nan hy hữu chi sự, năng ư Ta-bà quốc-độ ngũ-trược ác thế; kiếp-trược, kiến-trược, phiền-não trược, chúng-sanh trược, mạng-trược trung đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, vị chư chúng-sanh, thuyết thị nhứt thiết thế-gian nan tín chi pháp.


Xá-Lợi-Phất! Đương tri ngã ư ngũ-trược ác thế, hành thử nan sự, đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, vị nhứt thiết thế-gian thuyết thử nan tín chi pháp, thị vi thậm nan.


Phật thuyết thử kinh dĩ, Xá-Lợi-Phất cập chư Tỳ-kheo, nhứt thiết thế-gian, Thiên, Nhơn, A-tu-la đẳng, văn Phật sở thuyết, hoan-hỷ tín thọ, tác lễ nhi khứ.



  

TÁN PHẬT A-DI-ĐÀ

 

         Quang, thọ khó suy lường,

          Sáng lặng khắp mười phương.

          Thế Tôn Vô Lượng Quang,

          Cha lành cõi Liên ban.

          Thần lực chẳng tư nghì,

          Sống lâu A tăng kỳ.

          A Di Đà Như Lai,

          Tiếp dẫn lên liên đài.

          Cực Lạc cõi thuần tịnh,

          Công đức lạ trang nghiêm.

          Nơi tất cả quần sanh,

          Vượt lên ngôi Bất thối.

          Mười phương hằng sa Phật.

          Đều ngợi khen Vô Lượng.

          Cho nên hôm nay con,

          Nguyện sanh về An Dưỡng.

 

NAM-MÔ LIÊN-TRÌ HẢI-HỘI PHẬT BỒ-TÁT. (3 lần)



PHẬT THUYẾT 

KINH A-DI-ĐÀ



NHƠN-HẠNH VÃNH-SANH 

 

Xá-Lợi-Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện-căn phước-đức nhơn-duyên, đắc sanh bỉ quốc.

Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nư nhơn, văn thuyết A-Di-Đà Phật, chấp trì danh-hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn. 

Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A-Di-Đà Phật dữ chư Thánh-chúng, hiện tại kỳ tiền. 

Thị nhơn chung thời, tâm bất điên-đảo, tức đắc vãng-sanh A-Di-Đà Phật Cực-lạc quốc-độ.

Xá-Lợi-Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn. 

Nhược hữu chúng-sanh văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ. 

 

NAM-MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI 

ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A-DI-ĐÀ PHẬT.

 

NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT


CHUNG



UM! BÚT RUM!  HÙM!


NHƠN-HẠNH VÃNH-SANH 


 Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.

Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Ðà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn.

Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Ðà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó.

Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Ðà. 

Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.

Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.



Hoa xuân, cành liễu oanh kêu hót,

Mình biết mình hơn kẻ biết mình!



ĐÀI GƯƠNG TỊNH HẠNH

(Lược thuật về hạnh nghiệp của Vô Sanh nữ sĩ) 

 

Nữ sĩ họ Hồ, tên Học Kiên, pháp danh Hiển Nhẫn, tự Vô Sanh, người ở tỉnh Hồ Nam, huyện Ích Dương. Cha cô tên Diệu Hoàng, tự Thôi Sơn, mẹ họ Điền, đều là những họ có tiếng ở đất Tương cả. Nữ sĩ sanh bình có đặc tính cứng cỏi mà hay thương người, thông minh mà mộ đạo, hoạt bát mà không lưu chuyển theo thế tục. Thấy người bị khổ nạn, cô liền tận tâm cứu giúp, chẳng kể cừu oán, công ơn, lại hằng tôn trọng bậc có đức, nghe lời lành như được của báu. Lúc còn thơ ấu, nữ sĩ ưa cung kính thần linh, thích cảnh chùa miếu u nhàn, thấy thánh tượng liền cúi lạy, đặc biệt tôn trọng ngôi Tam Bảo.

Huỳnh thị, chị dâu họ, tánh từ ái ôn hòa, đối đãi với cô rất có thâm tình, một hôm bỗng vương bịnh rồi mất. Lúc ấy mọi người trong quyến thuộc đều khóc than kể lể, riêng nữ sĩ chỉ yên lặng xót đau, hằng suy nghĩ: “Nhơn sanh hà tất có chết? Tình trạng sau khi chết như thế nào? Làm sao cho khỏi các điều khổ trong vòng sanh tử?” Suy tưởng đến đó, lòng lo buồn, tâm nghi mãi không thôi. Người ngoài thấy cô hình dung gầy kém, cử chỉ thất thường, cho là do sự xót thương thái quá, mà không rõ được bề trong. Dù trong lúc tuổi thơ, nữ sĩ đã biết nghĩ xa đến sự sống chết, một vấn đề rất lớn lao, trọng yếu của đời người.

Năm mười ba tuổi, cô học tại nhà, vừa được tám tháng, đã có thể lưu lãm các văn tự gần xa. Xem bộ Hương Sơn Ký thấy sự tích ứng hóa của đức Quán Thế Âm Bồ tát, cô liền có ý nghĩ muốn bắt trước  theo. Một hôm, vào tiết đầu xuân, nhân có cuộc vui họp bạn, nữ sĩ sắp sửa đi dự, vừa bước ra khỏi cửa, bỗng chợt nghĩ: “Có vui tất có buồn, có hợp tất có ly, có đi tất có về, thôi thà chẳng đi là hơn! Lúc ông Thôi Sơn làm hiệu trưởng trường Dương Trung, nữ sĩ theo cha lên lầu Nhạc Dương, thấy tượng Lữ Thuần Dương, lại nghe sự tích thành đạo của Ngài, liền sanh tư tưởng xuất thế. Nhưng bị duyên này sự kia, dây dưa mãi mà chưa thật hành được ý nguyện.

Năm mười bảy tuổi, cô về làm dâu nhà họ Đàm, vừa thành hôn, liền bảo Đàm Quân rằng: “Đến ba mươi tuổi, chắc tôi phải xa nhà, lìa bỏ tất cả, sống một cuộc đời tịnh hạnh. Lúc ấy chàng nên cố gắng tự nhiếp”. Nghe nói Đàm Quân cho là lời vẩn vơ, bất tường, cười mà bỏ qua. Chàng lại khuyên nữ sĩ nên tùng học để trao dồi thêm kiến thức tại trường Dân Lập ở Thượng Hải. Trong trường ngoài giờ học, các bạn ưa vận động chơi đùa, riêng cô lại nhàn tịnh, ít nói, thích ngồi một mình nơi chỗ vắng với trạng thái trầm tư. Nữ sĩ học hành ngày càng tiến bộ, xuất sắc, thầy bạn đều mến trọng, nhưng vừa được một học kỳ, lại phải thôi học theo Đàm Quân, lúc lên Bắc Quản, rồi đến Yên Kinh. Mặc dù trên đường hoạn quan, cô phải theo chồng, luôn luôn dời chỗ không nhứt định, song tấm lòng mộ đạo vẫn tùy duyên không biến đổi. Thường thường, trong các cuộc vui, tuy phải gắng gượng theo người, song nghĩ đến sự vui chẳng bền lâu, phút chốc rồi tan rã, nơi lòng vẫn hằng xem quan niệm buồn lo. Trong các bạn đồng niên, cô đã từng nghe họ kể cho biết nỗi niềm riêng: Kẻ thì âu sầu về gia tự, người thất vọng về danh lợi, tình duyên, kẻ khác lại đau về cảnh sanh ly tử biệt. Thấy cuộc đời vui ít khổ nhiều, mà các bạn còn mải mê hi cầu, đeo đuổi, như con nai khát nước chạy theo ánh nắng chập chờn, nữ sĩ bỗng xót thương suy ngẫm: “Đức Thế Tôn đã nói: “ba cõi đều vô thường, các pháp hữu vi không có chi là vui”, quả là lời chắc chắn không lầm. Thật khó hái được cành hoa hạnh phúc trong vườn đời huyễn mộng!” Lúc ấy trong thâm tâm cô đã có ý nghĩ muốn thoát ly hai họ Hồ, Đàm.

Thường thường trong lúc tiếp chuyện cùng người, nữ sĩ ưa đàm luận lý diệu huyền, quyết tìm đến chỗ cội nguồn, cầu sự giải quyết cao siêu, cứu cánh. Cô lập thệ làm sao đến ba mươi tuổi cũng phải lìa môn duyên, tìm một chỗ an thân tu hành để cho trọn đời sống. Lúc ấy, Đàm Quân có quen thân với ông Lý Ẩn Trần. Lý là một vị quan cựu trào nhà Thanh, từ khi Dân quốc thành lập đến nay, từ chức về quê ở ẩn.

 

Ông này rất mến đạo Phật, nhận sự hoằng pháp lợi sanh làm bổn phận. Một hôm, nhân có việc đến kinh, Lý tiên sanh ngụ nơi nhà Đàm Quân, nữ sĩ có dịp được tương kiến. Tiên sanh giảng luận về đạo Phật, nói rộng sự thù thắng ở Cực Lạc cho nghe, và khuyên cô nên lưu ý tìm sự giải thoát nơi pháp môn Tịnh độ. Nhân tiện, cô nhờ ông tìm giùm cho mình một cảnh chùa am để tịnh tu phạm hạnh. Lý tiên sanh nhận lời. 

Vì chí xuất trần quá tha thiết, cách vài hôm sau, nữ sĩ sốt lòng đi thẳng đến am Mã cách Ly thăm Lý tiên sanh, tỏ bày chủ ý của mình. Tiên sanh vui vẻ tán thành tặng cho một xâu chuỗi, và các sách Phật như: Thiện nữ nhơn truyện, Tịnh nghiệp soát yếu v.v... rồi giới thiệu đến Hạ Trạch để nghe Trần nguyên Bạch lão cư sĩ diễn giảng Trần lão là một vị uyên thâm Phật lý, phát nguyện muốn cho Phật pháp phổ cập toàn cầu, dùng nữ giới đi tiên phong như cách tông đồ Thiên Chúa bố giáo ở Âu Châu thuở xưa. Bấy giờ bên nữ giới người học Phật lần đông, mà khổ vì không có chỗ chuyên tu. Lão cư sĩ là người đầu tiên đứng lên đề xướng về việc ấy.

Khi thăm Lý tiên sanh, được nghe lời khuyến khích, nữ sĩ từ giã ra về, quyết lòng nhập đạo, đi ngang qua Thơ Trạch nhờ bạn thân là Mã nữ sĩ đưa qua Hạ Trạch nghe giảng một phen. Khóa giảng xong, cô liền quy tâm Phật pháp, tôn Trần lão làm bậc thầy. Bạn đồng đạo bảy người đều mặc áo vải, ăn chay trường bỏ cả sự trang sức xa hoa, sớm tối tụng kinh niệm Phật không biết mỏi. Nữ sĩ dù dõng mãnh tinh tấn, song tu hành ở nhà nhiều nỗi trở ngại, đôi ba phen nhờ Trần lão tìm giùm chỗ nơi thuận tiện cho sự thanh tu, nhưng mãi mà chưa được.

Một thời gian lâu sau, có tin ở Đông Trực Môn, am Cực Lạc. Bảo Nhất pháp sư sửa sang chùa hư, mở Đạo tràng làm chỗ cho cả tứ chúng tu tập. Về phía Tây am có vài nóc dân phòng, pháp sư sửa lại làm quan phòng, ngăn ra từng gian, vừa vặn trang nghiêm, mỗi gian đều có cửa nẻo riêng biệt, như cách chế thôn lạc, rất tiện cho nữ chúng ở tu. Nữ sĩ nghe được rất mừng, nhờ Trần lão đưa đến quy y với Bảo Nhất pháp sư. Sau đôi ba phen bày tỏ lạy cầu. Pháp sư xót thương hứa nhận và chỉ định gian nhà phía Tây ở Tây viện làm chỗ tịnh tu cho cô. Được lời nữ sĩ bồi hồi cảm động, tủi tủi mừng mừng, bể trần lao chìm nổi nửa đời, đến đây mới được chỗ an thân học đạo.

Từ khi ở Đạo tràng quy y lễ tạ Bảo Nhất pháp sư rồi trở về nhà, nữ sĩ ngày ngày đem việc ly gia khẩn khoản bàn với Đàm Quân. Chàng buồn bã không quyết định được, mời hàng thân quyến và bạn hữu đến cùng nhau thương nghị việc ấy. Mọi người không hiểu chí nguyện của cô, đồng ngăn cản. Nữ sĩ bèn cắt một miếng thịt nơi cánh tay để tỏ bày chí kiên quyết của mình. Đàm Quân khóc lóc cầm lại không được, xin mãn ba năm rồi trở về nhà cũng không được. Ngày 23 tháng 8 năm Tân Dậu, nữ sĩ đến am Cực Lạc. Qua ngày 26 thọ giới Bồ tát, phát nguyện ba năm không ra khỏi ngõ am, chuyên tu tịnh nghiệp, an lòng với đạo cho mãn kiếp sanh. Cô dù xa nhà ở ẩn, nhưng hàng thân hữu đến thăm càng đông, lòng không kham nổi sự phiền phức, liền đóng cửa phòng bảo người rằng: “Tôi lìa nhà thế như đưa đi chôn, vào tịnh thất như để xuống huyệt, đóng cửa phòng như lấp đất, việc ân nghĩa đối xử với bên ngoài từ nay kể như đã đoạn tuyệt!” Xem đây có thể thấy tâm chí của cô kiên quyết như thế nào! Lúc bấy giờ nữ sĩ tuổi vừa ba mươi, đúng với ý nguyện, hạn kỳ ngày trước.

Đức Phật nói: “Phàm việc chi đều có nhân duyên, có nguyện tất có ngày đền đáp”, Như Vô Sanh nữ sĩ: nửa đời chìm nổi, vườn trần mưa gió cánh xuân; nhân tốt sớm gieo, duyên tịnh đưa về cõi Phật. Ấy đâu phải là sự ngẫu nhiên ư?

 

Trích dịch: “VÔ SANH NGHIỆP KÝ”

Tỳ KHEO: THIỀN TÂM, HIỆU LIÊN DU

 

TỰ TRI LỤC

(Lời tự thuật của Vô Sanh nữ sĩ)

 

MẤY LỜI PHI LỘ

 

Hoa xuân, cành liễu oanh kêu hót,

Mình biết mình hơn kẻ biết mình!

 

Mùa thu tháng chín năm Tân Dậu, tôi đóng cửa thất nơi Tây viện am Cực Lạc, ở kinh sư, vâng lời Thầy dạy, cấm ngữ, tuyệt sự đời, chẳng chơi thi từ văn mặc.

Khi mới dụng công, nhiều cảnh giới bỗng nhiên phát hiện. Tôi thưa hỏi Thầy, người liền nói là ma, là huyễn vọng, dặn đừng tham chấp, chớ sợ hãi. Trải qua năm tháng sau, các cảnh tướng bất tịnh lại phát hiện. Đem trình hỏi Thầy, người bảo: “Đó là do đời trước con đã tu pháp bất tịnh quán, túc căn phát hiện, không có chi lạ”!

Từ đó về sau, cảnh tướng mỗi ngày mỗi khác. Thưa thuật lại, thầy bình luận cho chỗ thấy của tôi phần nhiều hợp với kinh Phật, song vẫn dặn kĩ chớ nên chấp trước, chớ cho là thắng giải. Vì thế, tôi không ghi chép, cảnh tướng trải qua liền quên.

Gần đây, sau khi ra thất, các bạn hữu ưa gạn hỏi mãi tình huống trong khi yểm quan. Chuyện vẫn nhiều, cảnh giới lại phức tạp khó nắm cương lãnh, bất đắc dĩ tôi phải gắng nhớ lại việc còn ghi nhớ, chép ước lược ra để nhờ thầy bạn chỉ bảo. Tôi cho rằng: nếu chuyên dụng công, tự có cảnh giới, không cần hỏi gặt hái, chỉ chăm lo cày bừa. Nếu chẳng cày bừa mà muốn gặt hái, tất không có lẽ đó. Trong vài tháng trở lại đây, chỗ dụng công của tôi càng thêm đắc lực. Xin chân thành ghi lại trong tập này, phần đại khái cùng một vài chi tiết nhỏ có lợi cho bạn đồng tu, để cùng nhau tham khảo.

 

Sau khi viết xong, tôi đặt nhan đề là “Tự Tri Lục”. Đây chính là lấy ý nghĩa: sự ấm lạnh tự mình riêng biết vậy.

 

Tháng quý đông, năm Giáp Tý 

NGÀY PHẬT THÀNH ĐẠO 

Ưu bà di: HIỂN NHẪN

 

 

PHÁP THỨC TU TẬP

 

Khi mới yểm quan, tôi đã chủ định điều cốt yếu thứ nhất là phải buông cả muôn duyên, xem thân này như đã chết, quan phòng như nấm mồ của mình. Ngày đêm sáu thời, tôi không để tâm đến việc chi khác, chỉ một mặt tưởng nhớ Phật A Di Đà cùng thế giới Cực Lạc là chỗ nương về duy nhứt, nhận chắc cõi này đầy dẫy nỗi khổ, miền kia thuần sự an vui.

Vì thế, khi đi đứng nằm ngồi, tôi giữ câu niệm Phật khăng khăng không rời. Niệm mãi tới lúc hình nhọc sức mỏi, thần khí hôn trầm, không còn có thể chi trì, lại đứng dậy lễ Phật để duy trì chánh niệm. Khi lễ Phật, ít thì 21 hoặc 48 lạy, nhiều hoặc hai ba trăm lạy không nhứt định, lấy sự hôn trầm tan mất, tâm được thanh tịnh làm chừng. Có khi lễ đến đầu xay xẩm, mắt lờ mờ, thân hình ngả sụm, vẫn còn lạy mãi không thôi. Đây là phương châm tối thượng để đối trị bệnh hôn trầm, tôi thường thể dùng và thường được hiệu nghiệm. Nếu khi tạp niệm sôi nổi, tinh thần tán loạn, không pháp chi dứt được, tôi liền tụng danh hiệu Di Đà, Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh hải chúng xoay vần nối nhau không ngớt để ngăn trừ. Hoặc có khi lại tả vài trăm câu Phật hiệu vào sổ tay, rồi cứ xem kĩ theo mặt chữ niệm từ trên xuống dưới, cách này cũng rất là đắc lực. Hai phương pháp trên có thể đối trị bịnh tán loạn, xin đưa ra đây để cho bạn đồng tịnh thử dùng.

Phương pháp niệm Phật rất nhiều, tôi chọn lấy hai cách: 1. Niệm to tiếng, khi niệm quán mỗi tiếng mỗi câu đi vào trong tâm. Bởi, niệm to tiếng có thể rửa sạch trần cấu của năm ấm, quán tiếng vào tâm thì lòng dễ chuyên mà tạp tưởng ít. 2. Ngồi im niệm thầm, khi niệm miệng dù không ra tiếng, nhưng trong tâm mỗi chữ mỗi câu vẫn rành rẽ rõ ràng. Hai phương pháp nầy tôi thay đổi nhau mà dùng, tùy theo trong người khi khỏe lúc nhọc. Niệm mãi như thế, lâu ngày sức huân tập thuần thục, không niệm mà tự niệm. Lần lần đến khi cùng người chuyện vãn mà trong tâm câu niệm Phật vẫn nối tiếp nhau không hở dứt. Khi ấy động cùng tịnh đã hiệp một. Đây gọi là cảnh giới tương ưng.

Thời gian niệm Phật của tôi dài ngắn không định, có khi một giờ, hai giờ, có khi năm, sáu giờ. Trước tiên là niệm to tiếng, niệm mãi đến khi mệt thì ngồi yên nhiếp tâm mà niệm thầm để khôi phục sức khỏe; ngồi lâu đã mỏi lại đứng lên đi kinh hành hoặc lễ Phật cho thân thể được hoạt động. Ba điều trên đây, tôi cứ tùy thời xoay vần thay đổi, nên có thể duy trì sức niệm được lâu. Muốn cho vọng niệm bớt ít, tôi tự khắc lệ, dùng chuỗi ký số lấy một ngàn câu làm đơn vị. Trong khoảng ngàn câu đó, nếu có một câu thất niệm, không chắc chắn, rõ ràng, thì bỏ cả, trở lại từ một. Lại khi niệm Phật, tôi thường nhắm mắt, nếu nửa chừng ngẫu nhiên mở mắt ra, cũng bỏ cả, đếm trở lại từ một. Lúc lễ bái, phát nguyện, tôi đem hết lòng thành kính khẩn đảo, như tự thân ở trước Phật, sớm tối đều lấy 108 lạy định làm thường khóa. Mỗi khi rời phòng thờ Phật, tôi lễ Phật xin phép, tự hẹn thời gian bao lâu sẽ trở vào, khi vào cũng lễ Phật thưa trình, như thờ đức Thầy nghiêm, không dám sai trễ. Đèn hương trên bàn Phật, tôi giữ nối luôn không cho tắt dứt, nếu không thể được vẹn toàn thì phải có một trong hai món. Vài điều trên đây là những phương pháp dùng hình thức để duy trì chánh niệm.

Trước kia tôi vẫn hay buông trôi theo thói quen, nhưng sau khi nhập thất lại lấy sự sửa đổi tập quán làm chủ yếu. Lúc gặp những cảnh vật đáng ưa, sự tình đáng mến, liền dứt bỏ; với những cảnh vật đáng ghét, sự tình khó chịu, thì gắng ẩn nhẫn cho qua. Khi đau ốm, tôi nghĩ rằng: đây là lúc sắp vãng sanh, là điểm quan yếu của một đời tu, ta nên tinh tấn, nhẫn các sự khổ, chớ để khi lâm chung mất chánh niệm. Tôi lại tự lập chí kiên quyết: dù chi bịnh khổ suy mòn, mạng sống đến giờ hấp hối, nếu còn một chút hơi thở, chút tri giác, thì lấy đó mà tưởng niệm Phật. Như thế báo thân đã mãn, tất được vãng sanh, chẳng là đều vui ư? Nghĩ đến đó, lòng tự an nhiên, không kinh sợ.

 

Tôi vẫn ít ngủ, phen nhập quan này, sự ngủ nghỉ lại càng ít hơn. Dù có ngủ tâm cũng không hôn mê, thường tợ như chiêm bao, mà chẳng phải chiêm bao, vẫn thấy mình có thể lễ Phật niệm Phật như lúc bình thường không khác. Nhân đó tôi lại càng cố gắng lặng lòng quán sát, quét trừ ma ngủ để nối luôn niệm thanh tịnh, mong làm sao cho niệm lực ngày đêm như một. Điều này rất là khẩn yếu...

 

TRẢI QUA CẢNH GIỚI

 

Thời gian yểm quan tu tập chưa bao lâu, tôi cảm biết tứ thể nhẹ nhàng, đầu não mát mẻ, trong miệng nước tân dịch tuông tuông như suối trào, vị ngọt ngon.

 

Vào khoảng hai mươi mốt ngày sau, một đêm, trong thất khói đàn hương quá ngạt, tôi đứng lên đi lại mở cửa sổ để thay đổi không khí. Cửa vừa mở, mắt nhìn về phương Tây, thoạt thấy một đạo hào quang hình như cái móng theo chiều gãy chiếu sang phương Đông, ánh sắc vàng hồng, làm cho cả am sáng rỡ như ban ngày. Tôi nhắm mắt chắp tay niệm Phật vài câu, mở mắt ra xem vẫn còn thấy hòa quang vàng nháng lên mấy lần mới tắt mất. Trong lòng tự biết đó là điềm tốt, càng thêm tinh tấn tu hành. Nhiều lần đang khi gõ mõ niệm Phật, mỗi dùi mõ đánh xuống phát ra một làn ánh sáng. Tôi lại thấy trong ngực có bình lưu ly, khi niệm Phật, mỗi chữ mỗi câu đều chun vào chứa đựng cả trong bình. Trên đây là những cảnh giới trước sau trong khoảng tháng mười một tháng chạp.

Đêm hai mươi bảy tháng chạp, lúc trời gần sáng, tôi bỗng cảm thấy mình đang đi trên tuyết, mỏi mệt muốn trở lại, thoạt nghe tiếng người bảo: “Đã đến Tây phương, phía trước có người đón tiếp con”. Tiếng nói vừa dứt, trước mắt bỗng mở ra một vùng ánh sáng mênh mang, các tướng tốt rực rỡ của cõi Cực Lạc hiện bày trong ấy, tràng phan bảo cái rất mực trang nghiêm, có vị Bồ tát an tọa trên tòa sen báu. Tôi tự biết đó là đức Quán Thế Âm, song miệng vẫn niệm Nam mô A Di Đà Phật, rồi cúi xuống lạy. Bồ tát bước đến đỡ dậy, khen ngợi: “Công hạnh của con cũng khá tốt, chỉ hiềm còn thiếu chữ Bi”! Tôi liền gieo mình đảnh lễ: Nam mô đại từ đại bi A Di Đà Phật. Vừa ngước đầu dạy, thoáng thấy Bồ tát bay lên có dạng như hơi khói nước sôi trào. Trong tâm thầm nghĩ “Đó chắc là Ngài làm phép”. Lúc ấy liền thức tỉnh.

Bấy giờ, tôi cảm thấy có vô số hạt châu sáng lăn vòng khắp trong thân, các hạt châu đều kêu thành tiếng niệm Phật, mà lạ thay, tiếng đó lại lanh lót ở giữa chừng không. Khi ấy nơi tâm càng mát mẻ, nhẹ nhàng, cảnh hiện được ba giờ mới dứt. Từ đây cho đến hơn mười ngày sau, mỗi khi lễ phật, niệm phật, lúc vừa mới chắp tay, trong thân các hạt châu lại bắt đầu hành động không ngớt, kế lại hiệp thành một hạt châu lớn phía sau có ánh sáng vàng. Lăn vòng khắp châu thân.

 

Trong một ngày có đến đôi ba phen như vậy. Lại có khi tôi vừa niêm Phật một tiếng, bỗng thấy châu sáng lên một hạt, niệm đến số 108 câu, các hạt châu liên kết nhau hòa thành xâu chuỗi, tự máng vào cổ mình. Cảnh trạng này mấy ngày mới hết.

Ngày Nguyên Đán năm nhâm Tuất, sau giờ ngọ tôi bỗng thấy vô số nam nữ qua lại, cười nói ồn ào quấy rầy mãi chẳng thôi. Bọn ấy dạy bảo tôi niệm chú mới, tôi vừa đọc qua một biến, liền giác ngộ biết là ma, vội bước xuống tòa đến trước bàn gõ mõ niệm Phật lớn tiếng. Tiếng niệm phật nếu dừng, tiếng kia lại nổi lên, hoặc kêu chị chị em em, hoặc khua như tiếng đồ đạc bễ vỡ hoặc có nhiều người đem đồ ăn ngon ngoài đời lại nài nỉ ép bảo ăn. Khuyên chớ tu hành đã luống công mà nhọc nhằn khổ não, tôi lại thấy trẻ nhỏ hai bên nói : “Ta là Phật Di Đà đây” kế lại tự cam lấy bốc cháy nóng từ trên đầu, rồi lần lần bay dang ra xa. Đôi khi lửa từ trong miệng phựt ra có ngọn. Bây giờ trong thân như có vật chi muốn vọt ra ngoài mà không được. Cảnh trạng như thế biến hiện rất nhiều, đáng kinh, đáng sợ ! Lúc ấy tâm tôi dù hơi khiếp hãi, song thần trí vẫn sáng suốt không bị động , quyết liều chết giữ chắc một câu niệm phật để chống trả lại. Như thế luôn cả sáu ngày đêm, mắt không nhắm, không nằm, không ăn, không một khắc nào rời lễ niệm khẩn cầu, như con thơ kêu cứu cùng cha mẹ. Đến cuối ngày thứ sáu, khí lực suy kém, trong người quá mỏi mệt, mà vẫn còn gắng sức chỉ trì lễ Phật vài trăm lạy để cầu xin gia hộ. Trong lúc thân càng khốn như thế, cảnh ma lần lần tiêu dứt. Sau khi ấy, tôi lên giường nằm thử, may mắn sức khỏe lại khôi phục như thường.

Qua ngày kế, đang lúc tịnh tọa, tôi cảm thấy từ nơi ngực hơi nước tuông tuông phun ra như sóng cuộn, mãi mãi chẳng thôi, khí lực kém lần, không thể tự chi trì được. Tôi liền phát tâm chí thành khẩn cầu, niệm phật, thầm nghĩ: “giờ phút vãng sanh, âu là hôm nay. Thôi, không còn nên đoái tưởng một mảy may gì nữa cả” ! Như giây phút, trước cảnh trạng suy kiệt như săp chết đến nơi ấy, hơi nước bổng nhiên xoay lại, hòa thành cái chụp lưu ly trong suốt sáng rỡ, che trùm cả thân mình. Tôi liền khen ngợi Phật Pháp không thể nghĩ bàn! Tiếc thay! Người đời không chịu tu hành, hoặc tu mà đạo không hơn ma, không thể duy trì chánh niệm, để tinh thần hỗn loạn, nến đỗi giữa đường phải bỏ dở. Thật đáng thương! Đáng xót !!

Vào hạ tuần tháng giêng, một hôm dường như chiêm bao mà không phải chiêm bao, mắt còn chưa nhắm, tôi cảm thấy như mình sắp chết, trên đầu có ít người kêu réo. Lúc ấy, thần trí tôi không hề lay động, vẫn chuyên tâm niêm Phật, cho rằng: đây chính là giờ vãng sanh. Lại tự nghĩ: “Sao phương Tây còn chưa có nười đến tiếp dẫn”? Vừa nghĩ như thế, bỗng cảm thấy mình từ trong đường tối đi ra, vụt bay thẳng lên hư không, khắp châu thân toàn là cánh sen vàng, tùy tâm chớp động, vui thích vô ngần! Lại tưởng: “ sao không thấy Phật”? Liền khi ấy trước mắt hiện ra đức Phật lưu ly ngòi trên tòa sen lớn, có bồ tát hầu hai bên, Phật bảo: “ta cho con một hoa sen”. Tôi liền thức dậy.

Cách vài hôm sau, trong lúc tĩnh tọa, tôi thấy mình bay lên hư không hóa thành hào quang vàng, chính hào quang là thân mà không có thân tướng, nhẹ tang sáng suốt, vui thích vô cùng! Có một ngày, bỗng nhiên thân mình như kết lưới, kết rồi lại dứt, cảnh tượng ấy kéo dài hơn tháng mới thôi. Không bao lâu, tôi cảm thấy khắp mình sáng suốt, soi thấy ngũ tạng, cả thân tái sanh như thịt thúi, mắt thành lổ to như hai ngọn đèn. Khi niệm một tiếng Phật, liền thấy thịt thúi lột ra một lớp như sóng vỗ trôi cát. Lần lần lột sạch hết cả. lại thấy thân như chụp lưu ly, trong ấy trùng bu đầy, đầu trùng đều ngước cả lên rất đáng sợ, vài ngày mới hết. Kế lại thấy khắp thân từ da thứa đến thịt xương lột ra từng lớp như lột bỏ tơ mục, đến khi hết, lòi cả tạng phủ ra bừa bãi trên giường.Các tướng như thế biến hiện không thể nghĩ bàn!

Trải qua mấy cảnh giới trước, tôi tự thấy khắp mình ánh sáng chói suốt, phát hiện nhiều thứ châu báu trang nghiêm. Các tướng ấy một ngày biến đổi vài lần, hoặc hóa làm lộng phướn, hoặc hóa thành đền đài, hoặc từ các lổ chân lông đồng thời chiếu ra hào quang vàng như sợi chỉ. Có hôm, những sợi ấy hợp thành một bó chỉ vàng phân nửa hướng lên trên , phân nửa rũ xuống dưới, đều hóa thành lưới báu, mỗi mắt lưới một hạt châu, chân lưới bao chụp cả thân mình, các hạt châu va chạm nhau thành tiếng thanh thao êm dịu! Có lúc từ ba mặt lưới mưa nhỏ tuôn phơi phới, mỗi giọt nước hóa thành hình tròn liên tiếp như thế vài ngày đêm không dứt, rốt sau lại biếng thành ao vàng. Trong ao ấy có các thứ báu hoạt động sanh vật, trên có chữ Vạn màu vàng che phủ.

Một hôm, tôi bổng thấy đỉnh đầu bễ vỡ tuôn ra nhiềuhoa báu phun vọt lên trên, ánh sáng chiếu xuốt, soi thấy chư phật bồ tát đầy khắp hư không. Bấy giờ sáu căn lẫn lộn, không còn phân biệt được, không trong không ngoài. Mặc dù cảnh giới có biến đổi lạ lùng, song tôi vẫn an nhiên, không vui mừng, kinh sợ.

Vài hôm sau, tôi lại thấy từ trong ngực có hoa sen báu vọt ra, cánh sen sắc vàng hồng, khép nở liền liền. Trong hoa hiện ra đức Phật A Di Đà sắc vàng, Phật bay lên hư không, mình cúi lạy theo. Lúc ấy lại tự hiểu đức Phật mà mình đang lễ bái, chính là mình, không hai không khác. Một ngày, tôi chợt cảm thấy tâm khai, phóng hào quang sáng trắng như điện chớp, hiện ra cõi lưu ly báu. Trong đó có rất đông bồ tát và la hán an tọa, mình cũng đồng ngồi, quang cảnh như nhi đồng theo phụ huynh dạo chơi.

Vào hạ tuần tháng ba, một hôm tôi thấy chụp lưu ly phủ mình tự nhiên vỡ nát, miểng vụng văng ngang thì hóa thành cát sắc bạc, miểng văng lên biếng làm lồng vàng từ sau lưng văng ra phía trước rồi xoay lại. lúc ấy trong thân khốn khổ lạ thường, như rắng bò ra, như tằm nằm ngủ, đang khi khó chịu, tôi chợt cảm biết thân tâm khoan khoái, muôn niệm đều tiêu, nghe rõ các tiếng buồn khổ từ dưới đưa lên rất là thảm thiết! Kế lại nghe tiếng niệm Phật du dương trong trẻo từ xa lại gần, thanh tịnh an vui không thể nói dụ được! Nhìn xuống tôi thấy đất biến thành lưu ly sáng suốt mà chính đó là thân mình, bên tả hóa hiện cây Bồ đề to lớn, tàng rộng che trùm rất xa. Từ trên đảnh đầu mình lại phóng ra ánh sáng sắc vàng, giữa ánh sáng hóa hiện cây cột thủy ngân, đầu cột có tiếng niệm Phật như máy phun nước nối liền không dứt. Ngày ấy tôi tịnh tọa ước chừng sáu giờ, sau khi xuất định, còn nghe tiếng người niệm Phật như kêu mình cứu vớt, hơn mười ngày mới thôi.

Từ đó về sau, trên đầu tôi đều cùng cánh sen bao vây, toàn thân cũng là cánh sen kết thành, mình đi dưới ánh sáng nắng màu sáng chói, tốt đẹp vô cùng.

Lại mỗi khi tôi tịnh tọa, bỗng thấy hào quang phóng ra, tường vách cõi đất đều chấn động, vật chi chạm đến hào quang đều liền vỡ nát hóa thành hoa vàng xoay lộn không ngớt. Trên hư không hoa báu bay liệng lên xuống đều đều chậm chậm như những cánh chim trời. 

Trên đây là những cảnh giới trải qua từ rằm tháng chín yểm quan đến rằm tháng tư xuất quan. Từ đây đến rằm tháng mười là ngày nhập quan, trong vòng sáu tháng, cảnh giới không đổi mấy mà cũng không mất. Hoặc thấy toàn thân hiện thành ánh quang minh, dường như tơ phơi phới xoay vần không ngừng. Hoặc có lúc tự mình ngồi trên hoa sen bay lên hư không đi đồng hàng với các bậc Bồ tát, thường được nghe lời khen ngợi.

Đêm mười tám, sau mấy ngày nhập quan, tôi hay tin tiên phụ mất, liền bày linh vị trên bàn Phật, quì tụng kinh A Di Đà. Trong lòng xúc cảm, vừa niệm bài hương tán, nước mắt bỗng rơi nhỏ giọt như chất dầu. Sau thời kinh tôi đang tịnh tọa, chợt thấy bóng đen bay đến trước linh vị, lại nghe trên hư không có tiếng bảo: “Công đức đã viên mãn, cha của con được vãng sanh về biên cảnh Tây phương. Chờ khi nào đạo nghiệp con thành tựu, sẽ đồng được thấy Phật”. Liền khi ấy, bóng đen tan đi như mây khói. Tôi lại tịnh tọa nhập thâm định, thấy thân phụ đang ngồi trong vườn hoa rộng lớn, tốt đẹp rực rỡ, không phải cảnh nhơn gian. Đây phải chăng là miền biên địa ở Tây phương? 

Đêm mười chín, trong lúc thầy cùng các bạn lập đàn niệm Phật để siêu độ cho tiên phụ, tôi thấy tiếng niệm Phật trong đàn kết thành một phiến, trong rõ chỉnh tề, du hành trong hào quang của tôi đến sáng mới thôi. Ngày ấy cảnh giới của tôi cũng đặc biệt thù thắng. Trên hiện hào quang vàng, dưới thành ao sen rộng lớn có vô số hóa Phật, tâm tôi khoan khoái cũng niệm Phật không ngớt. Thảng như thường có cảnh giới này lo gì tịnh nghiệp của mọi người không thành?

Vào buổi chiều tối ngày mùng 8 của một tháng mùa đông, lúc tôi niệm Phật, hào quang hóa thành lông cứng thẳng, sức rất mạnh khó điêu huấn. Nhưng khi niệm đến sau một ngàn câu, bỗng có tiếng nổ như mở nút miệng bình, hào quang mới lần lần dịu mềm xoay vào trong miệng. Bấy giờ thân thể tôi đồng như hơi bọt, mát mẻ vô cùng bên tai vang ra tiếng êm dịu.Mấy ngày trở lại đây, cảnh giới phát động khốn khổ khác thường, bây giờ mới được yên lặng. Đây chính là vì tôi không quản chi cả, chỉ dùng một chữ Nhẫn để chống lại. “Nhẫn” này không phải nhẫn chịu sự thống khổ, mà chính thật pháp không nhẫn, là quên cả thân tâm ngoại cảnh, xem tất cả đều không. Tôi dùng cách này để hàng phục tâm mình, cảm thấy rất được tương ưng.

Ngày mùng mười, trước giờ ngọ, tôi niệm Phật đến lúc khẩn cấp, bỗng nhiên tâm khai hiện ra một vị Phật, sánh với đức Phật hồi tháng tư thì vàng sáng và rõ hơn, Phật hiện đối trước tôi, như đứng ánh sáng trăng bàng bạc phía trên lại hiện ra các thứ châu ngọc rực rỡ chớp nháng lấp lánh. Lúc ấy trong tâm tôi có trạng thái vừa đau, vừa sáng vừa yên tịnh, hơn một giờ mới hết. Liền đó, tôi lại thấy các hình tướng trang nghiêm ở cõi Cực Lạc xoay dạo không ngừng. Ấy cũng là công đức sẵn có trong tâm, chẳng phải cảnh ngoài.

Chiều rằm, đang lúc tĩnh tọa, tôi thấy trong hào quang sắc chàm hiện ra một chữ “Hồng” màu đỏ, hai bên nổi lặn như đèn điện tắt cháy, tự biết đó là bốn chữ A Di Đà Phật hiệp thành, tôi quán soi hồi lâu bỗng hiểu: bổn lai của ta chính là cái này. Nhân tưởng: “Bình nhựt vọng niệm từ đâu phát ra?” Lúc đó liền thấy một niệm nghĩ ấy dờn dợt từ dưới chữ mà ra, đó là chỗ vọng niệm phát xuất. Châu vi của chữ Phạn ấy lại vang ra tiếng trong rõ dị thường!

 

Đêm mười bảy, thân mình hốt nhiên hóa thành sợi chỉ trắng rất sáng suốt, xoay vần như gò núi. Nhân đó tự biết: Lông trắng giữa chân mày chia ra thì thành 32 tướng cho đến tất cả cảnh giới đều do nơi lông trắng này mà thành. Lúc tôi dụng công được tương ưng thì tâm cùng tiếng hiệp thành một khối lảnh lót như tiếng đồng tử hoặc có lúc ứng tiếng hòa với tiếng tôi mà niệm.

Đêm hai mươi, sau khi tôi tụng xong kinh Địa Tạng, tiếp tục qua kinh Di Đà, đến quyển thứ tư, câu A Dật Đa Bồ tát, bỗng nhiên thân thể rổng rang, tất cả đều không. Tôi lần ngồi xuống đất cũng không thấy hay động, da mặt đầu mình không biết đau ngứa, xúc giác tiêu tan, cảnh giới trang nghiêm lúc bình thường đều mất cả. Như thế giây lâu mới trả lại nguyên trạng. Khi ấy, tâm càng mát mẻ, hào quang càng rộng rãi dịu dàng vô cùng!

Ngày hai mươi tám, tôi tự cảm thấy thân thể hóa thành vầng mây, mây là thân không tướng. Áng mây thân đó họp lại thành gò núi, tan ra thành bạch quang, sự trong ngần của băng tuyết không thể sánh kịp. Khi ấy bốn phía, hai bên cùng sau trước, đều không còn phân biệt. Tôi chỉ tự cảm biết trạng thái lúc bấy giờ là một thể hồn nhiên sáng suốt mà thôi...

 

 

LỜI BÌNH LUẬN

 

Trong kinh sách Phật, có nhiều chỗ khuyên răn người tu, lúc được cảnh giới tốt hay có sở đắc chi, chớ nên phô bày. Nếu phô bày thì dễ sanh ma chướng, tà niệm, hoặc có khi được rồi lại mất. Trừ ra hai phương diện:

 

1)    Bậc Phật, Bồ tát hiện thân, vọng tâm đã dứt, vì muốn thủ tín cùng đời, hay vì dắt dìu chỉ dẫn người sau, nên mới nói ra.

 

2)  Lòng mình có chỗ nghi, muốn thuật riêng lại với bậc thiện tri thức để nhờ quyết đoán sự chánh tà, tránh các điều hại, không phải có ý khoe khoang tự đắc.

 

Vô Sanh nữ sĩ là người thế nào, tôi không thể lường được, nên không giám phẩm bình về sự phô bày của tôi. Nhưng xin khuyên các hành giả phải cẩn thận, đừng có được ít mà đòi nhiều, và nếu không phải vì một trong hai trường hợp trên, xin chớ phô ra. Như thế mới khỏi mang tội đại vọng ngữ, và tránh được các điều hại.

Tập này, có một vị cư sĩ muốn in để truyền bá rộng ra, viết thơ hỏi ý kiến Ngài Ấn Quang. Đại sư không cho và bảo: “Nếu tu hành đắc lực, tự nhiên có cảnh giới. Song cảnh giới ấy cũng tùy công đức nơi tâm mà hiện, chớ không có chi lạ! Người tu, nếu đúng theo pháp mà niệm Phật, thì thấy tướng hảo càng tốt, không thấy cũng vô hại, bởi nhân chắc thật tất quả không hư dối.

 

Như tu niệm không đúng pháp, hoặc dụng công chẳng chí cực, thì có sở đắc là ma, không sở đắc là ngu si. Dù khi các cảnh tướng tốt hoặc xấu phát hiện, cũng nên giữ vững chánh niệm, đừng quá vui mừng, kinh sợ, vì đó là những chỗ hở để ma dễ nhập vào tâm. Người đời nay, khi tu hành, phần nhiều có tánh hiếu kỳ, không chú trọng nơi chỗ dụng công, chỉ mong cầu được thấy hảo tướng. Đã như thế, chẳng những không được cảnh tốt, mà do bởi vọng tưởng phân vân, ma nhân đó giả hiện Phật, Bồ tát để gạt gẫm, khiến cho điên cuồng.

Ấn Quang sợ e tập này in ra, không khéo lại thành mối duyên thúc đẩy kẻ vô tri sa vào nơi hố sâu ấy. Theo ngu ý, chẳng bằng nên thôi đi là hơn...”

 

Lời Ấn Quang đại sư dạy bảo trên đây thật là xác đáng. Nhưng, hàng cư sĩ bên Trung Hoa phần nhiều trình độ học Phật khá cao, đối với tập này, có thể không là điều cần thiết. Riêng Phật tử Việt Nam ta, sự hiểu đạo đa số còn mông lung, tâm tu hành không thiết tha tinh tấn nên tôi muốn mượn tập này để làm duyên tăng trưởng lòng tin cùng khuyến khích bạn đồng tu trên con đường tịnh nghiệp.

Với tập này, nếu người biết phân minh điều hay dở, thiết tưởng cũng không đến đỗi có hại. Điều hay là xem gương người để sửa đổi, sách tấn; rút lấy kinh nghiệm của người để làm lợi ích cho mình. Điều dở là như lời Ngài Ấn Quang đã chỉ trích ở đoạn trên.

Xem “Tự tri lục” xong, các hàng liên hữu suy nghĩ thế nào? Có lẽ chúng tôi nên hổ thẹn nhiều với bổn phận mình, với Hồ nữ sĩ! Vậy ta nên rảo bước cố theo kịp người trên đường về Cực Lạc. Ta phải thiết thực sửa đổi tăng tiến, chớ đừng nhìn nơi chỗ sở đắc của người mà khen ngợi mong tưởng suông. Như thế là vô ích, khác nào như kẻ nghèo ngồi nhà tính đếm gia tài của bậc phú ông? Và, nếu kẻ có đôi chút công hạnh mà tham chấp cảnh giới, hoặc vọng cầu các hảo tướng quá phần lượng, lại là một điều hại cần nên để tâm.

 

Trên đây là tất cả bao nhiêu điều thiết yếu.

 

NGƯỜI BẠN SEN

LIÊN DU

Comments

Popular posts from this blog